Vấn Đề Văn Hóa - Xã Hội Dưới Góc Độ Dư Luận Xã Hội Trong Ca Dao Hiện Đại‌


Để cho cán bộ mua đài mua xe Thi đua làm việc bằng ba

Để cho cán bộ xây nhà lát sân.


Nhiều người dân hoài nghi về chủ trương cứ thúc đẩy thi đua mà không nhìn thấy hình hài của con đường phía trước ra sao:

Thi đua ta quyết tiến lên

Tiến lên ta quyết tiến lên hàng đầu

Hàng đầu… rồi… tiến… về… đâu?


Những vấn đề hạn chế và tiêu cực của nền kinh tế trong bối cảnh đó đã đặt ra đòi hỏi bức thiết cần đổi mới toàn diện đất nước. Sau đại hội VI của Đảng năm 1986, nước ta đã xóa bỏ chế độ bao cấp và chấp nhận nền kinh tế nhiều thành phần, từ đây mở ra nhiều điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển và đời sống của quần chúng nhân dân đã nhiều bước được cải thiện. Tuy nhiên, những thách thức trước mắt còn rất nhiều và đòi hỏi sự nỗ lực của toàn đảng, toàn dân.

Năm 2007, chúng ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhưng sau một năm trở thành thành viên của tổ chức này, sự biến chuyển có lợi cho đất nước vẫn chưa có gì đáng kể; những bước chuyển mình để hòa nhập được với thế giới còn chậm trễ. Bởi vậy, dư luận xã hội mới lên tiếng:

Đường vào Vêkép-Tê-Ô Trang bị kiểu đó nó xô ra ngoài.

Lương Thanh Tâm (Khánh Hòa)

Tuổi Trẻ Cười số 335, ngày 1-7-2007, tr.34


Vận hội mới đã mở ra nhưng chúng ta vẫn duy trì cung cách sản xuất nhỏ lẻ, thủ tục rườm rà, pháp lý ấu trĩ thì thử hỏi với hành trang ấy sao chúng ta có thể hòa nhập để vươn xa cùng thế giới?


3.3. Vấn đề văn hóa - xã hội dưới góc độ dư luận xã hội trong ca dao hiện đại‌

Cùng với các vấn đề chính trị và kinh tế, dư luận xã hội trong ca dao hiện đại cũng dành sự ưu ái cho những vấn đề văn hóa - xã hội như một sự trọn vẹn cho toàn bộ diện mạo của đất nước Việt Nam, xã hội Việt Nam trong suốt những năm tháng từ chiến tranh cho đến hiện nay.


3.3.1. Thời kỳ 1945 – 1954


Bảng thống kê những vấn đề văn hóa - xã hội nổi bật trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954:



STT


Vấn đề nổi bật

Tần số xuất hiện

(bài)

Tỷ lệ xuất hiện


(%)

1.

Quân dân tình cá nước

45

56,25

2.

Bình dân học vụ, diệt giặc dốt

30

37,5

3.

Phê phán sự lười biếng, thiếu tinh thần thi đua


3


3,75

4.

Kêu gọi đoàn kết lương giáo

1

1,25

5.

Giúp đỡ đồng bào tản cư

1

1,25

Tổng cộng

80

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Ca dao Việt Nam từ năm 1945 đến nay dưới góc độ dư luận xã hội - 10


Qua số liệu thống kê chúng tôi nhận thấy vấn đề được dư luận xã hội đề cập tới nhiều nhất trong ca dao thời kỳ này là mối quan hệ quân dân sâu nặng như cá với nước. Có thể nói đây là hai lực lượng tiêu biểu trong thời kỳ lúc bấy giờ


đóng góp quan trọng vào sự nghiệp chung của đất nước, quân là lực lượng nòng cốt của chiến trường, chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc và dân là lực lượng chủ đạo của mặt trận hậu phương, hăng hái thi đua sản xuất phục vụ cho tiền tuyến. Bởi thế, hai lực lượng này, hai mặt trận này không thể không gắn bó khăng khít với nhau:

Ngọt nào bằng mía Hưng Công Đậm đà nào sánh tấm lòng quân dân

Con đi đánh giặc xa gần

Mẹ già thương một, lòng dân thương mười Sẵn sàng gánh nặng ghé vai

Đò quen gọi giúp, đường đôi chỉ giùm Miếng trầu, bát nước, lời thân

Tuy rằng của ít, tình thân lại nhiều.


Những bài ca dao chan chứa tình cảm thiết tha, sâu nặng tình đồng bào, đồng chí. Thứ tình cảm non nước thiêng liêng đã hòa quyện những tấm lòng, làm xích lại gần nhau những con người xa lạ cũng trở nên gần gũi, thân thiết như máu mủ, ruột rà:

Hội “mẹ chiến sĩ” lập ra Có bà lắm cháu, có bà đông con

Có bà góa bụa héo hon

Lấy con Chính phủ làm con của mình Tháng ngày góp nhặt từng chinh

Gửi ra mặt trận chút tình mẹ con.

Hồng Chương


Sau vấn đề dân quân tình cá nước, bình dân học vụ - một vấn đề về giáo dục - cũng phản ánh rất rõ nét quan điểm của dư luận xã hội. Vấn đề bình dân


học vụ với mục đích diệt giặc dốt không nằm ngoài mục tiêu chung của toàn dân tộc là hướng tới sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Với ý nghĩa là một vấn đề văn hóa - xã hội nổi bật trong đời sống, vấn đề này đã đi vào ca dao và trở thành vấn đề nhận được sự quan tâm nhiều hơn cả của dư luận. Ca dao thời kỳ kháng chiến chống Pháp đã vẽ ra khung cảnh quen thuộc ở các làng quê Việt Nam, những gia đình Việt Nam thực hiện theo lời kêu gọi của Đảng, của Bác Hồ học lấy cái chữ để diệt giặc dốt, mang lại cho mình cuộc sống tốt đẹp hơn:

Cha cày, mẹ cấy, con bừa Nàng dâu dệt lụa, ươm tơ chăn tằm

Ngày thời chăm việc làm ăn Đêm đêm tới lớp bình dân học hành


Này bác, này mẹ, này cha Này là em ruột này là em dâu

“I tờ” chắp tiếng, chắp câu Quanh đèn xúm xít bảo nhau học bài.

Đáp ứng một chủ trương lớn của đất nước, dư luận của quần chúng trong những bài ca dao này thể hiện rất rõ rệt sự đồng tình, ủng hộ với ý nghĩa và mục đích lớn lao mà chủ trương này mang lại.

Biết chữ, có học, có hành trở thành niềm tự hào để kiêu hãnh, để “đua chen với người”:

Lớp bình dân mở không xa Cách một lối rẽ, cách ba dặm trầu

Đàng trước nương dâu Đàng sau ruộng mạ

Ta gắng học quốc ngữ cho thông



Hay:

Kẻo mà hổ thẹn cùng chồng, ơi chị em ơi!


Con gà tốt mã vì lông

Răng đen vì thuốc, rượu nồng vì men Ở đời muốn được chữ khen

“I tờ” học tập đua chen với người.


Học hành để biết chữ giờ đây trở thành quyền lợi, là bổn phận của mỗi người không phân biệt gái trai:

Con mèo, con chó có lông Cây tre có mắt, sanh đồng có quai

Học hành bổn phận gái trai Thanh niên mà dốt ai ai cũng cười.

Bày tỏ thái độ đồng tình, ủng hộ với chủ trương lớn của chính phủ, dư luận xã hội cũng bộc lộ rõ thái độ phê phán đối với những người chưa biết chữ, chưa hưởng ứng với phong trào của đất nước. Những bài ca dao mang giọng điệu châm biếm khi chua cay, khi xót xa là thái độ của quần chúng với những cảnh dở khóc dở cười, vì không biết chữ mà phải “bẽ bàng”:

Chồng em coi bộ tinh nhanh

Tưởng là chồng cũng học hành giỏi giang Hôm khai giá thú giữa làng

Thấy chồng điểm chỉ, bẽ bàng lắm thay!


Hay:


Người ta đi chợ thì vui

Tôi đây đi chợ những chui cùng luồn Còn trời, còn nước, còn non


Còn không biết chữ thì còn phải chui.

Trong tổng số 30 bài về vấn đề bình dân học vụ có 9 bài mang nội dung mỉa mai châm biếm chiếm 30%. Số lượng những bài ca dao loại này tuy chỉ chiếm khoảng 1/3 nhưng đủ để thấy quần chúng nhân dân có thái độ hết sức quyết liệt với những kẻ không hưởng ứng theo lời kêu gọi học hành để biết chữ, chưa nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc cải cách dân trí để giải phóng cho mình khỏi cuộc sống dốt nát, tăm tối và hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.


3.3.2. Thời kỳ 1954 – 1975


Bảng thống kê những vấn đề văn hóa - xã hội nổi bật dưới góc độ dư luận xã hội:



STT


Vấn đề nổi bật

Tần số xuất hiện

(bài)

Tỷ lệ xuất hiện


(%)


1.

Ca ngợi phụ nữ hậu phương đảm đang, chung thủy


78


18,62


2.

Đề cao tinh thần tập thể, phê

phán thói lười biếng, tác trách trong lao động


70


16,71

3.

Hôn nhân và gia đình

67

15,99


4.

Đề cao liêm chính, cần kiệm, chống tham ô lãng phí


62


14,80

5.

Chống tệ hội họp nhiều

61

14,56


6.

Ca ngợi quê hương đẹp giàu

47

11,22


7.

Quan niệm lạc hậu, mê tín dị đoan


28


6,68

8.

Tình quân dân

3

0,72


9.

Thương binh tàn nhưng không phế


2


0,48

10.

Bình dân học vụ

1

0,24

Tổng cộng

419

100


Chiếm tần số xuất hiện lớn nhất trong bảng thống kê là vấn đề phụ nữ hậu phương đảm đang, chung thủy. Đây là vấn đề thu hút sự quan tâm lớn nhất của dư luận trong thời kỳ chống Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều này một lần nữa khẳng định vị trí đặc biệt của người phụ nữ trong thời kỳ này nói riêng và trong bất cứ hoàn cảnh nào của đất nước có chiến tranh nói chung. Với vai trò là lực lượng chủ đạo ở hậu phương thay cho người đàn ông của gia đình đã ra trận, người phụ nữ đảm đang gánh vác mọi công việc gia đình, hăng hái lao động, sản xuất phục vụ cho tiền tuyến.

Đảm đang

Đố ai đếm được lá rừng,

Việt Nam anh hùng bao gái đảm đang Đảm đang việc xóm việc làng

Gái làm chủ tịch, xã đoàn thanh niên Gái làm đội trưởng xã viên

Bà con yêu mến, cấp trên tin lòng Đảm đang công việc anh hùng


Súng trường em bắn phi công Mỹ nhào.

Huy Chỉ


Vậy là người phụ nữ vốn vẫn được xem là phái yếu, “liễu yếu đào tơ” nhưng trong chiến tranh thì họ nhận về mình thật nhiều trách nhiệm, nhiều vai trò: là chủ tịch, xã đoàn thanh niên, đội trưởng, xã viên, lại giỏi bắn máy bay Mỹ. Thái độ chung của dư luận trong những bài ca dao về người phụ nữ là sự tin yêu, ngợi ca, tràn đầy niềm tự hào và khâm phục.

Mượn hình ảnh người phụ nữ ở hậu phương đảm đang, chung thủy, dư luận xã hội đã gửi gắm vào đó lời vận động, kêu gọi thanh niên trai tráng lên đường chiến đấu bởi “nước có vững nhà mới yên”:

Cá yêu biển rộng sông dài Chim yêu rừng núi, đất trời bao la

Ta yêu Tổ quốc chúng ta Nước non có vững thì nhà mới yên

Nhà muốn yên, chị em ta phải Khuyên chồng con hăng hái tòng quân

Diệt thù, cứu nước, cứu dân Hết lòng vì nghĩa quên thân vì đời

Máu chẳng tiếc, mồ hôi đâu tiếc Ba đảm đang ta quyết lo tròn

Giữ tình chung thủy sắt son

Dù cho biển cạn, non mòn không phai Trai tài thì gái cũng tài

Thâm canh tăng vụ, lúa khoai đầy đồng Tiền phương càng rộ chiến công

Thắm tình Nam Bắc, nức lòng năm châu

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí