Chiến lược an ninh quốc gia Liên Bang Nga dưới chính quyền Tổng Thống V.Putin 2000 – 2008 - 13


thành văn kiện quan trọng hàng đầu của đất nước, là cơ sở hoạch định chính sách đối nội và đối ngoại dưới chính quyền Tổng thống V.Putin. Từ những kết quả đang diễn ra hàng ngày tại Liên bang Nga, mặc dù còn nhiều vấn đề tồn tại, nhưng vẫn phải khẳng định rằng Tổng thống V.Putin đã thành công trong việc làm hồi sinh đất nước.

Trong quan hệ với Việt Nam, từ Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga, nước Nga dưới chính quyền Tổng thống V.Putin đã đề ra Chiến lược đối ngoại mà trong đó Việt Nam được xác định là một trong những đối tác quan trọng của Liên bang Nga tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, là cầu nối trong việc tạo dựng mối quan hệ ổn định, thúc đẩy sự hợp tác toàn diện, cũng như quá trình xác lập vị thế của Nga ở khu vực này. Điều này đã thực sự trở thành cơ sở quan trọng cho việc xác lập mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia. Và đến năm 2001, quan hệ đó đã được hai Bên khẳng định là quan hệ đối tác chiến lược. Trong hai nhiệm kỳ tổng thống của V.Putin, quan hệ với Việt Nam thực sự khởi sắc so với giai đoạn trước trong nhiều lĩnh vực từ chính trị, kinh tế thương mại, an ninh quốc phòng, văn hóa giáo dục. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi tiếp tục phát triển mối quan hệ hợp tác trong những năm tiếp theo.

Bước sang giai đoạn phát triển tiếp theo của Liên bang Nga, giai đoạn lãnh đạo của Tổng thống D.Medvedev, với sự ủng hộ và hợp tác của Thủ tướng - vị Tổng thống cũ - V.Putin, Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga được tiếp nối bằng Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đến năm 2020 nhằm thực hiện mục tiêu nước Nga sẽ tiếp tục phát triển trong thế kỷ XXI. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải những chính sách đề ra, những hành động của Tổng thống Medvedev là hoàn toàn giống hoặc tiếp nối người tiền nhiệm Putin. Vị Tổng thống này hướng sự chú ý vào cải cách tư pháp và bộ máy hành chính vồn cồng kềnh và kém hiệu quả ở Nga. Đặc biệt, ông đã cố gắng giải quyết một trong những vấn đề đau đầu nhất tại đất nước này là nạn tham nhũng. Những bước tiến đầu tiên chính là việc phê chuẩn


Luật chống tham nhũng, yêu cầu những quan chức cấp cao (trong đó có cả tổng thống) phải công khai tài sản và thu nhập của bản thân, của vợ/chồng và con cái họ. Và với việc cách chức Thị trưởng Matxcơva (ngày 28/9/2010) đã thể hiện quyết tâm của ông trong việc làm trong sạch bộ máy nhà nước Nga, chống tham nhũng mà trước đây V.Putin thực hiện không hiệu quả. Ngoài ra, Tổng thống đã từng chỉ trích Thủ tướng V.Putin về vấn đề liên quan đến môi trường sinh thái (27/5/2010). Có thể thấy rằng, trong thời gian gần đây, Tổng thống D.Medvedev đã thể hiện được vai trò lớn hơn của mình trên trường quốc tế cũng như ở chính trường trong nước. Những gì diễn ra cho thấy nước Nga hiện nay vẫn đang phát triển cởi mở hơn, từng bước vượt qua khủng hoảng kinh tế, ổn định tình hình trong nước, khẳng định vị thế quốc tế hướng tới mục tiêu bảo đảm an ninh quốc gia Liên bang Nga nhưng với cách không giống trước - phong cách của Tổng thống D.Medvedev. Tuy nhiên, Tổng thống Medvedev vẫn nhận định rằng mối quan hệ vốn tốt đẹp giữa ông và Thủ tướng Putin là điều rất tốt cho đất nước trong tương lai ổn định và phát triển bền vững.

Cuối cùng, có thể khẳng định rằng, Liên bang Nga đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và đang trên con đường phát triển của mình. Vì thế, phong cách và hiệu quả từ những chiến lược, chính sách lãnh đạo của các thủ lĩnh quốc gia mà hiện nay là Tổng thống D.Medvedev và Thủ tướng V.Putin càng trở nên quan trọng. Việc ra đời cũng như thực thi Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga sẽ còn là bài học kinh nghiệm cho những thế hệ lãnh đạo đất nước Liên bang Nga sau này. Bằng đường lối lãnh đạo của mình, bộ đôi lãnh đạo D.Medvedev và V.Putin vẫn đang được số đông người dân Nga tín nhiệm và yêu mến. Nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam luôn đánh giá cao, tôn trọng họ, dõi theo và mong muốn nước Nga tiếp tục phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Tài liệu tiếng Việt

1. Đỗ Minh Cao (2009), Nước Nga chống tham nhũng, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 5, tr 55 - 66

Chiến lược an ninh quốc gia Liên Bang Nga dưới chính quyền Tổng Thống V.Putin 2000 – 2008 - 13

2. Hồ Châu (2001), Chiến lược đối ngoại của nước Nga thời kỳ V.Putin, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 3, tr 17 - 23

3. A.P. Côchétcốp (2004), Nước Nga trước thềm thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

4. Trương Dự (2006), Pu tin - Sự trỗi dậy của một con người, Nxb Lao động, Hà Nội

5. Nguyễn Hoàng Giáp (2005), Sự trỗi dậy của nước Nga và tác động của nó đến cân bằng lực lượng ở Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 1, tr 41 - 47

6. Nguyễn An Hà (chủ biên) (2008), Liên bang Nga trên con đường phát triển những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

7. Đường Anh Hào - Triệu Anh Ba (2008), Bản lĩnh Putin, Nxb Thanh niên, Hà Nội

8. Vũ Đình Hòe - Nguyễn Hoàng Giáp (Đồng chủ biên) (2008), Hợp tác chiến lược Việt - Nga những quan điểm, thực trạng và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

9. Trần Hiệp (2006), Chủ nghĩa khủng bố ở nước Nga: quá khứ, hiện tại và triển vọng của cuộc chiến chống khủng bố, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 1, tr 41 - 47

10. Hà Mỹ Hương (2006), Nước Nga trên trường quốc tế hôm qua, hôm nay và ngày mai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

11. Nguyễn Đình Hương (2005), Chuyển đổi kinh tế thị trường của Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội


12. Võ Đại Lược - Lê Bộ Lĩnh (2005), Quan hệ Việt Nga trong bối cảnh quốc tế mới, Nxb Thế giới, Hà Nội

13. Võ Đại Lược (chủ biên) (2003), Bối cảnh quốc tế và những xu hướng điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế ở một số nước lớn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

14. Nhật Minh (2008), Nước Nga trở lại, Tuần báo Thế giới và Việt Nam, số 80, tr 16 - 19

15. Leonid Mlechin (2008), Các đời Tổng thống Nga, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

16. Hồ Đắc Minh Nguyệt (2009), Những bước phát triển mới của quan hệ Việt - Nga, Tạp chí Thông tin đối ngoại, số 2, tr 48 - 50

17. Ngô Hoàng Oanh (dịch) (2005), Thông điệp của Tổng thống Putin năm 2005, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 3, tr 117 - 126

18. Lê Văn Sang (chủ biên) (2005), Cục diện kinh tế thế giới hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb Thế giới, Hà Nội

19. Nguyễn Thị Huyền Sâm (2005), Đánh giá trách nhiệm của Tổng thống B.Yeltsin trước thực trạng kinh tế, xã hội Liên bang Nga, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 4, tr 49 - 58

20. Nguyễn Thị Huyền Sâm (2009), Kinh tế - xã hội Liên bang Nga thời kỳ hậu Xô Viết, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

21. Ngô Sinh (tổng hợp) (2008), Nước Nga thời Putin, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội

22. Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Hữu Cát (chủ biên) (1997), Về mối quan hệ giữa Việt Nam - Liên bang Nga trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội


23. Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Văn Du (Đồng chủ biên) (2006), Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ với Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

24. Nguyễn Văn Tâm (2004), Kinh tế Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 43, tr 16 - 20 và số 44, tr 14 - 21

25. Thông tấn xã Việt Nam (2003), Thông điệp Liên bang năm 2003 của Tổng thống V.Putin, Tài liệu tham khảo đặc biệt số ngày 23/5, tr 7

26. Thông tấn xã Việt Nam (2004), Lực lượng vũ trang Nga và những ưu tiên địa chính trị, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 108, tr 1 - 13

27. Thông tấn xã Việt Nam (2004), Nước Nga qua những con số, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 121, tr 11 - 13

28. Thông tấn xã Việt Nam (2004), Về bản sắc dân tộc và việc tạo dựng hình ảnh của nước Nga, Tài liệu tham khảo đặc biệt số 235, tr 15 - 22

29. Thông tấn xã Việt Nam (2008), Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đến năm 2020, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 304, tr 9 - 12

30. Thông tấn xã Việt Nam (2009), Tương lai của NATO, Tài liệu tham khảo đặc biệt số 057, tr 20 - 28

31. Nguyễn Quang Thuấn (2006), Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI: thực trạng và triển vọng, Tạp chí Thông tin đối ngoại, số 3, tr 47 - 53

32. Nguyễn Quang Thuấn (2007), Quan hệ Nga - ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

33. Hình Quảng Trình, Trương Kiến Quốc (Chủ biên) (2009), Medvedev & Putin - Bộ đôi quyền lực, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội

34. Đinh Công Tuấn (2006), Các nhân tố tác động đến quan hệ Việt - Nga hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, tr 54 - 59


35. Nguyễn Mạnh Tùng (dịch) (2006), Thông điệp Liên bang năm 2006 của Tổng thống Liên bang Nga, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 3, tr 96 - 99

36. Lê Thanh Vạn (2008), Nước Nga hậu Putin: khởi đầu một phương thức lãnh đạo mới, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 72, tr 60 - 67

37. Chính sách đối ngoại của V.Putin: Thành tựu và thất bại,

http://vitinfo.com.vn/muctin/Quote

38. Di sản của Tổng thống V.Putin, http://vietbao.vn/The-gioi/65122911/161/

39. Mỹ công bố Chiến lược an ninh mới, http://www.vnexpress.net/GL/The- gioi/2010/05/3BA1C55E/

40. Nga: Chiến lược an ninh quốc gia đến năm 2020,

http://antg.cand.com.vn/vi-na/vuan/2009/6/69550.cand

41. Nga công bố Chiến lược an ninh quốc gia tới năm 2020,

http://www.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=164268&CatId

42. Tổng thống Putin và sự thành, bại về chính sách kinh tế, http://vietnamnet.vn/thegioi/2008/03/771284

43. Thông điệp liên bang cuối cùng của Tổng thống Nga Vladimir Putin, http://www.lanhdao.net/vn/thuvien/tulieu//122823/index.aspx


Tài liệu tiếng Nga

44. Примаков Е. (2005), Россия 2004, Русская Газета № 17/1 - 2005

45. Радыгин А. (2004), Россия в 2000 - 2004 годах на пути к государственному капитализму, Вопросы экономики № 4 - 2004

46. М. Титаренко (2005), Российские интересы в АТР, Азия и Африка № 4 - 2005

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 25/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí