Cổ phần hoá ngân hàng ngoại thương Việt Nam (vcb): kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại nhà nước - 2

Đó là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, nhưng có lẽ hơi sớm so với điều kiện cụ thể lúc đó vì:

- Những mặt tiêu cực, yếu kém của khu vực quốc doanh chưa bộc lộ một cách đầy đủ, như là một đòi hỏi bức bách cần phải giải quyết (chủ yếu là do bao cấp của ngân sách cho các doanh nghiệp còn rất lớn).

- Những hiểu biết về kinh tế thị trường, đặc biệt là vấn đề cổ phần hoá của chúng ta còn ít ỏi, chưa đủ sức để triển khai.

Vì vậy, chủ trương đúng đắn đó đã bị “lãng quên”.


2 năm sau, tức là năm 1990, Chính phủ lại có quyết định số 143/HĐBT (10/5/1990) về làm thí điểm cổ phần hoá một số DNNN cùng với việc sắp xếp lại khu vực kinh tế quốc doanh.

Khác với lần trước là các doanh nghiệp chưa hiểu hết ý đồ của Chính phủ, dưới chưa chuyển biến kịp với trên, lần này ngược lại trên còn dè dặt thì dưới lại rất hăng hái. Trong khi các văn bản của Chính phủ đang dừng lại ở mức dự thảo, chưa có quyết định chính thức, chưa có hướng dẫn nhưng bên dưới thì đã triển khai. Kết quả là: cuộc thí điểm đã không rút ra được kết luận chính xác và đầy đủ, còn các DNNN thì cổ phần hoá theo ý đồ riêng của từng doanh nghiệp để đối phó với thực trạng lúc đó là các DNNN đang rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ, thiếu vốn nghiêm trọng và thất nghiệp tăng lên...

Phải chính thức đến năm 1992, tức là 5 năm sau kể từ khi nhà nước ta có chủ trương cổ phần hoá DNNN, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 202/CT (08/06/1992) kèm theo đề án triển khai cổ phần hoá DNNN.

Cho đến nay, có thể chia quá trình thực hiện làm bốn giai đoạn. Trong mỗi giai đoạn đó, các doanh nghiệp nhà nước đã triển khai thực hiện theo những khuôn khổ pháp lý chủ yếu sau[8]:

Giai đoạn thí điểm từ năm 1992 đến 1996:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

Giai đoạn thí điểm từ 1992 đến 1996, Nhà nước chỉ thí điểm thực hiện cổ phần hoá những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, mang tính chất tự nguyện, việc bán cổ phần cũng chỉ giới hạn trong những đối tượng là nhà đầu tư trong nước, trong đó ưu tiên bán cổ phần cho người lao động. Chính vì vậy, mới chỉ có 5 doanh nghiệp hoàn thành cổ phần hoá trên tổng số khoảng 16 doanh nghiệp được thí điểm trong giai đoạn này.

- Quyết định số 202/CT ngày 08/06/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc thực hiện thí điểm chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần.

Cổ phần hoá ngân hàng ngoại thương Việt Nam (vcb): kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại nhà nước - 2

- Quyết định số 203/CT ngày 08/06/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) chọn 7 DNNN do Chính phủ chỉ đạo điểm, và đồng thời quy định này còn giao nhiệm vụ cho mỗi Bộ, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chọn từ 1 đến 2 doanh nghiệp thí điểm chuyển thành công ty cổ phần.

- Chỉ thị số 84/TTg ngày 04/03/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc xúc tiến thực hiện thí điểm cổ phần hoá DNNN và các giải pháp đa dạng hoá hình thức sở hữu đối với DNNN. Nội dung chỉ thị nhằm hướng dẫn đẩy mạnh chương trình thí điểm cổ phần hoá DNNN.

Sau khi chuyển đổi xong, thực hiện theo Luật Công ty do Quốc hội ban hành ngày 20/12/1990.

Giai đoạn mở rộng từ năm 1996 đến 2002:


Nhiều cơ chế chính sách về cổ phần hoá được hoàn thiện và ban hành đã đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá. Đặc trưng của giai đoạn này là đã mở rộng nhiều hình thức cổ phần hoá mặc dù các cơ quan quản lý nhà nước vẫn phải trực tiếp tham gia rất nhiều công đoạn và tổ chức điều hành; mở rộng diện bán cổ phần cho người Việt Nam định cư tại nước ngoài và người nước ngoài

định cư lâu dài tại Việt Nam, mở rộng mức ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp, có thể bán 100% vốn nhà nước tại doanh nghiệp… Kết quả là với một cơ chế cổ phần hoá ngày càng được hoàn thiện, sự hưởng ứng đối với tiến trình sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp ngày càng tăng lên, đã tiến hành cổ phần hoá được 868 DNNN, hoặc bộ phận DNNN.

- Tiếp tục áp dụng Luật Công ty ban hành ngày 20/12/1990 được sửa đổi, bổ sung theo luật một số điều đã được Quốc hội thông qua và ban hành ngày 22/06/1994 và Luật Doanh nghiệp Nhà nước ban hành ngày 20/04/1995.

- Nghị định 28/CP ngày 07/05/1996 của Chính phủ về việc chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần.

- Quyết định số 01/CPH ngày 09/06/1996 của Bộ trưởng, trưởng Ban cổ phần hoá Trung ương về các thủ tục để chuyển các DNNN thành công ty cổ phần.

- Thông tư số 50 TC/TCGN ngày 30/08/1996 của Bộ Tài chính về hướng dẫn các vấn đề tài chính, về việc bán và phát hành cổ phiếu trong khi chuyển các DNNN thành công ty cổ phần theo nghị định 28/CP.

- Nghị định 25/CP ngày 26/03/1997 của Chính phủ về sửa đổi một số điều của Nghị định 28/CP.

- Chỉ thị số 658/TTg ngày 20/08/1997 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy triển khai vững chắc cổ phần hoá DNNN.

- Để tạo điều kiện và thúc đẩy các DNNN thực hiện cổ phần hóa mạnh mẽ hơn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/06/1998 về chuyển DNNN thành công ty cổ phần thay thế Nghị định 28/CP ngày 07/05/1996. Các văn bản khác trước đây về cổ phần hóa trái với Nghị định này đều không còn hiệu lực thi hành. Đồng thời đã ban hành kèm

theo văn bản số 3395/VPCP-ĐMDN ngày 29/08/1998 của văn phòng Chính phủ hướng dẫn quy trình và phương án cổ phần hóa.

- Nhằm góp phần thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, lao động và các tài nguyên của đất nước, tạo thêm việc làm, bảo hộ lợi ích hợp pháp của người đầu tư, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh, Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 5 đã thông qua Luật Doanh nghiệp ngày 12/06/1999 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2000, Luật này thay thế cho Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân ngày 21/12/1990 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp tư nhân ngày 22/06/1994.

Giai đoạn chủ động từ 06/2002 đến 11/2004:


Giai đoạn này được đánh dấu bởi cơ sở pháp lý rất quan trọng là Nghị định số 64/2002/NĐ-CP của Chính phủ về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần. Đây là giai đoạn Nhà nước chủ động giao cho các Bộ, ngành, địa phương trách nhiệm lựa chọn và triển khai cổ phần hoá đối với các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý mà không trông chờ vào sự tự nguyện của các doanh nghiệp như trước đây. Trong giai đoạn này, Nhà nước cũng giao thêm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp và phê duyệt phương án cổ phần hoá cho Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch UBNN các tỉnh (trừ trường hợp giảm trên 500 triệu đồng vốn nhà nước phải có ý kiến của Bộ Tài chính). Bắt đầu áp dụng biện pháp nhằm công khai, minh bạch hoá quá trình cổ phần hoá như cho phép thuê các tổ chức trung gian xác định giá trị doanh nghiệp; dành tối thiểu 30% số cổ phần (sau khi trừ số lượng cổ phần nhà nước nắm giữ, cổ phần bán ưu đãi cho người lao động) để bán cho các nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp… Mặc dù, về số lượng, giai đoạn này chỉ cổ phần hoá được 1.435 DNNN, bộ phận DNNN nhưng các DNNN được cổ phần hoá thực sự quy mô

vẫn còn khá nhỏ bé chưa chiếm đến 5% tổng số vốn nhà nước trong các doanh nghiệp. Quá trình cổ phần hoá còn khép kín, chưa thực sự gắn với thị trường nên vừa hạn chế, công tác huy động vốn của doanh nghiệp vừa làm giảm sự giám sát của xã hội đối với hoạt động của doanh nghiệp; việc giải quyết lợi ích giữa các bên trong một doanh nghiệp được cổ phần hoá cũng chưa được hài hoà.


Giai đoạn đẩy mạnh từ 12/2004 đến nay:


Giai đoạn này được đánh dấu bằng việc ban hành Nghị định số 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần và Nghị định số 109/2007/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần. Đã xuất hiện các công ty nhà nước có quy mô vốn lớn không thuộc diện nhà nước giữ 100% vốn được cổ phần hoá như: Bảo Minh, Vinamilk, Vĩnh Sơn… và được niêm yết làm tăng đáng kể quy mô của thị trường chứng khoán. Các giải pháp để nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp cổ phần hoá và các cơ quan trong xử lý nợ, tài sản tồn đọng, lao động dôi dư cũng được tiến hành song song với việc bổ sung các quy định để nâng cao tính khách quan, minh bạch, chuyên nghiệp trong quá trình cổ phần hoá như định giá qua các định chế trung gian, tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp, thực hiện bán cổ phần lần đầu thông qua đấu giá công khai, theo nguyên tắc thị trường [19].

1.2. Khái niệm cổ phần hoá


Thuật ngữ cổ phần hóa xuất hiện ở Việt Nam cuối những năm 80 đầu những năm 90, gắn với công cuộc cải cách DNNN. Có nhiều khái niệm về cổ phần hoá. Sau đây là một số khái niệm cơ bản:

“Cổ phần hoá là việc chuyển đổi DNNN từ một chủ sở hữu duy nhất là Nhà nước (tức là toàn dân) thành doanh nghiệp đa sở hữu, theo đó tuỳ vị trí và tính chất cụ thể của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân mà Nhà nước vẫn giữ vai trò chi phối hoặc không cần giữ vai trò chi phối nữa” [21].

“Cổ phần hoá là một sự thúc đẩy chính sách mở rộng nhằm tìm kiếm một sự thay đổi trong cân bằng trách nhiệm nhà nước và trách nhiệm tư nhân trong chính sách công cộng” [7].

Như vậy, cổ phần hoá là chuyển thể một doanh nghiệp từ dạng doanh nghiệp chưa là công ty cổ phần trở thành công ty cổ phần. Với ý nghĩa này, việc cổ phần hoá không phải chỉ là quá trình chuyển hoá diễn ra riêng ở DNNN mà diễn ra ở cả doanh nghiệp tư nhân, ở công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty liên doanh. Tuy nhiên, khoá luận này chỉ chú trọng nghiên cứu về cổ phần hóa DNNN.

“Cổ phần hoá DNNN là việc chuyển một phần sở hữu DNNN sang sở hữu của cổ đông nhằm mục đích huy động mọi nguồn vốn từ tất cả các thành phần kinh tế, phát huy tính tự chủ của người lao động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh” [1].

“Cổ phần hoá DNNN chính là quá trình chuyển doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước sang hình thức công ty cổ phần thông qua quá trình chào bán các cổ phiếu chứng nhận quyền sở hữu doanh nghiệp cho các cổ đông” [28].

Từ những khái niệm trên đây về cổ phần hoá, có thể khẳng định một điều là cổ phần hoá không phải tư nhân hoá. Tư nhân hoá khác với cổ phần hoá về cả 3 mặt: thuật ngữ, nội dung và cách thức tiến hành.

Về thuật ngữ: Đã từ lâu trong thuật ngữ Tiếng Anh, người ta phân biệt tư nhân hoá là privatization, còn cổ phần hoá là corporatization.

Về nội dung: Tư nhân hoá có 2 nghĩa[16]:

+ Tư nhân hoá hoạt động: Các hoạt động trong một doanh nghiệp nào đó trước do khu vực nhà nước điều hành này chuyển sang cho khu vực tư nhân điều hành, nhưng nhà nước vẫn còn giữ quyền sở hữu, ở đây phía tư nhân được thuê hay thầu khai thác doanh nghiệp đó.

+ Tư nhân hoá sở hữu: Nhà nước chuyển sở hữu tài sản của nhà nước vào tay tư nhân.

Còn cổ phần hoá là chuyển sở hữu tài sản và lĩnh vực lâu nay Nhà nước nắm giữ vào tay các thành phần kinh tế, trong đó có thành phần tư nhân và thành phần quốc doanh.

Về cách thức tiến hành: Tư nhân hóa có thể được thực hiện bằng nhiều cách như: bán toàn bộ, cho không, bán một phần. Cổ phần hoá là bán toàn bộ hoặc bán một phần doanh nghiệp cho các tư nhân, nhưng không cho không.

Ngoài 3 khác biệt lớn nói trên, cổ phần hoá DNNN có đặc điểm là bán những doanh nghiệp nào và bán ở mức độ nào cho tư nhân (tỷ trọng cổ phiếu phát hành) là do Nhà nước quyết định nên cũng không sợ rằng chủ trương cổ phần hoá rốt cuộc là tư nhân hoá toàn bộ kinh tế quốc doanh, là mất Chủ nghĩa xã hội như một số người lo sợ. Giữa cổ phần hoá và tư nhân hoá có những mặt giống nhau và quan hệ mật thiết với nhau nhưng có ranh giới phân biệt nhau.

Tóm lại, thực chất cổ phần hoá chính là phương thức thực hiện xã hội hoá sở hữu DNNN, chuyển doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu nhà nước thành doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu với mục tiêu đảm bảo cho sự tồn tại vững chắc cả doanh nghiệp và sự phát triển không ngừng của doanh nghiệp theo sự phát triển của kinh tế - xã hội.

1.3. Nội dung cổ phần hoá


1.3.1. Mục tiêu cổ phần hoá

Chuyển DNNN thành công ty cổ phần nhằm huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu DNNN.

Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và người đã góp vốn được làm chủ thực sự để thay đổi phương thức quản lý tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản Nhà nước, nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.


1.3.2. Hình thức cổ phần hoá


Có 3 hình thức đã quy định trong NĐ 28/CP (có thể kết hợp cả ba hình thức này) là:

Giữ nguyên giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp.

Bán một phần giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.


Tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện để cổ phần hoá.


Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/06/1998 của Chính phủ đã bổ sung hình thức: Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần (hình thức này áp dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh các ngành nghề thông thường mà Nhà nước không tham gia cổ phần).

1.3.3. Mô hình cổ phần hoá


Cổ phần hoá có thể được thực hiện thông qua:


- Phát hành ra công chúng lần đầu (IPO):

IPO (Initial Public Offering) là “việc phát hành cổ phiếu lần đầu, là sự kiện một doanh nghiệp nhà nước lần đầu tiên huy động vốn rộng rãi từ công chúng bằng cách phát hành các cổ phiếu phổ thông, nghĩa là cổ phiếu ghi nhận quyền sở hữu của người nắm giữ và người đó là chủ sở hữu một phần tài sản của doanh nghiệp, có quyền biểu quyết trong các kỳ họp đại hội cổ đông thường niên hay bất thường” [10].

Cách cổ phần hoá này định hướng chủ yếu vào các nhà đầu tư nhỏ. Sức hấp dẫn của phương pháp này được hỗ trợ từ nhiều hình thức khuyến khích khác nhau như giảm giá mua cổ phiếu hoặc được đảm bảo quyền mua cổ phiếu các đợt phát hành sau. Danh tiếng và thương hiệu của các doanh nghiệp là sự đảm bảo cho sự thành công của đợt chào bán. Phương pháp cổ phần hoá này được các doanh nghiệp có nhiều triển vọng tăng trưởng và đóng vai trò then chốt đối với nền kinh tế như các ngân hàng lớn, các tổ chức tài chính lớn. Mục đích của người bán trong phương pháp này là đảm bảo sự tham gia của nhiều thành viên trong xã hội và khuyến khích một phương thức tiết kiệm mới qua việc tham gia vào các thương vụ trên thị trường vốn. Tuy nhiên phương pháp này cũng tạo nên sở hữu phân tán, làm cho vị thế trong thương lượng của các nhà điều hành thường rất lớn trong khi ảnh hưởng trực tiếp thực sự mà cổ đông có thể tác động lên các hoạt động của ban giám đốc lại rất nhỏ.

- Bán cho nhà đầu tư chiến lược (NĐTCL):

Thực tiễn cổ phần hoá tại các quốc gia thuộc Liên Xô cũ và khối Đông Âu cũng như ở Trung Quốc đã chứng minh ảnh hưởng tích cực của nhà đầu tư chiến lược đối với doanh nghiệp[2]:

+ NĐTCL có uy tín sẽ làm tăng lòng tin vào khả năng tồn tại thương mại dài hạn của doanh nghiệp được cổ phần hoá. Các nhà đầu tư thiểu số có thể tin tưởng rằng NĐTCL đã tiến hành điều tra, phân tích và đánh giá chi tiết về hoạt động, khả năng sinh lời và tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai.

+ Sự tham gia của NĐTCL luôn làm tăng thêm tính minh bạch và độc lập đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. NĐTCL luôn yêu cầu ban điều hành doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp tiên tiến nhất theo tiêu chuẩn quốc tế. Giá trị của các doanh nghiệp có hệ thống quản trị tiên tiến thường được định giá cao trên thị trường.

+ NĐTCL luôn tập trung vào hiệu quả kinh doanh và chất lượng của tăng trưởng lợi nhuận. Điều này giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn vốn của chủ đầu tư cũng như các nguồn vốn huy động khác. Ngoài ra, NĐTCL cũng có khả năng và kinh nghiệm để tổ chức tái cơ cấu thành công các hoạt động không sinh lời hoặc không hiệu quả.

+ NĐTCL luôn sẵn sàng cung cấp công nghệ, kiến thức, kỹ năng điều hành, quản trị doanh nghiệp để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hiệu quả theo các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này sẽ đem lại cho doanh nghiệp hạ tầng hiện đại, hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và tăng cường năng lực lập và quản lý kế hoạch chiến lược.

+ NĐTCL có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực marketing và trong các hoạt động thiết kế, phát triển và phân phối sản phẩm.

- Phát hành qua kênh tư nhân:


Phương pháp này giống như phát hành cổ phiếu ra công chúng. Nhưng cổ phiếu được bán cho tất cả dân chúng với mức giá rất thấp, đảm bảo cổ phiếu được bán cho tất cả mọi người. Đặc điểm của mô hình này là sự chuyển giao rất nhanh sở hữu bằng phương pháp quân bình, không ủng hộ cho một bên nào. Nó tránh việc cần thiết phải đặt một mức giá hành chính cho giao dịch mua bán. Tương tự IPO, mô hình này cũng làm cho cơ cấu cổ phần phân tán.

- Phương thức hỗn hợp:


Bao gồm sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức ổn định, đưa ảnh hưởng tích cực lên tăng trưởng của thị trường vốn đang được điều tiết bởi nhiều nhà đầu tư cá nhân nhỏ. Nhờ sự tham gia của các nhà đầu tư ổn định này, các cải thiện về quản trị tích cực sẽ được đưa ra và đặt nền móng cho các sự hợp tác sau này.

1.3.4. Quy trình cổ phần hoá


Theo thông tư 126/2004/TT-BTC của Bộ Tài Chính, quy trình thực hiện cổ phần hoá ở Việt Nam bao gồm 3 bước chính, cụ thể như sau:

Bước 1: Xây dựng phương án cổ phần hoá


1. Thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hoá và Tổ giúp việc


Cơ quan quyết định cổ phần hoá ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hoá đồng thời với quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp.

Trưởng Ban chỉ đạo lựa chọn và ra quyết định thành lập Tổ giúp việc cổ phần hoá trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thành lập.

2. Chuẩn bị hồ sơ tài liệu

Trong thời gian tối đa là 10 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thành lập Tổ giúp việc cổ phần hoá, Ban chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo Tổ giúp việc cùng với doanh nghiệp tiến hành:

Lựa chọn phương pháp, hình thức xác định giá trị doanh nghiệp, lựa chọn thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến cổ phần hoá.

Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu sau:


- Các hồ sơ pháp lý về thành lập doanh nghiệp

- Các hồ sơ pháp lý về tài sản doanh nghiệp (bao gồm cả diện tích đất được giao hoặc thuê).

- Hồ sơ về công nợ (đặc biệt là các khoản nợ tồn đọng, các khoản nợ đã xử lý theo chế độ trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp).

- Hồ sơ về tài sản không cần dùng, vật tư, hàng hoá ứ đọng, kém, mất phẩm chất (nếu có), tài sản hình thành từ nguồn quỹ khen thưởng phúc lợi.

- Hồ sơ về các công trình đầu tư xây dựng cơ bản dở dang (kể cả các công trình đã có quyết định trì hoãn).

- Hồ sơ về các khoản vốn đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác như: góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần, góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn và các hình thức đầu tư dài hạn khác.

- Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế của công ty đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

- Lập danh sách người lao động thường xuyên làm việc tại công ty đến thời điểm có quyết định cổ phần hoá; phân loại lao động theo các đối tượng: hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng có thời hạn từ 3 - 5 năm, danh sách lao động dôi dư,…

- Lập dự toán chi phí cổ phần hoá theo chế độ quy định.


3. Kiểm kê, xử lý những vấn đề tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp

Tổ giúp việc, doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn (nếu có) tiến hành:

Kiểm kê, phân loại tài sản và quyết toán tài chính, quyết toán thuế, phối hợp với các cơ quan có liên quan xử lý những vấn đề tài chính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Xem tất cả 78 trang.

Ngày đăng: 18/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí