Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay - 1


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

--o0o--


HOÀNG VĂN HẠNH


BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY


Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 9.38.01.04


LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG THỊ MINH SƠN

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số liệu nêu trong luận án là trung thực. Các luận điểm kế thừa trong luận án được trích dẫn rò ràng. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố trong công trình nào khác.


Nghiên cứu sinh


Hoàng Văn Hạnh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 10

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 10

1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 22

1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu 27

1.4. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 31

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 36

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG PHÁP LUẬT

TỐ TỤNG HÌNH SỰ 37

2.1. Khái niệm, ý nghĩa của bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự 37

2.2. Chủ thể có trách nhiệm bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự 50

2.3. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự 57

2.4. Các yếu tố bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự 62

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 69

Chương 3: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG PHÁP LUẬT

TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY 70

3.1. Thực trạng quy định về bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng Việt Nam hiện nay 70

3.2. Thực tiễn bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật

tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay 92

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 131

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ

TỘI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY ..132

4.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự 132

4.2. Giải pháp hoàn thiện mô hình tố tụng và pháp luật về bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội 141

4.3. Giải pháp tăng cường bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội 151

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 162

KẾT LUẬN CHUNG 163

CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 165

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 166

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT



Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BLHS

Bộ luật hình sự

BLTTHS

Bộ luật tố Tụng hình sự

TTHS

Tố tụng hình sự

PLTTHS

Pháp luật tố tụng hình sự

NCS

Nghiên cứu sinh

NXB

Nhà xuất bản

NTSĐVT

Nguyên tắc suy đoán vô tội

CTTP

Cấu thành tội phạm

CQĐT

Cơ quan điều tra

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

TAND

Tòa án nhân dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay - 1

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự luôn là một vấn đề quan tâm của hệ thống tố tụng hình sự bất kỳ quốc gia nào. Trong đó, việc quy định và bảo đảm thực hiện trên thực tế nguyên tắc suy đoán vô tội là một nội dung rất quan trọng nhằm bảo đảm quyền con người tron quá trình giải quyết vụ án hình sự. Suy đoán vô tội xuất hiện lần đầu tiên ở thời La Mã cổ đại vào thế kỷ thứ VI khi Hoàng đế La Mã ban hành bản tóm lược Luật La Mã. Người ta đã khẳng định rằng, trách nhiệm chứng minh thuộc về bên tố cáo, thuộc bên khẳng định chứ không phải bên phủ định, những tư tưởng này chỉ được các quan toà áp dụng trong tố tụng dân sự. Đây được coi là cội nguồn của nguyên tắc suy đoán vô tội (presomtion of innonce). Tuy nhiên, suy đoán vô tội chỉ chính thức được xem như một nguyên tắc mang tính công cụ của pháp luật bởi luật gia người Pháp Jean Lemoine nhằm ủng hộ cho suy luận mang tính pháp lý rằng hầu hết mọi người không phải là tội phạm [44]. Suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc cơ bản trong của tố tụng hình sự và được coi như một công cụ để bảo vệ quyền con người ở nhiều nước trên thế giới. Nguyên tắc này chính thức được ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cộng hòa Pháp năm 1789, theo đó tại Điều 9 quy định “Mọi người đều được coi là vô tội cho đến khi bị tuyên bố phạm tội, nếu xét thấy cần thiết phải bắt giữ thì mọi sự cưỡng bức vượt quá mức cần thiết cho việc bắt giữ đều bị pháp luật xử phạt nghiêm khắc”. Tiếp đó, Điều 11, Tuyên bố chung về quyền con người (được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10/12/1948) ghi nhận: “Mỗi bị cáo dù đã bị buộc tội có quyền được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là phạm tội theo pháp luật tại một phiên tòa xét xử công khai với mọi đảm bảo biện hộ cần thiết” và Điều 14, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 16/12/1966 cũng ghi nhận “Người bị cáo buộc là phạm tội hình sự có quyền được coi là vô tội cho tới khi hành vi phạm tội của người đó được chứng minh theo pháp luật”. Cho đến nay, hầu hết pháp luật của các quốc gia đều thừa nhận suy đoán vô tội là một nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự.

Để bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tố tụng hình sự, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Nghị quyết, cũng như các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề bảo đảm quyền suy đoán vô tội trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Các quan điểm của Đảng về suy đoán vô tội cũng như bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự được thể hiện trong các Nghị quyết như: Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Nội dung các quan điểm này được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật của Nhà nước.

Dưới góc độ pháp lý, năm 1982, Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966 và cam kết thực hiện các nguyên tắc của Công ước này, trong đó có nguyên tắc suy đoán vô tội. Lần đầu tiên, suy đoán vô tội được ghi nhận với tư cách là một nguyên tắc trong Bộ luật Tố tụng hình sự đầu tiên (năm 1988) của nước ta (Điều 10), là một quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1992 (Điều 72). Tuy nhiên trong những giai đoạn này, nguyên tắc suy đoán vô tội chưa được ghi nhận bằng tên gọi chính xác và cụ thể, mà chỉ là nội sung của suy đoán vô tội được thể hiện trong các quy định của Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và Điều 9, Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Đến năm 2013 Hiến pháp của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi nhận tại khoản 1 Điều 13 nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội, cụ thể là: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Thể chế hóa quy định của Hiến pháp 2013, nguyên tắc suy đoán vô tội cũng đã được quy định tại Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.” Theo các quy định của pháp luật, nội dung cơ bản của nguyên tắc suy đoán vô tội được thể hiện là người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng

minh theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định và nếu cơ quan có thẩm quyền không chứng minh được căn cứ buộc tội thì phải kết luận người bị buộc tội không có tội. Như vậy, trong suốt lịch sử xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam có thể thấy, nhưng quan điểm, tư tưởng về suy đoán vô tội đã dược dần dần hình thành và ngày càng cụ thể hóa. Điều này góp phần quan trọng vào việc bảo đảm quyền co người trong tố tụng hình sự Việt Nam.

Tuy nhiên, thực tiễn tố tụng hình sự cho thấy, việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội thời gian qua cũng còn những bất cập cả về thể chế và quá trình áp dụng, nhất là việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc này được đặt trong mối quan hệ biện chứng với các nguyên tắc tố tụng hình sự khác được Bộ luật Tố tụng hình sự quy định. Đầu tiên phải kể đến các hạn chế, tồn tại của mô hình tố tung hình sự Việt Nam với đặc trưng là mô hình tố tụng thẩm vấn có tăng cường thêm các yếu tố tranh tụng, do đó vai trò của các cơ quan tiến hành tố tụng nhà nước trong việc chứng minh tội phạm là rất rò nét, trong khi đó vai trò của các chủ thể khác, đặc biệt là bên bị buộc tội là rất mờ nhạt. Điều này làm ảnh hưởng đáng kể đến vấn đề bảo đảm suy đoán vô tội. Ngoài ra, các quy định cũng như thực hiện quy định về chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hình sự Việt Nam còn nhiều hạn chế về nguyên tắc, mọi chứng cứ do người có thẩm quyền thu thập đúng trình tự, thủ tục đều có giá trị pháp lý ngang nhau nên phải được đánh giá, sử dụng như nhau nhưng Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam chưa thể hiện được điều này. Vẫn còn sự bất bình đẳng trong thu thập, đánh giá chứng cứ. Bộ luật tố tụng hình sự quy định luật sư có quyền thu thập tài liệu, đồ vật, nhưng lại chưa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ của luật sư. Giá trị pháp lý của tài liệu, đồ vật do luật sư thu thập không cao, thậm chí không được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận. Điều này cũng làm giảm hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trên thực tế. Bên cạnh đó, việc nhận thức, tuân thủ nguyên tắc này cũng còn những hạn chế, bất cập, nhất là trong một số vụ án hình sự, người tiến hành tố tụng bức cung, dùng nhục hình hay xét xử chỉ căn cứ vào hồ sơ vụ án mà không bảo đảm tính tranh trụng trong hoạt động xét xử đã dẫn đến những việc oan, sai cho bị can, bị cáo. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thường bị nhìn nhận là người phạm tội, thậm chí, họ còn bị đối xử một cách thô bạo mặc dù rất nhiều trường hợp sau đó họ được Tòa

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí