Phân Biệt Bảo Hiểm Xã Hội Với Bảo Hiểm Thương Mại


BHXH là một bộ phận của hệ thống an ninh xã hội được thực hiện theo nguyên tắc có đóng góp. Và được thực hiện trên một “nhóm mở” của người lao động.

BHXH thực hiện nguyên tắc chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm, lấy đóng góp phí bảo hiểm của số đông bù đắp lại tổn thất của số ít.

Ở nước ta, theo điều 4 Luật BHXH năm 2006, Bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm các chế độ

sau:


1.Ốm đau 2.Thai sản

3.Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 4.Hưu trí

5.Tử tuất

Nguyên tắc bảo hiểm xã hội

1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và

chia sẻ giữa những người tham gia BHXH

2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định theo từng thời kỳ

3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội

4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội thất nghiệp

5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, đảm bảo kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội. (Theo Điều 5 Luật bảo hiểm xã hội Việt Nam 2006)

1.3.4.2. Bảo hiểm thương mại

Khái niệm

Bảo hiểm thương mại là hoạt động bảo hiểm được thực hiện bởi các tổ chức kinh doanh bảo hiểm (DNBH) trên thị trường bảo hiểm


Bảo hiểm thương mại chỉ những hoạt động mà ở đó các DNBH chấp nhận rủi ro trên cơ sở người được bảo hiểm đóng một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để DNBH bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi xảy ra các rủi ro đã thỏa thuận trước trên hợp đồng

Đặc điểm của bảo hiểm thương mại

Bảo hiểm thương mại không phải là một chế định pháp lý bắt buộc. Bảo hiểm thương mại được thực hiện tùy thuộc vào mong muốn và sự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm (giữa nhà bảo hiểm và người được bảo hiểm).

Hoạt động bảo hiểm thương mại tạo ra được sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít trên cơ sở quy tụ nhiều người có cùng rủi ro cùng loại nhằm phân tán hậu quả tài chính của những vụ tổn thất.

Bảo hiểm thương mại được thực hiện trong một cộng đồng có giới hạn hay còn gọi là “nhóm đóng”.

Bảo hiểm thương mại không những cung cấp dịch vụ đảm bảo cho các rủi ro bản thân con người, mà còn bảo hiểm cho cả rủi ro tài sản và trách nhiệm.

Phân loại bảo hiểm thương mại

Theo đối tượng bảo hiểm: theo cách này gồm có: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Theo cách thức trả tiền: theo cách này gồm có: bảo hiểm trả theo nguyên tắc bồi thường hoặc trả theo nguyên tắc khoán

Theo phương thức quản lý: theo cách này gồm có: bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện

Theo tính chất của bảo hiểm: đây là cách phân loại phổ biến nhất, theo cách này gồm có:

+ Bảo hiểm phi nhân thọ: bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác thường độc lập với tuổi thọ con người.

+ Bảo hiểm nhân thọ: là bảo hiểm các rủi ro có liên quan đến sinh mạng, cuộc sống và tuổi thọ con người.

Các nguyên tắc của bảo hiểm thương mại

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày nay đã đạt đến trình độ phát triển cao ở nhiều nước trên thế giới, với rất nhiều loại hình cũng như đối tượng được bảo hiểm. Tuy đa dạng, nhưng các hoạt động bảo hiểm được tiến hành trên cơ sở một số nguyên tắc cơ bản của nó.

Nguyên tắc 1: Chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn (fortuity not certainty)


Theo nguyên tắc này, nhà bảo hiểm chỉ bảo hiểm rủi ro, sự cố, tai nạn xảy ra bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của con người. Nhà bảo hiểm không nhận bảo hiểm khi biết chắc chắn tổn thất sẽ xảy ra (ví dụ: bảo hiểm cho con tàu cũ không đủ khả năng đi biển…). Nhà bảo hiểm cũng không bảo hiểm cho những sự việc đã xảy ra (ví dụ như bảo hiểm cho con tàu sau khi đã gặp tai nạn).

Nguyên tắc 2: Trung thực tuyệt đối (utmost good faith)

Bảo hiểm yêu cầu tất cả các giao dịch kinh doanh cần được thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt đối. Theo nguyên tắc này, hai bên trong mối quan hệ bảo hiểm (nhà bảo hiểm và người được bảo hiểm) chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin cung cấp cho bên kia. Nhà bảo hiểm có trách nhiệm giữ bí mật về thông tin do bên mua bảo hiểm cung cấp. Nếu một bên vi phạm thì hợp đồng bảo hiểm trở nên không có hiệu lực.

Nguyên tắc này thể hiện như sau:

+ Nhà bảo hiểm phải công khai những điều kiện, nguyên tắc, thể lệ, giá cả bảo hiểm,… cho người được bảo hiểm biết. Khi ký kết bàn giao hợp đồng bảo hiểm, nhà bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm.

+ Người được bảo hiểm phải khai báo chính xác các chi tiết liên quan đến đối tượng bảo hiểm. Họ cũng phải thông báo kịp thời những thay đổi và đối tượng bảo hiểm, về rủi ro, về những mối nguy hiểm ẩn có thể làm tăng thêm rủi ro… đã biết hoặc đáng lẽ phải biết. Người được bảo hiểm cũng không được mua bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm khi biết đối tượng bảo hiểm đó đã bị tai nạn.

Nguyên tắc 3: Quyền lợi có thể được bảo hiểm (insurable interest)

Quyền lợi có thể được bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến sự an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm. Quyền lợi có thể được bảo hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có trong đối tượng bảo hiểm. Người có quyền lợi có thể được bảo hiểm là người có liên quan với đối tượng bảo hiểm và được pháp luật công nhận. Đó có thể là người chủ sở hữu của tài sản, người chịu trách nhiệm quản lý tài sản hoặc người nhận cầm cố tài sản. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm có ý nghĩa rất to lớn trong bảo hiểm. Nó chỉ ra rằng, người được bảo hiểm, muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm. Đó là cơ sở để thực hiện bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất.

Nguyên tắc 4: Bồi thường (indemnity)

“Bồi thường” có thể được hiểu là “sự bảo vệ” hoặc “đảm bảo” cho thiệt hại, tổn thất phát sinh từ trách nhiệm pháp lý. Ở đây, “đảm bảo” và “bảo vệ” rất phù hợp với ý nghĩa của bảo hiểm. Mục đích của bảo hiểm chính là nhằm khôi phục vị trí tài chính như ban đầu cho người


được bảo hiểm ngay sau khi tổn thất xảy ra. Tuy nhiên, trong thực tế, có rất nhiều trường hợp các công ty bảo hiểm không thể khôi phục được hoàn toàn vị trí tài chính ban đầu cho người được bảo hiểm mà chỉ có thể cố gắng khôi phục được gần bằng lúc đầu.

Theo nguyên tắc này, khi có tổn thất xảy ra, nhà bảo hiểm phải bồi thường một khoản đảm bảo cho người được bảo hiểm có vị trí tài chính như trước khi có tổn thất xảy ra, không hơn không kém. Các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi. Trong bảo hiểm, số tiền bồi thường mà một công ty bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm trong một rủi ro được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm tối đa ghi trong hợp đồng, không được lớn hơn thiệt hại thực tế. Người được bảo hiểm cũng không thể được bồi thường nhiều hơn thiệt hại do tổn thất, không được kiếm lời bằng con đường bảo hiểm. Ở mức tối đa, người được bảo hiểm cũng chỉ được bồi thường đầy đủ, chứ không thể nhiều hơn thiệt hại.

Nguyên tắc 5: Thế quyền (subrogation)

Theo nguyên tắc này, nhà bảo hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba có trách nhiệm bồi thường cho mình. Các khoản tiền có thể thu hồi được để giảm bớt thiệt hại đều thuộc quyền sở hữu của nhà bảo hiểm – người đã trả tiền bồi thường tổn thất. Khi số tiền phải bồi thường càng lớn thì việc áp dụng nguyên tắc thế quyền càng quan trọng và có ý nghĩa. Thế quyền có thể được thực hiện trước hoặc sau khi bồi thường tổn thất. Trong trường hợp này, nhà bảo hiểm được thay mặt người được bảo hiểm để làm việc với các bên liên quan. Để thực hiện được nguyên tắc này, người được bảo hiểm phải cung cấp các biên bản, giấy tờ, chứng từ, tài liệu… cần thiết cho người bảo hiểm.

1.3.4.3. Phân biệt bảo hiểm xã hội với bảo hiểm thương mại

Giống nhau:

Thứ nhất, về phương thức hoạt động:

Bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm thương mại đều là những biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại, bằng cách mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra.

Thứ hai, về nguyên tắc hoạt động:

Hai loại bảo hiểm này được thực hiện trên cùng một nguyên tắc là có tham gia đóng góp bảo hiểm thì mới được hưởng quyền lợi, không đóng góp thì không được đòi hỏi quyền lợi.

Thứ ba, mục đích hoạt động:


Hoạt động của hai loại bảo hiểm này đều nhằm để bù đắp tài chính cho các đối tượng tham gia bảo hiểm khi họ gặp phải những rủi ro gây ra thiệt hại trong khuôn khổ bảo hiểm đang tham gia.

Khác nhau:


Tiêu chí

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm thương mại

Căn cứ áp dụng

Luật kinh doanh bảo hiểm

Luật bảo hiểm xã hội

Khái niệm

Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

(khoản 1 Điều 3 luật KDBH )

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội ( khoản 1 Điều 3 luật BHXH ).

Mục tiêu

Lợi nhuận

Phi lợi nhuận và nhằm mục đích an sinh xã hội.

Đối tượng bảo hiểm

Tài sản, trách nhiệm dân sự, con người.

Thu nhập người lao động.

Đối tượng tham gia

Các cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Người lao động, người sử dụng lao động.

Chủ thể thực hiện bảo

hiểm:

DNBH trong nước và nước ngoài hoạt động ở Việt Nam.

BHXH Việt Nam.

Đối tượng

được hưởng bảo hiểm

Người tham gia hoặc người được chỉ định có ghi rõ trong HĐBH

NLĐ hoặc thành viên gia đình họ khi

thỏa mãn đầy đủ các điều kiện BHXH theo quy định của pháp luật

Phạm vi

hoạt động

Hoạt động bảo hiểm thương mại không chỉ diễn ra trong từng quốc

gia mà còn trải rộng xuyên quốc gia,

Phạm vi hoạt động của bảo hiểm xã hội chỉ gói gọn trong sự nghiệp an sinh xã

hội, điều chỉnh trực tiếp đến người lao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Bảo hiểm Nghề Kế toán doanh nghiệp - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM - 4


Tiêu chí

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm thương mại


kinh doanh có mặt ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội như giao thông, ngân hàng...bao gồm cả bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi

nhân thọ.

động và các thân nhân, thậm trí đối với cả người không phải là ruột thịt nhưng có liên hệ chặt chẽ theo quy định của pháp luật và chỉ diễn ra trong từng quốc

gia.

Thời hạn bảo hiểm

Mối quan hệ này chỉ phát sinh và tồn tại trong 1 khoảng thời gian xác định kể từ khi người tham gia BH ký kết HĐBH, thời hạn có thể là ngắn hạn, dài hạn tùy thuộc vào từng nghiệp vụ BH và lựa chọn của bên tham gia

BH

Mối quan hệ giữa người tham gia BH với cơ quan BH là dài hạn, trọn đời (lương hưu, trợ cấp hăng tháng), tương đối ổn định. - Sau khi xảy ra rủi ro, BHXH vẫn tiếp tục tồntại chứ không chấm dứt.

Phí đóng bảo hiểm

Phí đóng do DNBH tính toán:Dựa trên cơ sở xác suất xảy ra rủi ro của đối tượng BHDựa trên phạm vi BH, giá trị BH, số tiền BH (do thỏa thuận

giữa 2 bên)

Dựa trên tiền lương hằng tháng của NLĐ; quỹlương NSD LĐ tham gia BHXH với 1 tỷ lệ nhất định do Nhà nước quy định

Cơ quan quản lý

+ Cơ quan quản lý nhà nước: Bộ tài chính và ngân hàng.

+ Doanh nghiệp quản lý sự nghiệp: Các doanh nghiệp bảo hiểm.

Cơ quan quản lý nhà nước: Bộ LĐ- TBXH

+ Cơ quan quản lý sự nghiệp: cơ quan bảo hiểm xã hội VN

Nguồn hình thành quỹ

Hình thành từ sự đóng góp phí của những người tham gia, được bổ sung từ lãi đầu tư quỹ nhàn rỗi, dự phòng

bảo hiểm

Người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước bù thiếu và nguồn khác (lãi đầu tư quỹ nhàn rỗi, ủng hộ

của các tổ chức...).

1.4. Câu hỏi củng cố

1. Trình bày khái niệm tổn thất, rủi ro, bảo hiểm.

2. Trình bày cách thức phân loại tổn thất.

3. Trình bày nguồn gốc và nguyên nhân của rủi ro

4. Trình bày khái niệm, các loại hình và đặc điểm của bảo hiểm xã hội.

5. Phân biệt giữa bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại.

6. Trình bày vai trò và tác động của bảo hiểm đến đời sống xã hội.



CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA BẢO HIỂM

Giới thiệu:

Trong chương 2 bao gồm các nội dung: các kỹ thuật được áp dụng trong tính phí bảo hiểm. Các hình thức để các nhà kinh doanh bảo hiểm chia sẻ và phòng ngừa rủi ro cũng như cách tính toán các loại hình đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm.

Mục tiêu:

+ Trình bày cơ sở kỹ thuật quan trọng của bảo hiểm.

+ Trình bày được các vấn đề mang tính nguyên tắc về kỹ thuật trong bảo hiểm.

+ Trình bày được cách thức hình thành và quản lý quỹ bảo hiểm.

+ Vận dụng vào tính toán tỷ lệ để lựa chọn cách phân chia rủi ro.

+ Vận dụng tính được quỹ bảo hiểm.

Nội dung chính:

2.1. Cơ sở kỹ thuật quan trọng của bảo hiểm

2.1.1. Sự ra đời và phát triển Luật số lớn

Lần đầu tiên, thế kỉ 17, Nhà toán học Pascl nhà toán học người Pháp đã nghiên cứu các đại lượng ngẫu nhiên và chwungs minh rằng chúng bị chi phối bởi các quy luật.

Đến thế kỉ 18, nhà vật lí người Thụy Sĩ - Bernoulli (1654 - 1705) đã tiếp tục nghiên cứu và đưa ra định lí đầu tiên về “Luật số lớn” như sau”

“Nguyên lí tổng quát khẳng định rằng tác dụng tổng hợp của một số lớn các nhân tố ngẫu nhiên, trong những điều kiện nào đó, dẫn đến kết quả hầu như không phụ thuộc vào các nhân tố ngẫu nhiên. Chẳng hạn, tần số xuất hiện với một biến cố ngẫu nhiên qua n phép thử càng gần với xác xuất của biến cố đó khi n càng lớn”. Theo Bernoulli Định lí giới hạn.

Theo quy luật này, số lần thực hiện phép thử càng lớn, kết quả thu được từ phép thử sẽ càng tiến dần đến xác suất lý thuyết xảy ra biến cố đang xem xét, sau đây chúng ta cùng tiến hành nhắc lại trò chơi con xúc sắc:

Khi tiến hành tung con xúc sắc ở những lần đầu, ta thấy khả năng xảy ra một mặt nào đó không đều nhau.

Ví dụ: tung con xúc sắc 5 lần thì xác suất xảy ra mặt “6” có thể là 1 lần, 2 lần, 3 lần cũng có thể là tất cả các lần tung (5/5) hoặc không có lần nào. Đây là tần suất xuất hiện biến cố trong thực tế. So sánh ta thấy sao biệt giữa xác suất lý thuyết (1/6 = 0.16666) so với xác suất thực tế (0.2.0…0) theo kết quả thí nghiệm là rất lớn.

Nhưng nếu người ta tiếp tục tung con xúc sắc 20 lần, 100 lần, 1000 lần và cuối cùng là

10.000 lần. Mỗi lần tung ra, người ta chú ý đến việc xuất hiện mặt số 6. Các kết quả được ghi nhận trong bảng sau:


Bảng 2.1 Thống kê kết quả tung xúc sắc


Số lần tung ra

Số lần xuất hiện

Tần suất xuất hiện

20

100

1.000

10.000

2

12

175

1.635

0.1

0.12

0.175

0.165

Như vây, sự ngẫu nhiên mà bề mặt có số 6 xuất hiện là 1/6 (tần suất xuất hiện là 0.165). Đây là xác suất lý thuyết, qua nhiều lần thử nghiệm, tần suất xuất hiện của mặt 6 sẽ dần về xác suất lý thuyết. Nói cách khác, nếu chúng ta thực hiện việc nghiên cứu trên một đám đông đủ lớn, chúng ta sẽ có xác suất xảy ra một biến cố nào đó ở mức độ đủ chính xác để kết luận và làm chủ được biến cố ngẫu nhiên đó - đây là cơ sở lỹ thuật của luật số đông được áp dụng trong bảo hiểm.

Đến năm 1835, Possion một nhà Toán học người Pháp (1781-1840) tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện định lí nói trên vafddax hoàn thiện Luật số lớn.

Dựa và Luật số lớn, người ta đưa ra nguyên tắc hoạt động cơ bản nhất của bảo hiểm là nguyên tắc số đông. Theo đó, các công ty bảo hiểm triển khai các sản phẩm bảo hiểm trên số đông người càng lớn càng tốt. Vì khi có số đông người, xác suất xảy ra hiện tượng, chẳng hạn như tử vong hoặc còn sống xảy ra trong thực tế so với dự kiến khi xác định định phí bảo hiểm sẽ tương đối chính xác và điều này cũng có nghãi là công ty bảo hiểm với số phí thu trước sẽ đủ chi trả cho các trường hợp bảo hiểm xảy ra trong thực tế.

Tóm lại, bản chất của quy luật số đông là việc thực hiện nghiên cứu trên một đám đông đủ lớn và càng lớn thì sẽ có xác suất xảy ra biến cố nào đó ở mức độ chính xác hơn. Hay nói cách khác, nghiên cứu trên một đám đông đủ lớn sẽ giúp chúng ta có thể làm chủ được biến cố ngẫu nhiên đó.

2.1.2. Luật yếu và Luật mạnh

Luật yếu của luật số lớn cho rằng sự hội tụ của các biến ngẫu nhiên chỉ tiến đến gần giá trị kỳ vọng (khi n càng lớn, giá trị trung bình mẫu của X tiếp cận giá trị trung bình thống kê của X với xác suất càng cao).

Luật mạnh của luật số lớn cho rằng sự hội tụ của các biến ngẫu nhiên hầu như chắc chắn đến giá trị kỳ vọng.

2.1.3. Luật yếu và sự vận dụng trong bảo hiểm

Qua quan sát hoạt động của các công ty bảo hiểm người ta thấy rằng: Bảo hiểm đảm bảo cho những rủi ro ngẫu nhiên đồng nhất độc lập. Như vậy, khi tập hợp số lớn các rủi ro này với nhau thì kết quả sẽ thu được như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023