Xây dựng Website trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng - 3

*/" cho từng cụm mã lệnh.

Ví dụ: <?php echo ”Hello world!”; ?>


Xuất giá trị ra trình duyệt chúng ta có những dòng cú pháp sau:


Echo “Thông tin”;


Printf “Thông tin”; Thông tin bao gồm biến, chuỗi,hoặc lệnh html….


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

PHP có các kiểu dữ liệu cơ bản sau:

- Số nguyên, số thực, chuỗi, Boolean, mảng, đối tượng,resource, NULL/ Một số thành phần chính trong PHP.

- Biến: Một biến bắt đầu bằng dấu $, theo sau là tên của biến.

- Tên biến phải bắt đầu bằng một chữ cái hoặc ký tự gạch dưới.

- Một tên biến không thể bắt đầu bằng một số.

- Tên biến chỉ có thể chứa các ký tự chữ và số dưới (Az, 0-9 và _).

- Tên biến là phân biệt chữ hoa chữ thường.


Chuỗi: là một nhóm các kỹ tự, số, khoảng trắng, dấu ngắt được đặt trong các dấu nháy, ví dụ: ‘Hello’.


Hằng: Một hằng số là một định danh (tên) cho một giá trị đơn giản. Giá trị không thể thay đổi trong tập lệnh. Để tạo một hằng số, sử dụng define() hàm. Các hằng số được tự động toàn cầu và có thể được sử dụng trên toàn bộ tập lệnh.

1.3.5. Hàm trong php


Sức mạnh thực sự của PHP đến từ các Hàm


PHP có hơn 1000 hàm dựng sẵn và ngoài ra, bạn có thể tạo các hàm tùy chỉnh.


Để giảm thời gian lặp lại 1 thao tác code nhiều lần, PHP hỗ trợ người lập trình việc tự định nghĩa cho mình những hàm có khả năng lặp lại nhiều lần trong website. Việc này cũng giúp cho người lập trình kiểm soát mã nguồn một cách mạch lạc, đồng thời có thể tùy biến ở mọi trang mà không cần phải khởi tạo hay viết lại mã lệnh như HTML thuần.


Một khai báo hàm do người dùng định nghĩa bắt đầu bằng từ function, tên hàm phải bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu ngoặc dưới. Tên hàm không phân biệt chữ hoa, chữ thường.


Tự định nghĩa hàm


Function functionName(){


// Lệnh thực thi;


}


Tự định nghĩa hàm có tham số


Function functionName($giatri1, $giatri2){


// Lệnh thực thi;


}


Tự định nghĩa hàm có giá trị trả về


Function functionName(){


// Lệnh thực thi; Return giatrij;


Hàm có đối số


Function functionName($giatri = 1){


// Lệnh thực thi;


}


1.3.6. Biểu mẫu PHP

Có 2 phương thức được sử dụng trong lập trình PHP là GET và POST.

- Phương thức GET: cũng được dùng để lấy dữ liệu từ form nhập liệu. Tuy nhiên nhiệm vụ chính của nó vẫn là lấy nội dung trang dữ liệu từ web server.

- Phương thức POST: phương thức này được sử dụng để lấy dữ liệu từ form nhập liệu và chuyển chúng lên trình chủ webserver.

1.3.7. PHP OOP(Object-Oriented Programming.)

OOP là viết tắt của lập trình hướng đối tượng, là việc tạo các đối tượng chứa cả hàm và dữ liệu.

Lập trình hướng đối tượng có một số lợi thế so với lập trình thủ tục:


- OOP nhanh hơn và dễ thực hiện hơn.

- OOP cung cấp một cấu trúc rõ ràng cho các chương trình.

- OOP giúp giữ mã PHP DRY "Đừng lặp lại chính mình" và làm cho mã dễ dàng hơn để duy trì, sửa đổi và gỡ lỗi.

- OOP cho phép tạo các ứng dụng có thể tái sử dụng đầy đủ với ít mã hơn và thời gian phát triển ngắn hơn.


1.3.8 Session và Cookie

Cookie và Session là hai phương pháp sử dụng để quản lý các phiên làm việc giữa người sử dụng và hệ thống.

Cookie và Session là hai phương pháp sử dụng để quản lý các phiên làm việc giữa người sử dụng và hệ thống.

Sesstion dùng để lưu giữ liệu trên server, sesstion dùng để lưu trỡ thông tin người dùng, hoặc lưu trữ tùy chọn cấu hình hệ thống cho người dùng. Tất cả sestion đc lưu trữ trong biến toàn cục $_SESSTION.

Cookie dùng để lưu trữ các tùy chọn riêng của trang web từng user, nó là file nhỏ đc chỉ định lưu trên máy tính client và php có thể truy xuất được, cần trình duyệt hỗ trợ chức năng này. Cookie không bị mất khi bị đóng ứng dụng lại, chỉ mất khi hết hạn thời gian thiết lập. Tất cả cookie được lưu trữ trong biến toàn cục $_COOKIE.

1.3.9. My SQL


Giới thiệu về My SQL


MySQL là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở (Relational Database Management System, viết tắt là RDBMS) hoạt động theo mô hình client- server. RDBMS là một phần mềm hay dịch vụ dùng để tạo và quản lý các cơ sở dữ liệu (Database) theo hình thức quản lý các mối liên hệ giữa chúng.


MySQL là cơ sở dữ liệu có trình giao diện trên Windows hay Linux, cho phép người sử dụng có thể thao tác các hành động liên quan đến nó. Việc tìm hiểu từng công nghệ trước khi bắt tay vào việc viết mã kịch bản PHP, việc tích hợp hai công nghệ PHP và MySQL là một công việc cần thiết và rất quan trọng.


Mục đính sử dụng cơ sở dữ liệu


Lưu trữ: Lưu trữ trên đĩa và có thể chuyển đổi dữ liệu từ cơ sở dữ liệu này sang cơ sở dữ liệu khác, nếu sử dụng cho quy mô nhỏ, có thể chọn cơ sở dữ liệu nhỏ như: Microsoft Exel, Microsoft Access, MySQL, Microsoft Visual FoxPro,... Nếu ứng dụng có quy mô lớn, có thể chọn cơ sở dữ liệu có quy mô lớn như: Oracle, SQL Server,...


Truy cập: Truy cập dữ liệu phụ thuộc vào mục đích và yêu cầu của người sử dụng, ở mức độ mang tính cục bộ, truy cập cơ sỏ dữ liệu ngay trong cơ sở dữ liệu với nhau, nhằm trao đổi hay xử lí dữ liệu ngay bên trong chính nó, nhưng do mục đích và yêu cầu người dùng vượt ra ngoài cơ sở dữ liệu, nên cần có các phương thức truy cập dữ liệu giữa các cơ sở dử liệu với nhau như: Microsoft Access với SQL Server, hay SQL Server và cơ sở dữ liệu Oracle....


Tổ chức: Tổ chức cơ sở dữ liệu phụ thuộc vào mô hình cơ sở dữ liệu, phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu tức là tổ chức cơ sở dữ liệu phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng ứng dụng. Tuy nhiên khi tổ chức cơ sở dữ liệu cần phải tuân theo một số tiêu chuẩn của hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm tăng tính tối ưu khi truy cập và xử lí.

Xử lí: Tùy vào nhu cầu tính toán và truy vấn cơ sở dữ liệu với các mục đích khác nhau, cần phải sử dụng các phát biểu truy vấn cùng các phép toán, phát biểu của cơ sở dữ liệu để xuất ra kết quả như yêu cầu. Để thao tác hay xử lí dữ liệu bên trong chính cơ sở dữ liệu ta sử dụng các ngôn ngữ lập trình như: PHP, C++, Java, Visual Basic,..


1.4 Tổng quan về framework Yii 2

1.4.1 Giới thiệu về Yii 2

Yii là một PHP Framework mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí, có hiệu năng xử lý cao, phát triển tốt nhất trên để tăng tốc độ viết các ứng dụng web 2.0, sử dụng tối đa các thành phần(component-based PHP framework) ứng dụng. Tên Yii(được phát âm là Yê hoặc [ji:]) Ở Trung Quốc có nghĩa là “thật đơn giản và luôn phát triển”(Hán tự " ", âm “dịch”). Nghĩa thứ hai có thể đọc ngắn gọn là Yes It Is.

Yii, nói chung, là một framework phát triển ứng dụng Web nên có thể dùng để viết mọi loại ứng dụng Web và sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP. Yii rất nhẹ và được trang bị giải pháp cache tối ưu nên đặc biệt hữu dụng cho ứng dụng web có dung lượng dữ liệu trên đường truyền lớn như web portal, forum, CMS, e-commerce, các dự án thương mại điện tử và các dịch vụ Web RESTful.

Giống như những PHP frameworks khác, Yii sử dụng mô hình MVC (Model-View- Controller) tổ chức code một cách hợp lý và có hệ thống.

Yii tạo ra code đơn giản và thanh lịch, đây là triết lý trong chương trình. Yii sẽ không bao giờ cố gắng tạo ra những mấu thiết kế quá an toàn và ít có sự thay đổi.

Yii rất dễ mở rộng. Bạn có thể tùy chình hoặc thay thế bất kỳ một trong những bộ code chuẩn. Bạn cũng có thể tận dụng lợi thế của kiến trúc mở rộng chuẩn Yii để sử dụng hoặc phát triển mở rộng phân phối.

1.4.2 Một số thành phần chính

Controller thuộc một phần trong mẫu thiết kế MVC. Controller là đối tượng được kế thừa từ class yiibaseController và chịu trách nhiệm xứ lý các yêu cầu và gửi phản hồi . Đặc biệt, sau khi tiếp nhận các yêu cầu điều khiển từ ứng dụng, controllers sẽ phân tích thông tin yêu cầu được gửi đến, gửi dữ liệu qua models để xử lý, và gán kết quả xử lý từ model vào views, và cuối cùng là gửi phản hồi.

Mỗi Controller đều chứa các action để user có thế tìm thấy, gửi yêu cầu tới ứng dụng để xử lý . Mỗi controller có thể có nhiều action.

Tạo mới một Action khá là đơn giản, bằng chỉ việc định nghĩa trong lớp Controller cùng với tên action phương thức. Các phương thức của mỗi Action đều có phạm vi toàn cục tên của phương thức được bắt đầu bằng từ action.

Model là phần trong mô hình MVC. Là đối tượng đại diện cho phần dữ liệu, phương thức xử lý và nghiệp vụ logic.

Views là phần trong mô hình MVC. Chịu trách nhiệm chính trong việc hiển thị dữ liệu tới người dùng. Một view đơn giản là một kịch bản PHP chưa hỗn hợp các mã HTML và PHP.

Assets là một file có thể tham chiếu đến trang web, Nó có thể là file css, javaScript, file Hình ảnh hoặc video…. Các tài sản được đặt trong các thư mục có thể truy cập web và được phục vụ trực tiếp với các máy chủ web.


Hình 2 Mô hình MVC Giải thích về mô hình MVC Giữa Client và Database có mô hình MVC 1


Hình 2 Mô hình MVC


Giải thích về mô hình MVC


- Giữa Client và Database có mô hình MVC.

- Khi người dùng gõ từ khóa trên trình duyệt chính là lúc tác động lên Controller, khi đó giữa Controller và database sẽ làm một hàm được gọi trong Model, Model sẽ lấy giữ liệu từ cơ sở dữ liệu, trả dữ liệu về Model, và trả ngược lại Controller, và trả ngược lại Client thông qua View. View chính là kết quả nhìn thấy.

- Model là kho tạo ra những hàm gọi ra từ cơ sở dữ liệu, sau đó trả về Controller và trả về View.

- View và Model không liên quan đến nhau, View chỉ được gọi hàm liên quan đến truy vấn dữ liệu thông qua Controller.

- Một số hàm thông dụng findOne(), findAll(), delete(), deleteALL(), redirect(), where(), andFilterWhere, orderBy().

1.4.3. Routing and URL Creation

Đường dẫn URL mặc định sử dụng tham số r để thể hiện tuyến đường và các tham số truy vấn thông thường để biểu thị các tham số truy vấn được liên kết với đường dẫn.

Ví dụ đường dẫn trong đề tài: http://localhost/my-web/quan-ly/?r=bai-viet

my-web là tên project, quan-ly là tên thư mục, bai-viet là BaiVietController.php nằm trong thư mục backend/controllers. Đường dẫn này truy cập đến danh mục bài viết thuộc backend dùng để quản lý bài viết

http://localhost/my-web/index.php?r=site%2Fbai-viet&path=gioi-thieu


Index.php là file chứa các đường dẫn tới tác mục thuộc front-end, site%2Fbai-viet là đường dẫn site/bai-viet, path =gioi-thieu là danh mục giới thiệu bằng tham số path.

CHƯƠNG 2 . THIẾT KẾ BACK-END, FRONT-END

2.1 Phân tích thiết kế hệ thống


Phát biểu bài toán


Trường Cao Đẳng Du Lịch Hải Phòng là trường công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Theo định hướng quy hoạch cơ sở giáo dục nghề nghiệp và điều chỉnh ngành nghề trọng điểm, Nhà trường được phép đào tạo 6 ngành nghề trọng điểm quốc gia bao gồm: Quản trị nhà hàng, Quản trị khách sạn, Quản trị lễ tân, Quản trị lữ hành, Hướng dẫn du lịch và Quản trị chế biến món ăn.

Website cần có logo của trường, có các danh mục menu được sắp xếp theo hàng ngang ngay sau logo của trường. Nhà trường cần đưa thông tin các ảnh nổi bật được hiển thị bằng Slider, và những bài viết nổi bật mà nhà trường muốn đưa lên. Nhà trường cần đưa thông tin các bài viết được cập nhập liên tục lên website. Mỗi bài viết thuộc danh mục khác nhau. Có bài viết giới thiệu về trường, Các bài viết về tin tức của nhà trường, các bài viết truyển sinh, các bài viết dành cho các hoạt động của các bạn sinh viên, các bài viết giới thiệu việc làm dành cho sinh viên. Các bài viết Cảm nhận HTC nơi chia sẻ cảm nhận của các thầy cô, sinh viên và cựu sinh viên. Các bài viết của đối tác là những bức ảnh đại diện cho đối tác với nhà trường.

Đối với một trường học thì việc xây dựng website riêng càng ngày trở nên cấp thiết.

Thông qua những website này, thông tin về nhà trường cũng như các công văn, thông báo, quyết định của nhà trường hay các bài viết, tin tức mới sẽ đến với các bạn sinh viên, hoặc đến với người dùng một cách nhanh chóng kịp thời, tránh những phiền hà mà giao tiếp truyền thông gặp phải.

Ngày đăng: 06/07/2023