Bước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ thông từ vỏ và lá cây bạch đàn trắng Eucalyptus camadulensis Dehnh tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên - 2

2.1.2.8. Phương pháp tẩm cây đứng 8

2.1.2.9. Phương pháp thay thế nhựa 8

2.1.2.10. Phương pháp phun, quét 8

2.1.3. Tổng quan về nguyên vật liệu sử dụng trong đề tài 9

2.1.3.1. Nguyên liệu gỗ 9

2.1.3.2. Nguyên liệu chế phẩm 10

2.1.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thấm thuốc của gỗ 12

2.1.3.3. Chế phẩm bảo quản 13

2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 16

2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm bảo quản trên thế giới 16

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

2.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm bảo quản ở Việt Nam 18

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .21

Bước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ thông từ vỏ và lá cây bạch đàn trắng Eucalyptus camadulensis Dehnh tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên - 2

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21

3.1.1 Đối tượng 21

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 21

3.3. Nội dung nghiên cứu 21

3.4. Nguyên vật liệu 22

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 22

3.4.2. Các bước tạo dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng 22

3.4.2.2. Dụng cụ, thiết bị thí nghiệm 25

3.4.3. Phương pháp xác định lượng thuốc thấm 25

3.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu lực chế phẩm bảo quản 26

3.4.3.1. Đánh giá hiệu lực chế phẩm đối với nấm 26

3.4.3.2. Đánh giá hiệu lực chế phẩm đối với mối 27

Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31

4.1. Ảnh hưởng của nồng độ ngâm tẩm đến lượng chế phẩm chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng 31

4.2. Hiệu lực với nấm của chế phẩm từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng trên gỗ thông 33

4.2.1. Hiệu lực với nấm của chế phẩm từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng ngâm nước nóng 33

4.2.1.1. Hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn nồng độ 15% đối với nấm 33

4.2.1.2. Hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng nồng độ 25% đối với nấm 34

4.2.1.3. Hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng nồng độ 35% đối với nấm 35

4.2.2. Hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng được chiết bằng cồn đối với nấm 37

4.2.2.1. Hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng ở nồng độ 15% đối với nấm 37

4.2.2.2. Hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng nồng độ 25% đối với nấm 39

4.2.2.3. Hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng nồng độ 35% đối với nấm 40

4.3. Hiệu lực với mối của chế phẩm từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng trên gỗ Thông 43

4.3.1. Hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng nước nóng đối với mối 43

4.3.2. Hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng được chiết bằng cồn đối với mối 45

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48

5.1. Kết luận 48

5.2. Kiến nghị 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50


1.1. Đặt vấn đề‌‌


Phần 1 MỞ ĐẦU

Hiện nay ngành công nghệ chế biến lâm sản đứng trước thực trạng bị thiếu nguyên liệu trầm trọng, vì vậy chuyển đổi sang sử dụng gỗ mọc nhanh rừng trồng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất cộng với việc sử dụng gỗ hợp lý và có hiệu quả là một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay trong chế biến gỗ. Nhà nước đã có những chủ trương về phát triền rừng trồng, đặc biệt chú trọng phát triển các loài cây gỗ rừng mọc nhanh như: Thông, Keo lai, Bạch đàn.....

Thông là một trong các loài cây mọc nhanh được trồng nhiều với diện tích lớn ở nước ta. Gỗ Thông có hình thức thân thẳng, vân thớ đẹp, gỗ màu nâu vàng, thớ thô, thẳng, nhẹ, …. Nên được sử dụng vào nhiều các mục đính khác nhau trong lĩnh vực chế biến gỗ đặc biệt là để sản xuất đồ mộc. Tuy nhiên, gỗ Thông chứa hàm lượng nhựa cao nên gỗ rất dễ bị mối, nấm mốc và nấm biến màu xâm nhiễm ngay sau khi chặt hạ cho đến suốt quá trình chế biến và sử dụng gỗ. Mặc dù nấm mốc, nấm gây biến màu gỗ không làm giảm sút tính chất cơ học song gỗ bị nhiễm nấm sẽ bị giảm đáng kể về giá trị do màu sắc gỗ không đồng đều. Do vậy, việc nghiên cứu lựa chọn thuốc và chế độ xử lý bảo quản phù hợp cho gỗ Thông là rất cần thiết để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ.

Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới nên các sinh vật hại gỗ nói chung và nấm gây biến màu gỗ nói riêng phát triển rất mạnh. Do đó, để hạn chế được các tác nhân gây hại lâm sản một số biện pháp kỹ thuật đã được sử dụng rộng rãi như: chọn mùa chặt hạ, ngâm gỗ dưới ao hồ, hun khói, hong phơi gỗ, kê xếp gỗ ở những nơi thoáng gió… Tuy nhiên, khi áp dụng các biện pháp bảo quản kế trên cùng tồn tại một số nhược điểm đó là thời gian xử lý kéo dài gây khó khăn trong việc chủ động nguồn nguyên liệu, gỗ ngâm nước lâu ngày sẽ bị mất màu, gây ô nhiễm môi trường nước và không khí khu vực


xử lý, nhằm giải quyết vấn đề đó ngành chế biến lâm sản đã và đang không ngừng nghiên cứu quy trình công nghệ bảo quản gỗ.

Hiện nay do việc sử dụng các chất có nguồn gốc hóa học đã làm ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí), làm mất cân bằng sinh học. Ngoài ra, khi sử dụng các loại thuốc bảo quản gỗ có nguồn gốc hóa học là nguy cơ đe dọa sức khỏe con người trước mắt cũng như lâu dài.

Hiện nay trên thế giới đã có công trình nghiên cứu về vỏ và lá cây bạch đàn có khả năng kháng nấm và côn trùng.

Để có cơ sở khoa học về cách sử dụng dịch chiết từ cây Bạch đàn chúng tôi tiến hành nghiên cứu về khả năng bảo quản gỗ của dịch chiết từ vỏ và lá cây bạch đàn trắng thông qua đề tài: ‘‘Bước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ thông từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng (Eucalyptus camadulensis Dehnh) tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên ”.

1.2. Mục tiêu và ý nghĩa của đề tài

1.2.1 Mục tiêu

Đánh giá được tác dụng, hiệu quả, hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng đến khả năng phòng trừ mối hại gỗ thông.

Đánh giá được tác dụng, hiệu quả và hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng đến khả năng phòng trừ nấm của gỗ thông.

1.2.2. Ý nghĩa của đề tài

1.2.2.1. Ý nghĩa trong công tác học tập

Thu thập được những kinh nghiệm và kiến thức từ thực tế, giúp sinh viên biết được các phương pháp bảo quản gỗ.

1.2.2.2. Ý nghĩa khoa học

Đề tài mở ra hướng nghiên cứu bảo quản gỗ Thông bằng chế phẩm sinh học từ dịch chiết vỏ và lá của cây Bạch đàn trắng nhằm để bảo quản, phòng nấm mốc, biến màu gỗ. Tạo ra được loại thuốc có tính hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường nước và không khí, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật.


1.2.2.3. Ý nghĩa thực tiễn

Về phương diện thực tiễn kết quả nghiên cứu cho ta biết được chế phẩm sinh học từ dịch chiết được từ cây Bạch đàn trắng sẽ giúp cho các xưởng mộc và các hộ gia đình biết được công dụng của chế phẩm có tác dụng bảo quản gỗ, phòng nấm mốc và biến màu gỗ, biết được công thức chế biến ra chế phẩm sinh học từ dịch chiết từ cây Bạch đàn trắng một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Dựa vào kết quả này người dân có thể áp dụng biện pháp bảo quản gỗ đạt một hiệu quả tốt nhất, không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe của chính họ và mọi người xung quanh.

Có thể làm tư liệu tham khảo cho các công trình xây dựng trong việc bảo quản gỗ thông khỏi bị nấm mốc và biến màu gỗ, hiệu quả sử dụng gỗ được lâu dài và hiệu quả hơn.


Phần 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1. Cơ sở khoa học

2.1.1. Bảo quản gỗ và tầm quan trọng của công tác bảo quản gỗ

2.1.1.1. Bảo quản gỗ

Bảo quản gỗ là biện pháp tổng hợp giữ gìn nhằm kéo dài thời gian sử dụng, chống sự xâm nhập phá hoại của mối mọt, nấm mốc, hạn chế tác động không tốt của môi trường. Bao gồm:

1) Bảo quản kỹ thuật là phương pháp bảo quản tác động vào gỗ làm cho gỗ kéo dài thời gian sử dụng, phương pháp này không dùng hóa chất như: cách ly gỗ với đất, nước, hơi ẩm; hong, phơi, sấy hoặc ngâm gỗ trong bùn ao.

2) Bảo quản bằng hoá chất: Là phương pháp dùng hóa chất để phun tẩm vào gỗ, quét, ngâm gỗ tẩm gỗ hoặc xông hơi, dùng hoá chất xử lý trực tiếp sinh vật hại gỗ.

3)Bảo quản bằng hoá chất: Là phương pháp dùng hóa chất để phun tẩm vào gỗ, quét, ngâm gỗ tẩm gỗ hoặc xông hơi, dùng hoá chất xử lí trực tiếp sinh vật hại gỗ.

4) Bảo quản bằng biện pháp sinh học: dùng một số loài nấm, côn trùng để diệt sinh vật hại gỗ (Nguyễn Thị Bích Ngọc và cs, 2006) [9]

2.1.1.2. Tầm quan trọng của công tác bảo quản

Công nghệ bảo quản nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ sử dụng lâm sản ngoài gỗ và gỗ gấp hàng chục lần so với việc sử dụng theo độ bền tự nhiên. Nhằm tăng giá trị sử dụng, hạn chế các tổn thất nặng nề do các sinh vật gây hại như mối mọt, nấm mục v.v…gây ra kể từ ngay sau khi chặt hạ đến suốt quá trình sử dụng.

Bằng biện pháp kỹ thuật (có hoặc không sử dụng chế phẩm bảo quản) phải kéo dài tuổi thọ sử dụng gỗ và lâm sản ngoài gỗ lên nhiều lần so với gỗ


không được xử lý bảo quản, góp phần đảm bảo an toàn cho các sản phẩm và công trình sử dụng lâm sản.

Công nghệ bảo quản ra đời được đánh giá là một bộ phận của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật của thế kỷ XX. Nó mạng lại hiệu quả quả kinh tế lớn, tiết kiệm tài nguyên rừng, góp phần sử dụng tài nguyên hợp lý, chủ động, hiệu quả, do đó nó có vai trò trong chiến lược phát triển, bảo vệ tài nguyên rừng và trong nền kinh tế quốc dân.

2.1.2. Phương pháp bảo quản

2.1.2.1. Phương pháp ngâm thường

Đặc điểm chung: Ngâm gỗ vào thuốc bảo quản trong điều kiện bình thường là một trong những phương pháp tẩm cổ điển nhất. Khi ngâm gỗ hoặc lâm sản khác trong một chất lỏng có hiện tượng sau: Sự chuyển động của các phần tử thuốc từ dung dịch vào trong gỗ (lâm sản khác) nhờ hiện tượng thẩm thấu và sự chuyển động dung dịch thuốc vào gỗ nhờ áp lực mao quản. Hiện tượng thẩm thấu thường xảy ra ở gỗ hoặc tre có độ ẩm cao trên điểm bão hòa và ngâm trong dung dịch. Các màng tế bào được coi là màng bán thấm, tạo ra sự thấm một chiều của các phần tử thuốc từ ngoài vào. Đồng thời với quá trình thấm thuốc vào gỗ thì có một số phần tử nước từ trong gỗ chuyển động ngược trở ra vào dung dịch thuốc. Tốc độ chuyển động của hai chiều ngược nhau này phụ thuộc vào ẩm độ gỗ, nồng độ dung dịch, loại gỗ. (Nguyễn Thị Bích Ngọc và cs, 2006).[9]

2.1.2.2. Phương pháp khuyếch tán

Đặc điểm chung: Nguyên lý cơ bản của phương pháp chính là quá trình khuyếch tán của ion hoặc phân tử từ chế phẩm bảo quản vào gỗ.

Khi gỗ có độ ẩm cao được ngâm vào dung dịch chế phẩm có nồng độ cao, hoặc quét cao xung quanh, do chênh lệch nồng độ các phân tử hoặc ion của chế phẩm từ dung dịch chuyển vào sâu trong gỗ.


Ẩm độ gỗ ít nhất phải trên 50%, nồng độ dung dịch phải cao hơn gấp 2

- 3 lần so với nồng độ chế phẩm cùng loại khi tẩm bằng phương pháp khác (Nguyễn Thị Bích Ngọc và cs, 2006) [9]

2.1.2.3. Phương pháp nóng - lạnh

Khi gỗ được làm nóng lên, không khí và hơi nước trong gỗ cũng bị nóng dần và dãn nở thể tích. Song thể tích gỗ tăng không đáng kể, do vậy áp suất trong gỗ sẽ cao hơn áp suất bên ngoài, một phần không khí và hơi nước sẽ thoát ra khỏi gỗ.

Khi gỗ bị chuyển sang trạng thái lạnh, không khí và hơi nước còn lại trong gỗ sẽ bị lạnh và trở về trạng thái ban đầu, thể tích không gian mà chúng chiếm chỗ sẽ nhỏ hơn. Kết quả làm cho áp suất trong khoang rỗng tế bào gỗ bị giảm, thấp hơn áp suất môi trường xung quanh. Do sự chênh lệch áp suất này, dung dịch chế phẩm lạnh sẽ dễ dàng thấm vào gỗ .

2.1.2.4. Phương pháp chân không áp lực

Phương pháp này gồm hai quá trình:

Tăng áp lực: Tạo ra sức ép để ép chế phẩm thấm vào gỗ, trị số áp lực thông thường 6 - 12.105pa.

Hút chân không: Độ sâu chân không thường là 600 – 650 mmHg. Cụ thể hút chân không ở các thời điểm: Chân không trước khi tăng áp lực, chân không giữa các quá trình áp lực, chân không sau quá trình áp lực.

Trật tự của hai quá trình cơ bản này thay đổi tùy theo quy trình, tức phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Khả năng thấm chế phẩm của các loại gỗ, độ ẩm gỗ, loại chế phẩm, lượng thấm chế phẩm cần thiết…

Sự thay đổi của hai quá trình đã tạo nên nhiều phương pháp tẩm gỗ như: Phương pháp tế bào đầy, phương pháp tế bào rỗng, phương pháp bán dẫn. (Nguyễn Thị Bích Ngọc và cs, 2006) [9]

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/02/2023