Đặc sắc thơ Nguyễn Khoa Điềm - 13


Là một người thông minh lại có nhiều trải nghiệm, lăn lộn với đời sống nên giọng thơ trữ tình - triết lí trong thơ Nguyễn Khoa Điềm ngày càng chiếm ưu thế. Có thể khẳng định, nhà thơ đã tìm cho mình một chất giọng riêng, đặc biệt trong dòng chảy của thơ ca chống Mỹ.


PHẦN KẾT LUẬN


1. Là một trong những gương mặt thơ tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ xuất hiện trong những năm chiến tranh chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp vào nền thơ ca nước nhà thành tựu đáng kể. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm gồm hai mảng lớn: thơ viết trong chiến tranh và thơ viết trong hòa bình với những mốc đánh dấu là các tập thơ: Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Còi lặng. Ông đến với thi ca và làm thơ như một hoạt động xã hội, một hành động chiến đấu. Làm thơ tức là thể hiện khát vọng hành động.

Theo Nguyễn Khoa Điềm, những yếu tố làm nên bản chất văn chương là lời, hành động và tấm lòng. Hành động là ý tưởng văn chương thúc giục con người hành động. Lời là hình thức văn chương. Tấm lòng là tâm hồn mình trải trên trang giấy. Quan niệm thi ca ấy lại được sáng tạo bằng chính tâm hồn của một con người xứ Huế nên đã lưu lại được trong lòng người đọc những ấn tượng thẩm mĩ vừa mang tinh thần thời đại, vừa mang dấu ấn của một phong cách văn chương đặc sắc.

2. Nguyễn Khoa Điềm tình nguyện chọn cho mình địa bàn Thừa Thiên

– Huế để sống và chiến đấu trong suốt cuộc chiến tranh chống Mỹ. Việc lựa chọn cho mình vùng đất máu lửa này đã để lại ấn tượng thẩm mĩ đặc sắc giầu chất sử thi trong thơ ông khó lẫn với các nhà thơ khác. Nguyễn Khoa Điềm đã đưa vào thơ mảng hiện thực về phong trào đấu tranh của học sinh và sinh viên đô thị vùng tạm chiếm. Đó là tiếng nói trữ tình của tuổi trẻ trong quá trình nhận đường về với Nhân dân và Đất nước; là tiếng nói lí tưởng hành động của những người trong cuộc mang ý nghĩa thức tỉnh.

Trong số các nhà thơ thế hệ chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm là người rất thành công với giọng thơ trữ tình – sử thi. Mặt đường khát vọng là khát

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


vọng hành động của tuổi trẻ hòa cùng mạch cảm xúc dân tộc trong thời đại chiến tranh và cách mạng. Trong dòng cảm hứng sử thi – trữ tình ấy, Nguyễn Khoa Điềm đã trải nghiệm tuổi trẻ của mình bằng sự dấn thân, tạo nên chiều sâu ở các hình ảnh, biểu tượng về con đường, ngọn lửa trong hình tượng Nhân dân và Đất nước. Nó trở thành những yếu tố hội tụ và lan tỏa chất sử thi lãng mạn của tuổi trẻ khát vọng và hành động.

Đặc sắc thơ Nguyễn Khoa Điềm - 13

3. Nguyễn Khoa Điềm mang Một hồn thơ thấm đượm trầm tích Huế. Miền đất cổ Phú Xuân là chiếc nôi sinh thành, mái nhà trú ngụ, lớn lên của nhiều thế hệ thi nhân Việt Nam. Sương khói Huế, sông Huế, núi Huế, văn hóa Huế, con người xứ Huế, cho đến điệu Nam Ai, Nam Bình từ bao đời trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thi nhân. Cảm thức thơ Nguyễn Khoa Điềm có mạch nguồn từ văn hóa Huế. Chính các không gian cổ điển lâu đời, thuần khiết ấy là môi trường lí tưởng để thi nhân cảm nhận về Đất nước, về Nhân dân, về thế sự, về nhân sinh và cả về những riêng tư thầm kín không dễ nói. Hầu hết đề tài trong thơ Nguyễn Khoa Điềm đều được rút ra từ mảnh đất Huế, ngoại ô Huế và “ ngoại ô mở rộng” của chiến trường Trị Thiên. Nguyễn Khoa Điềm có ý thức về điều đó, và ngược lại, điều đó đến với ông một cách tự nhiên. Nguyễn Khoa Điềm sinh ra ở đấy, lớn lên ở đấy, chiến đấu ở đấy và trở về sinh sống cũng tại đấy. Lịch sử Huế, nền văn hoá Huế, hơi thở đời sống hàng ngày của cố đô thấm vào máu thịt ông và cảm xúc về Huế chan chứa trong thơ ca. Chính điều này đã góp một phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho thơ Nguyễn Khoa Điềm.

Ngôn ngữ thơ Nguyễn Khoa Điềm đã chắt lọc được trong ngọn nguồn mạch văn hóa dân gian và văn hóa Huế trong nhiều hình thức nghệ thuật đặc sắc, lẩy ra được những từ giầu ý nghĩa biểu cảm và hàm ẩn, đa nghĩa. Nhà thơ đã nhào nặn ngôn ngữ bình dân trong các khuôn cú pháp, trong những cách kết hợp ngôn từ nhiều bất ngờ mới mẻ vừa mang vẻ đẹp truyền thống lại vừa hiện đại lưu lại ấn tượng ở người đọc.


4. Nguyễn Khoa Điềm là một thi sĩ có trí tuệ sắc sảo, một hồn thơ cháy bỏng nhiệt huyết lí tưởng. Chính vốn sống, vốn tri thức và trạng thái tinh thần của thời đại đã thăng hoa và để lại ở ngôn ngữ sáng tạo của nhà thơ một chất giọng suy tưởng, chính luận và triết lí đặc sắc mang dấu ấn cá tính.

Thơ Nguyễn Khoa Điềm một thời là sự hóa thân của tuổi trẻ, đối thoại với tuổi trẻ bằng những lời tâm giao chân tình. Giọng trữ tình chính luận của Nguyễn Khoa Điềm không gượng ép, không lên gân mà chan hòa trong hình ảnh, hình tượng và ngôn ngữ. Ở Còi lặng, người đọc lại nhận ra một giọng thơ tự bạch và chiêm nghiệm. Ẩn trong còi lặng là cái « động » nhân tình thế thái đằm sâu triết lí. Thơ Nguyễn Khoa Điềm vẫn là thơ của kí ức – hành động chứ không phải là kí ức dĩ vãng, trốn mình và trốn đời. Thơ Nguyễn Khoa Điềm đầy ắp triết lí. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông những chi tiết cụ thể của đời sống Huế, con người Huế được khái quát lên thành triết lí sâu sắc. Nguyễn Khoa Điềm có khả năng nắm bắt cái thần của sự việc, hiện tượng để phát hiện ý nghĩa khách quan của cuộc sống và quy luật nội tại của tình cảm để lí giải nó bằng những hình tượng thơ sinh động.

5. Từ sau chiến tranh, nền văn học sử thi từng bước bị phân hóa. Thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng vận động, nhà thơ cũng từng bước thay đổi theo hướng từ tập trung miêu tả thế giới khách quan đến bổ sung sự chú ý vào những trải nghiệm lịch sử và trải nghiệm cá nhân. Tuy nhiên, về cơ bản tư duy thơ của thế hệ các nhà thơ chống Mỹ nói chung, Nguyễn Khoa Điềm nói riêng vẫn nằm trong một mạch nhất quán của cái tôi trữ tình công dân. Là người được đào tạo Ngữ văn để giảng dạy Ngữ văn, tôi cho rằng, những tác phẩm thơ của Nguyễn Khoa Điềm được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông những năm gần đây như Đất Nước, Mẹ và quả sẽ không thể cũ, không thể lạc hậu trước thời gian. Đó cũng là nét đặc sắc thơ Nguyễn Khoa Điềm trong nền thơ chống Mỹ.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

[2]. Mai Bá Ấn (2009), Đặc trưng trường ca Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Chuyên luận văn học, Nxb Hội Nhà văn.

[3]. Dương Kỳ Anh (2008), Còi lặng nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và tôi,

Báo Tiền phong, số ra 10/8/2008.

[4]. Vũ Tuấn Anh (1997), Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945- 1975. Nxb Khoa học xã hội.

[5]. Hoài Anh, Nguyễn Khoa Điềm với chủ đề thơ sóng đôi: Đất và khát vọng, Báo Văn nghệ, số tháng 4/2002.

[6]. Nguyễn Sỹ Đại (2008), Đọc tập thơ Còi lặng của Nguyễn Khoa Điềm,

Báo Nhân dân, tháng 3/2008.

[7]. Trần Đăng (2006), Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: “ Bây giờ gió gọi anh đi”, Báo Bình Định, 23/8/2006.

[8]. Nguyễn Khoa Điềm (1972), Đất ngoại ô, Nxb Giải phóng.

[9]. Nguyễn Khoa Điềm (1995), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Nxb Tác phẩm mới.

[10]. Nguyễn Khoa Điềm (2007), Còi lặng, Nxb Văn học.

[11]. Nguyễn Khoa Điềm (1999), “ Đôi nét về cuộc đời và tác phẩm”, Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường, Nxb Giào dục, Hà Nội.

[12]. Nguyễn Khoa Điềm (2005), “ Đầu xuân với nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm” (Trả lời phỏng vấn của Nguyễn Trọng Tạo), Vietnam net, 9/2.

[13]. Nguyễn Khoa Điềm (1977), “Mặt đường khát vọng”, tuyển tập trường ca, Nxb Quân đội, Hà Nội.

[14]. Nguyễn Khoa Điềm – “Đất Nước”(trả lời phỏng vấn), Tác giả nói về tác phẩm, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.

[15]. Nguyễn Khoa Điềm (1988), “Đôi nét về cuộc đời và tác phẩm”, Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội.


[16]. Bùi Minh Đức (2007), Dấu ấn văn hoá Huế, Nxb Văn học.

[17]. Hà Minh Đức, Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, 1998.

[18]. Đặng Huy Giang (2009), Một nhân cách thơ qua Còi lặng,

HoinhavanVietNam.vn, 13/7/2009.

[19]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

[20]. Nguyễn Trọng Hoàn, Ngô Thị Bích Hường (1999), Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội

[21]. Tôn Phương Lan (2005), Văn chương và cảm nhận, Nxb Khoa học xã hội. [22]. Tôn Phương Lan, Nguyễn Khoa Điềm nhà thơ trẻ có nhiều triển vọng,

Tạp chí Văn học, số 5/1976.

[23]. Lưu Thị Lập (2005), Phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm, Luận văn Thạc sĩ Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.

[24]. Nguyễn Văn Long (2002), Văn học Việt nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục Hà nội

[25]. Nguyễn Văn Long (2001), Tiếp cận và đánh giá văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám, Nxb Giáo dục.

[26]. M.B.Khrápchencô (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

[27]. Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, 1984.

[28]. Nhiều tác giả (2001), Tuyển tập thơ Việt Nam 1975 – 2000, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

[29]. Nhiều tác giả, Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003. [30]. Lê Lưu Oanh, Thơ trữ tình Việt Nam 1975- 1990, Nxb Đại học Quốc

gia Hà Nội, 1998.

[31]. Diệu Thị Lan Phương (2004), Trường ca về đề tài chiến tranh chống Mỹ (nhìn từ góc độ thể loại), Luận văn thạc sĩ Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội

[32]. Viễn Phương – Thanh Hải – Nguyễn Khoa Điềm (1999), Nxb Giáo dục.


[33]. Chu Văn Sơn, Trữ tình triết luận một vẻ đẹp trong “ Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, 2002.

[34]. Trần Đình Sử (2005), Tuyển tập, tập 1, Nxb Giáo dục.

[35]. Vũ Văn Sỹ (2005), Mạch thơ trong nguồn thế kỉ, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội

[36]. Vũ Văn Sỹ (1999), Về một đặc trưng thi pháp thơ Việt nam (1945 - 1995), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[37]. Thanh Thảo (2002), Nguyễn Khoa Điềm “ Miễn là dám bước qua giới hạn của mình”, Tạp chí Sông Hương, số 156 tháng 2/2002.

[38]. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục. [39]. Nguyễn Quang Thiều chủ biên (2000), Tác giả nói về tác phẩm, Nxb

Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.

[40]. Đỗ Lai Thuý (1999), Từ cái nhìn văn hoá, Nxb Văn hoá dân tộc. [41]. Đỗ Lai Thuý (2005), Phong cách học và phê bình văn học, Evăn, số

11/3/2005.

[42]. Đỗ Thị Minh Thúy (1997), Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, Nxb Văn hóa Thông tin.

[43]. Trung tâm từ điển học, Từ điển tiếng Việt (2000), Nxb Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học.

[44]. Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước, Nxb Khoa học xã hội, 1979. [45]. Hồ Sỹ Vịnh (1988), Văn hoá và văn học một hướng tiếp cận, Nxb Văn

học Viện Văn hoá.

[46]. Trần Đăng Xuyền, Mấy ghi nhận về thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ. Nhà văn hiện thực và cá tính sáng tạo, Nxb Giáo dục, 2002.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022