Cấu Trúc Các Lớp Và Các Bản Tin

di động (Mobile Application Part) các bản tin gửi từ chuyển mạch di động và cơ sở dữ liệu hỗ trợ nhận thực, nhận dạng thiết bị và chuyển giao (roaming).

* Các dịch vụ ứng dụng cho điều khiển cuộc gọi (CCAS): CCAS gồm các phần mềm, hệ điều hành, quản trị cấp cao nhằm điều khiển và định tuyến cho các cuộc gọi, các gói dữ liệu, xử lý vận hành và bảo dưỡng cho cả hệ thống. Phần này ứng với

phần quản trị vận hành và bảo dưỡng (Operations, Maintenance and Administration

Part (OMAP)) và các chức năng được định nghĩa cho tương lai, OMAP có thể được dùng trong các mạng khác nhau để định tuyến cơ sở dữ liệu và chẩn đoán các vấn đề của các kết nối.

3.1.3.3.2.5 Cấu trúc các lớp và các bản tin

 MTP mức 1:

Đảm nhiệm chức năng phối hợp môi trường truyền dẫn (trở kháng, biến đổi

quang/điện, hữu tuyến/vô tuyến) thực hiện trao đổi thông tin (tín hiệu là bít nhị phân giữa các nút) thực chất MTP­1 là khe thời gian trong hệ thống truyền dẫn số.

Các giao diện vật lý bao gồm: E­1 (2048 kb/s; 32 kênh 64 kb/s), DS­1 (1544 kb/s; 24 kênh 64kb/s), V.35 (64 kb/s), DS­0 (64 kb/s) và DS­0A (56 kb/s).

 MTP mức 2:

* Chức năng: Đảm bảo tín hiệu báo hiệu được truyền tin cậy, thực hiện 3 chức năng cơ bản.

­ Nhận dạng bản tin (Delimitation): Chèn thêm cờ (Flag) xác định điểm đầu và cuối bản tin (7E:0111110).

­ Phát hiện lỗi (Error Detection): Việc phát hiện lỗi và sửa lỗi sử dụng phần tử điều khiển khung thuộc trường FC. FC: 16 bit gồm các khối: FSN, FIB, BSN, BIB.

Nguyên tắc phát hiện: Mỗi bản tin gửi được lưu vào bộ nhớ đệm và gán cho 1 FSN sau đó bít chỉ thị kiểm tra được gửi đi và cờ được chèn vào.

Tại phía thu mỗi MSU được nhận dạng vào cờ và bít kiểm tra được giải mã. FSN được kiểm tra theo thứ tự. Nếu sau khi cả FSN và bít kiểm tra đều chính xác thì phía thu sẽ gửi tín hiệu công nhận qua bản tin MSU, LSU hay FISU.

Trong bản tin gửi lại này BSN phải tương ứng với FSN của bản tin mà nó công nhận. BIB tương ứng với FIB thì bản tin công nhận OK và nội dung thông tin trong bộ nhớ đệm của bản tin công nhận sẽ được xoá.

Nếu không thì bản tin đó phải truyền lại (do bản tin gửi đi không đúng thứ tự) với bản tin gửi lần đầu thì FIB có giá trị 1 còn bản tin truyền lại có giá trị 0.

­ Chức năng đồng chỉnh (Aglignment): Là thủ tục dùng để khôi phục đường báo hiệu làm việc lại sau khi bị lỗi hoặc khởi tạo ban đầu. Được thực hiện ở trường trạng thái SF trong bản tin LSSU.

* Các bản tin báo hiệu trong SS7 được gọi là các đơn vị báo hiệu (Signal Unit), gồm các bản tin sau:

­ Đơn vị báo hiệu làm đầy (Fill In Signal Unit): Bản tin này được dùng để phát hiện lỗi đường truyền, phát hiện các sự cố trên các kênh báo hiệu trong trường hợp không còn bản tin MSU nào trao đổi với đối phương. FISUs được truyền liên tục trên một kênh báo hiệu theo cả hai hướng, trừ khi có đơn vị báo hiệu khác (MSUs hoặc

LSSUs) được truyền. FISUs chỉ mang thông tin cơ sở mức 2 (tức là, xác nhận đơn vị báo hiệu nhận được bởi một điểm báo hiệu ở xa). Bởi vì một mã kiểm tra sửa lỗi CRC được tính toán cho mỗi FISU, chất lượng kênh báo hiệu sẽ được kiểm tra liên tục bởi cả hai điểm báo hiệu ở hai đầu kết cuối. (Lưu ý: Trong ITU­T phiên bản Nhật Bản, chất lượng kênh báo hiệu sẽ được kiểm tra bởi việc truyền tải liên tục bởi 2 octet cờ (8­bit) hơn là chỉ dùng 1 cờ; FISUs được gửi đi chỉ trong khoảng thời gian được xác định trước (ví dụ, một lần 150 mili giây)).

­ Đơn vị báo hiệu trạng thái kết nối (Link Status Signal Unit): Bản tin này chứa các thông tin liên quan đến hoạt động của kênh báo hiệu, tình trạng kênh báo hiệu, phục vụ mục đích kiểm soát đường truyền. LSSU chứa các thông tin về đồng bộ và bản tin này chỉ được truyền khi kênh báo hiệu trong tình trạng không sẵn sàng truyền tin hoặc không thể sử dụng được để truyền các bản tin. LSSU mang một hoặc hai octet (8­bit) của thông tin trạng thái kênh giữa các điểm báo hiệu ở hai đầu kết cuối.

Trạng thái kênh được sử

dụng để

điều khiển đồng chỉnh kênh và để

cho biết tình

trạng của một điểm báo hiệu (ví dụ, xử lý mất điện nội bộ) tới điểm báo hiệu ở xa.

­ Đơn vị bản tin báo hiệu (Message Signal Unit): MSU được trao đổi giữa người dùng hay giữa các khối chức năng với nhau, nó mang thông tin điều khiển cuộc gọi, quản trị vận hành bảo dưỡng mạng và là bản tin duy nhất chứa thông tin báo hiệu. MSUs mang tất cả điều khiển cuộc gọi, đáp ứng và truy vấn cơ sở dữ liệu, quản lý mạng và bảo dưỡng dữ liệu mạng trong trường thông tin báo hiệu (SIF). MSUs có nhãn định tuyến, cho phép một điểm báo hiệu nguồn (Originating Signaling Point ­ OSP) gửi thông tin đến một điểm báo hiệu đích (Destination Signaling Point ­ DSP) trên mạng.

FIB

BIB

* Cấu trúc các bản tin báo hiệu MTP mức 2 (MSU, LSSU, FISU)


Spare

Độ dài theo bit

8 16 2 6 1 7 1 7 8

Flag

CRC

LI

FSN

BSN

Flag

Spare

FIB

BIB

Đơn vị báo hiệu làm đầy (Fill In Signal Unit)


Hướng truyền

Flag

Flag

CRC

Status

LI

FSN

BSN

8 16 8 or 16 2 6 1 7 1 7 8

Flag

Flag

CRC

SIF

SIO

LI

FSN

BSN

Spare

FIB

BIB

Đơn vị báo hiệu trạng thái kết nối (Link Status Signal Unit)

8 16 8n 8 2 6 1 7 1 7 8

Đơn vị bản tin báo hiệu (Message Signal Unit)

Hình 3.10: Các đơn vị bản tin báo hiệu SS7

* Ý nghĩa các trường thông tin trong các bản tin:

­ Flag Cờ: là 1 byte có từ mã [0111 1110] dùng để đánh dấu bắt đầu và kết thúc một bản tin, nhằm nhận dạng các trường thông tin và còn dùng với mục đích đồng bộ. Mỗi bản tin gồm 1 cờ mở và 1 cờ đóng, khi tắc nghẽn xảy ra các cờ sẽ được truyền liên tiếp nhau để dễ khôi phục đồng bộ.

­ BSN (Backward Sequence Number) Số thứ tự hướng về: Dùng để đánh thứ tự cho các bản tin hướng về, nó mang thông tin trả lời xác nhận cho các thủ tục giám sát, sửa lỗi các bản tin, số thứ tự này có 27=128 giá trị từ 0­127.

­ BIB (Backward Indicator Bit) Bit chỉ thị hướng về: là bit dùng trong thủ tục sửa lỗi, BIB dùng để yêu cầu truyền lại các bản tin bị phát hiện là lỗi hoặc hư hỏng.

­ FSN (Forward Sequence Number) Số thứ tự hướng đi: dùng để đánh số thứ tự cho các gói tin được truyền theo hướng đi, FSN có 27=128 giá trị từ 0­127.

­ FIB (Forward Indicator Bit) Bit chỉ thị hướng đi: Là bit dùng để chỉ thị cho các bản tin được truyền trong các thủ tục sửa lỗi, biểu thị cho bản tin được truyền lần đầu hay truyền lại.

­ LI (Length Indicator) Chỉ thị độ dài: Gồm 6 bit để chỉ thị số lượng Octet giữa CRC và LI. LI biểu thị bằng số nhị phân của n, dùng để nhận biết các bản tin khác nhau.

+ n = 0: bản tin là FISU.

+ n = 1 hoặc 2: bản tin là LSSU.

+ n = 3 tới 63: thì bản tin là MSU. Nếu n=63 cho biết độ dài bản tin lớn hơn 63 octet, và tối đa có thể có 273 octet. Nếu tính cả các trường tin khác thì 1 bản tin MSU có độ dài tối đa là 279 octet.

­ Spare Dự phòng: 2 bit này để dự phòng và chưa sử dụng.

­ Status Trạng thái: gồm 8 bit chỉ có trong LSSU, nó biểu thị trạng thái kết nối giữa các điểm báo hiệu và các kết nối tới điểm cuối. Trạng thái kết nối dùng để chỉnh định và chỉ thị trạng thái của điểm báo hiệu đang xử lý và điểm báo hiệu được điều khiển.

­ SIO (Service Information Octet) Octet thông tin dịch vụ: là trường thông tin dịch vụ trong MSU bao gồm 4 bit trường dịch vụ phụ (Subservice Field) ứng với 4 bit chỉ thị dịch vụ (Service Indicator).

­ SIF (Signaling Information Field) Trường thông tin báo hiệu: là thông tin báo hiệu trong MSU bao gồm nhãn định tuyến và thông tin báo hiệu (SCCP, TCAP, ISUP và các dữ liệu bản tin). LSSU và FISU không có nhãn định tuyến và SIF hoặc SIO khi chúng được gửi trực tiếp giữa hai điểm báo hiệu.

­ CRC (Cyclic Redundancy Check) Kiểm tra độ dư vòng: dùng để phát hiện và sửa các lỗi trong quá trình truyền dữ liệu. Xem thêm về BIB.

 MTP mức 3:

* MTP mức 3 cung cấp tin định tuyến giữa các điểm báo hiệu trong mạng SS7.

MTP mức 3 tương đương với chức năng lớp mạng trong mô hình OSI.

MTP mức 3 định tuyến bản tin dựa trên nhãn định tuyến trong trường thông tin báo hiệu (SIF) của MSU. Nhãn định tuyến bao gồm mã điểm đích (DPC), mã điểm nguồn (OPC) và trường lựa chọn kênh báo hiệu (signaling link selection ­ SLS). Các mã điểm đó là địa chỉ duy nhất xác định mỗi điểm trong mạng báo hiệu SS7. Mã điểm đích trong bản tin cho biết các điểm nhận báo hiệu, bản tin được phân phối đến phần người dùng phù hợp (ví dụ ISUP hoặc SCCP) được chỉ định bởi các chỉ số dịch vụ trong SIO. Bản tin dành cho các điểm báo hiệu khác được chuyển giao với điều kiện

là các điểm nhận báo hiệu có khả năng chuyển bản tin (như một STP). Việc lựa chọn các kênh ra dựa trên thông tin trong DPC và SLS.

* MTP mức 3 gồm 2 chức năng chính

­ Quản lý bản tin báo hiệu (Message Handling)

+ Tạo tuyến bản tin (Message Routing)

Đảm bảo bản tin đi đúng đích. Việc tạo tuyến bản tin dựa và phần tử chỉ thị mạng NI/SI và dựa và trường lựa chọn đường báo hiệu SLS và mã điểm báo hiệu thu DPC trong nhãn tạo tuyến. Việc phân chia tải trên các đường báo hiệu là phần của chức năng tạo tuyến, lưu lượng báo hiệu được phân chia cho các kênh hoặc chùm kênh báo hiệu (dựa vào 4 bít SLS) của nhãn tạo tuyến.

Nếu 1 trong các đường báo hiệu có sự cố thì việc tạo tuyến sẽ được thay đổi theo nguyên tắc định trước. Khi đó lưu lượng báo hiệu chuyển sang đường khác trong cùng một kênh báo hiệu. Nếu tất cả các đường trong chùm có sự cố thì lưu lượng này sẽ chuyển sang chùm báo hiệu khác mà chùm này phải cùng nối tới điểm SP thu.

+ Phân biệt bản tin (Message Dicrimination): Nếu xác định xem bản tin kết cuối tại SP này không hay cho qua, việc xác định này căn cứ vào mã điểm đích DPC nhận

được. Nếu bản tin gửi đi tới SP này sẽ được chuyển tói phần phân phối bản tin

(Distribution). Nếu không phải SP này có khả năng chuyển tiếp thì bản tin được đưa tới tạo tuyến bản tin.

+ Phân phối bản tin (Message Distribution): Khi nhận bản tin từ chức năng phân biệt bản tin là chuyển tới đúng user, việc xác định UP căn cứ vào trường SI/SIO trong bản tin.

­ Quản lý mạng báo hiệu (Signalling Network Handling)

Duy trì các khả năng của chùm kênh báo hiệu đã định trước bằng cách thiết lập các chùm kênh báo hiệu và hoạt hoá ban đầu các đường thiết lập thêm nếu có sự cố xảy ra.

+ Quản lý lưu lượng báo hiệu (Signalling Traffic Management): Đảm bảo giữ cho lưu lượng lưu thông trong mạng báo hiệu.

. Chuyển lưu lượng tới 1 đường dự phòng

. Chuyển lưu lượng tới một đường phụ về đường chính sau khi khôi phục

+ Quản lý đường báo hiệu (Signalling Link anagement): Đảm bảo chức năng khởi tạo và đóng các đường báo hiệu.

. Đồng chỉnh khởi đầu.

. Khôi phục đường báo hiệu.

. Khoá đường báo hiệu

. Định vị đường và kết cuối đường.

+ Quản lý tuyến báo hiệu (Signalling Route Management)

Đảm bảo việc trao đổi thông tin một cách tin cậy qua các nút (SP, STP) trong mạng báo hiệu chức năng được thực hiện tại STP.

* Cấu trúc bản tin MTP mức 3 (SIO, SIF): Hình 3.11


Hình 3 11 Cấu trúc SIO SIF theo tiêu chuẩn ANSI và ITU­T Trong đó SIO Service 1

Hình 3.11 Cấu trúc SIO, SIF theo tiêu chuẩn ANSI và ITU­T

Trong đó:

+ SIO (Service Information Octet) Octet thông tin dịch vụ:

. Subservice Field (4 bit): Trường dịch vụ phụ

. Service Indicator (4 bit ): Chỉ số dịch vụ.

+ SIF (Signaling Information Field) Trường thông tin báo hiệu

. Destination Point Code: Mã điểm đích

. Originating Point Code: Mã điểm nguồn

. Signaling Link Selection: Lựa chọn kênh báo hiệu.

. IVASIV: Các thông tin báo hiệu thay đổi tuỳ thuộc vào giá trị Chỉ số dịch vụ (SI).

­ SIO: SIO là trường thông tin dịch vụ trong MSU, gồm 8 bit: 4 bit (SF) trường dịch vụ phụ và 4 bit (SI) chỉ số dịch vụ. Giá trị của chỉ số dịch vụ được chỉ ra trong bảng 3.7.

­ SIF: là trường thông tin báo hiệu trong MSU, nó bao gồm các địa chỉ định tuyến và được tổ chức theo hai tiêu chuẩn ANSI và ITU­T.

+ Nhãn định tuyến ANSI dùng bảy octet, nhãn định tuyến ITU­T dùng bốn octet.

Mã điểm ANSI sử dụng 24 bit (ba octet), mã điểm ITU­T thường sử dụng 14 bit.

Bảng 3.7: Giá trị chỉ số dịch vụ SI

S

I

Người dùng MTP

Giải thích

0

Signaling Network Management Message

Bản tin quản lý mạng báo hiệu

1

Maintenance Regular Message (MTN)

Bản tin bảo dưỡng thông thường

2

Maintenance Special Message (MTNS)

Bản tin bảo dưỡng đặc biệt

3

Signaling Connection Control Part (SCCP)

Phần điều khiển kết nối báo hiệu

4

Telephone User Part (TUP)

Phần người dùng điện thoại

5

ISDN User Part (ISUP)

Phần người dùng số đa dịch vụ

6

Data User Part (DUP)

(call and circuit­related messages)

Phần người dùng dữ liệu (cuộc gọi và bản tin liên quan tới thuê

bao)

7

Data User Part (facility registration

/cancellation messages)

Phần người dùng dữ liệu (đăng ký

cuộc gọi/các bản tin từ chối)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

+ Vì lý do này, thông tin báo hiệu trao đổi giữa mạng ANSI và ITU­T phải được chuyển thông qua một cổng (gateway) STP, để chuyển đổi giao thức điểm báo hiệu

gồm cả

ANSI và ITU­T. (Lưu ý: Trung Quốc sử

dụng mã điểm 24­bit ITU­T, nên

không tương thích với cả hai mạng ANSI và ITU­T). Tương tác giữa mạng ANSI và ITU­T phức tạp hơn bởi nó thực hiện các giao thức và thủ tục ở mức cao.

+ Mã điểm ANSI 24­bit bao gồm các octet: mạng (network), cụm (cluster) và thành viên (member) (ví dụ, 245­16­0). octet là một byte 8­bit có thể chứa giá trị bất kỳ từ 0÷255. Công ty viễn thông với các mạng lớn có những đặc điểm nhận dạng mạng

duy nhất trong khi nhà khai thác nhỏ

hơn được giao một số

cluster duy nhất trong

mạng 1÷4 (ví dụ, 1­123­9). Mạng số 0 không được sử dụng; mạng số 255 được dành riêng để sử dụng trong tương lai.

+ Mã điểm ITU­T là con số nhị phân thuần túy 14 bit, mà có thể được ghi trong điều khoản của vùng, khu vực/mạng và mã nhận dạng điểm báo hiệu. Ví dụ, mã điểm 5557 (thập phân) có thể được ghi như 2­182­5 (nhị phân 010 1011.0110 101).

­ SLS: lựa chọn kênh báo hiệu đầu ra dựa trên thông tin trong DPC và trường SLS. SLS dùng để:

+ Đảm bảo trình tự gói tin. Bất kỳ hai bản tin gửi đi với cùng SLS sẽ luôn luôn đến đích theo đúng thứ tự mà nguồn đã gửi.

+ Cho phép chia tải theo lưu lượng trung bình của tất cả các kênh. Trên lý thuyết, nếu phần người dùng gửi bản tin đều đặn và gán các giá trị trong một SLS, mức lưu lượng phải được bình đẳng giữa tất cả các kênh (chùm kênh) đến đích đó.

Trong các mạng ANSI, kích thước của các trường SLS ban đầu là 5 bit (32 giá trị). Trong cấu hình với hai kênh trong mỗi chùm kênh của một chùm kênh kết hợp (tổng 4 kênh), 8 giá trị SLS được gán cho mỗi kênh để cho phép cân bằng lưu lượng.

Một vấn đề nảy sinh khi các mạng đang phát triển được cung cấp chùm trên 4 kênh. Với SLS 5 bit, một cấu hình với 5 kênh trong mỗi chùm của một chùm kênh kết hợp (tổng 10 kênh) kết quả là phân bố không đều trong 3 giá trị SLS cho 8 kênh và 4 giá trị SLS cho 2 kênh còn lại. Để loại bỏ vấn đề này, cả hai ANSI và Bellcore chuyển đến thông qua một SLS 8­bit (giá trị 256) để cung cấp việc chia tải tốt hơn trên các kênh báo hiệu.

Trong ITU­T, các SLS được xem như là các mã kênh báo hiệu trong các bản tin MTP. Trong bản tin TUP của ITU­T, một phần của mã số nhận dạng mạch được lưu trữ trong trường SLS. MTP mức 3 định tuyến lại lưu lượng từ các kênh lỗi và các điểm báo hiệu và điều khiển lưu lượng khi tắc nghẽn xảy ra. MTP mức 1 và 2 có thể được thay thế bằng ATM (Asynchronous Transfer Mode), một giao thức băng thông rộng đơn giản sử dụng các tế bào có chiều dài cố định 53 byte. MTP mức 3 giao tiếp tới ATM bằng cách sử dụng tín hiệu thích ứng lớp báo hiệu ATM (Signaling ATM Adaptation Layer ­ SAAL).

 Phần người dùng ISDN:

* Phần người dùng ISUP gồm các giao thức, các thủ tục để thiết lập, quản lý, và giải phóng cho các cuộc gọi trung kế. Gồm có các cuộc gọi thoại và số liệu thông qua mạng thoại công cộng PSTN (public switched telephone network). ISUP xử lý tất cả các cuộc gọi ISDN và không phải ISDN. Tất cả các cuộc gọi xuất phát và kết thúc tại cùng một nút chuyển mạch đều không dùng báo hiệu ISUP.


STP

ISDN­A

1 ­IAM

1b­IAM

2b­ACM

5a­RLC

a

4a­REL

b

5 ­RLC

3 ­ANM

3a­ANM

b

2a­ACM

ISDN­B

b

4 ­REL

SS SS

P P

STP

Hình 3.12: Báo hiệu ISUP cơ sở

Trong đó:

+ IAM: Initial Address Message: Bản tin khởi tạo địa chỉ.

+ ACM: Answer Complet Message: Bản tin hoàn thành địa chỉ.

+ ANM: ANswer Message: Bản tin trả lời.

+ REL: RELease message: Bản tin giải phóng cuộc gọi.

+ RLC: ReLease Complete message: Bản tin giải phóng thành công.

* Quá trình trao đổi báo hiệu ISUP gồm các tiến trình sau:

­B1­ Initial Address Message (IAM) Bản tin khởi tạo địa chỉ: Khi một cuộc gọi được gọi ra các tổng đài bên ngoài, SSP nguồn truyền bản tin khởi tạo địa chỉ (IAM) chiếm một kênh trung kế rỗi từ chuyển mạch nguồn tới chuyển mạch đích (1a). IAM bao gồm các mã điểm nguồn (OPC), mã điểm đích (DPC), mã số nhận dạng thuê bao, con số đã quay, tùy chọn, tên và số bên bị gọi. Trong ví dụ dưới đây, IAM được định tuyến thông qua STP chuyển mạch nguồn tới chuyển mạch đích (1b). Với cùng một kênh báo hiệu được sử dụng trong suốt thời gian của cuộc gọi trừ khi cuộc gọi không thực hiện được thì sẽ chuyển sang sử dụng một kênh báo hiệu thay thế.

­B2­ Address Complete Message (ACM) Bản tin hoàn thành địa chỉ: Chuyển đổi địa chỉ đích thành số đã quay, xác định đường dây và trạng thái bên bị gọi. Cấp chuông cho bên bị gọi và truyền một bản tin hoàn thành địa chỉ (ACM) nhằm thông báo với

STP(2a) rằng bên bị gọi đã nhận. STP định tuyến ACM tới chuyển mạch nguồn (2b), để nối hồi âm chuông cho bên chủ gọi.

Trong ví dụ trên, nguồn và đích là thiết bị chuyển mạch kết nối trực tiếp với trung kế. Nếu chuyển mạch nguồn và đích không trực tiếp kết nối với trung kế, thì

phải qua một chuyển mạch trung gian. Chuyển mạch trung gian gửi ACM để xác

nhận yêu cầu chiếm kênh và sau đó truyền IAM để thiết lập một kênh trung kế khác. Quá trình này tiếp tục cho đến khi tất cả các trung kế cần thiết đều tạo thành kết nối từ chuyển mạch nguồn tới chuyển mạch đích.

­B3­ ANswer Message (ANM) Bản tin trả

lời: Khi thuê bao bị

gọi nhấc máy,

chuyển mạch đích ngắt chuông và truyền bản tin trả lời (ANM) tới chuyển mạch

nguồn qua STP (3a). STP định tuyến các ANM đến chuyển mạch nguồn(3b), trong đó xác nhận rằng bên bị gọi đã được kết nối trên kênh trung kế dành riêng, và bắt đầu tính cước.

­B4­ RELease message (REL) Bản tin giải phóng cuộc gọi: Nếu bên chủ gọi gác máy trước, chuyển mạch nguồn gửi một bản tin giải phóng (REL) để giải phóng các mạch trung kế giữa các thiết bị chuyển mạch (4a). STP định tuyến REL tới chuyển

mạch đích (4b). Nếu bên bị gọi gác máy trước, hoặc nếu đường dây bận, chuyển

mạch đích gửi REL tới chuyển mạch nguồn để thông báo cuộc gọi đã huỷ bỏ (ví dụ, giải phóng thông thường hoặc bận).

­B5­ ReLease Complete message (RLC) Bản tin giải phóng thành công: Khi nhận được REL, chuyển mạch đích ngắt trung kế từ kênh bị gọi, thiết lập trạng thái trung

kế thành rỗi và truyền một bản tin giải phóng thành công (RLC) tới chuyển mạch

nguồn (5a) để xác nhận việc giải phóng trung kế ở xa. Khi chuyển mạch nguồn nhận được (hoặc tạo ra) RLC (5b), nó kết thúc tính cước và thiết lập trạng thái trung kế thành rỗi để chuẩn bị cho cuộc gọi tiếp theo.

ISUP cũng có thể được truyền đi trong giai đoạn kết nối của cuộc gọi (ví dụ, giữa bản tin trả lời (ANM) và giải phóng (REL).

* Cấu trúc các bản tin ISUP

Bản tin ISUP mang thông tin SIF của MSU. SIF có các nhãn định tuyến 14 bit (ANSI) hoặc 12 bitmạch mã nhận dạng mạch (CIC) (ITU). CIC chỉ ra mạch trung kế thuộc chuyển mạch nguồn mang cuộc gọi. Các CIC gồm các loại bản tin (IAM, ACM, ANM, REL, RLC), và phần nội dung còn lại của bản tin (Hình 3.13).

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí