Số Người Bị Tạm Giữ, Tạm Giam Chết Từ Năm 2010 Đến Năm 2014

bản. Trong trường hợp khiếu nại bằng văn bản thì cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải bố trí địa điểm, giấy bút để người bị tạm giữ, tạm giam viết. Như vậy, việc đảm bảo quyền này cho người bị tạm giữ, tạm giam phụ thuộc rất lớn vào cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, trên thực tế thì cho dù có nhận thấy quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam là không đúng, hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng đối với mình là vi phạm, nhưng người bị tạm giữ, tạm giam cũng khó có thể thực hiện được quyền khiếu nại do bị hạn chế quyền tự do đi lại. Trong khi đó các cơ quan tiến hành tố tụng không đảm bảo quyền được khiếu nại về việc tạm giữ, tạm giam của người bị tạm giữ, tạm giam thực hiện nghiêm túc.

Thứ tư, hạn chế quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục.

+ Về bảo đảm quyền được trình bày lời khai: Theo quy định của pháp luật, đây là quyền của người bị tạm giữ, tạm giam tuy nhiên trong thực tế khi tiến hành lấy lời khai của người bị tạm giữ, tạm giam thì tình trạng người bị tạm giữ, tạm giam bị bức cung, mớm cung, nhục hình vẫn còn tồn tại. Điều này đã làm ảnh hưởng đến tính khách quan và tính hợp pháp của lời khai người bị tạm giữ, tạm giam vi phạm nghiêm trọng những quy định về chứng cứ và thu thập chứng cứ trong TTHS và đặc biệt vi phạm QCN của người bị tạm giữ, tạm giam.

+ Về phân loại người bị tạm giữ, tam giam còn tình trạng, tạm giữ, tạm giam chung giữa người côn đồ hung hãn với người phạm tội lần đầu; giam chung người bị tạm giữ với người bị tạm giam và người chưa thành niên với người đã thành niên… Công tác quản lý người bị tạm giữ, tạm giam bảo vệ nhà tạm giữ, trại tam giam chưa được chú trọng dẫn tới tình trạng đánh nhau giữa những người bị tạm giữ, tạm giam. Các trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam bỏ trốn khỏi nhà tạm giữ, trại tạm giam vẫn xảy ra (năm 2010 có 02 trường hợp người bị tạm giam bỏ trốn; năm 2012 có 01 trường hợp

người bị tạm giữ bỏ trốn) [55].

Vẫn còn tình trạng tạm giữ, tạm giam chung buồng những người trong cùng 1 vụ án - vi phạm Điều 15 Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ (Viện KSND huyện Phúc Thọ, Ba Vì, Hoàn Kiếm, Tây Hồ năm 2014) [55].

+ Tình trạng người bị tạm giữ, tạm giam chết hoặc tự tử còn xảy ra ở một số nhà tạm giữ, trại tạm giam. Có nhiều trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam đã chết trong nhà tạm giữ, trại tạm giam mà nguyên nhân chủ yếu là do bệnh lý như HIV, lao, tự tử, gây thương tích… và đặc biệt có một số trường hợp nguyên nhân chết liên quan đến việc bị tra tấn, đánh đập. Trường hợp cái chết của anh Nguyễn Quốc Bảo tại Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội được báo pháp luật đưa tin ngày 29/03/2010 là một minh chứng cho hiện tượng này. Bảng 3.5. Số người bị tạm giữ, tạm giam chết từ năm 2010 đến năm 2014


Năm

2010

2011

2012

2013

2014

1. Tổng số người tạm giữ chết

0

4

4

1

2

+ Chết do bệnh lý

0

3

1

1

2

+ Chết do tự sát

0

1

3

0

0

+ Chết do nguyên nhân khác

0

0

0

0

0

2. Tổng số người bị tạm giam chết

41

46

32

23

23

+ Chết do bệnh lý

40

42

31

22

23

+ Chết do tự sát

0

4

1

1

0

+ Chết do nguyên nhân khác

1

0

0

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm giữ, tạm giam cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội - 11

Nguồn: Phòng Thống kê - VKSND thành phố Hà Nội.

+ Tình trạng để bị can suy kiệt sức khỏe, hoặc bị bệnh hiểm nghèo phải tạm giam đã được kiểm soát chặt chẽ, song việc xác định tình trạng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của bị can gặp khó khăn rất nhiều, quy định này chỉ áp dụng dựa vào tài liệu điều tra thu thập được còn lĩnh vực chuyên môn thì chưa đủ điều kiện để kết luận. Ví dụ: đối tượng nhiễm HIV, AIDS chủ yếu là do CQĐT cung cấp thu thập thông tin, còn chuyên môn y tế của trại chưa đầy

đủ khả năng để kết luận nên khi phân loại giam giữ gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, có trường hợp ngay cán bộ quản lý cũng bị mắc phơi nhiễm, cũng có nhiều trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam trong cùng một buồng giam, cùng một trại giam lây truyền bệnh cho nhau. Mặt khác, đối với người bị tạm giữ, tạm giam bị mắc bệnh truyền nhiễm (HIV) ở ngoài xã hội trước khi bị bắt đang điều trị thuốc ARV theo chương trình phòng chống HIV của Liên Hiệp Quốc, theo quy định khi bị bắt tạm giữ, tạm giam cán bộ y tế nhà tạm giữ không được tiếp nhận loại thuốc ARV để tiếp tục điều trị HIV cho người bị tạm giữ, tạm giam bị nhiễm kháng thế HIV vì loại thuốc ARV nếu không điều trị đúng sẽ gây phản ứng phụ, có thể nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân, hơn nữa trình độ y tế cấp huyện chưa đủ trình độ để xác định chủng loại thuốc ARV. Đối với vướng mắc này cần có quy định chung cho các nhà tạm giữ, trại tạm giam được nhận thuốc điều trị cho các đối tượng bị giam giữ, những trường hợp nhiễm HIV phải có quy định riêng, để phòng ngừa việc lây nhiễm [55].

2.2.2.2. Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế

Trên cơ sở thực trạng về tình hình người bị tạm giữ, tạm giam trên địa bàn thành phố Hà Nội và những hạn chế đối với người bị tạm giữ, tạm giam trong thời gian qua có thể chỉ ra một số nguyên nhân khách quan, cũng như các nguyên nhân chủ quan, cụ thể:

Thứ nhất, nguyên nhân khách quan.

+ Nhiều quy định của pháp luật chung chung còn dẫn đến việc hiểu thế nào cũng được nên đã tạo cơ sở cho các cơ quan tiến hành tố tụng lạm dụng việc tạm giữ, tạm giam người và vi phạm đối với người bị tạm giữ, tạm giam. Tại khoản 2 Điều 87 BLTTHS 2003 quy định về thời hạn tạm giữ: "…Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá ba ngày. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn lần hai nhưng không quá ba ngày…" [42]. Việc quy định như điều luật trên, gây khó khăn cho quá trình áp dụng. Bởi lẽ, luật không

giải thích khái niệm trường hợp nào là "trường hợp cần thiết" và trường hợp nào là "trường hợp đặc biệt". Hay như quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 89/NĐ -CP quy định: "Bình quân diện tích tối thiểu nơi giam giữ đối với người bị tạm giữ, tạm giam là 2m2/1 người, có bệ nằm bằng xi măng hoặc gạch men hoặc có chiếu để nằm". Quy định 2m2 tối thiểu nơi giam giữ cho một người như trên là không cụ thể rò ràng dẫn đến khó khăn cho việc áp dụng. Thực tế qua kiểm sát, có trường hợp 1 buồng giam có diện tích 12m2 tạm giam 06 người, trong đó buồng giam có 2 bệ nằm bằng 07m2, còn 5m2 là công trình vệ sinh và lối đi, như vậy, 06 người trên 07m2 bệ nằm là quá chật, nhưng vẫn không vi phạm luật [55].

Một số quy định của BLTTHS 2003 quy định các quyền tố tụng của người tiến hành tố tụng nhưng không quy định các trình tự, thủ tục cụ thể để thực hiện các quyền đó trên thực tế, gây khó khăn cho người tiến hành tố tụng trong thực thi quyền được pháp luật quy định. Ví dụ, khoản 3 Điều 87 BLTTHS quy định:

Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho VKS cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ có không có căn cứ hoặc không cần thiết thì VKS ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ [42, Điều 87, Khoản 3].

Tuy nhiên, trên thực tế việc gửi quyết định tạm giữ cho VKS thường là chậm hơn 12 giờ. Hơn nữa, pháp luật chỉ quy định việc gửi quyết định tạm giữ mà không quy định việc gửi quyết định kèm theo hồ sơ vụ án cho VKS thì VKS lấy căn cứ đâu, để có thể xác định được là quyết định tạm giữ đó có hay không có căn cứ; cần thiết hay không cần thiết để mà ra quyết định hủy bỏ.

+ Về quy định đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam

- Khoản 1 Điều 88 BLTTHS 2003 quy định: "Tạm giam được áp dụng với bị can, bị cáo…" [42]. Tuy nhiên, trên thực tế có những đối tượng khác

cũng bị áp dụng biện pháp tạm giam như:

1. Người bị Tòa án kết án phạt tù trước đó đang bị tạm giam nhưng đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết [42, Điều 228 Khoản 1, Điều 243, Khoản 3].

2. Người bị Tòa án kết án phạt tù trước đó không bị tạm giam nhưng xét thấy cần phải tạm giam họ để bảo đảm thi hành án [42, Điều 228, Khoản 2].

3. Người bị kết án phạt tù, đang tại ngoại chờ thi hành án hoặc thi hành án bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã [42, Điều 256, Khoản 4].

Các đối tượng trên đều có chung đặc điểm là người đã bị Tòa án kết án phạt tù vì thế không tiếp tục gọi họ là bị can, bị cáo. Việc khoản 1 Điều 88 BLTTHS 2003 quy định không đầy đủ các đối tượng có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam dẫn đến sự mâu thuẫn giữa quy định của Điều 88 với các Điều luật khác gây khó khăn cho thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giam. Ví dụ: Điều 83 BLTTHS 2003 quy định tất cả các đối tượng bị bắt theo lệnh truy nã, bao gồm cả người bị kết án phạt tù bỏ trốn, đều có thể bị tạm giam.

Trong trường hợp này, khi CQĐT chuyển lệnh tạm giam cùng tài liệu liên quan cho VKS để xét phê chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 83 BLTTHS 2003 thì VKS có phê chuẩn không khi mà căn cứ để tạm giam họ là đúng, nhưng về mặt đối tượng để tạm giam, họ là người đã bị Tòa án kết án chứ không phải là bị can, bị cáo.

Ngoài ra trên thực tế áp dụng quy định về đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc khó giải quyết. Tại khoản 2 Điều 88 BLTTHS 2003 quy định: "Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rò ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác" [42, Điều 88, Khoản 2]. Tuy nhiên, đối với bị can, bị cáo là phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh nặng có nơi cư trú rò ràng thì vẫn có thể bị

áp dụng biện pháp tạm giam. Đó là những trường hợp đặc biệt cụ thể:

- Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;

- Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;

- Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

Mặc dù luật đã có sự quy định các trường hợp áp dụng các trường hợp không áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam nhưng trên thực tế vẫn có những khó khăn khi vận dụng. Theo quy định trên, đối với những bị can, bị cáo thuộc một trong hai trường hợp nói trên cần áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, có thể là bảo lĩnh hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú… còn đối với các trường hợp đặc biệt không được miễn trừ chính sách ưu đãi khi áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam thì hiện tại chưa có quy định cụ thể về điều kiện áp dụng và bảo đảm quyền lợi cho họ, như trường hợp bị can, bị cáo đang mang thai được hưởng chế độ giam giữ như thế nào? Dinh dưỡng cho thai sản ra sao? Trẻ em sinh ra được ở với mẹ nhưng phải được chăm sóc như thế nào?... Đó là những vấn đề cần phải được quy định, hướng dẫn rò ràng cụ thể.

+ Quy định về căn cứ áp dụng tạm giam quá rộng, không phù hợp với bản chất và các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn chung quy định tại Điều 79 BLTTHS 2003. Theo quy định của Điều 79 BLTTHS 2003 thì biện pháp ngăn chặn chỉ được áp dụng khi có một trong những căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử; sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án. Nếu không có một trong những căn cứ đó thì dù bị can, bị cáo phạm tội gì cũng không được bắt tạm giam. Trong khi đó điểm a khoản 1 Điều 88 BLTTHS 2003 lại quy định tạm giam có thể được áp dụng đối với "bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng". Như vậy, quy định của điểm a khoản 1 điều 88 BLTTHS 2003 không phù hợp với Điều 79 BLTTHS 2003. Không thể nói đã phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm

trọng là đương nhiên có căn cứ quy định tại Điều 79 BLTTHS 2003 được.

