Xây dựng chiến lược marketing phát triển thương hiệu du lịch Đà Nẵng - 8

bố trí, sử dụng nguồn nhân lực này một cách hiệu quả để có thể giữ chân họ ở

lại làm việc lâu dài tại địa phương.

 Kiện toàn bộ máy quản lý du lịch nhằm đảm bảo công tác quản lý, tổ chức và chỉ đạo.

 Thu hút chuyên gia có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, quản lý.

 Chuẩn hóa chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có.

 Chú trọng công tác đào tạo.

3.6.5. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Xây dựng các đề án về quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn, công bố rộng rãi quy hoạch phát triển du lịch biển của thành phố, ban hành thống nhất quy chế quản lý các khu du lịch đã được quy hoạch.

- Phối hợp, liên kết chặt chẽ trong nội bộ ngành du lịch cũng như với các ban, ngành khác để thống nhất trong tổ chức quản lý hoạt động du lịch.

- Kiện toàn bộ máy quản lý du lịch đủ mạnh, tham mưu có hiệu quả cho UBND thành phố về các vấn đề phát triển du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

- Triển khai sắp xếp lại các doanh nghiệp trên địa bàn theo hướng chuyên môn hoá. Thường xuyên giám sát, kiểm tra hoạt động kinh doanh đảm bảo việc tuân thủ pháp luật và các quy định của nhà nước. Tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động.

- Thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong du lịch. 3.6.6.Tăng cường phối hợp giữa các ngành, mở rộng hợp tác liên kết khu

Xây dựng chiến lược marketing phát triển thương hiệu du lịch Đà Nẵng - 8

vực và hợp tác quốc tế Đây là giải pháp vô cùng quan trọng nhằm tạo ra được khai thác có hiệu

quả hơn các tài nguyên du lịch sẵn có cũng như tận dụng được thế mạnh của các địa phương khác để phát triển du lịch của địa phương một cách mạnh mẽ và bền vững hơn. Đẩy mạnh hợp tác còn giúp Đà Nẵng giảm nhẹ sự cạnh tranh gay gắt giữa các địa phương khác. Việc hành động theo thỏa thuận giúp các bên tham gia hợp tác tránh được sự trùng lắp, lãng phí khi tiến hành triển khai các chương trình tiếp thị của mình.

* Phối hợp giữa các ngành: Trước hết, thực hiện phối hợp giữa ba lĩnh vực văn hoá - thể thao - du lịch. Ngoài ra, cần có sự liên kết, phối hợp giữa ngành văn hóa, thể thao và du lịch với các ngành khác đặc biệt là ngành thương mại dịch vụ

nhằm tận dụng tối đa những tiềm năng, lợi thế ngành nhất là lĩnh vực du lịch.

để phát triển các lĩnh vực trong

* Mở rộng hợp tác liên kết khu vực và hợp tác quốc tế:

Việc liên kết với các tổ chức du lịch nước ngoài cần được chú ý hơn khi đã xác định được những thị trường trọng điểm để khai thác, nên nghiên cứu đặt các cơ quan đại diện của đia phương ở nước ngoài hoặc cùng phối hợp với những tổ chức lữ hành có uy tính tại các nước này, hoạt động này có thể tạo ra lượng nhu cầu đến du lịch Đà Nẵng trực tiếp vì chính những điểm hấp dẫn của địa phương.

Liên kết hợp tác với nước ngoài còn có thể mở rộng sang các hoạt động đầu tư, liên doanh và đào tạo, ngoài ra việc hợp tác với nước ngoài cho lĩnh vực đào tạo cần được đầu tư lớn hơn để hình thành được đội ngũ nhân sự có chuyên môn giỏi về ngành du lịch cũng như các ngành khác ở trên tất cả các cấp độ,từ hoạch định chiến lược phát triển bền vững đến cấp độ hoạt động thấp nhất.

Du lịch Đà Nẵng cần phối hợp với các tỉnh lân cận hình thành một mạng lưới không gian du lịch với các tuyến, điểm, tour du lịch phong phú, đa dạng. Đồng thời với các giải pháp phát huy nội lực, cần coi trọng việc mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nhanh hơn nữa du lịch Đà Nẵng, gắn thị trường du lịch Đà

Nẵng với thị

trường du lịch quốc gia, khu vực và thế

giới. Đa dạng hoá, đa

phương hoá hợp tác du lịch với các cá nhân và tổ chức quốc tế.

3.6.7. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch.

Trong ngành du lịch, chức năng quảng bá, xúc tiến có vai trò hết sức to lớn trong việc phát triển địa phương. Hoạt động này góp phần rất lớn trong việc tạo ra những cảm nhận của du khách về hình ảnh và sự hấp dẫn của địa phương. Trước mắt Đà Nẵng nên chú trọng những hoạt động sau:

- Cần đổi mới nhận thức của du khách về du lịch Tp.Đà Nẵng thông qua đa dạng hóa cách thức quảng bá và thực hiện việc quảng bá một cách thường xuyên hơn, cần đầu tư mạnh hơn nữa nhằm nâng cao đối đa hóa hình tượng của địa

phương và tạo ra ấn tượng sâu sắc trong tâm trí các khách hàng mục tiêu. Nếu được có thể thuê các chuyên gia trong và ngoài nước cố vấn các phương pháp và tài liệu quảng bá thực sự chuyên nghiệp và hiệu quả, bởi vì họ có những cái nhìn mới mẻ đối với những đặc trưng, những điểm hấp dẫn vốn có của Đà Nẵng, cũng như có những phương pháp độc đáo, đa dạng để địa phương có thể học tập và áp dụng.

- Tìm phương pháp phát hành các loại băng đĩa, ấn phẩm giới thiệu về

những sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương. Có thể thông qua các cơ quan xúc tiến thương mại, ngoại giao nhằm đẩy mạnh việc phân phối các tài liệu quảng bá này. Từ việc xác định lại khách hàng mục tiêu, địa phương sẽ xác định được phương pháp và đối tượng để quảng bá một cách hiệu quả.

- Một phương pháp quảng bá du lịch địa phương rất tốt là tích cực tham gia tất cả các hội nghị, hội chợ du lịch trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, muốn thực sự đạt kết quả tốt từ các hoạt động này, công tác chuẩn bị cho việc tham gia cần được thực hiện kĩ lưỡng cả về mặt nhân sự lẫn tài liệu quảng bá. Nhân sự tham gia phải thực sự chuyên nghiệp, có kĩ năng trình bày và thuyết trình có tính thu hút và thuyết phục, nêu bật được sự cuốn hút của ngành du lịch địa phương. Cũng cần chú ý đến phần trang trí, thiết kế các gian hàng hội trợ nhằm tạo ra sự độc đáo, đặc trưng của địa phương để thu hút các đối tác đến giao dịch.

- Song song với việc quảng bá ra nước ngoài cần tiến hành quảng bá tại chỗ bằng nhiều hình thức khác nhau, như tìm cách tổ chức hội trợ du lịch, tổ chức họp báo trên quy mô toàn quốc về các chương trình lễ hội đặc sắc của địa phương. Công tác này cần được tổ chức thường xuyên để luôn tạo ra những ấn tượng mới trong tâm trí khách hàng tiềm năng và thu hút họ đến du lịch tại địa phương ở các thời điểm khác nhau trong năm.

Công tác quảng bá - tiếp thị của ngành du lịch Đà Nẵng trong thời gian qua mặc dù được thực hiện nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả. Vì vậy, việc làm cấp bách hiện nay là du lịch Đà Nẵng phải vạch ra chiến lược tăng cường quảng

bá hình ảnh du lịch Đà Nẵng đến các khu vực thị trường trong nước và quốc tế.

Tham gia thường xuyên các hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch quốc tế ở nước ngoài; đồng thời tổ chức hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch

quốc tế; phối hợp với các ngành, các địa phương khác tiến hành các chiến dịch phát động thị trường. Tăngcường tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng với các loại hình khác nhau. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các chương trình để quảng bá du lịch Đà Nẵng như: Biển gọi, Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế…

3.6.8. Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch:

Có thể xem rằng đây là một phần trong nhóm giải pháp về sản phẩm. Tuy nhiên,do tầm quan trọng đặc biệt của nó, ngành du lịch trong quá trình khai thác các tài nguyên du lịch cần thực hiện tốt các giải pháp nhằm bảo vệ và tôn tạo chúng để đạm bảo sự phát triển bền vững của địa phương.

Bản chất của giải pháp này là việc phát huy vai trò của cộng đồng trong bảo tồn tài nguyên, môi trường và văn hóa địa phương đảm bảo việc khai thác có hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịch phục vụ các mục tiêu phát triển lâu dài. Để thực hiện mục tiêu này, sau đây là các giải pháp cụ thể:

- Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, môi trường du lịch

- Đánh giá toàn diện tiềm năng, tài nguyên và môi trường du lịch; xây dựng hệ thống quản lý tài nguyên và môi trường du lịch .

- Cần có biện pháp tổ chức trồng cây xanh ven biển để khôi phục cảnh quan

, bảo vệ môi trường.

- Tuyên truyền sâu rộng về ý thức bảo vệ môi trường trong bộ phận dân cư và du khách

3.7. Kiến Nghị

3.7.1 Đối với UBND thành phố

Cho phép mở lại khu phố mua sắm, khu phố ẩm thực vào ban đêm. Mở thêm các đường bay quốc tế mới đến Đà Nẵng

Tập trung phát triển sản phẩm du lịch cho thị trường khách Thái Lan, Lào trêntruyến hành lang Kinh tế Đông Tây

Kiện toàn bộ máy điều hành hoạt động của ngành du lịch. Chú trọng phát triển những cán bộ có tầm nhìn chiến lược nhằm định hướng phát triển phù hợp cho cả địa phương. Nâng cao tính chuyên nghiệp của

đội ngũ nhân sự, đảm bảo xử lý nhanh chóng các hiện tượng tiêu cực mà du khách và nhân dân phản ánh.

Điều phối hoạt động giữa các ban ngành nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi nhất để ngành du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng và vị trí vốn có của nó trong việc phát triển nền kinh tế nói chung của địa phương.

Trong quá trình cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì chính quyền Đà Nẵng cũng nên liên kết hợp tác trong phát triển du lịch để cùng nhau phát triển lại trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Hoạt động liên kết giữa Đà Nẵng, Quảng Nam và Huế cần được triển khai thực hiện đồng bộ. Ba địa phương này cần phải xây dựng một trang web chung, cùng đưa ra tập gấp, áp phích, sách hướng dẫn du lịch cũng như có trung tâm xúc tiến du lịch do ba địa phương cùng lập ra để quảng bá, giới thiệu hình ảnh và các điểm đến ở cả ba địa phương. Các địa phương cũng phối hợp nhau để tổ chức các sự kiện lớn như Festival Huế, Hành trình di sản Quảng Nam, phố đêm Hội An, liên hoan văn hóa du lịch Đà Nẵng. Chính hoạt động liên kết đã khai thác được các nét đặc trưng cũng như phát huy

3.7.2. Đối với Sở Văn hóa Thể Thao Du lịch thành phố Đà Nẵng

Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa truyền thống, các sự kiện lễ hội, tạo thêm nhiều sựkiện lễ hội mới như thể thao, văn hóa.

Tiếp tục mở các lớp đào tạo HDV du lịch tiếng Nhật, tương lai gần là tiếng

Thái

Tăng cường công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

thông qua việc kiểm tra Mở các lớp dạy miễn phí các kỹ năng mềm trong du lịch cho các trường có ngành học về du lịch và cho người dân là công dân của thành phố

3.7.3. Đối với Trung Tâm Xúc Tiến du lịch Đà Nẵng

Lập kế hoạch hoạch định chi phí cho công tác xây dựng thương hiệu du lịch thành phố.

Đầu tư mạnh cho công tác quảng bá và xúc tiến du lịch thành phố Đà Nẵng đến thịtrường trong và ngoài nước.

Phối hợp với các ban ngành để có những chương trình du lịch đặc biệt, kêu

gọi đầu tư, thu hút khách du lịch thông qua các hoạt động du lịch được tổ chức đều đặn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác xây dựng và phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng ở chương 2, tác giả đã phân tích những điểm mà Đà Nẵng đã làm được và chưa phát huy hết ưu thế. Đồng thời đề xuất các giải pháp trong nội dung chương 3.

Để xây dựng và phát triển được thương hiệu du lịch, tác giả phân tích theo tiến trình xây dựng thương hiệu du lịch và đưa ra các giải pháp nhằm duy trì và phát triển hình ảnh điểm đến du lịch tại Đà Nẵng thông qua sự kết nối với các hãng lữ hành, thông qua các kênh truyền thông trực tiếp. Tác giả xây dựng giải pháp về thiết kế các sản phẩm hỗ trợ, hoàn thiện các điều kiện đón tiếp, về nhân lực cho du lịch thành phố, và một vài giải pháp khác.

Qua đó, ngoài nhiệm vụ thu hút khách du lịch lựa chọn điểm đến du lịch tại

thành

phố Đà Nẵng, thành phố cần tập trung xúc tiến nhanh các đường bay quốc

tế, nâng cấp các khách sạn 1, 2 sao lên 3 sao, thiết lập chính sách giá phù hợp... cũng đã được đề cập trong các giải pháp hỗ trợ tích cực trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu điểm đến du lịch.


PHẦN KẾT LUẬN

Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch là một hoạt động vô cùng cần thiết, có ý nghĩa hết sức to lớn không chỉ riêng cá nhân của một tỉnh thành phố đó, mà bên trong đó làcác doanh nghiệp, các tổ chức khác có thêm điều kiện cơ hội

mới để

hội nhập và phát triển.Qúa trình nghiên cứu đề tài

“Xây dựng chiến

lược marketing phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng”

được tóm lược qua các nội dụng cơ bản sau:

+ Về mặt lý thuyết:

có thể

Tác giả sử dụng lý thuyết trong xây dựng một thương hiệu mạnh làm nền

tảng cho các bước tiến trình xây dựng một thương hiệu điểm đến. Trên cơ sở nghiên cứu và ứng dụnglý thuyết này trong điều kiện thực tiễn về du lịch của thành phố tác giả bóc tách và nghiêncứu, đề xuất giải pháp nhằm đưa hình ảnh đó luôn trong tâm trí của du khách khi đến du lịchtại Đà Nẵng.

+ Về mặt nghiên cứu thực nghiệm:

Trong quá trình nghiên cứu, do tính mới mẻ của đề tài nên tác giả đã tiến hành điều tra tập trung về khách, và phỏng vấn các chuyên gia chuyên ngành du lịch, đang công tác tạicác công ty lữ hành và của sở ban ngành. Quá trình điều tra đảm bảo tính khách quan, khoahọc và trung thực nên các số liệu điều tra có độ tin

cậy cao. Qua đây, đề tài đã cung cấp mộtnguồn dữ liệu sát thực về các mặt

nghiên cứu các điểm đến thu hút khách trên địa bàn, mứcđộ hài lòng khi khách tiêu dùng và trải nghiệm những gì có được qua chuyến du lịch tạithành phố này.

+ Về mặt giải pháp:

Trên cơ sở lý thuyết, nguồn số liệu thu thập cũng như những mục tiêu mang tính chiến lược, đường lối của thành phố đối với việc cần có một thương hiệu và giữ được thươnghiệu du lịch Đà Nẵng trong tương lai gần, tác giải đã mạnh dạn đề xuất những công việc chotiến trình xây dựng một thương hiệu, đề xuất phương hướng cho việc phát triển thương hiệu:định hướng về thị trường khách, xác định sản phẩm du lịch trọng tâm và sản phẩm du lịch hỗtrợ, các giải pháp phát triển cho một thương hiệu.

Xây dựng một thương hiệu và gìn giữ, phát triển thương hiệu du lịch là một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển không chỉ ngành du lịch Việt Nam, mà thành phố Đà Nẵng là một trung tâm du lịch có đủ các yếu tố, các điều kiện để phát triển sản phẩm dịchvụ du lịch tổng hợp, luôn luôn hiện lưu giữ hình ảnh ấn tượng .trong tâm trí khách du lịch.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả ngành VHTTDL thành phố Đà Nẵng năm 2009

2. Nguyễn Văn Dung (2009), Xây Dựng Thương Hiệu Du Lịch cho

thành phố, NXB Giao Thông Vận Tải

3. Phạm Thị

Lan Hương, Trường ĐH Kinh Tế

- Đại Học Đà Nẵng,

Những thách thức và bất lợi đối với việc xây dựng thương hiệu

Quốc gia cho các nước đang phát triển, Tạpchí Công Nghệ Học Đà Nẵng số 15/ 2008

- Đại

4. Võ Văn Quang – chuyên gia thương hiệu, “Brand – Thương hiệu”,

Xem tất cả 77 trang.

Ngày đăng: 02/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí