Sử Sụng Kẽm Trong Điều Trị Tiêu Chảy Ở Trẻ Em:


[91]. Một số nghiên cứu thực nghiệm trên động vật và nghiên cứu lâm sàng trên người đều cho rằng thiếu vitamin A có thể làm cho trẻ dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp hơn [44].

1.5.3. Bổ sung Kẽm

1.5.3.1. Vai trò của kẽm

Kẽm là một vi chất dinh dưỡng quan trọng có trong tất cả các cơ quan của cơ thể, các mô và dịch cơ thể, là vi lượng nhiều sau sắt, làm trung gian cho một loạt các chức năng sinh lý. Đó là một thành phần cần thiết của nhiều protein, bao gồm những protein quan trọng trong nhân bản DNA và phân chia tế bào, kẽm giúp duy trì tính toàn vẹn của miễn dịch [146], chủ yếu là miễn dịch tế bào [48], [120], và hoạt động chống oxy hóa. Do vai trò của kẽm trong việc duy trì tính toàn vẹn của tế bào và hệ miễn dịch, kẽm có một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng. Kẽm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể. Ảnh hưởng của kẽm lên tiêu chảy có thể liên quan đến vai trò của kẽm trong vận chuyển nước, chất điện giải, tính thẩm thấu của ruột [128], vai trò enzyme của enterocyte [77], tăng khả năng hồi phục các mô đường ruột [27], tăng miễn dịch tại chổ nhằm ngăn sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn có hại [146].

Mặc dù với những chức năng quan trọng đối với cơ thể, nhưng kẽm không dự trữ trong cơ thể mà đòi hỏi phải được cung cấp thường xuyên qua khẩu phần ăn.

1.5.3.2. Nhu cầu kẽm ở trẻ em:

- Tổng lượng kẽm ở trẻ sơ sinh khoảng 60mg, trong quá trình lớn và phát triển, nông độ kẽm trong cơ thể tăng dần.

- Để tính nhu cầu kẽm ở trẻ em, có thể dựa vào lượng kẽm mất hàng ngày (khoảng 0,064 mg/kg cân nặng với trẻ 6 - 11 tháng tuổi; 0,034 mg/kg cân nặng với trẻ lớn hơn) và lượng kẽm cần cho tăng trưởng (khoảng 0,02 mg/g trọng lượng cơ thể tăng thêm).


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

1.5.3.3. Sử sụng kẽm trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em:

Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị liều hằng ngày trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em là 20 mg kẽm trong vòng 14 ngày ( riêng đối với trẻ < 6 tháng tuổi là 10 mg/ngày) kết hợp với ORS có hàm lượng glucose và muối thấp [166].

Ảnh hưởng của sữa bổ sung pre probiotic lên tình trạng dinh dưỡng, nhiễm khuẩn và hệ vi khuẩn chí đường ruột ở trẻ 6 12 tháng tuổi tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 7

1.5.3.4. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của kẽm tới nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu chảy cấp ở trẻ em

Các nghiên cứu về tác động của kẽm lên tình trạng bệnh tật cho các kết quả khác nhau. Một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung kẽm không có tác dụng làm giảm tỷ lệ mắc, thời gian bị tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp [129]. Một nghiên cứu khác trên trẻ 6 tháng tuổi với việc bổ sung sắt, kẽm, sắt kẽm phối hợp hoặc đa vi chất cho thấy ở nhóm trẻ được bổ sung sắt, kẽm hoặc sắt kẽm phối hợp đều có xu hướng giảm nguy cơ mắc tiêu chảy và viêm đường hô hấp cấp. Bổ sung sắt, kẽm đồng thời làm giảm 40% nguy cơ mắc viêm đường hô hấp cấp ở những trẻ có tình trạng dinh dưỡng kém [32]. Phân tích kết quả của 10 nghiên cứu bổ sung kẽm cho trẻ dưới 5 tuổi cho thấy ở nhóm trẻ được bổ sung kẽm thì tỷ lệ mắc và mắc mới của cả tiêu chảy và viêm phổi đều giảm đi đáng kể. Một số nghiên cứu khác thì cho thấy việc bổ sung kẽm làm giảm tỷ lệ cũng như mức độ nặng nhẹ của nhiễm khuẩn hô hấp cấp [38].

Có nhiều nghiên cứu về tác động của kẽm lên tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở các nước đang phát triển. Nhìn chung các kết quả đều cho thấy việc bổ sung kẽm có tác dụng trong trong phòng ngừa và điều trị tiêu chảy như: giảm tỷ lệ tiêu chảy, giảm thời gian kéo dài tiêu chảy, giảm số lần đi phân lỏng, giảm nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ [65], [129]. Bên cạnh đó các nghiên cứu khác cũng cho thấy kẽm cũng có tác dụng trong việc điều trị và phòng ngừa như làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ARI, trẻ có hàm lượng kẽm thấp thì tỷ lệ mắc các bệnh ARI cao hơn so với trẻ bình thường. Trẻ được bổ sung kẽm giảm số lần sốt, hạ sốt nhanh hơn, giảm số lần ho, giảm tỷ lệ mắc mới viêm phổi [32], [38].


Ở Việt Nam một nghiên cứu bổ sung 10mg kẽm/ngày cho thấy có tác dụng rõ rệt trong việc giảm tỷ lệ tiêu chảy và viêm đường hô hấp [117]. Một nghiên cứu khác trên trẻ từ 3-48 tháng tuổi với việc bổ sung 10mg kẽm/ngày cho thấy, sau 3 tháng can thiệp tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp ở nhóm trẻ được bổ sung kẽm giảm hẳn so với trẻ nhóm chứng [5].

1.5.3.5. Tình trạng kẽm trong nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp.

Trẻ bị tiêu chảy cấp và kéo dài thường có hàm lượng kẽm trong huyết thanh thấp [40], [49] và hàm lượng kẽm có mối liên quan với thời gian kéo dài của từng đợt tiêu chảy [134]. Tuy nhiên, thật khó để phân biệt là hàm lượng kẽm thấp trước khi tiêu chảy xảy ra và làm cho trẻ dễ mắc bệnh, hay là do kết quả việc mất kẽm và phân bố lại trong thời gian bị tiêu chảy cấp. Các nghiên cứu cũng thấy rằng hàm lượng kẽm thay đổi nhanh trong thời gian tiêu chảy cấp. Kết quả của nhiều nghiên cứu trên trẻ bình thường và trẻ suy dinh dưỡng cho thấy hàm lượng kẽm thấp có mối liên quan với tỷ lệ mắc mới cao và mức độ nặng hơn của tiêu chảy ở những tháng tiếp theo [29]. Một nghiên cứu khác cho thấy việc bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy làm tăng hàm lượng kẽm huyết thanh và giúp trẻ duy trì hàm lượng kẽm đầy đủ trong giai đoạn phục hồi [21].

Một nghiên cứu khác lại cho thấy, trẻ khỏe mạnh có hàm lượng kẽm thấp khi bắt đầu nghiên cứu có tỷ lệ mắc mới nhiễm khuẩn hô hấp cấp cao hơn trong những tháng tiếp theo của nghiên cứu so với những trẻ khi bắt đầu nghiên cứu có hàm lượng kẽm bình thường [29]. Một nghiên cứu khác cho thấy trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp thấp cấp (viêm phổi) có hàm lượng kẽm huyết thanh và hàm lượng kẽm ở tóc thấp hơn một cách có ý nghĩa so với trẻ bình thường không bị bệnh [112].


Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Phổ Yên là một huyện phía nam của tỉnh Thái Nguyên, phía đông giáp với huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang, phía nam giáp với huyện Sóc Sơn Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía bắc giáp Thành phố Thái Nguyên, Thị xã Sông Công của tỉnh Thái Nguyên. Huyện có diện tích 258,5 km2 với dân số 137551 người gồm 4 dân tộc sinh sống (Kinh : 92,46%, Sán dìu : 6,27%, Dao : 0,29%, Nùng : 0,29%). Toàn huyện có 15 xã và 03 thị trấn, trong đó có 6 xã miền núi, nghề nghiệp chính là nông nghiệp.

Tỷ lệ hộ nghèo tại huyện còn cao chiếm 21,5%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi cao chiếm 40% (Số liệu điều tra đánh giá suy dinh dưỡng năm 2006). Tỷ lệ này không đồng đều ở các xã, ở các xã miền núi, xã nghèo, xã có nhiều đồng bào dân tộc thì tỷ lệ này còn cao hơn. Một số đồng bào dân tộc còn có tập quán lạc hậu như đẻ nhiều con, cách chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ, bà mẹ mang thai chưa hợp lý như cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn khác, sữa công thức ngoài sữa mẹ rất sớm, thực hành vệ sinh và chăm sóc trẻ còn chưa đúng cách.

2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu thử nghiệm can thiệp tại cộng đồng, được tiến hành theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Điều tra mô tả cắt ngang, đánh giá thực trạng tình trạng dinh dưỡng, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, cũng như tình hình bệnh tật của trẻ.

Giai đoạn 2: Nghiên cứu thử nghiệm can thiệp, ngẫu nhiên có đối chứng, mù kép, đánh giá mức độ ảnh hưởng của sữa bổ sung prebiotic và synbiotic đến tình trạng dinh dưỡng, tình hình mắc tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp và hệ vi khuẩn chí đường ruột của trẻ.


2.2.1. Giai đoạn 1: Điều tra mô tả cắt ngang, đánh giá thực trạng tình trạng dinh dưỡng, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, cũng như tình hình bệnh tật của trẻ.

2.2.1.1. Địa điểm, đối tượng, cỡ mẫu

Địa điểm: huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Đối tượng: - Trẻ từ 5- 6 tháng tuổi (đến 6 tháng 29 ngày)

- Mẹ hoặc người chăm sóc trẻ

Cỡ mẫu: Áp dụng công thức:


n z 2

p (1 p )

e 2

Trong đó:

- n: số trẻ cần điều tra

- Z: Độ tin cậy đòi hỏi là 95%, Z= 1,96

- p: tỷ lệ trẻ bị tiêu chảy (theo kết quả nghiên cứu trước là 11,5 %) [89]

- e: sai số cho phép, chọn ngưỡng 5% (e= 0,05)

Thay vào công thức trên ta tính được: do chọn mẫu chùm nên cỡ mẫu nhân đôi n = 155 trẻ x 2 = 310 trẻ x 5% = 325 trẻ

Như vậy tổng số trẻ cần nghiên cứu là 325 trẻ cho điều tra mô tả cắt ngang, ban đầu.

2.2.1.2.Phương pháp chọn mẫu:

- Theo danh sách trẻ 5 - 6 tháng tuổi của 18 xã/thị trấn do Trung tâm Y tế huyện Phổ Yên cung cấp cho thấy trung bình có 30 - 40 trẻ/xã/thị trấn. Do vậy nghiên cứu đã bốc thăm chọn ngẫu nhiên ra 10 xã/thị trấn trong tổng số 18 xã/thị trấn để đưa vào nghiên cứu.

- Tổng số trẻ từ 5 - 6 tháng tuổi theo danh sách của 10 xã/thị trấn được chọn là 345 trẻ, nhưng tại thời điểm tiến hành nghiên cứu có một số trẻ vắng nhà, nên chỉ có 322 trẻ đã được chọn cho điều tra ban đầu.

2.2.1.3. Các số liệu nghiên cứu thu thập ở điều tra ban đầu:


- Nhân trắc: thu thập các số liệu về cân nặng, chiều dài nằm, tháng tuổi, giới để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo 3 chỉ tiêu: Z-Score của cân nặng theo tuổi, Z-Score của chiều dài nằm theo tuổi, Z-Score của cân nặng theo chiều dài nằm, trung bình cân nặng và chiều dài nằm của trẻ.

- Các thông tin về tình hình nuôi dưỡng trẻ (NCBSM, ăn bổ sung...), tình hình bệnh tật (tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp) và các chăm sóc khi trẻ bị bệnh bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn.

2.2.2. Giai đoạn 2: Nghiên cứu thử nghiệm can thiệp, ngẫu nhiên có đối chứng, mù kép, đánh giá mức độ ảnh hưởng của sữa bổ sung prebiotic và synbiotic.

2.2.2.1. Địa điểm, đối tượng, cỡ mẫu

Địa điểm: tại các xã/thị trấn của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Địa bàn này được chọn do có đội ngũ cán bộ y tế mạnh, có trình độ chuyên môn và có mạng lưới y tế cơ sở tốt, cách Hà Nội không xa giúp cho việc giám sát các hoạt can thiệp được thuận lợi và có hiệu quả.

Đối tượng: -Trẻ từ 6-12 tháng tuổi

- Mẹ hoặc người chăm sóc trẻ

Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu của Hassard [105].


n 2

( Z

Z

d 2

) 2 2

Đây là công thức để tính cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp được tính toán dựa trên 2 biến số chủ yếu mà nghiên cứu mong muốn tìm hiểu là sự thay đổi số ngày bị ARI và số ngày bị tiêu chảy của trẻ trong thời gian 6 tháng can thiệp.

- Cỡ mẫu tính theo số ngày trung bình bị ARI: Ước lượng sự khác biệt thay đổi số ngày trung bình bị ARI giữa các nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng (d) là 0,22 ngày, SD () được ước lượng là 0,28 ngày (theo kết quả nghiên cứu của Weizman) [162], với e = 0,05; lực mẫu 90%. Cỡ mẫu cần cho mỗi nhóm nghiên


cứu sẽ là:


n 2


(1, 96 0,84)2.0, 282 0, 222


25

- Cỡ mẫu tính theo số ngày trung bình bị tiêu chảy: Ước lượng sự khác biệt thay đổi số ngày trung bình bị tiêu chảy giữa các nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng (d) là 1,2 ngày, SD () được ước lượng là 2,3 ngày (theo kết quả nghiên cứu của Shornikova) [147], với e = 0,05; lực mẫu 90%. Cỡ mẫu cần cho mỗi nhóm nghiên cứu sẽ là:

n 2

(1, 96 0,84)2.2, 321, 22

57

Để thoả mãn cả 2 tiêu chí trên thì cỡ mẫu cần là 57 trẻ/nhóm. Tỷ lệ bỏ cuộc ước tính là 15% trong 6 tháng nghiên cứu. Như vậy cỡ mẫu cần thiết cho mỗi nhóm can thiệp là 65 trẻ. Tổng số trẻ tham gia nghiên cứu can thiệp sẽ là:

65 trẻ/nhóm x 4 nhóm = 260 trẻ.

Cỡ mẫu xét nghiệm mẫu phân: 80 mẫu phân của trẻ được thu thập tại 3 thời điểm ngay từ đầu, sau 3 và 6 tháng can thiệp.

2.2.2.2.Phương pháp chọn mẫu:

Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng tham gia nghiên cứu:

- Trẻ 5 - 6 tháng tuổi, mẹ không có sữa hoặc không đủ sữa và đã ăn thêm.

- Trẻ 5 - 6 tháng tuổi, không được bú mẹ vì một lí do nào đó.

- Các bà mẹ và thành viên gia đình phải viết bản cam kết tự nguyện tham gia và tuân thủ các yêu cầu đặt ra của nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại bỏ đối tượng:

- Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh, Trẻ đang mắc bệnh tại thời điểm điều tra

- Trẻ có cân nặng sơ sinh thấp dưới 2500 gam

- Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng

- Trẻ dị ứng với sữa bò

- Trẻ đang sử dụng các sản phẩm có tăng cường prebiotic và probiotic


- Mẹ và thành viên gia đình không đồng ý tham gia

Cách chọn mẫu:

- Trong số 322 trẻ đã tham gia trong điều tra ban đầu, chọn ra được 260 trẻ thoả mãn các tiêu chí của nghiên cứu can thiệp và gia đình tự nguyện đồng ý tham gia để đưa vào nghiên cứu can thiệp.

Cách chia nhóm nghiên cứu:

- Sữa bổ sung đã được máy tính gán cho một mã số ngẫu nhiên từ 1-260.

- 260 trẻ được lựa chọn ở trên cũng sẽ được đánh mã số theo danh sách từ 1 đến 260 và sẽ được nhận các gói sữa bổ sung có đánh mã số tương ứng trong suốt 6 tháng thực hiện can thiệp.

- Những người tham gia nghiên cứu và các bà mẹ của trẻ đều không biết trẻ thuộc nhóm nào trong 4 nhóm can thiệp sau:

Nhóm chứng: Sữa không được bổ sung prebiotic hoặc synbiotic

Nhóm prebiotic: Sữa được bổ sung 0,8g/ngày prebiotic (GOS/FOS)

Nhóm synbiotic1: Sữa được bổ sung 0,8g/ngày prebiotic (GOS/FOS) và 2,6 x 109 CFU/ngày hỗn hợp 2 probiotic (CRL431/BB12)

Nhóm synbiotic 2: Sữa được bổ sung 1,6g/ngày prebiotic (GOS/FOS) và 2,6 x 109 CFU/ngày hỗn hợp 2 probiotic (CRL431/BB12)

Cách chọn mẫu phân

80 trẻ được lựa chọn ngẫu nhiên ngay từ khi bắt đầu nghiên cứu, mỗi nhóm 20 trẻ để thu thập mẫu phân cho xét nghiệm vi sinh và các trẻ được chọn này được tiếp tục lấy mẫu phân tại thời điểm sau 3 và 6 tháng can thiệp.

2.2.2.3. Thời gian can thiệp:

Can thiệp tiến hành trong 6 tháng từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2008.

2.2.2.4. Cách tiến hành

Tập huấn cho cán bộ tham gia nghiên cứu:

- Tập huấn cho giám sát viên và điều tra viên của Trung tâm y tế huyện Phổ Yên: giám sát viên và điều tra viên được tập huấn về mục đích nghiên cứu, đối

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí