Đặc Điểm Của Chứng Minh Nhân Dân 12 Số (Mặt Sau Có Họ Và Tên Cha, Họ Và Tên Mẹ)


1.1.3.2. Đặc điểm của Chứng minh nhân dân 12 số (mặt sau có họ và tên cha, họ và tên mẹ)

Loại Chứng minh nhân dân này được ban hành theo quy định tại thông tư số 27/2012/TT-BCA của Bộ Công an ngày 16/5/2012 quy định về mẫu Chứng minh nhân dân. Cụ thể:

Đây là loại Chứng minh nhân dân có hình chữ nhật, chiều dài 85,6mm, chiều rộng 53,98mm.

Mặt trước: Bên trái, từ trên xuống: Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 14 mm; ảnh của người được cấp Chứng minh nhân dân cỡ 20 x 30 mm; có giá trị đến (ngày, tháng, năm). Bên phải, từ trên xuống: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; chữ "Chứng minh nhân dân"; số; họ và tên khai sinh; họ và tên gọi khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quê quán; nơi thường trú.

Mặt sau: Trên cùng là mã vạch 2 chiều. Bên trái, có 2 ô: Ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải. Bên phải, từ trên xuống: Đặc điểm nhân dạng; họ và tên cha; họ và tên mẹ; ngày, tháng, năm cấp Chứng minh nhân dân; chức danh người cấp, ký tên và đóng dấu.

Hai mặt của Chứng minh nhân dân in hoa văn màu xanh trắng nhạt. Nền mặt trước Chứng minh nhân dân gồm: Hình ảnh trống đồng, bản đồ Việt Nam, hoa sen và các hoa văn. Nền mặt sau Chứng minh nhân dân gồm các hoa văn xen kẽ.


Mẫu ví dụ minh họa: Mặt trước:

Mặt sau 1 1 3 3 Đặc điểm của Chứng minh nhân dân 12 số mặt sau không có họ 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.


Mặt sau:


1 1 3 3 Đặc điểm của Chứng minh nhân dân 12 số mặt sau không có họ và tên 2


1.1.3.3. Đặc điểm của Chứng minh nhân dân 12 số (mặt sau không có họ và tên cha, họ và tên mẹ)

Đây là Chứng minh nhân dân được ban hành theo thông tư số 57/2013/TT-BCA của Bộ Công an ngày 13/11/2013 quy định về mẫu Chứng minh nhân dân.

Loại Chứng minh nhân dân này có hình chữ nhật, chiều dài 85,6mm, chiều rộng 53,98mm.


Mặt trước: Bên trái, từ trên xuống: Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 14 mm; ảnh của người được cấp Chứng minh nhân dân cỡ 20 x 30 mm; có giá trị đến (ngày, tháng, năm). Bên phải, từ trên xuống: Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; chữ "CHỨNG MINH NHÂN DÂN"; số; họ và tên khai sinh; họ và tên gọi khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quê quán; nơi thường trú.

Mặt sau: Trên cùng là mã vạch 2 chiều. Bên trái, có 2 ô: Ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải. Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhân dạng; ngày, tháng, năm cấp Chứng minh nhân dân; chức danh người cấp, ký tên và đóng dấu.

Hai mặt của Chứng minh nhân dân in hoa văn màu xanh trắng nhạt. Nền mặt trước Chứng minh nhân dân gồm: Hình ảnh trống đồng, bản đồ Việt Nam, hoa sen và các hoa văn. Nền mặt sau Chứng minh nhân dân gồm các hoa văn xen kẽ.


Mặt trước:


Mặt sau Có thể thấy sự khác biệt giữa 02 loại Chứng minh nhân dân 12 số ở 3


Mặt sau:


Có thể thấy sự khác biệt giữa 02 loại Chứng minh nhân dân 12 số ở các đặc 4


Có thể thấy sự khác biệt giữa 02 loại Chứng minh nhân dân 12 số ở các đặc điểm như sau: Chứng minh nhân dân 12 số ban hành theo thông tư số 27/2012/TT-BCA của Bộ Công an ngày 16/5/2012 quy định về mẫu Chứng minh nhân dân có thông tin về họ và tên cha, họ và tên mẹ trong khi đó thông tư số 57/2013/TT-BCA của Bộ Công an ngày 13/11/2013 quy định về mẫu Chứng minh nhân dân mặt sau không thông tin họ và tên cha, họ và tên mẹ ở mặt sau Chứng minh nhân dân và còn khác biệt ở đơn vị có thẩm quyền cấp Chứng minh nhân dân .


Chứng minh nhân dân 12 số và Chứng minh nhân dân 9 số cũng có nhiều sự thay đổi về hình dáng, kích thước và nội dung thông tin như Chứng minh nhân dân 12 số: có thêm trường thông tin họ và tên gọi khác, giới tính. Mặt sau có mã vạch 2 chiều phục vụ điện tử hóa lưu trữ thông tin của công dân.

Thay đổi trường thông tin: “GIẤY CHỨNG MINH NHÂN DÂN” thành “CHỨNG MINH NHÂN DÂN”; “sinh ngày” thành “ngày, tháng, năm sinh”; “nguyên quán” thành “quê quán”; “Nơi ĐKHK thường trú” thành “Nơi thường trú”; thông tin “dấu vết riêng và dị hình” thành “đặc điểm nhân dạng”. Bỏ trường thông tin: Tôn giáo.

1.1.3.4. Đặc điểm của Thẻ Căn cước công dân


Thông tư số 61/2015/TT-BCA của Bộ Công an ngày 16/11/2015 quy định về mẫu thẻ Căn cước công dân như sau:

Thẻ Căn cước công dân hình chữ nhật, bốn góc được cắt tròn, chiều dài 85,6 mm, chiều rộng 53,98 mm, độ dày 0,76 mm.

- Mặt trước:

Bên trái, từ trên xuống: Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 14mm; ảnh của người được cấp thẻ Căn cước công dân cỡ 20 x 30mm; có giá trị đến;

Bên phải, từ trên xuống: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; dòng chữ “CĂN CƯỚC CÔNG DÂN”; số; họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; quê quán; nơi thường trú;

- Mặt sau: Trên cùng là mã vạch hai chiều;


Bên trái, có 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải của người được cấp thẻ căn cước công dân; Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ Căn cước công dân;


họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người có thẩm quyền cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân.

- Hai mặt của thẻ Căn cước công dân in hoa văn màu xanh trắng nhạt. Nền mặt trước thẻ Căn cước công dân gồm: hình ảnh trống đồng, bản đồ Việt Nam, hoa sen và các hoa văn, các họa tiết trang trí. Nền mặt sau thẻ Căn cước công dân gồm các hoa văn được kết hợp với các họa tiết đường cong vắt chéo đan xen.

Mặt trước:


Mặt sau Sự khác biệt giữa Chứng minh nhân dân 12 số và thẻ Căn cước công 5


Mặt sau:


Sự khác biệt giữa Chứng minh nhân dân 12 số và thẻ Căn cước công dân được 6


Sự khác biệt giữa Chứng minh nhân dân 12 số và thẻ Căn cước công dân được thể hiện đó là ở thẻ Căn cước công dân: có thêm trường thông tin: quốc tịch

Thay đổi trường thông tin: “CHỨNG MINH NHÂN DÂN” thành “CĂN CƯỚC CÔNG DÂN”; quy định về con dấu in trên thẻ Căn cước công dân.

Bỏ trường thông tin: “tên gọi khác” và trường thông tin “dân tộc”.


1.2. Pháp luật về Chứng minh nhân dân ở Việt Nam hiện nay


1.2.1. Pháp luật về Chứng minh nhân dân


Pháp luật về Chứng minh nhân dân cũng có những đặc điểm của các loại pháp luật nói chung như: tính quyền lực, tính quy phạm, tính xã hội... Nhưng cũng có những đặc điểm riêng của mình, cụ thể như:

Thứ nhất, pháp luật về Chứng minh nhân dân được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật

Ở nước ta hiện nay pháp luật về Chứng minh nhân dân được quy định trong nhiều loại văn bản khác nhau, ngoài Luật Căn cước công dân được Quốc hội ban hành năm 2014 thì còn các loại văn bản khác như Nghị định của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư, Quyết định của Bộ Công an, Bộ Tài chính, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân... Về nguyên tắc, trình tự, thủ tục cấp, quản lý Chứng minh nhân dân chủ yếu quy định tại Luật, Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Công an, đối với các Thông tư của Bộ Tài chính và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân hầu hết quy định liên quan đến phí và lệ phí trong công tác cấp và quản lý Chứng minh nhân dân.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do các quan hệ xã hội rất đa dạng, luôn phát triển và thực tế của công tác này đòi hỏi phải có những thay đổi để


bắt kịp sự phát triển đó, đồng thời do chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan ban hành văn bản, cơ quan quản lý là khác nhau nên dẫn đến quy định có ở trong nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật.

Vấn đề các quy định về Chứng minh nhân dân bị tản mạn trong nhiều loại văn bản dẫn đến việc khó khăn cho công tác tuyên truyền, phổ biến, dễ dẫn đến chồng chéo, mâu thuẫn đồng thời ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng pháp luật của công tác này.

Thứ hai, pháp luật về Chứng minh nhân dân mang tính chất hành chính


Cấp và quản lý Chứng minh nhân dân là một trong những chức năng quản lý nhà nước và pháp luật về Chứng minh nhân dân thuộc hệ thống pháp luật hành chính.

Pháp luật về Chứng minh nhân dân bao gồm toàn bộ các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực cấp, quản lý Chứng minh nhân dân.

Khi tham gia quan hệ pháp luật này thì chủ thể đại diện cho ý chí, quyền lực nhà nước là cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ về Chứng minh nhân dân, họ thực hiện nghĩa vụ, chức trách của mình theo quy định khi công dân có yêu cầu và ngược lại công dân là chủ thể có trách nhiệm phải tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn, đề nghị do cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ đưa ra theo quy định của pháp luật.

Pháp luật về Chứng minh nhân dân có những quy định hết sức chặt chẽ về trình tự, thủ tục cấp, quản lý Chứng minh nhân dân cho thấy công tác này được thực hiện theo từng giai đoạn và quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong từng giai đoạn cũng được quy định cụ thể, rò ràng.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí