Ảnh Hưởng Của Chất Lượng Các Khoản Dồn Tích Và Khả Năng Tiếp Cận Nợ Vay Ngân Hàng


biến kế toán mà các nhà nghiên cứu thường gọi là biến kế toán dồn tích – accruals. Hay nói cách khác “accruals” là phần lợi nhuận kế toán không bằng tiền được trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Do dòng tiền từ hoạt động kinh doanh không thể điều chỉnh, để điều chỉnh lợi nhuận các nhà quản trị phải nhận diện các biến kế toán dồn tích và điều chỉnh các biến này. Vì vậy đã có rất nhiều nghiên cứu sử dụng các khoản dồn tích (accruals) như là một thước đo chất lượng báo cáo tài chính như: nghiên cứu của Fuensanta và cộng sự (2014) nghiên cứu về “Chất lượng báo cáo tài chính, kỳ hạn nợ và hiệu quả đầu tư” đã sử dụng mô hình đo lường chất lượng dồn tích của Dechow và Dichew (2002), nghiên cứu của Nesrine Klai (2011) đã sử dụng mô hình đo lường chất lượng dồn tích của McNichols (2002) và nghiên cứu của Jennifer Martinez (2014) sử dụng mô hình mô hình đo lường chất lượng dồn tích của Ball và Shivakumar (2006) để đo lường chất lượng báo cáo tài chính. Ba mô hình nói trên đều được sử dụng trong bài nghiên cứu này.

2.3.4 Ảnh hưởng của chất lượng các khoản dồn tích và khả năng tiếp cận nợ vay ngân hàng

Dựa trên những phân tích về đặc điểm và vai trò của các khoản dồn tích và các nghiên cứu trước, chất lượng các khoản dồn tích chính là đại diện cho chất lượng báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính và hệ thống thông tin kế toán là một cơ sở cực kỳ quan trọng giúp cho các bên có liên quan nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu một hệ thống thông tin kế toán và báo cáo tài chính không được tổ chức tốt, không minh bạch và có độ tin cậy không cao sẽ rất khó có thể căn cứ để xem xét "sức khoẻ" của doanh nghiệp. Các tài liệu nghiên cứu về vai trò của thông tin đến quyết định cho vay cho thấy bằng chứng về việc ngân hàng dựa trên báo cáo tài chính của khách hàng vay trong quyết định tín dụng tại thị trường mới nổi (Danos và cộng sự, 1989; Berry và cộng sự, 1993; Berry và cộng sự, 2004; Kitindi và cộng sự, 2007). Việc sử dụng các báo cáo tài chính để làm căn cứ thẩm định dự án của ngân hàng là kỹ thuật dựa trên sức mạnh báo cáo tài chính của người đi vay. Ngân hàng sử dụng thông tin kế toán này để ước lượng dòng tiền dự kiến trong tương lai của khách hàng vay và sau đó đánh giá khả năng trả nợ của họ (Berger và


Udell, 2006). Do đó báo cáo tài chính là nguồn thông tin quan trọng trong việc giảm thiếu các vấn đề liên quan đến rủi ro cho vay và bất cân xứng thông tin: chất lượng thông tin càng cao thì rủi ro thông tin của công ty càng thấp, vì người vay có thể ước tính toán hơn dòng tiền trong tương lai của công ty đảm bảo các khoản vay sẽ được hoàn trả.

Trong nghiên cứu của Dechow (1994) đã khẳng định chất lượng các khoản dồn tích càng cao thì rủi ro thông tin càng giảm và chất lượng các khoản dồn tích đã được chứng minh là một nhân tố cải thiện việc tiếp cận thị trường nợ và điều kiện ký kết hợp đồng tín dụng chẳng hạn như chi phí thấp hơn; kỳ hạn nợ dài hơn và tài sản đảm bảo ít hơn trong tài trợ vốn vay ngân hàng (Francis et al., 2005; Bharath et al., 2008).

Trái ngược với các thị trường vốn phát triển tốt ở Mỹ hoặc Anh, hệ thống tài chính của Việt Nam được ngân hàng định hướng, hầu hết các nguồn lực được chuyển qua ngân hàng. Dựa trên kết quả của các bài nghiên cứu trên và mối tương quan âm giữa bất cân xứng thông tin và nợ ngân hàng, tác giả cho rằng giảm rủi ro thông tin không chỉ ảnh hưởng đến các điều khoản hợp đồng vay mà còn ảnh hưởng đến khả tiếp cận các khoản vay ngân hàng.

2.4 Tổng quan về bài nghiên cứu gốc


Bài nghiên cứu này được thực hiện dựa trên bài nghiên cứu của PedroJ. García-Tureul, Pedro Martínez-Solano, Juan Pedro Sánchez-Ballesta (2014) về “The role of accruals quality in the access to bank debt” khi nghiên cứu các công ty tại Tây Ban Nha về mối quan hệ giữa chất lượng các khoản dồn tích và khả năng tiếp cận nợ ngân hàng.

Bài nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích ảnh hưởng cố định (Fixed Effect) và sử dụng dữ liệu bảng tại các doanh nghiệp kinh doanh ở Tây Ban Nha với mẫu được lấy từ 1998 đến 2005 để kiểm tra ảnh hưởng của chất lượng các khoản dồn tích với khả năng vay nợ ngân hàng của doanh nghiệp. Trong quá trình xử lý dữ


liệu tác giả chỉ lấy các doanh nghiệp đủ số liệu trong năm năm liên tục. Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa đồng biến giữa chất lượng các khoản dồn tích và khả năng tiếp cận nợ vay ngân hàng. Bằng việc giảm rủi ro thông tin mà người cho vay phải đối mặt, chất lượng các khoản dồn tích có ý nghĩa kinh tế đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kết hợp với kết quả nghiên cứu trước trước đây về mối quan hệ nghịch biến giữa chất lượng thông tin kế toán và thông tin bất cân xứng, quan hệ đồng biến giữa chất lượng các khoản dồn tích và chất lượng thu nhập, tác giả đề xuất rằng: có thể sử dụng chất lượng các khoản dồn tích hay chất lượng lợi nhuận để làm giảm rủi ro thông tin bất cân xứng với ngân hàng và dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng hơn.


CHƯƠNG 3


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Mẫu và dữ liệu

3.1.1 Đối với dữ liệu thô

Bài nghiên cứu này sử dụng dữ liệu được lấy từ hai sàn chứng khoán HNX và HOSE trong giai đoạn 2008 đến 2015. Đối với dữ liệu vay ngắn hạn ngân hàng, vay dài hạn ngân hàng, thời gian hoạt động của doanh nghiệp được thu thập thủ công từ các báo cáo tài chính, báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán của hơn 600 doanh nghiệp niêm yết, cụ thể được thu thập từ website: www.cafef.vn (Cafef), www.vietstock.vn (Vietstock). Các chỉ tiêu còn lại được cung cấp bởi trung tâm dữ liệu khoa tài chính, Vietstock và được kiểm tra đối chiếu với các các báo cáo tài chính, báo cáo tài chính hợp nhất được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Từ đó, các dữ liệu thô được tổng hợp và tính toán để làm cơ sở dữ liệu cho việc thực hiện hồi quy mô hình đã được trình bày ở phần trên.

Dữ liệu trong mẫu thỏa mãn các yêu cầu:

• Trước tiên, các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính (tức là, ngân hàng, bảo hiểm, công ty bảo hiểm nhân thọ và ủy thác đầu tư) và trong các lĩnh vực tiện ích (ví dụ: điện, nước..) được loại trừ. Bởi vì các công ty trong lĩnh vực nay có cách thức kế toán khác với các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ.

• Thứ hai, Mô hình nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng kết hợp với phân tích tác động cố định của từng công ty bằng phương pháp fixed effect (FEM) sau đó sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu 2 giai đoạn (2SLS) để khắc phục hiện tượng nội sinh và phương pháp GLS để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan yêu cầu sử dụng độ trễ, ngoài ra đối với các công ty không đủ dữ liệu trong vòng 5 năm liên tục có độ tin cậy kém vì nhiều lý do khác nhau như như dữ liệu bị gián đoạn và không phù hợp với nghiên cứu. Cho nên các công ty này sẽ bị xóa bỏ phù hợp với nghiên cứu gốc.


Các khoản mục được thu thập và tính toán các biến dựa trên phần mềm excel 2013 và Stata.

3.1.2 Đối với dữ liệu sau khi đã tính toán các biến

Sau khi thực hiện thu thập dữ liệu thô theo các bước đã được mô tả như trên, tác giả thực hiện xử lý dữ liệu để tính toán các biến. Chi tiết về các biến và mô hình nghiên cứu đã được nêu rõ ở các phần trên.

Mặc dù dữ liệu thô được thu thập từ năm 2008 đến năm 2015 nhưng việc tính toán các dồn tích phải lấy chênh lệch giữa hai năm, do đó các quan sát năm 2008 sẽ không xuất hiện trong bộ dữ liệu đã xử lý. Bộ dữ liệu cuối cùng cho nghiên cứu này có 3.179 quan sát được lấy từ 495 doanh nghiệp niêm yết từ 2009 đến 2015.

3.2 Xây dựng mô hình nghiên cứu

Mô hình luận văn đưa ra để kiểm định tác động của chất lượng các khoản dồn tích lên khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng dựa vào nghiên cứu của của Pedro J. García-Teruel, Pedro Martínez-Solano, Juan Pedro Sánchez-Ballest (2014) như sau:

𝑩𝑨𝑵𝑲𝑫𝑬𝑩𝑻𝒊𝒕 = 𝒊𝒏𝒕𝒆𝒓𝒄𝒆𝒑𝒕 + 𝜹𝟏𝑨𝑸𝒊𝒕 + 𝜹𝟐𝑮𝑹𝑶𝑾𝑷𝒊𝒕 + 𝜹𝟑𝑳𝑬𝑽𝒊𝒕 + 𝜹𝟒𝑺𝑰𝒁𝑬𝒊𝒕 +

𝜹𝟓𝑭𝑨𝒊𝒕 + 𝜹𝟔𝑹𝑶𝑨𝒊𝒕 + 𝜹𝟕𝑨𝒍𝒕𝒎𝒂𝒏 − 𝒁𝒊𝒕 + 𝜹𝟖𝑳𝑨𝑮𝑬𝒊𝒕 + 𝜹𝟗𝑪𝑭𝑶𝑰𝑵𝑫𝒊𝒕 + 𝝀𝒕 + 𝜼𝒊 + 𝜺𝒊𝒕 (1)

Trong đó, BANKDEBT đo lường là khoản vay từ ngân hàng, được tính toán bằng tổng nợ ngân hàng chia cho tổng tài sản của công ty.

AQ mô tả các biến đại diện khác của chất lượng các khoản dồn tích (đo lường theo mô hình của Dechow và Dichev’s (2002); McNichols (2002); Ball và Shivakumar (2006); GROWP đại diện cho cơ hội tăng trưởng được tính bằng doanh thu năm t trên doanh thu năm t-1; LEV là đòn bẫy được định nghĩa là tổng nợ trên tổng tài sản; SIZE là quy mô được tính bằng logarit tự nhiên của tài sản; FA là tài sản cố định trên tổng tài sản; ROA là tỷ suất sinh lợi trên tài sản được xác định bằng là tỷ suất sinh lợi trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản; Altman-Z là chỉ số sức mạnh tài chính của công ty, được tính toán bằng phương trình: Z = 0.012 X1 + 0.014 X2 + 0.033 X3 + 0.066 X4 + 0.999 X5. Với X1 là vốn lưu động/tổng tài sản; X2 là lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản; X3 là lợi nhuận trước lãi vay và thuế/tổng tài sản; X4


là giá trị thị trường nguồn vốn/thư giá của tổng nợ; X5 là doanh thu/tổng tài sản. Chỉ số Z đã được Biddle và Hilary (2006) sử dụng trong ước lượng tác động của chất lượng kế toán với đầu tư vốn của doanh nghiệp tại 34 quốc gia từ năm 1993 – 2004, trong đó có các quốc gia đang phát triển ở Châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam.

LNAGE là logarit tự nhiên cho số năm hoạt động của công ty từ khi thành lập và CFOIND là dòng tiền hoạt động tương đối so với trung bình ngành. Các thông số

𝜆𝑡 là các biến giả thay đổi theo thời gian xem xét và 𝜂𝑖 đại diện cho đặc điểm không quan sát được có ảnh hưởng đáng kể lên nợ ngân hàng của công ty. Những biến này thay đổi khác nhau được giả định là không đổi cho mỗi công ty.

Bảng 3.1 Tóm tắt các biến phương trình (1)


STT

Mã biến

Tên biến

Kết quả nghiên cứu

trước đây

Tác giả

Biến phụ thuộc

1

Bankdebt

Nợ ngân

hàng



Biến độc lập


2


AQ


Chất lượng dồn tích

Chất lượng các khoản dồn tích càng cao, công ty càng có khả năng tiếp cận nợ vay ngân hàng.

Terual, Solano và Ballesta (2014) với nghiên cứu: "vai trò của chất lượng dồn tích với khả năng tiếp cận nợ vay ngân hàng".

Aloke Ghosh và Doocheol Moon (2010) nghiên cứu về tài trợ nợ doanh nghiệp và

chất lượng thu nhập

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Chất lượng các khoản dồn tích và khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng - Phân tích thực nghiệm tại Việt Nam - 4



3


GROWP


Cơ hội tăng trưởng

Công ty có cơ hội tăng trưởng cao có nhiều khả năng cạn kiệt quỹ nội bộ và sử dụng nợ nhiều hơn.

Michaelas và cộng sự (1999) với nghiên cứu về: Chính sách tài trợ và cấu trúc vốn của các công ty tại Anh.

Công ty có cơ hội phát triển cao thể hiện chi phí kiệt quệ tài chính cao hơn, vì vậy sẽ ưu tiên sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ các dự

án.

Heyman và cộng sự (2008) khi nghiên cứu về: Cấu trúc nợ của doanh nghiệp tại Tây Ban Nha.

4

LEV

Tỷ lệ đòn bẩy

Vay ngân hàng là nguồn vốn bên ngoài phổ biến nhất cho các công ty ở các nước đang phát triển cho nênvay nợ ngân hàng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nợ của

doanh nghiệp

Nghiên cứu về:"Tài trợ và hạn chế pháp đến lý tăng trưởng bền vững doanh nghiệp" của Beck và các cộng sự (2008)

5

SIZE

Quy mô

Công ty lớn sẽ có lợi thế về chi phí đại diện, chi phí phá sản, chi phí giao dịch thấp, cho nên công ty ít bị tổn thương hơn khi tồn tại bất cân

xứng thông tin, lựa

Antoniou cùng các cộng sự (2006) nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc và kì hạn nợ”.

Frank và Goyal (2007) khi

tiến hành nghiên cứu về “Lý thuyết đánh đổi và trật tự





chọn bất lợi, và dễ tiếp

cận thị trường vốn.

phân hạng của nợ”.

6

LNAGE

Thời gian hoạt động

Ở các quốc gia phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng thì công ty hoạt động lâu đời có rủi ro thông tin bất cân xứng thấp và dễ dàng tiếp cận nợ vay ngân

hàng hơn.

Andrés Alonso và cộng sự (2005) với nghiên cứu: "Yếu tố ảnh hưởng đến nợ vay ngân hàng trong hệ thống tài chính: bằng chứng từ các công ty Tây Ban Nha."

Những công ty hoạt động lâu năm có rủi ro thông tin bất cân xứng thấp và dễ dàng tiếp cận nợ hơn. Vì vậy có xu hướng sử dụng nhiều nợ từ công chúng

hơn.

Denis và Mihov (2003) với nghiên cứu :”Sự lựa chọn giữa nợ vay ngân hàng và nợ vay cá nhân, nợ vay từ công chúng.”

7

FA

Tài sản hữu hình

Tài sản đảm bảo trong việc làm giảm các vấn đề rủi ro đạo đức khi xuất hiện thông tin bất

cân xứng.

Boot và cộng sự, 1991; Boot và Thakor, 1994

8

ROA

Tỷ suất sinh lợi trên tài sản

Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng lợi nhuận công ty cao thì ít có động lực sử dụng

nợ.

Theo Myers (1984); và Myers và Majluf (1984) với nghiên cứu “trò chơi về cấu trúc vốn”

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 09/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí