Lý Thuyết Trật Tự Phân Hạng (The Pecking-Order Theory)


quan tâm đến lợi ích cổ đông. Kết quả là hiệu quả đầu tư bị ảnh hưởng đáng kể, dẫn đến hiện tượng đầu tư quá mức hoặc dưới mức và mẫu thuẫn giữa các cổ đông và chủ nợ công ty.

Trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng luôn là người có ít thông tin về dự án, về mục đích sử dụng khoản tín dụng được cấp hơn khách hàng. Do đó, để đảm bảo an toàn trong hoạt động của mình, bản thân các tổ chức tín dụng phải xử lý thông tin bất cân xứng để hạn chế lựa chọn nghịch lợi và rủi ro đạo đức lại nhằm cho vay đúng người đúng đối tượng và giám sát chặt chẽ để khách hàng vay vốn có hành vi đúng đắn nhằm đảm việc thu hồi cả gốc và lãi khoản tín dụng đã cấp ra.

2.1.2 Lý thuyết chi phí đại diện (The Agency Theory)


Lý thuyết này được trình bày bởi Jensen và Mecking (1976) và Jensen (1986) cho rằng quyết định cấu trúc vốn dựa trên vấn đề đại diện giữa cổ đông và người quản lý công ty. Khi mà các cổ đông bị giới hạn hoặc mất quyền kiểm soát đối với nhà quản lý thì nhà quản lý sẽ có động cơ tiến hành các hoạt động tư lợi cho bản thân và có thể làm hại đến quyền lợi của cổ đông. Jensen (1986) cho rằng vấn đề về chi phí đại diện sẽ trở nên nghiêm trọng khi doanh nghiệp có dòng tiền vượt quá mức cần thiết để thực hiện các dự án có hiện giá ròng NPV dương. Ông gọi dòng tiền dôi dư là dòng tiền tự do. Bên cạnh đó, việc sử dụng nợ cũng làm nảy sinh hai vấn đề cơ bản. Thứ nhất, nó làm giảm chi phí đại diện giữa cổ đông và nhà quản lý. Bởi lẽ dòng tiền tự do giảm do cam kết thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chủ nợ .Thứ hai, nó làm tăng chi phí đại diện giữa chủ nợ và cổ đông. Cổ đông có thể đầu tư vào dự án có mức rủi ro cao, chủ nợ yêu cầu mức lợi nhuận cao hơn, tương xứng với rủi ro của khoản nợ cho vay. Do đó, lợi nhuận của dự án sẽ dồn về cho chủ nợ hơn là cổ đông. Myer (1977) gợi ý xa hơn là sự hiện diện của nợ có thể khiến cho những dự án có NPV dương bị từ chối. Do chấp nhận dự án này thì rủi ro tài chính sẽ tăng và giá trị chuyển đổi từ cổ đông sang chủ nợ. Do đó, chủ nợ sẽ đòi mức lãi suất cao hơn và kiên quyết áp dụng những ràng buộc hạn chế vay vốn như khế ước vay nợ và sử dụng công cụ giám sát.


2.1.3 Lý thuyết trật tự phân hạng (the pecking-order theory)


Thuyết trật tự phân hạng được nghiên cứu khởi đầu bởi Myers và Majluf (1984) giả thuyết rằng ban quản trị biết về hoạt động tương lai của doanh nghiệp nhiều hơn các nhà đầu tư bên ngoài (thông tin bất cân xứng) và việc quyết định tài chính có lẽ cho biết mức độ kiến thức của nhà quản lý và sự không chắc chắn về lưu lượng tiền mặt tương lai. Thông tin bất cân xứng tác động đến lựa chọn giữa tài trợ nội bộ và tài trợ từ bên ngoài, và giữa phát hành mới chứng khoán nợ và chứng khoán vốn cổ phần. Điều này đưa tới một trật tự phân hạng, theo đó đầu tư sẽ được tài trợ trước tiên bằng vốn nội bộ, chủ yếu là lợi nhuận giữ lại; rồi mới đến phát hành nợ mới; và cuối cùng bằng phát hành cổ phần mới. Phát hành vốn cổ phần mới thường là phương án cuối cùng khi công ty đã sử dụng hết khả năng vay nợ, tức là, khi mối đe dọa của các chi phí kiệt quệ tài chính làm cho các chủ nợ hiện hữu cũng như giám đốc tài chính của các công ty lo âu. Lý thuyết trật tự phân hạng còn giải thích tại sao các doanh nghiệp có khả năng sinh lời thường vay ít hơn – không phải vì họ có tỷ nợ mục tiêu thấp mà vì họ không cần tiền bên ngoài. Các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi ít hơn thì phát hành nợ vì họ không có các nguồn vốn nội bộ đủ cho chương trình đầu tư vốn vì tài trợ nợ đứng đầu trong trật tự phân hạng của nguồn tài trợ từ bên ngoài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

2.2 Mối quan hệ giữa thông tin bất cân xứng và nợ vay ngân hàng


Chất lượng các khoản dồn tích và khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng - Phân tích thực nghiệm tại Việt Nam - 3

Ngân hàng đơn thuần chỉ là một tổ chức kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Cấp tín dụng là một trong những nghiệp vụ kinh doanh chính của các ngân hàng. Có thể hiểu cấp tín dụng một cách đơn giản là việc ngân hàng cho khách hàng "vay" một khoản tiền trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó khách hàng có nghĩa vụ hoàn trả "khoản vay" nêu trên cho ngân hàng cộng với khoản "lãi" kèm theo. Việc "vay mượn" giữa ngân hàng và khách hàng được lập thành hợp đồng tín dụng và trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu một bên có nhiều thông tin hơn có thể có những hành vi gây tổn hại đến bên có ít thông tin hơn. Đây chính là vấn đề bất cân xứng về thông tin trong các hoạt động của nền kinh tế. Sự hiện diện của thông tin


bất cân xứng giữa người đi vay và người cho vay được sử dụng bởi bởi các tài liệu tài chính như một cách giải thích truyền thống lý do tại sao vốn không phải lúc nào cũng chảy tới các công ty có cơ hội đầu tư hiệu quả (Stiglitz và Weiss, 1981).

Hai hành vi phổ biến nhất do thông tin bất cân xứng gây ra là lựa chọn nghịch “adverse selection” và rủi ro đạo đức “moral hazard” (George Akerlof, Michael Spense và Joseph Stiglitz; 1970). Lựa chọn nghịch là hành động xảy ra trước khi ký kết hợp đồng của bên có nhiều thông tin có thể gây tổn hại cho bên ít thông tin hơn. Rủi ro đạo đức lại là hành động của bên có nhiều thông tin hơn thực hiện sau khi ký kết hợp đồng có thể gây tổn hại cho bên có ít thông tin hơn. Trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng luôn là người có ít thông tin về dự án, về mục đích sử dụng khoản tín dụng được cấp hơn khách hàng. Do đó, để đảm bảo an toàn trong hoạt động của mình, bản thân các tổ chức tín dụng phải xử lý thông tin bất cân xứng để hạn chế lựa chọn nghịch lợi và rủi ro đạo đức lại nhằm cho vay đúng người đúng đối tượng và giám sát chặt chẽ để khách hàng vay vốn có hành vi đúng đắn nhằm đảm việc thu hồi cả gốc và lãi khoản tín dụng đã cấp ra. Từ quan điểm lý thuyết đại diện, có những cơ chế kiểm soát khác nhau (như kiểm soát chất lượng báo cáo tài chính và sự công khai tình hình tài chính…) nhằm làm giảm vấn đề thông tin bất cân ứng, rủi ro thông tin và kiểm soát tốt hơn từ đó giảm hành vi cơ hội của người quản lý (Bushman và Smith, 2001; Healy và Palepu, 2001; Hope và Thomas, 2008). Theo các nghiên cứu trước đây, ngân hàng giám sát “người đi vay” hiệu quả hơn các tổ chức tín dụng, cá nhân cho vay khác (Fama, 1985; Houston and James, 1996; Blackwell and Kidwell, 1988; Diamond, 1984, 1991) và ngân hàng có khả năng thiết lập hoặc tái thiết lập các điều khoản của hợp đồng tín dụng dựa trên đặc điểm của người đi vay (Bharath et al., 2008). Việc giám sát này gắn liền với lợi ích của nhà quản trị và các cổ đông và hạn chế các vấn đề rủi ro đạo đức liên quan đến đầu tư dưới mức (Myers, 1977), đầu tư không có lợi nhuận (Hoshi và cộng sự, 1991) và chuyển dịch tài sản (Jensen và Mecking, 1976). Hơn thế nữa, nợ ngân hàng cũng làm giảm thông tin bất cân xứng liên quan đến nợ công chúng (vay từ doanh nghiệp


khác, vay cá nhân) vì tín hiệu tài trợ từ ngân hàng là thông tin tích cực về chất lượng tín dụng do đó làm tăng uy tín công ty (Diamond, 1991; Yoha, 1995).

2.3 Chất lượng các khoản dồn tích và khả năng tiếp cận nợ vay ngân hàng


2.3.1 Khái niện các khoản dồn tích


Theo chuẩn mực kế toán Viện Nam hiện hành quy định nguyên tắc cơ sở dồn tích được định nghĩa như sau: “Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền”. Các doanh nghiệp hiện nay sử dụng nguyên tắc kế toán dồn tích, do đó sẽ có sự chênh lệch giữa thu nhập kế toán và dòng tiền của doanh nghiệp. Khoảng chênh lệch này gọi là các khoản dồn tích. Hay nói cách khác, thu nhập kế toán của doanh nghiệp sẽ có hai thành phần là thành phần dòng tiền và thành phần dồn tích. Thành phần dồn tích trong thu nhập kế toán là những phần doanh thu chưa thực thu bằng bằng tiền gọi là doanh thu dồn tích (revenue accruals) hoặc chi phí chưa thực chi bằng tiền gọi là chi phí dồn tích (expense accruals). Lấy ví dụ về nghiệp vụ doanh nghiệp bán chịu hàng hóa có giá trị 10 tỷ đồng cho khách hàng của mình, khoản tiền này sẽ được khách hàng thanh toán vào kỳ kế toán năm sau, như vậy theo cơ sở dồn tích thì khoản tiền 10 tỷ đồng này vẫn được ghi nhận là doanh thu tương ứng với khoản phải thu, đây là một loại của doanh thu dồn tích. Tương tự như doanh thu dồn tích, chi phí dồn tích chính là chi phí đã phát sinh nhưng chưa có dòng tiền ra ví dụ như doanh nghiệp thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh thanh toán bằng phương thức trả sau, khoản tiền thuê này sẽ được ghi nhận là là chi phí đã phát sinh ở kỳ kế toán này nhưng thực tế tiền mới phát sinh ở kỳ kế toán sau. Trong kế toán, các khoản doanh thu dồn tích sẽ tương ứng với các khoản tải sản và chi phí dồn tích sẽ tương ứng với với các khoản nguồn vốn. Do đó, khi xuất hiện một khoản dồn tích nó sẽ ảnh hưởng đến cả bảng cân đối kế toán lẫn kết quả hoạt động kinh doanh. Hầu hết các khoản dồn tích đều sẽ gặp hiện tượng “đảo chiều bút toán dồn tích (accruals reversal)”, hiện tượng này sẽ xảy


ra khi doanh nghiệp thanh toán các khoản phải trả cho nhà cung cấp hoặc nhận được tiền khi khách hàng thanh toán các khoản phải thu.

2.3.2 Đặc điểm và vai trò của các khoản dồn tích trong hoạt động doanh nghiệp

Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, các khoản dồn tích có các đặc điểm sau:

2.3.2.1 Các khoản dồn tích có tính bền vững kém hơn so với dòng tiền

Sloan (1996) cho rằng tính bền vững của khoản dồn tích so với dòng tiền là do những yếu tố chủ quan của các nhà quản trị muốn thao túng các thông tin trên báo cáo tài chính, làm cho các khoản dồn tích có độ tin cậy thấp. Hribar (2002) đưa ra hai nguyên nhân nhằm giải thích cho hiện tượng này. Nguyên nhân thứ nhất đưa ra tương tự như với cách giải thích của Sloan (1996), Hribar (2002) cũng đồng ý rằng các nhà quản trị cố tình làm sai lệch thông tin trên báo cáo tài chính nhằm điều chỉnh thu nhập kế toán theo ý muốn, điều này làm cho các khoản dồn tích trở nên kém tin cậy, ảnh hưởng đến việc giảm độ bền vững của các khoản dồn tích trong thu nhập. Nguyên nhân thứ hai được Hribar (2002) đưa ra là các khoản dồn tích bị đo lường sai lệch. Nghiên cứu của Dechow và Dechew (2002) cho rằng chất lượng các khoản dồn tích – đo lường bằng sai số chuẩn trong ước lượng các khoản dồn tích – càng thấp tính bền vững của thu nhập càng thấp điều này đến từ cả năng lực của kế toán cùng ban quản trị và hiện tượng thao túng các số liệu kế toán. Schipper và Vincent (2003) cho rằng tính bền vững của các khoản dồn tích đến từ thiếu sót của các chuẩn mực kế toán, họ cho rằng các chuẩn mực kế toán càng không chặt chẽ ( quá nhiều chổ ước tính, dự đoán, hoặc dựa vào ý chí quản trị) thì lợi nhuận kế toán có độ bền vững thấp. Trong khi đó, Richardson và cộng sự (2005) lại cho rằng: trong các khoản dồn tích, có những thành phần ước lượng rất khó chính xác, ước lượng những khoản này thường xuất hiện sai số đo lường, làm cho các khoản dồn tích tăng tính kém bền vững. Dechow và Ge (2006) lại phát hiện ra rằng: tính bền vững thấp của các khoản dồn tích là do các khoản bất thường gây ra. Cụ thể, các


doanh nghiệp có xu hướng điều chỉnh các khoản dồn tích thông qua các khoản bất thường như là việc ghi giảm các khoản phí trong thu nhập, từ đó làm giảm tính bền vững trong thu nhập.

2.3.2.2 Vai trò khử nhiễu trong thu nhập của các khoản dồn tích.

Theo chuẩn mực số 95 của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (FASB) thì các khoản dồn tích chính là sự thay đổi trong vốn lưu động không bằng tiền trừ đi chi phí khấu hao tài sản cố định. Tác giả sẽ phân tích 2 thành phần vốn lưu động ròng và thành phần khấu khâu trong tài sản cố định.

Đối với thành phần vốn lưu động ròng: Vai trò của khoản dồn tích đã được Dechow (1994), Watts và cộng sự (1996), Dechow và Watts (1998), Dechow và Dechew (2002) đề cập trong nghiên cứu của họ như là những khoản làm giảm đi sự nhiễu của dòng tiền hoạt động phát sinh do các yếu tố bên ngoài cũng như các hành động thao túng báo cáo tài chính của người quản lý gây ra đối với các khoản mục trong vốn lưu động doanh nghiệp. Nếu so sánh với lợi nhuận kế toán, dòng tiền hoạt động có độ nhiễu cao hơn vì nó không chứa các khoản tài sản lưu động kém bền vững như hàng tồn kho, các khoản trả trước của khách hàng, tài khoản phải thu và các khoản nợ ngắn hạn khác như doanh thu chưa thực hiện, các khoản dự phòng hay khoản phải trả. Các khoản này có đặc điểm là không phát sinh dòng tiền ở hiện tại nhưng có thể phát sinh trong những kì kế toán tiếp theo. Do đó, dòng tiền sẽ không phản ánh chính xác được tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Để hiểu rõ hơn về vai trò khử nhiễu của các khoản dồn tích, tác giả xem xét một doanh nghiệp bắt đầu thuê một địa điểm làm trụ sở kinh doanh tại thời điểm gần cuối năm tài chính nhưng lại chậm chi trả tiền thuê địa điểm và phải hoãn lại cho đến năm sau. Sự chậm trễ này có thể là do các hoạt động bên ngoài như gián đoạn ở tài khoản ngân hàng hay các sự cố ngoài ý muốn khác (các yếu tố ngoại sinh). Cũng có thể là do doanh nghiệp trong kỳ kế toán có dòng tiền rất âm, các nhà quản trị doanh nghiệp muốn thu hút đầu tư nên cố ý hoãn việc chi trả cho đến năm sau (yếu tố thao túng báo cáo tài chính). Sự trì hoãn này sẽ làm cân bằng hơn dòng


tiền của doanh nghiệp ở kỳ này, do đó dòng tiền sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ là tạm thời trong một kỳ kế toán đó và đến khi thanh toán được thực hiện, dòng tiền doanh nghiệp lại âm như một hệ quả tất yếu. Vấn đề này được các khoản dồn tích giải quyết như sau, doanh nghiệp tuy không thực hiện trả khoản tiền thuê địa điểm nhưng vẫn phải ghi nhận đó là một khoản chi phí tại thời điểm phát sinh và ghi nhận dưới hình thức là khoản phải trả, đây là một thành phần trong các khoản dồn tích và do đó, việc thanh toán chưa được doanh nghiệp thực hiện nhưng chi phí vẫn sẽ được ghi nhận trong thu nhập. Điều này cho rằng, thu nhập kế toán phản ánh trung thực hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp hơn là dòng tiền hoạt động nhờ vào vai trò khử nhiễu của thành phần tài sản vốn lưu động ròng trong các khoản dồn tích. Đối với thành khấu hao tài sản cố định. Tương tự với thành phần tài sản lưu động của doanh nghiệp, thành phần khấu hao tài sản cố định cũng giúp việc phản ánh chi phí của doanh nghiệp được trung thực hơn. Lấy ví dụ một doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị mới, trong kỳ kế toán đó, dòng tiền âm của doanh nghiệp sẽ là rất lớn vì đầu tư vào máy móc thiết bị này. Do đó, nếu xem xét hoạt động của một doanh nghiệp qua dòng tiền thì đây sẽ là một kỳ hoạt động không hiệu quả vì dòng tiền rất âm. Tuy nhiên, bằng việc khấu hao tài sản cố định, giá trị của tài sản cố định sẽ được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời sử dụng hữu ích của tài sản đó, những phân bổ này sẽ đưa vào chi phí của doanh nghiệp trong kỳ và do đó làm cho thu nhập phản ánh hợp lý hơn dòng tiền của doanh nghiệp. Từ những phân tích trên, ta thấy rằng dồn tích đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho báo cáo tài chính thể hiện chính xác tính hình doanh nghiệp.

2.3.3 Mối liên hệ giữa chất lượng các khoản dồn tích và chất lượng báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là một hệ thống các số liệu và phân tích cho ta biết tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh và dòng tiền của một doanh nghiệp. Mục tiêu của Báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin tài chính hữu ích cho người sử dụng trong việc ra quyết định kinh tế. Thông tin trên báo cáo tài chính là một nguồn


thông tin quan trọng trong việc giảm thiểu các vấn đề liên quan đến rủi ro cho vay và bất cân xứng thông tin. Nếu các nguyên tắc, trình bày báo cáo tài chính không đầy đủ, rõ ràng, thiếu tính đồng bộ và khó áp dụng sẽ khiến báo cáo tài chính trở nên kém hữu ích và khả dụng.

Điều chỉnh báo cáo tài chính để có kết quả tốt hay nói cách khác là làm đẹp báo cáo tài chính (Window dressing) là hành vi phổ biến của nhà quản lý để đạt được mục đích của họ. Làm đẹp báo cáo tài chính thông qua điều chỉnh lợi nhuận là phổ biến nhất vì lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng và dễ gây sự chú ý nhất cho người đọc báo cáo tài chính. Có rất nhiều lý do dẫn đến hành động điều chỉnh lợi nhuận như: chế độ trả công dành cho người quản lý theo mức lợi nhuận, điều chỉnh lợi nhuận để tránh vi phạm điều khoản hợp đồng vay, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tạo hình ảnh tốt về công ty để thu hút đầu tư từ bên ngoài…v.v. Do đó, khi có cơ hội các nhà quản trị sẽ thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận theo chủ ý của họ. Để phát hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị có thể có nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể là trực tiếp kiểm tra đối chiếu giữa báo cáo tài chính với các sổ sách, chứng từ liên quan của những doanh nghiệp nghi ngở có điều chỉnh lợi nhuận. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ được thực hiện thông qua các cơ quan có thẩm quyền như thanh tra thuế, kiểm toán…v.v. Các đối tượng sử dụng thông tin khác như các nhà nghiên cứu, nhà đầu tư rất khó sử dụng phương pháp này.

Một phương pháp khác phát hiện giạn lận, làm đẹp báo cáo tài chính là dựa vào cơ sở kế toán được vận dụng để lập báo cáo tài chính: Đó là cơ sở dồn tích. Như đã trình bày ở 2.3.1, cơ sở dồn tích là mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Trong khi đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập trên cơ sở tiền, các nghiệp vụ chỉ được ghi nhận khi có số tiền thực thu, thực chi. Từ đó, chênh lệch giữa lợi nhuận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và dòng tiền trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ tạo ra những

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 09/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí