Kết Quả Hồi Quy Bằng Mô Hình Tác Động Cố Định (Tiếp Theo)


nhất. Ở đây, chúng ta thấy rằng sự biến động của lạm phát có ảnh hưởng ngược chiều và đáng kể (ở mức 1%) đối với sự phân tán chéo của tỷ lệ cho vay trên tài sản. Trong cột 2, biến lạm phát (Inflation) sẽ đưa thêm vào mô hình, trong cột 3 chúng ta thêm tốc độ tăng trưởng GDP (GDP). Trong cả hai cột, hệ số liên quan đến sự biến động của lạm phát vẫn là âm và có ý nghĩa rất lớn (ở mức 1%).

Trong hai cột này và những cột phía sau, việc đưa thêm vào lần lượt các biến kiểm soát không làm ảnh hưởng đến kỳ vọng dấu và ý nghĩa của các tác động biến động đối với sự phân tán tỷ lệ nợ ròng trên tài sản.

Tiếp theo, trong cột 4, tiếp tục đưa vào biến giả giai đoạn khủng hoảng tài chính (dumFC) để kiểm tra xem sự phân tán trung bình của tỷ lệ cho vay trên tài sản có thay đổi sau cuộc khủng hoảng tài chính hay không? Trong trường hợp này, hệ số liên quan đến biến giả (dumFC) không có ý nghĩa. Nói cách khác, mô hình không giải thích cho sự thay đổi tỷ lệ nợ ròng trên tài sản sau cuộc khủng hoảng tài chính.

Trong tất cả các mô hình, đúng như kỳ vọng, sự biến động của lạm phát có tác động ngược chiều tương đối mạnh lên sự phân tán các khoản cho vay. Điều này cho thấy rằng, khi sự biến động của lạm phát thấp, cơ chế giá sẽ được vận hành. Trong những trường hợp như vậy, các nhà quản lý ngân hàng có thể xếp hạng các dự án liên quan đến nhau và phân bổ quỹ khan hiếm để sử dụng tốt nhất. Tuy nhiên, nếu sự biến động của lạm phát cao, do tín hiệu nhiễu cao nên không thể sử dụng cơ chế giá để khai thác thông tin về tính xác đáng của dự án. Do đó, các ngân hàng trở nên thận trọng trong hoạt động cho vay của họ và hành xử tương tự nhau.


4.2 Kết quả hồi quy bằng FEM‌

Bảng 4.2: Kết quả hồi quy bằng phương pháp

Với các ký hiệu *,**, và *** lần lượt đại diện cho các mức ý nghĩa 10%, 5%, và 1% Độ lệch chuẩn được đặt trong dấu ngoặc đơn.



(1)

(2)

(3)

(4)

h

-0.06059***

(0.0054787)

-0.06044***

(0.0049681)

-0.060239***

(0.0055117)

-0.058894***

(0.0055602)

Inflation


-0.0000672

-0.000054

0.0000377

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của biến động lạm phát lên sự phân bổ nguồn cho vay của ngân hàng - Bằng chứng thực nghiệm tại một số ngân hàng Châu Á - 6



(1)

(2)

(3)

(4)



(0.0003462)

(0.0003461)

(0.0003228)

GPD



0.0000714

0.000231




(0.0004133)

(0.0004439)

dumFC




0.0045524





(.0058353)

dumFC*h





VolStock





VolOil





BankRisk





BankReturn





i.year





Country

Yes

Yes

Yes

Yes

Cons

0.0241827***

0.0244544***

0.0240457***

0.0206415***


(0.0000572)

(0.0017259)

(0.0029553)

(0.0046542)

N

302

301

300

300

R2 0.0097 0.0103 0.0105 0.0271


Bảng 4.3: Kết quả hồi quy bằng mô hình tác động cố định (tiếp theo)

Với các ký hiệu *,**, và *** lần lượt đại diện cho các mức ý nghĩa 10%, 5%, và 1% Độ lệch chuẩn được đặt trong dấu ngoặc đơn.



(5)

(6)

(7)

(8)

h

-0.060989***

-0.0498014***

-0.0297922 **

-0.0316513 *


(0.0067725)

(0.0169603)

(.0088954)

(0.0172095)

Inflation

0.000027

0.0004624

-0.0007096

0.0002854


(0.000327)

(0.0002927)

(0.000493)

(.0005019)

GPD

0.000216

0.000907

0.0007843

0.0013898**


(0.0004478)

(0.0005586)

(0.0005574)

(0.0006262)

dumFC

0.0045772

0.0255389**

0.0046698

-0.0023782


(0.0058423)

(0.0100966)

(0.0063967)

(0.0366895)

dumFC*h

-1.492143*

-0.6416474

-6.482703***

-4.580407**


(0.753907)

(1.06116)

(1.45145)

(1.936095)

VolStock



-4.60e-06

-3.67e-06


VolOil



(3.36e-06)

0.0004829 **

(3.16e-06)

0.0073438




(0.0002276)

(0.0081506)

BankRisk BankReturn




-8.51e-07***


-7.39e-07**




(1.39e-07)

(3.03e-07)

i.year


Yes


Yes

Country

Yes

Yes

Yes

Yes

Cons

0.0209408***

-0.0073155

0.0176588 ***

-0.0308999


(0.0047319)

(0.010778)

(0.0058386)

(0.0210493)

N

300

300

253

253

R20.0279

0.2102

0.0822

0.2404


Bảng 4.2 trình bày kết quả hồi quy đầu khi dựa trên mô hình hiệu ứng cố định. Biến phụ thuộc là sự phân tán tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản. Cột 1 mô tả mô hình giản đơn nhất khi biến động lạm phát là biến giải thích duy nhất. Ở đây, chúng ta thấy rằng sự biến động của lạm phát có ảnh hưởng ngược chiều và đáng kể (ở mức 1%) đối với sự phân tán chéo của tỷ lệ cho vay trên tài sản. Trong cột 2, biến lạm phát (Inflation) sẽ đưa thêm vào mô hình, trong cột 3 chúng ta thêm tốc độ tăng trưởng GDP (GDP). Trong cả hai cột, hệ số liên quan đến sự biến động của lạm phát vẫn là âm và có ý nghĩa rất lớn (ở mức 1%).

Trong hai cột này và những cột phía sau, việc đưa thêm vào lần lượt các biến kiểm soát không làm ảnh hưởng đến kỳ vọng dấu và ý nghĩa của các tác động biến động đối với sự phân tán tỷ lệ nợ ròng trên tài sản.

Tiếp theo, trong cột 4, tiếp tục đưa vào biến giả giai đoạn khủng hoảng tài chính (dumFC) để kiểm tra xem sự phân tán trung bình của tỷ lệ cho vay trên tài sản có thay đổi sau cuộc khủng hoảng tài chính hay không? Trong cột 5, mô hình cho phép một sự tương tác giữa sự biến động của lạm phát và biến giả khủng hoàng tài chính (dumFC *

h) để kiểm tra xem mức độ tác động của sự biến động về sự thay đổi về tỷ lệ phân tán tỷ lệ cho vay trên tài sản có thay đổi sau cuộc khủng hoảng tài chính. Trong trường hợp này, hệ số liên quan đến biến giả (dumFC) không có ý nghĩa. Nói cách khác, mô hình của không giải thích cho sự thay đổi tỷ lệ nợ ròng trên tài sản sau cuộc khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên trong cột 5 hệ số liên quan đến biến tương tác (dumFC * h) lại có dấu âm ở mức ý nghĩa 10%, điều này hàm ý rằng sau cuộc khủng hoảng tài chính, tác động ngược chiều của sự biến động về phân bổ nguồn lực ngân hàng đã tăng lên.

Trong cột 6, chúng ta thêm biến giả năm, có thể thấy vẫn tồn tài mối tương quan âm giữa biến động lạm phát và phân tán tỷ lệ cho vay trên tài sản, hơn nữa hệ số liên quan đến biến giả (dumFC) lại dương và có ý nghĩa ở mức 5%, cho thấy sau cuộc khủng hoảng tài chính các khoản tiền đã được bơm vào các thị trường tài chính.

Trong cột 7, biến giả năm được loại bỏ và đưa thêm vào mô hình biến thị trường


chứng khoán (VolStock), biến biến động giá dầu (VolOil) và biến kiểm soát lợi nhuận trung bình của các ngân hàng, biến tương tác (dumFC * h) vẫn có tương quan âm và có ý nghĩa rất lớn ở mức 1%, biến lợi nhuận ngân hàng (BankReturn) có tương quan âm ở mức ý nghĩa 1% cho thấy sự ứng xử các nhà quản lý đều tăng cho vay nên độ phân tán giảm xuống.

Trong cột 8, biến giả năm và tất cả các biến kiểm soát được đưa vào mô hình. Chúng ta thấy rằng tác động của tăng trưởng GDP là dương nhưng chỉ có ý nghĩa ở mức 10% cho thấy các ngân hàng có thể mở rộng tín dụng, nhưng chỉ một số ngân hàng nhất định do tốc độ tăng trưởng GDP thay đổi theo thời gian. Biến tương tác (dumFC * h) và lợi nhuận ngân hàng (BankReturn) vẫn có tương quan âm và ở mức ý nghĩa 5%.

Nhìn chung, kết quả từ các cột 1 đến cột 8 đều cho thấy sự biến động của lạm phát có tác động ngược chiều tương đối mạnh lên sự phân tán các khoản cho vay theo kỳ vọng của bài nghiên cứu. Điều này càng nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc ổn định lạm phát trong vận hành cơ chế giá. Khi lạm phát biến động quá mức, hệ thống giá cả bị nhiễu quá mức, các nhà quản lý ngân hàng sẽ hành động thận trọng hơn trong việc phát hành các khoản vay mới vì họ không thể đánh giá chính xác mức tỷ suất sinh lợi mong đợi từ khoản cho vay. Ngược lại, chất lượng thông tin tốt hơn sẽ dẫn đến sự phân bổ các khoản vay không đồng đều giữa các ngân hàng vì các nhà quản lý khác nhau có thể tận dụng dự đoán chính xác hơn của mình về các cơ hội cho vay khác nhau.


4.3 Kết quả hồi quy bằng mô hình IV – GMM Bảng 4.4: Kết quả hồi quy bằng mô hình IV-GMM‌‌

Với các ký hiệu *,**, và *** lần lượt đại diện cho các mức ý nghĩa 10%, 5%, và 1% Độ lệch chuẩn được đặt trong dấu ngoặc đơn.



(1)

(2)

(3)

(4)

h

-5.516257***

-8.573269

-19.0303

-16.54046


(3.294432)

(5.533571)

(0.0055117)

(10.43489)

Inflation

0.0003941

0.0005409

0.0046638

0.0037773


(0.0005399)

(0.0006677)

(0.0034541)

(0.0032216)

GPD

0.0005603

0.001416

0.0008301

0.0001759



(1)

(2)

(3)

(4)


(0.0006295)

(0.0011114)

(0.0011979)

(0.0014705)

dumFC

-0.0309894***

-0.0408552

-0.082466*

-0.0521919


(0.0132321)

(0.0268494)

(0.0460172)

(0.0586776)

dumFC*h

5.468333*

8.527576

18.97098

16.4781


(3.293068)

(5.532476)

(11.64138)

(10.42308)

VolStock



-2.80e-06

-5.45e-06




(9.28e-06)

(9.33e-06)

VolOil



0.0027922

0.018552




(0.0019003)

(0.0138656)

BankRisk



-0.0819036

-0.0298854




(0.1668577)

(0.157818)

BankReturn



0.4484042

0.4381429




(0.3005222)

(0.3197986)

i.year


Yes


Yes

Country

Yes

Yes

Yes

Yes

Cons

0.0464102 ***

0.0414541 ***

0.0560871*

0.0206415***


(0.0102454)

(0.0249242)

(0.0288955)

(0.0046542)

N

262

262

227

227

R2 0.2840

0.4535

0.0105

0.3587

Hansen j test (p-

0.2069

0.2889

value)



Kết quả nghiên cứu tiếp tục được trình bày bằng phương pháp ước lượng IV- GMM để khắc phục hiện tượng nội sinh. Bảng 4.4 trình bày kết quả IV-GMM cho các mô hình rộng nhất. Cột 1, 2 đưa thêm vào bốn biến kiểm soát lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP, biến giả giai đoạn khủng hoảng tài chính và biến tương tác cũng như các biến giả hàng năm. Cột 3, 4 cho kết quả với mô hình đầy đủ nhất với thêm bốn biến kiểm soát biến động thị trường chứng khoán, biến động giá dầu, rủi ro và lợi nhuận ngành ngân hàng. Kết quả cho thấy có mối tương quan âm với mức ý nghĩa rất lớn 1% giữa biến động lạm phát và độ phân tán tỷ lệ cho vay trên tài sản, tuy nhiên chỉ ở cột 1. Biến giả khủng hoảng tài chính (dumFC) mang dấu âm ở cột 1 và cột 3 với mức ý nghĩa lần lượt là 1% và 10%, điều này cho thấy các ngân hàng hạn chế cung cấp các khoản vay trong giai đoạn khủng hoảng mặc dù các nỗ lực của NHTW và Chính phủ. Kết quả cũng chỉ ra rằng lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP, biến động thị trường chứng khoán và giá dầu cũng không có tác động rò ràng, không có vai trò quan trọng trong việc giải thích sự phân tán tỷ lệ cho vay / tổng tài sản.

Kết hợp với các nghiên cứu thực nghiệm đã được trình bày trước đây, chúng ta


thấy rằng các khoản cho vay của ngân hàng có xu hướng giảm sau cú sốc về tài chính và tiền tệ, gây khó khăn cho các khách hàng vay phụ thuộc vào ngân hàng khi dựa vào nguồn tài trợ bên ngoài. Hơn nữa, chu kỳ vay nợ có thể cản trở phân bổ nguồn lực hiệu quả. Ví dụ, trong giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ, kết quả từ việc hạ thấp tiêu chuẩn cho vay ngân hàng, do cạnh tranh ngày càng gia tăng và việc đánh giá thấp rủi ro, các khoản vay có thể được cấp cho các dự án đầu tư có giá trị hiện tại ròng NPV thấp hoặc thậm chí âm. Ngược lại, trong giai đoạn suy thoái kinh tế, ngay cả những khoản đầu tư có giá trị hiện tại ròng dương cũng có thể bị từ chối do phần bù rủi ro gia tăng, điều này phản ánh sự e dè rủi ro gia tăng của các ngân hàng trong khoảng thời gian này. Việc thay đổi các ưu tiên rủi ro của ngân hàng trong chu kỳ kinh doanh cũng có thể dẫn đến những thay đổi trong hành vi cho vay của các ngân hàng. Ví dụ, các ngân hàng được kỳ vọng sẽ cho vay nhiều hơn trong giai đoạn đi lên của chu kỳ hơn giai đoạn đi xuống, bởi vì nói chung, các nhà cho vay ít bị ảnh hưởng bởi các vấn đề bất cân xứng thông tin trong thời kỳ mở rộng nền kinh tế. Ngoài ra, do theo dòi chi phí thay đổi theo chu kỳ kinh doanh, điều này có thể ảnh hưởng đến sự biến động của tín dụng ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các khoản vay ngân hàng sẽ không được phân bổ cho mục đích sử dụng tốt nhất trong thời kỳ biến động lạm phát cao. Do dữ liệu được thu thập từ bộ số liệu tổng hợp, bài nghiên cứu cũng thể hiện rò tầm quan trọng của sự ổn định về giá trong việc phân bổ hiệu quả các khoản vay ngân hàng ở cả các nền kinh tế mới nổi và các nước phát triển.


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN‌

5.1 Kết luận‌

Bài nghiên cứu xem xét những ảnh hưởng của sự biến động của lạm phát đối với việc phân bổ hiệu quả nguồn lực khan hiếm của các ngân hàng. Để tiến hành kiểm tra mối liên hệ này, bài nghiên cứu sử dụng một bảng dữ liệu ngân hàng xuyên quốc gia được xây dựng cho 19 quốc gia khu vực Châu Á bao gồm Bangladesh, Trung Quốc, Hongkong, Ấn Độ, Indonesia, Israel, Jordan, Kazakhstan, Kuwait, Lào, Malaysia, Paskita, Philippin, Singapore, Hàn Quốc, SriLanka, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam trong giai đoạn 1988-2016.

Kết quả hồi quy cung cấp bằng chứng cho thấy sự bất ổn lạm phát có ảnh hưởng ngược chiều đến sự phân tán tỷ lệ cho vay trên tài sản. Điều này cho thấy các nhà quản lý ngân hàng (i) có thể dễ dàng cho vay nhiều hơn khi biến động lạm phát thấp, vì họ có thể dự đoán được tỷ suất sinh lợi từ mỗi dự án thành công; (ii) phản ứng tương tự trong thời kỳ biến động lạm phát cao. Hành động này ngụ ý rằng, khi sự biến động của lạm phát cao, nguồn vốn ngân hàng khan hiếm sẽ không được phân bổ hiệu quả. Trong thời kỳ sau khủng hoảng tài chính, việc phân bổ các khoản vay của các nước càng phụ thuộc vào độ biến động lạm phát, phân bổ tỏ ra càng hiệu quả hơn khi lạm phát ổn định và ngược lại.

Các kết quả trình bày trong bài nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy sự không chắc chắn, biến động lạm phát bóp méo sự phân bổ nguồn lực hiệu quả của các ngân hàng. Những phát hiện này rất quan trọng vì các ngân hàng thương mại được coi là nguồn tín dụng trung gian quan trọng, sự phân bổ không hiệu quả các khoản vốn vay có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến người đi vay phụ thuộc vào ngân hàng. Kết quả này càng nhấn mạnh vai trò trong việc ổn định giá cả để tăng trưởng kinh tế.

5.2 Một số kiến nghị để tối đa hoá nguồn lực của ngân hàng‌

Vai trò của Ngân hàng nhà nước trong việc ổn định và duy trì lạm phát ở mức thấp. Đầu tiên, Chính phủ và NHTW phải tập trung kiểm soát lạm phát, xem đây là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Các chính sách phải minh bạch, được công bố và thực hiện nhanh chóng bất cứ khi nào có nguy cơ lạm phát. Các cơ quan chức năng


phải giám sát quá trình thực hiện, đảm bảo rằng các chính sách có hiệu quả nhanh, mạnh, ổn định và có thể dự đoán được. Những phản ứng nhanh và giám sát chặt chẽ sẽ củng cố niềm tin của các nhà đầu tư và công chúng; do đó sự không chắc chắn về lạm phát có thể giảm đi cả trong ngắn và dài hạn.

Thứ hai, chính phủ và NHTW phải giảm thiểu bất cân xứng thông tin để công chúng có thông tin về nguyên nhân, tình trạng, các giải pháp và dự báo lạm phát. Cụ thể, thông tin về giá cả lương thực, nhiên liệu, tỷ giá, chính sách lãi suất, mục tiêu tăng trưởng tín dụng, dự báo giá nhập khẩu, giá xuất khẩu cần thiết ... cần được giải thích và phổ biến rộng rãi hơn thông qua các hình thức phương tiện truyền thông. Những hành động này giúp truyền đạt chính sách, kìm hãm lạm phát. Minh bạch thông tin sẽ góp phần làm giảm sự không chắc chắn về lạm phát.

Thứ ba, cơ quan chính chịu trách nhiệm về chống lạm phát, NHTW phải tăng cường xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ hiệu quả hơn. Hiện tại, NHTW tại một số quốc gia có nhiều khiếm khuyết như tính tự chủ yếu. Những hạn chế này do yếu tố chính trị cũng như công cụ kỹ thuật. Về khía cạnh chính trị, thống đốc không có đầy đủ quyền tự chủ để thực hiện các biện pháp tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu lạm phát. Do đó, NHTW phải được cơ cấu lại, về mặt tổ chức, hoạt động để tăng tính độc lập và thực hiện tốt chức năng của mình. Điều này sẽ làm tăng tính minh bạch và trách nhiệm của NHTW, giúp loại bỏ sự không chắc chắn trong tương lai.

6.3 Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Nhìn chung, bài nghiên cứu đã tìm ra mối tương quan giữa biến động lạm phát và hiệu quả phân bổ nguồn cho vay của các ngân hàng. Tuy nhiên, câu hỏi đặt liệu rằng biến động lạm phát có tác động tới từng loại hình cho vay cụ thể hay chỉ có tổng cho vay bị ảnh hưởng bới tính không chắc chắn của lạm phát. Do đó, một số hướng nghiên cứu có thể được phát triển thêm dựa trên báo cáo chi tiết của ngân hàng. Cụ thể hơn, có thể kiểm tra hành động phân bổ của các nhà quản lý ngân hàng cho các khoản vay doanh nghiệp, khoản cho vay cá nhân, hộ gia đình, khoản cho vay bất động sản, cho vay nông nghiệp… Một vấn đề nữa cần được xem xét thêm là liệu các ngân hàng có các đặc điểm khác nhau cư xử khác nhau dưới sự không chắc chắn của lạm phát? Ví

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022