CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1 Lý do chọn đề tài
Báo cáo tài chính là một trong những phương tiện chủ yếu để các bên thứ ba đánh giá và đưa ra quyết định. Các nhà tổ chức chuyên nghiệp tập trung phần lớn nguồn lực để phân tích báo cáo tài chính của nhiều công ty khác nhau để ra quyết định đầu tư, khách hàng xem xét báo cáo tài chính để tìm ra đối tác hoạt động hiệu quả và đặc biệt các chủ nợ cũng đánh giá việc cho vay thông qua báo cáo tài chính. Hoạt động vay vốn ngân hàng là hoạt động quan trọng và xảy ra thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kiểm tra báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp ngân hàng xác định tài sản của công ty có thể dùng làm tài sản thế chấp, đánh giá khả năng tạo dòng tiền trong tương lại, đánh giá khả năng trả nợ và phân tích rủi ro của công ty trong việc xác định lại suất cho vay. Việc doanh nghiệp có tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng được hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng báo cáo tài chính. Vì vậy để chứng minh báo cáo tài chính minh bạch, thông tin xác thực và đáng tin cậy, báo cáo tài chính đòi hỏi phải được kiểm toán từ một đơn vị độc lập. Việc kiểm toán chỉ mang tính chất thời điểm và nhằm mục đích kiểm ra rằng liệu báo cáo tài chính có được sự khách quan, trung thực và tuân thủ chuẩn mực trên khía cạnh trọng yếu hay không. Đối với chỉ tiêu lợi nhuận, hạn chế của kiểm toán là không quan tâm đến tính bền vững và mối quan hệ giữa các chỉ số này về mặt ý nghĩa tài chính theo thời gian vì trong đó có thành phần dồn tích đóng vai trò quan trọng và chi phối chất lượng của lợi nhuận và báo cáo tài chính.
Hiện nay, việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu về dồn tích chưa được chú trọng tại Việt Nam. Đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Chính vì vậy, dựa trên bài nghiên cứu gốc của Pedro J. García-Teruel, Pedro Martínez-Solano, Juan Pedro Sánchez-Ballest của University of Murcia nghiên cứu các công ty tại Tây Ban Nha, với đề tài “The role of accruals quality in the access to bank debt”, đăng trên
tạp chí Journal of Banking & Finance (2014). Tôi chọn đề tài: “Chất lượng các khoản dồn tích và Khả năng tiếp cận vốn vay Ngân hàng – Phân tích thực nghiệm tại Việt Nam.” để tìm ra mối quan hệ giữa chất lượng các khoản dồn tích đại diện cho chất lượng lợi nhuận và tỷ lệ nợ đại diện do khả năng tiếp vốn vay của doanh nghiệp. Dựa trên mối quan hệ, tác giả kiến nghị nhiều giải pháp để ứng dụng rộng rãi chỉ tiêu chất lượng các khoản dồn trong quản lý doanh nghiệp và xây dựng thang đo đánh giá hạn mức tín dụng dựa trên chất lượng các khoản dồn tích trong lĩnh vực tín dụng.
Có thể bạn quan tâm!
- Chất lượng các khoản dồn tích và khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng - Phân tích thực nghiệm tại Việt Nam - 1
- Lý Thuyết Trật Tự Phân Hạng (The Pecking-Order Theory)
- Ảnh Hưởng Của Chất Lượng Các Khoản Dồn Tích Và Khả Năng Tiếp Cận Nợ Vay Ngân Hàng
- Ước Lượng Biến Đại Diện Cho Chất Lượng Dồn Tích
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Từ nghiên cứu của Dechow (1994) và Sloan (1996) đã mở đầu cho hàng loạt các nghiên cứu tiếp theo về các khoản dồn tích và mối quan hệ giữa với chất lượng lợi nhuận. Nguyên tắc kế toán dồn tích thừa nhận rằng, lợi nhuận kế toán bao gồm hai thành phần: thành phần dồn tích (accrual) và thành phần tiền (cash). Thành phần tiền là dòng tiền công ty thực tế thu hoặc chi trong quá trình sản xuất kinh doanh, còn thành phần dồn tích là con số bắt nguồn từ quá trình hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không cần biết nghiệp vụ đã thực thu hoặc thực chi tiền hay chưa. Theo nghiên cứu trước đây của Subramanyam và John J.Wild (2008); Dechow (1994 và 1998) cho rằng: Cả hai thành phần này đều đóng góp vào chất lượng lợi nhuận nhưng vì thành phần tiền thường có xu hướng bền vững hơn thành phần dồn tích” nên nếu lợi nhuận được hình thành chủ yếu từ thành phần dồn tích thì lợi nhuận sẽ có chất lượng thấp hơn so với lợi nhuận được hình thành chủ yếu từ thành phần tiền. Nghiên cứu của Sloan (1996) chỉ ra rằng mặc dù kế toán dồn tích ưu việt hơn so với kế toán bằng tiền nhưng thành phần dồn tích lại ít quan trọng hơn thành phần tiền trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty. Các nghiên cứu sau này sử dụng các khoản dồn tích để đo lường cho chất lượng báo cáo tài chính trong các nghiên cứu của Dechow và Dichev (2002), Kasznik (1999); McNichols và Stubben (2008). Báo cáo tài chính có chất lượng càng cao, doanh nghiệp càng dễ dàng tiếp cận vốn ngân hàng hơn (Pedro J. García-Teruel; Pedro Martínez-Solano; Juan Pedro Sánchez-Ballest, 2014)
Vai trò của bất cân xứng thông tin trong hợp đồng nợ ngân hàng cũng là một khía cạnh được đặc biệt quan tâm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Với sự hiện diện của các khiếm khuyết thị trường này, các định chế tài chính phải đối mặt với vấn đề lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức, làm cho việc đánh giá dự án đầu tư của bên vay và theo dõi các hành vi cơ hội của họ trở nên khó khăn. Các nghiên cứu trước đây của Andersons và Makhija (1999), Hook (2003), Denis và Mihov (2003) đã tập trung vào tác động và mối liên hệ giữa thông tin thông tin bất cân xứng và vay nợ ngân hàng của doanh nghiệp. Ngân hàng sử dụng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính để ước lượng dòng tiền dự kiến trong tương lai của khách hàng vay và đánh giá khả năng trả nợ của họ (Berger và Udell, 2006). Nghiên cứu của Francis (2005) cũng chỉ ra rằng độ chính xác của lợi nhuận là yếu tố để giảm rủi ro thông tin đối với người cho vay, cải thiện các điều khoản trong hợp đồng vay. Một câu hỏi đặt ra vậy trên khía cạnh ngân hàng, có xem xét thành phần dồn tích trong quá trình vay vốn ngân hàng để giảm thiểu rủi ro thông tin bất cân xứng hay không? Bài nghiên cứu này sẽ kiểm định mối liên hệ giữa chất lượng các khoản dồn tích có liên quan tới chất lượng lợi nhuận và khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng. Cụ thể, bài nghiên cứu này tập trung giải quyết các các mục tiêu sau:
- Tìm ra mối quan hệ giữa chất lượng các khoản dồn tích và khả năng vay nợ ngân hàng của doanh nghiệp niên yết tại Việt Nam.
- Đề xuất việc nâng cao chất lượng thông tin kế toán để giảm thiểu rủi ro thông tin dẫn tới hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp và khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng. Gợi ý vận dụng kết quả nghiên cứu xây dựng chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng dựa trên chất lượng các khoản dồn tích, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.
Để đạt được mục tiêu của luận văn đặt ra ở trên, nội dung chính của luận văn cần phải trả lời được câu hỏi sau:
- Có tồn tại mối liên hệ giữa chất lượng các khoản dồn tích và khả năng tiếp cận nợ ngân hàng tại Việt Nam hay không ?
- Cần đề xuất một số kiến nghị nào đối với việc ứng dụng các khoản dồn tích tại thị trường Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu của bài nghiên cứu này là nghiên cứu sự tương quan giữa chất lượng các khoản dồn tích và tỷ lệ nợ vay ngân hàng của các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên sàn HOSE và HNX từ năm 2009-2015. Các công ty được thu thập dữ liệu phải từ báo cáo tài chính thường niên đã được kiểm toán trong giai đoạn nghiên cứu.
1.3 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Khung lý thuyết của bài nghiên cứu này dựa trên lý thuyết thông tin bất cân xứng (The Asymmectric Information Theory), lý thuyết chi phí đại diện (The Agency Theory) của Jensen và Meckling (1976), Lý thuyết trật tự phân hạng (the pecking-order theory) của Myers và Majluf (1984) và phương pháp tiếp cận từ nghiên cứu của Pedro J. García-Teruel, Pedro Martínez-Solano, Juan Pedro Sánchez-Ballest (2014) để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.
Phân tích thực nghiệm được thực hiện với dữ liệu bảng trên 495 doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam từ năm 2009 - 2015, dữ liệu bảng có thể kiểm soát tốt vấn đề không đồng nhất (heterogeneity) giữa các công ty. Bài nghiên cứu của tác giả phân tích mối quan hệ giữa vay nợ ngân hàng và chất lượng các khoản dồn tích bằng mô hình hồi quy theo dữ liệu bảng kết hợp với phân tích tác động cố định của từng công ty bằng phương pháp fixed effect (FEM) sau đó sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu 2 giai đoạn (2SLS) để khắc phục hiện tượng nội sinh và phương pháp GLS để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan sẽ đạt được kết quả chính xác và đáng tin cậy hơn.
1.4 Tính mới và tính đóng góp của đề tài
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về các khoản dồn tích và xu hướng nghiên cứu thay đổi theo thời gian. Các nghiên cứu nổi bật trong thế kỷ 20 là nghiên cứu của Dechow (1994 và 1998) đã chỉ ra thành phần dồn tích là thông tin hữu ích để đo lường hiệu quả hoạt động của công ty. Sloan (1996) đánh giá chất lượng lợi
nhuận dựa trên các khoản dồn tích và kết quả là thành phần dồn tích có xu hướng ít bền vững hơn thành phần tiền trong báo cáo lợi nhuận được công bố. Tiếp theo nghiên cứu của Sloan (1996) là hàng loạt các nghiên cứu về chất lượng các khoản dồn tích ra đời trong thế kỷ 21 của Dechow và Dichew (2002), McNichols (2002), Ball và Shivakumar (2006). Ngoài ra, các khoản dồn tích còn xuất hiện trong nghiên cứu về chất lượng báo cáo tài chính của Gomariz và Ballesta (2014). Trên lĩnh vực đầu tư, các nghiên cứu của nhóm tác giả Ray Ball; Joseph Gerakos; Juhani; Valeri Nikolaev (2015) so sánh tác động của lợi nhuận hoạt động của cơ sở tiền và lợi nhuận hoạt động của cơ sở dồn tích đối với tỷ suất sinh lợi kỳ vọng chứng khoán trong tương lai. Nghiên cứu mối liên hệ giữa các khoản dồn tích và khả năng tiếp cận nợ vay ngân hàng của nhóm tác giả Pedro J. García-Teruel, Pedro Martínez- Solano, Juan Pedro Sánchez-Ballest (2014) là nghiên cứu mới nhất về vấn đề này được đăng trên tạp chí uy tín, xếp hạng Q1: Journal of Banking & Finance. Ý tưởng của nghiên cứu này là xây dựng chỉ số đánh giá chất lượng tín dụng thông qua chất lượng các khoản dồn tích. Đây là một ý tưởng mới mẽ về việc ứng dụng nghiên cứu về các khoản dồn tích.
Tại Việt Nam, có một số tác giá đã nghiên cứu về khoản dồn tích như Lê Quang Minh & các tác giả (2013) và Nguyễn Thu Hằng & các tác giả (2014). Các nghiên cứu này đều cho thấy khoản dồn tích có tính bền vững thấp hơn dòng tiền, làm đảo chiều lợi nhuận kế toán trong tương lại. Cùng nghiên cứu về vấn đề dồn tích, tuy nhiên, luận văn này có nhiều điểm khác biệt so với các nghiên cứu của các tác giả trước: (i) luận văn tập trung nghiên cứu mối liên hệ giữa chất lượng các khoản dồn tích và khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp niêm yết tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2009 đến 2015 từ đó làm rõ mối liên hệ giữa chất lượng lợi nhuận và thông tin bất cân xứng trong quá trình tiếp cận vốn vay ngân hàng. Bên cạnh đó, (ii) luận văn sử dụng công thức cách tính toán của Dechow và Dichev (2002) và được hiểu chỉnh, phát triển bởi McNichols (2002); Ball và Shivakumar (2006) khác với cách tính toán của Lê Quang Minh và các tác giả (2013) dựa trên mô hình của Sloan (1996) tính toán khoản dồn tích bằng chênh lệnh
của thu nhập và dòng tiền, và khác với cách tính toán của Nguyễn Thu Hằng và các tác giả (2014) sử dụng cách tính toán của Richardson (2005). Với cách tính toán này, luận văn đã loại bỏ các khoản dồn tích dài hạn, phù hợp với với đặc tính kém bền vững của các khoản dồn tích nên chỉ tác động đến chất lượng lợi nhuận và báo cáo tài chính trong ngắn hạn, cụ thể là năm tài chính tiếp theo. (iii) Khác với nghiên cứu của Lê Quang Minh (2013), luận văn sử bằng phương pháp fixed effect (FEM) sau đó sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu 2 giai đoạn (2SLS) và phương pháp GLS để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan sẽ đạt được kết quả chính xác hơn.
Về mặt đóng góp của luận văn: bài nghiên cứu vận dụng nhiều lý thuyết về mối quan hệ giữa các khoản dồn tích và chất lượng báo cáo tài chính. Đứng trên góc độ doanh nghiệp, bài nghiên cứu này có thể hé lộ một số phương pháp để các nhà quản lý có thể quản trị chất lượng báo cáo tài chính, nâng cao chất lượng thông tin kế toán. Đứng góc độ ngân hàng, đề xuất xem xét tính toán các hệ số dồn tích để đánh giá chất lượng lợi nhuận và đánh giá rủi ro thông tin bất cân xứng trong hoạt động cho vay. Ý tưởng lớn lao của nghiên cứu là dựa trên các khoản dồn tích, chúng ta xây dựng một thang đo về chất lượng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng. Từ đó giảm thiểu rủi ro nợ quá hạn hay nợ xấu trong thị trường tín dụng hiện nay. Về mặt học thuật, việc kiểm định được tính quan hệ giữa chất lượng thành phần dồn tích và tỷ lệ nợ sẽ tạo ra nhiều vấn đề gợi mở liên quan đến lý thuyết về vai trò các khoản dồn tích, chất lượng lợi nhuận, thông tin bất cân xứng và chất lượng tín dụng của ngân hàng tại Việt Nam. Luận văn làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về các khoản dồn tích, hệ số dồn tích trong việc quản lý, đánh giá chất lượng báo cáo tài chính doanh nghiệp tại Việt Nam. Chẳng hạn như nghiên cứu về việc xác định một tiêu chuẩn để làm căn cứ đánh giá cho hệ số dồn tích bao nhiêu là tốt, bao nhiêu là xấu trong việc quản lý, thẩm định doanh nghiệp.
1.5 Nội dung của bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu này sẽ kiểm định xem ở Việt Nam có tồn tại mối quan hệ giữa thành phần dồn tích và khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng.
Bài nghiên cứu gồm 5 phần:
Phần 1: Giới thiệu tổng quan.
Phần 2: Lý thuyết tổng quan và các kết quả nghiên thực nghiệm. Phần 3: Phương pháp nghiên cứu.
Phần 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu đạt được. Phần 5: Kết luận
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Lý thuyết tổng quan
Các doanh nghiệp tại thị trường mới nổi tài trợ đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh từ nguồn vốn bên ngoài như vay ngân hàng, tín dụng thương mại, tài trợ của chính phủ, hoặc từ lợi nhuận giữ lại và vốn góp thêm của chủ sở hữu (Beck và cộng sự, 2008). Theo nghiên cứu của Beck và cộng sự (2008); Brown và cộng sự (2008) thì vay vốn ngân hàng là nguồn vốn bên ngoài phổ biến nhất cho các công ty ở các nước đang phát triển. Đúng như các nghiên cứu trên, nguồn tài trợ bên ngoài thường rất hạn chế cho các doanh nghiệp tại các thị trường mới nổi như Việt Nam chủ yếu là các khoản vay ngân hàng và tín dụng thương mai.
Trong quá trình vay mượn, sự hiện diện của thông tin bất cân xứng giữa người đi vay và người cho vay là vấn đề luôn được quan tâm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Các lý thuyết nền tảng của luận văn xoay quanh mối quan hệ giữa thông tin bất cân xứng trong quá trình vay nợ ngân hàng và chất lượng các khoản dồn tích gắn liền với chất lượng báo cáo tài chính để giảm thiểu rủi ro thông tin trong hoạt động tín dụng.
2.1.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (The Asymmetric Information Theory)
George Akerlof, Michael Spense và Joseph Stiglitz (1970) đã giải thích nhiều vấn đề trong nền kinh tế một cách tổng quát và mở rộng lý thuyết nhằm lập luận trên thực tế thông tin là không cân xứng, tức là có một số người trên thị trường sẽ có thông tin tốt hơn. Trong hoạt động tín dụng, việc "vay mượn" giữa ngân hàng và khách hàng được lập thành hợp đồng tín dụng và trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu một bên có nhiều thông tin hơn có thể có những hành vi gây tổn hại đến bên có ít thông tin hơn. Trong nghiên cứu của Myer và Majluf (1984) chỉ ra rằng khi tồn tại thông tin bất cân xứng, những nhà quản trị công ty có nhiều thông tin hơn và do đó họ sẽ tiến hành các quyết định đầu tư có lợi cho bản thân mà không