+ BLTTHS quy định khả năng tùy nghi quá rộng cho người có thẩm quyền tiến hành tố tụng dễ dẫn đến hạn chế QCN của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Ví dụ: theo quy định của Điều 79, điểm b khoản 1 Điều 88, khoản 2 Điều 228 BLTTHS, thì biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng khi "có căn cứ chứng tỏ rằng", "có căn cứ cho rằng"…; còn căn cứ đó cụ thể là gì, có buộc phải chứng minh không thì không được quy định rò ràng. Vì thế, trong thực tiễn, các căn cứ đó hoàn toàn được xác định theo đánh giá chủ quan của người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn đó. Điều này dễ dẫn đến sự lạm dụng trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn; việc áp dụng đó có thể là tiện lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng nhưng lại hạn chế QCN của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo [47, tr. 98].

+ Chế độ trách nhiệm chưa được quy định rò ràng, minh bạch, được truy cứu chưa thật nghiêm minh đối với các vi phạm QCN của người bị tạm giữ, tam giam từ người tiến hành tố tụng. Chế tài tố tụng đối với các vi phạm chưa rò ràng, thiếu cụ thể.

Cho đến nay chúng ta có Nghị quyết số 388/NQ-UBTVQH11 ngày 17/03/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động TTHS gây ra. Luật bồi thường của Nhà nước được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII cũng chưa bao hàm hết các trường hợp oan, sai trong TTHS.

Mặc dù BLTTHS có các nguyên tắc quan trọng quy định người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự [42, Điều 12]; quy định quyền được bồi thường thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra [42, Điều 30]. Nhưng trên thực tế các quy định này ít được áp dụng. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự ít được đặt ra, nếu đó không phải là hành vi cố ý; chế độ kỷ

luật mới được thực hiện ở mức độ hạn chế, chủ yếu là bổ nhiệm lại chức danh tố tụng nếu có nhiều sai sót nghiêm trọng; việc bồi thường thiệt hại do sai hầu như chưa được thực hiện. Đặc biệt, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng liên quan đến QCN chủ yếu tập trung ở người lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng như Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT, Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND, Chánh án, Phó Chánh án TAND, trách nhiệm đó lại không gắn với hoạt động tố tụng trực tiếp cho nên chế độ trách nhiệm không rò ràng…

+ Về chế độ tạm giữ, tạm giam

Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành đã lâu (Nghị định số 89/1998/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/11/1989) tuy đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 98/2002/NĐ-CP và Nghị định 09/2011/NĐ-CP, nhưng qua thực tiễn 15 năm áp dụng đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mắc như: Chế độ ăn, mặc, ở, khám chữa bệnh đối với người bị tạm giữ, tạm giam chưa phù hợp với thực tế; Việc phân loại giam giữ rất khó thực hiện trong thực tế; việc quản lý người bị kết án tử hình gặp nhiều khó khăn... Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam ngoài quy định tại Luật tổ chức VKSND chưa được quy định cụ thể trong Quy chế về tạm giữ, tạm giam... Thông tư 02/TTLN ngày 06/9/1998 của liên Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), về công tác giam, giữ, cải tạo và kiểm sát việc giam, giữ, cải tạo ban hành đã quá lâu, nhiều nội dung không còn phù hợp với thực tế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam hiện nay [55].

+ Tình hình tội phạm có nhiều diễn biến phức tạp, số lượng người bị tạm giữ, tạm giam có chiều hướng gia tăng, nhiều tên tái phạm, tái phạm nguy hiểm, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, một số đông nghiện ma túy, mắc bệnh hiểm nghèo, chống đối quyết liệt, dùng nhiều thủ đoạn và cách thực để che giấu tội phạm, vi phạm.

+ Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý trại tạm giam, nhà tạm giữ hiện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/07/2022