Chứng cứ điện tử trong tố tụng hình sự từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

----------


TRỊNH THỊ HẠNH


CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Ngành: Luật hình sựtố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN ĐỨC PHÚC

Chứng cứ điện tử trong tố tụng hình sự từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 1

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài “Chứng cứ điện tử trong tố tụng hình sự từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi trong thời gian qua. Các số liệu sử dụng trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rò ràng và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.


TÁC GIẢ CỦA LUẬN VĂN


TRỊNH THỊ HẠNH

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 6

1.1. Khái niệm chứng cứ điện tử 6

1.2. Nguồn của chứng cứ điện tử 8

1.3. Các đặc điểm của chứng cứ điện tử 11

1.4. Phân loại chứng cứ điện tử 15

Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY VỀ CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ 20

2.1. Quy định dữ liệu điện tử là một nguồn của chứng cứ 20

2.2. Quy định về điều kiện để dữ liệu điện tử có thể được sử dụng làm chứng cứ...21

2.3. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử,

thu thập, giám định, phục hồi dữ liệu điện tử 23

2.4. Kiểm tra, đánh giá, bảo quản phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử là chứng

cứ điện tử 33

Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 39

3.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam về chứng

cứ điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh 39

3.2. Một số quan điểm và giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật tố tụng Hình sự Việt Nam về CCĐT. 56

KẾT LUẬN 63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BLTTHS 2015 : Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, sửa đổi,

bổ sung năm 2017;

CQĐT : Cơ quan Điều tra

CCĐT : Chứng cứ điện tử

DLĐT : Dữ liệu điện tử

CQTHTT : Cơ quan tiến hành tố tụng

ĐTV : Điều tra viên

NTHTT : Người tiến hành tố tụng

TAND : Tòa án nhân dân

TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

VKS : Viện kiểm sát

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Tin báo, tố giác tội phạm liên quan đến tội phạm sử dụng công nghệ - điện tử giai đoạn năm 2015 - 2019 45

Bảng 3.2. Số liệu so sánh về công tác khởi tố, điều tra, giải quyết các vụ án liên quan đến tội phạm sử dụng công nghệ - điện tử và tội phạm khác từ năm 2015 đến năm 2019 (Vụ tội phạm công nghệ/vụ tội

phạm khác). 46

Bảng 3.3. Số liệu so sánh về công tác xét xử các vụ án liên quan đến tội phạm sử dụng công nghệ - điện tử và các tội phạm khác từ năm 2015 đến năm 2019 (Vụ tội phạm công nghệ/vụ tội phạm khác). 48

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Công nghệ 4.0 với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin hiện nay đã đem lại nhiều thời cơ và không ít thách thức đối với sự phát triển mọi mặt về kinh tế, xã hội nói chung và việc đảm bảo trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam nói riêng. Không thể phủ nhận rằng, công nghệ đã đem lại rất nhiều lợi ích cho con người. Các thiết bị điện tử được sử dụng ở nhiều lĩnh vực và ngày càng trở nên phổ biến, chúng cho phép ghi chép, lưu giữ nhiều sự vật, hiện tượng và hoạt động của con người một cách chi tiết, khách quan. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể khai thác, sử dụng phương tiện điện tử, DLĐT (kể cả công khai hay bí mật) phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm một cách hiệu quả lại luôn là thách thức đối với các các CQTHTT, NTHTT trong bối cảnh hiện nay.

BLTTHS 2015 đã bổ sung, ghi nhận DLĐT là một nguồn mới của chứng cứ, có giá trị như các nguồn chứng cứ khác đã đáp ứng được nhu cầu cấp bách hiện nay khi loại chứng cứ này đang ngày càng phổ biến, xuất hiện trong hầu hết các loại tội phạm, thậm chí trong nhiều vụ án chỉ thu được CCĐT làm chứng cứ chứng minh tội phạm. Việc bổ sung, công nhận DLĐT là một nguồn chứng cứ hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam cũng như có căn cứ về khoa học, công nghệ.

Với BLTTHS 2015, có thể nói chế định CCĐT trong Tố tụng Hình sự đã được luật hóa. Tuy nhiên, việc áp dụng chế định pháp lý này trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự trong thực tế hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, do chưa có quy định về quy trình, quy chuẩn cho quá trình chứng minh vụ án hình sự bằng chế định CCĐT; mặt khác, do các công cụ phục vụ cho việc thu thập, bảo quản, giám định, sử dụng…các CCĐT chưa được đánh giá độ tin cậy, chưa có tiêu chuẩn cho Việt Nam; ngoài ra, yếu tố con người chưa đáp ứng được trình độ, kỹ năng, nhận thức … để có thể khai thác và sử dụng hiệu quả loại chứng cứ mang tính đặc thù này. Chính vì vậy, trong quá trình thu thập, bảo quản, sử dụng CCĐT … để giải quyết các vụ án hình sự đã dẫn đến không đủ căn cứ để chứng minh tội phạm, dẫn đến bỏ lọt tội phạm, gây oan, sai cho người vô tội.

Nhìn chung, DLĐT tuy là một trong những nguồn chứng cứ mới nhưng kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự trong thời gian vừa qua đã thấy rò giá trị chứng minh chân thực, khách quan của DLĐT, góp phần không nhỏ trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, việc thu thập, khai thác, sử dụng nguồn chứng cứ này cần được coi trọng và phải xác định là biện pháp điều tra không thể thiếu trong mỗi vụ án. Chính vì vậy, tác giả cho rằng việc nghiên cứu đề tài “Chứng cứ điện tử trong tố tụng hình sự từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh ” trong bối cảnh hiện nay mang tính cấp thiết, khi loại chứng cứ này chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và chưa được luật hóa đúng mức, tạo không ít khó khăn trong quá trình chứng minh tội phạm.

Qua nghiên cứu đề tài, tác giả mong muốn từ thực tiễn TP.HCM sẽ có những nhận định và giải pháp góp phần hoàn thiện chế định CCĐT, hoàn thiện quy định và các quy chuẩn cụ thể của quá trình chứng minh vụ án hình sự, nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên cả nước, tránh oan sai, tránh bỏ lọt tội phạm, bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của người dân.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

CCĐT là một khái niệm mới và khó đối với ngành luật Tố tụng Hình sự của Việt Nam. Trong Tố tụng Hình sự, các quy định về CCĐT, dữ liệu điện tử còn khá mới và chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu. Hiện nay, đã có một số Nhà Khoa học – Luật gia quan tâm nghiên cứu như: “Vấn đề chứng cứ điện tử” của PGS.TS Trần Văn Hòa trong Sách chuyên khảo “Những nội dung mới trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015” do PGS.TS Nguyễn Hòa Bình (chủ biên); “Bàn về chứng cứ là dữ liệu điện tử trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015” trong Tạp chí Kiểm sát số 17 (tháng 9/2019) của Ngô Xuân Khang; “Hướng đi cho chứng cứ điện tử trong Tố tụng Hình sự ở Việt Nam” trong Tạp chí Kiểm sát số 07 (tháng 4/2018) của Lê Tấn Quan; “Bàn về khái niệm chứng cứ điện tử, Dữ liệu điện tử và phương tiện điện tử trong Tố tụng Hình sự” trong Tam chí Kiểm sát số 19 (tháng 10/2019) của Đỗ Thị Phượng; Tham luận “Mối quan hệ giữa dữ liệu điện tử và các nguồn chứng cứ khác” trình bày tại Hội thảo quốc tế chứng cứ điện tử trong giải quyết các vụ án

xâm phạm tình dục trẻ em của Tiến sĩ Nguyễn Đức Hạnh; Tham luận trình bày tại Hội thảo “Phòng chống tội phạm truyền thống và tội phạm phi truyền thống” của Tiến sĩ Trần Văn Hòa …Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này chưa mang tính nghiên cứu chuyên sâu mà chỉ đề cập đến các góc độ khác nhau về lý luận CCĐT như: làm rò khái niệm CCĐT, dữ liệu điện tử, phương tiện điện tử; các đặc điểm đặc trưng của CCĐT; đề cập đến phương pháp thu thập, đánh giá, sử dụng nguồn chứng cứ này trong giải quyết các vụ án hình sự trong giai đoạn hiện nay và hướng hoàn thiện cho chế định CCĐT hiện nay ở Việt Nam.

Những công trình nghiên cứu, những bài viết nêu trên đều có giá trị về về mặt lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu nêu trên và từ thực trạng áp dụng quy định chế định CCĐT theo quy định của BLTTHS 2015 của các CQTHTT, NTHTT trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2015 – 2019 trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự có sử dụng CCĐT, luận văn tiếp cận nghiên cứu chế định CCĐT cả về lý luận và thực tiễn nhằm làm rò các vấn đề lý luận về CCĐT theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay, đồng thời đánh giá thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về CCĐT trong thực tiễn thông qua các giai đoạn tố tụng giải quyết vụ án của các CQTHTT tại địa bàn TP.HCM

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu.

Việc nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu, phân tích, làm sáng rò các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn áp dụng chế định CCĐT theo pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam từ thực tiễn tại TP.HCM, từ đó đề xuất các quan điểm, các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về CCĐT như: quy định về quy trình, quy chuẩn cho quá trình chứng minh vụ án hình sự bằng chế định CCĐT; quy định chi tiết về quá trình thu giữ, bảo quản, giám định, sao lưu... CCĐT nhằm góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về CCĐT, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong thời kỳ mới, đảm bảo giải quyết đúng và nghiêm các hành vi phạm tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí