Sau khi phân loại
Rửa hay giặt lại
Phơi khô
Xay
Sấy
Tạo ống
Sấy khô đến 60-
700
Pha màu, hóa chất
Xay tạo hạt nhựa
Nấu lại và tạo sợi
Máy ép kéo
Máy in chữ
Sản phẩm
Hình 2: Dây chuyền công nghệ tạo nhựa cứng.
* Quy trình sản xuất compost
Quá trình ủ compost
Rác hữu cơ + vi sinh vật + dinh dưỡng + O2 →Chất hữu cơ +CO2 +H2O
+NH3+SO4+...+độ nóng
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quá trình chế biến compost
- Tỉ lệ C/N(khoảng giá trị tối ưu từ 25 – 30)
- Độ ẩm (khoảng giá trị tối ưu từ 50 -60)
- pH (khoảng giá trị tối ưu từ 6,5 – 8)
- Thông khí để cung cấp oxy (bằng các phương pháp đảo trộn,cắm ống tre, thổi khí cưởng bức, thổi khí thụ động…)
- Sinh vật mà đảm nhiệm vai trò việc phân hủy thành phần hữu cơ gồm 2 loại:
+ Vi sinh vật: Vi khuẩn, Nấm, Actinomycete
+ Sinh vật: hiện diện trong giai đoạn cuối của quá trình ủ chín compost: Sâu bọ, Côn trùng, Ốc sên, Rết, rít
Công nghệ ủ hiện nay được áp dụng rộng rãi là: ủ hiếu khí và ử hiếm khí:
- Ủ hiếu khí
Công nghệ ủ hiếu khí dựa vào sự hoạt động của của các vi khuẩn hiếu khí trong điều kiện được cung cấp đầy đủ oxy. Các vi sinh vật tham gia vào quá trình này thường có sẵn trong thành phần rác, chúng phân hủy các chất hữu cơ thành CO2, nước , nhiệt và mùn. Mùn sau khi thêm khoáng chất sẽ trở thành phân hữu cơ bón cho nông nghiệp và cải tạo đất.
- Ủ yếm khí
Quá trình phân hủy chất hữu cơ trong chất thải rắn diễn ra nhờ sự hoạt động của vi sinh vật kỵ khí, môi trường phân hủy không có oxy. Sản phẩm của quá trình là khí mêtan (có thê được dùng làm nguồn năng lượng khi được thu hồi), CO2, H2S và một số trung gian như acid hữu cơ, rượu, mùn…So với ủ hiếu khí thì công nghệ này luôn có một số mặt hạn chế như:
+ Thời gian ủ kéo dài 1 – 2 tháng
+ Các vi khuẩn gây bệnh luôn tồn tại cùng quá trình phân hủy do nhiệt độ phân hủy thấp
+ Các khí sinh ra có mùi hôi
Hệ thống chế biến compost được chia làm 3 giai đoạn
Giai đoạn ủ lên men hiếu khí: ổn định rác thải để giảm lượng ô nhiễm và chất dinh dưỡng, phân hủy rác thành compost thô. Đây là một giai đoạn quan trọng nhất của toàn bộ dây chuyền chế biến compost.
Giai đoạn ủ chín: giảm sinh khối của rác thải, ổn định compost
Mùn compost được tạo thành từ ngăn ủ hiếu khí được đưa đi ủ chín trong nhà có mái che không cần tường bao quanh. Trong giai đoạn này phương pháp được thực hiện là đánh luống và xới đảo trộn liên tục nhờ xe xúc. Ta không cho thêm chế phẩm, không thổi khí chỉ cần đảo trộn theo chu kỳ đã quy định.
Giai đoạn tinh chế: sàng phân loại các thành phần có kích thước không phù hợp cũng như các tạp chất, tách ra ra khỏi hỗn hợp mùn. Phần mùn còn lại thêm khoáng chất và đóng bao (xem Hình 3).
Rác hữu cơ từ sàn tiếp nhận
Vận chuyển
Sàng thô | ||
Băng chuyền loại bỏ tạp chất (kim loại, thủy tinh,…) | ||
Sàng tinh |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ Chức Thu Gom, Vận Chuyển Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
- Mư ́ C Thu Phi ́ Vê ̣siṇ H Trên Đia Ba ̀ N Tha ̀ Nh Phố Ha ̣long
- Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoaṭ tại địa bàn thành phố Hạ Long và đề xuất giải pháp quản lý theo muc̣ tiêu phát triển bền vững - 17
Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.
Thành phẩm
Đóng bao
Phân hữu cơ
Khu thêm khoáng chất
Nhà phân phối
Máy thổi khí
Xe xúc
Tuần hoàn
Ủ chín
Hố thu nước thải
Ngăn ủ hiếu khí
Xe xúc
Xe xúc
Mùn
Bãi chôn lấp
Hình 3: Hệ thống chế biến compost
Hạt nhựa trắng
Pha màu, dầu
Thùng xào 60-
700
Bình ó kéo
Đầu máy đốt
Đầu ép keo
Hệ thống cuộn sợi
Hệ thống kéo sợi
Giàn tạo
sợi
Giàn
tách sợi
Thùng nước làm
Đan lưới, cắt, in, may
Sản phẩm
Hình 4: Dây chuyền công nghệ chế tạo bao nilon cung cấp cho nhà máy làm phân compost
Xào hạt keo là một trong những công đoạn được xem là quan trọng nhất trong dây chuyền sản xuất. Thùng xào hạt keo được vận hành từng mẻ khoảng 100kg cho một lần xào. Khởi động máy thì moto sẽ quay chuyền chuyển động quay đến giàn trục làm giàn trục quay theo. Trong quá trình quay, hạt keo sẽ được đảo đều cùng với hơi nóng của 2 bếp lò bên dưới sẽ làm cho bột màu, dầu cùng với hạt keo dính thấm vào nhau làm cho hạt keo dẻo hơn trước khi qua công đoạn tạo sợi.
Bình ó dạng hình phễu là nơi đựng hạt keo sau khi xào. Bình có nhiệm vụ phân phối hạt keo đều vào trong thanh nung. Một bình ó chứa tối đa 12kg hạt keo. Bình được gắn liền với đầu máy kéo dây. Do thùng xào và bình ó nằm rời nhau lúc
hạt keo chín công nhân phải dùng dụng cụ để đưa hạt keo qua bình ó, gây bất tiện khi lấy hạt keo tron lúc thùng xào đang hoạt động.
Đầu máy đổ keo dạng khối hình chữ nhật có nhiệm vụ nung chảy hạt keo và trộn đều đưa nhựa keo đến đầu ép dây. Nhiệt độ bên trong được điều chỉnh bằng hệ thống tạo nhiệt tự động. Độ mịn của dây tùy thuộc rất nhiều vào hệ thống này. Hạt keo được nấu chín thành nhựa nóng chảy nhờ lực quay của trục xoắn trong đầu máy đốt keo làm nhựa keo trôi theo rãnh xoắn ốc tới đầu ép nhựa. Tại đây, cũng chính áp lực đẩy của thanh sẽ dồn nén nhựa lại thành khối trong đầu ép tạo thành lực ép đẩy nhựa xuống lưới tạo màng, sau khi ra khỏi lưới nhựa sẽ tạo thành màng nhựa có bề rộng là 0,3m. Sau khi ra khỏi đầu ép màng nhựa tiếp xúc ngay với nước làm mát để tạo nhiệt độ ổn định cho màng trước khi kéo. Nước được chứa trong một hồ được cung cấp từ bồn chứa phía trên, nước sẽ chảy liên tục xuống hồ làm trong hồ luôn có nước sạch. Màng nhựa sau khi được làm nguội bắt đầu vào công đoạn kéo thành sợi, trước khi qua giàn tạo sợi màng nhựa đi qua bộ phận rọc màng lớn thành 3 màng nhỏ đều nhau rồi trượt qua các ống hình trụ và một tấm phẳng dài nhằm tạo độ căng và độ dày cho sợi sau khi thành phẩm.
Giàn tạo sợi có nhiệm vụ trước tiên là kéo, gấp 3 màng nhỏ thành 5 sợi có kích thước cố định trước khi qua bộ phận cuốn dây. Đây là, công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất, hệ thống có nhiệm vụ kéo các màng nhựa đã được cố định vá quấn lại thành cuộn. Hệ thống có 6 ống cuộn ,trong đó có 5 ống lấy dây trực tiếp từ giàn tạo sợi, ống còn lại có nhiệm vụ cuốn dây. Sản phẩm nhựa dạng sợi được tiếp tục cho qua máy đan tự động tạo thành những tấm nilon lớn, kể đến sẽ chuyển qua máy cắt và may lại tạo bao nilon hoàn chỉnh. Cuối cùng, được đưa qua máy in tạo nhãn bao sản phẩm.
- Tái chế thủy tinh
Dây chuyền tái chế thủy tinh.
Đối với thủy tinh dạng chai sau khi cân nhập kho được đem rửa sơ đối với những chai rất dơ. Những chai dơ ít không cần rửa vì ở nhiệt độ cao những chất này bị đốt cháy thành khói nên không gây ảnh hưởng. Sau đó, chai thủy tinh được công nhân đập nhỏ với kích thước khoảng 5cm2 hay thấp hơn bằng một ống sắt nhỏ. Thủy tinh được bỏ vào lò nấu bằng máng xúc và nấu chảy bằng dầu DO ở dạng
phun sương (lượng dầu dùng trên 2000 l/ngày) bởi một béc dầu với nhiệt độ lò lên tới 12000C. Thủy tinh sau khi nóng chảy được chứa tại bụng lò. Tại đây thủy tinh đạt chất lượng, sạch sẽ lắng xuống dưới còn những thành phần dơ hay thủy tinh kém chất lượng sẽ nổi lên bề mặt ở dạng bọt hay xỉ thủy tinh. Với nhiệt độ cao và được đốt nóng liên tục nên thành phần bọt và xỉ ở phía trên theo thời gian sẽ chuyển thành khí bay hơi hoặc sẽ được lấy ra vào thời gian bảo trì máy móc nhà xưởng.
Thủy tinh nóng chảy được vích ra từ miệng nồi nhờ vào cây vích có đầu cầm làm bằng đất. Khối tích của quả cầu được làm tương đương với khối tích của sản phẩm tạo thành. Sau đó, được người thợ định khối lượng dùng kéo cắt theo một vạch mức định sẵn trong khuôn và bơm hơi từ dưới lên để tạo một bọc khí giữa long thủy tinh. Theo vòng xoay của đĩa băng chuyền, sản phẩm được chuyển qua công đoạn tạo hình. Tại đây người công nhân tiếp tục bơm khí từ trên xuống với một áp lực cao để tạo độ rỗng trong lòng sản phẩm.
Sau khi định hình, sản phẩm được gỡ khuôn bằng cách tách đôi khuôn. Sau khi sản phẩm được lấy ra khỏi khuôn, người công nhân thoa một lớp dầu dừa vào đáy khuôn nơi có mặt lồi để in chữ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc lấy sản phẩm ra khỏi khuôn của sản phẩm tiếp theo. Sản phẩm tiếp tục được vận chuyển sang lò hấp giảm nhiệt để tránh sự giảm nhiệt đột ngột gây hiện tượng nứt hay bể sản phẩm.
Lò hấp dùng nhiệt sinh ra từ quá trình đốt dầu DO ở dạng phun sương, nhiệt độ của dầu là 8000C. Tùy theo mặt hàng sản xuất lớn hay nhỏ mà thời gian làm đầy một khay trong lò hấp nhiệt là nhanh hay chậm. Trung bình thời gian lưu trong lò hấp nhiệt là 30 phút, sau đó sản phẩm được kéo ra khỏi lò bằng ròng rọc ở cuối lò hấp lúc này nhiệt độ sản phẩm còn 50 – 600C. Sau khi ra khỏi lò hấp, sản phẩm được chuyển sang giỏ cần xé bằng sắt để hạ nhiệt độ tự nhiên, sau đó được vận chuyển qua lưu kho.
- Tái chế kim loại
+ Tái chế sắt thép
Sắt, thép thu hồi từ CTR đô thị chủ yếu là các dạng lon thiếc và sắt phế liệu. Các lon thép hoặc bao bì thép (thường gọi là lon thiếc vì được tráng một lớp thiếc bên ngoài để chống gỉ) được phân loại riêng, ép và đóng thành kiện trước khi
chuyển đến các cơ sở tái chế. Các lon, vỏ hộp này đầu tiên được cắt vụn tạo điều kiện cho quá trình tách thực phẩm thừa và giấy nhãn bằng quá trình hút chân không. Nhôm và những kim loại màu khác được phân loại bằng phương pháp từ tính. Thép sau khi làm sạch các tạp chất nói trên được khử thiếc bằng cách gia nhiệt trong lò nung để làm hóa hơi thiếc hoặc bằng quá trình hóa học sử dụng NaOH và tác nhân oxy hóa. Thiếc được thu hồi từ dung dịch bằng quá trình điện phân tạo thành thiếc dạng thỏi. Thép đã khử thiếc được dùng để sản xuất thép mới. Các phế liệu được khử thiếc bằng phương pháp gia nhiệt không thích hợp để sản xuất thiếc vì quá trình gia nhiệt làm cho một phần thiếc khuếch tán vào thép và làm cho thép mới không tinh khiết.
+ Tái chế kim loại màu
Những phế liệu kim loại màu được thu hồi từ đồ dùng để ngoài trời, đồ dùng nhà bếp, thang xếp, dụng cụ, máy móc, từ chất thải xây dựng (dây đồng, máng nước, cửa…). Hầu như phế liệu kim loại màu đều được tái chế nếu chúng được phân loại và tách các tạp chất khác như nhựa, cao su, vải…
Phụ lục 8: Một số hình ảnh minh họa
Bãi rác Đèo Sen | Vận chuyển rác tại Bãi rác Hà Khẩu |
| |
Điểm tập kết rác tại Chợ Loong Toong | Hoạt động thu gom rác của công nhânCông ty CPMTĐT INDEVCO |
|
|
Thu gom rác tại điểm tập kết | Điểu tra tại phường Hồng Hà |