Tín dụng ngân hàng đối với phát triển thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 3


- Phân tích hồi quy

Ta có:


– Hệ số “R “ bình phương hiệu chỉnh bằng 0.595 > 0.5, tuy không cao, nhưng cũng cho thấy sự biểu diễn khá tốt sự biến thiên của biến độc lập là tín dụng ngân hàng thông qua các biến độc lập trong mô hình. hồi quy;

– Kiểm định sự sai khác về phương sai cũng cho thấy, phương sai là không có sự khác biệt, khi giá trị Sig = 0.000.

– Giá trị hệ số VIF của các nhân tố đều nằm trong khoảng từ 1–2, điều này cho thấy, hiện tượng đa cộng tuyến là không xảy ra.

- Dựa vào mô hình tổng quát trên và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường BĐS TP. HCM. Luận án xây dựng mô hình hồi quy như sau:

- Y = 0 + 1 X1 + 2 X2 + 3X3 + 4X4 + 5X5 +𝜀


Trong đó:

- Y là sự phát triển của thị trường BĐS TP. HCM

- Xi là nhân tố thứ i

- i là tham số hồi quy

- 𝜀 là sai số


- Kết quả phân tích EFA có 9 nhân tố tác động đến sự phát triển của thị trường BĐS TP. HCM, 9 nhân tố này được đưa vào phân tích hồi quy tiếp theo để xác định mức độ tác động của từng nhân tố. Kết quả phân tích hồi quy như (Bảng 4).

- Từ kết quả của các kiểm định trên, có thể thấy các biến độc lập có thể hiện sự tác động với sự phát triển của thị trường BĐS TP. HCM. Hệ số hồi quy chuẩn hóa sẽ được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng khác nhau của các biến độc lập. Từ bảng hệ số hồi quy, phương trình hồi quy được xây dựng như sau:


Bảng 4.10: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố trong khảo sát sơ bộ


Hệ số

Nhóm biến độc lập

Biến phụ thuộc

KMO

0.749

0.786

Sig

0.000

0.000

Phương sai trích

71.326

65.704

Eigenvalues

1.323

2.628

Số nhân tố

9

1

Biến quan sát bị loại bỏ

Không

Không

**. Tương quan với mức ý nghĩa 1%

*. Tương quan với mức ý nghĩa 5%

Eigenvalue 1.081

Phương sai trích 65.035

Hệ số KMO kiểm định Bartlett’s 0.860

Mức ý nghĩa (sig,) 0.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 32 trang tài liệu này.

Tín dụng ngân hàng đối với phát triển thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 3

Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả


- Sự phát triển của thị trường BĐS = 0.265* Sự phát triển kinh tế +0.257* Chính sách quy hoạch đất đai + 0.253* Chính sách thuế + 0.230* Tín dụng ngân hàng + 0.154* Năng lực tài chính + 0.140* Tập quán, truyền thống, thị hiếu + 0.133* Thông tin, niềm tin + 0.119* Yếu tố pháp lý + 0.069* Sự gia tăng dân số.

4.3.2. Đánh giá chung về thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng đối với phát triển thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh

- Những kết quả đạt được

- Những tồn tại hạn chế


CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN


5.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

5.1.1. Mục tiêu nâng cao hiệu quả tín dụng đối với phát triển thị trường bất động sản

- Mục tiêu chung

Mục tiêu phát triển thị trường BĐS Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng lành mạnh, bền vững, nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư và đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế, sử dụng hiệu quả quỹ đất, tăng nguồn thu cho NSNN và quan trọng hơn cả là nâng cao hiệu quả tín đối với phát triển thị trường BĐS TP. HCM.

- Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu nêu trên, việc phát triển thị trường BĐS TP. HCM cần hướng vào những mục tiêu cụ thể sau:

- Định hướng của nhà nước về phát triển thị trường BĐS được thể chế hóa thông qua các cơ chế chính sách và chủ động tham gia thị trường với tư cách là chủ sở hữu đất đai của Nhà Nước.

- Phát triển thị trường BĐS lớn mạnh toàn diện, đặc biệt là BĐS ở khu vực đô thị, khu vực trung tâm, phát huy tối đa nguồn lực từ BĐS, tạo ra giá trị gia tăng cho BĐS, tránh lãng phí đất.

- Thu hút và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hàng hóa BĐS. Nhà Nước tạo điều kiện thuận lợi, bình đẳng.

- Tạo môi trường thuận lợi và an toàn cho các giao dịch trên thị trường BĐS, phát triển các dịch vụ hỗ trợ thị trường BĐS.

5.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả tín dụng đối với phát triển thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030


5.2. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

5.2.1. Nhóm giải pháp đối với ngân hàng

- Hoàn thiện quy trình quy chế

- Hoàn thiện môi trường pháp lý

- Hoàn thiện chiến lược kinh doanh

- Thực hiện theo chuẩn mực Basel II

- Nâng cao chất lượng tài sản của ngân hàng

- Quản lý thanh khoản

- Nâng cao năng lực quản trị điều hành

- Xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu

- Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn

- Cần tăng vốn cho các NHTM

- Ban hành các tiêu chí cho vay đối với BĐS

5.2.2. Nhóm giải pháp đối với phát triển thị trường bất động sản

- Chính sách phát triển thị trường BĐS

- Chính sách đất đai của nhà nước

- Chính sách thuế đối với phát triển thị trường BĐS

- Đổi mới công tác lập quy hoạch, kế hoạch

- Thiết lập chỉ số đo lường thị trường BĐS

5.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường bất động sản khác

5.2.4. Nhóm giải pháp đối với khách hàng vay vốn đầu tư bất động sản

5.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

- Đối với Chính Phủ

- Đối với NHNN

- Đối với UBND TP. HCM


5.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 5


KẾT LUẬN

Để thị trường bất động sản trên địa bàn TP. HCM phát triển, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần điều chỉnh cơ cấu kinh doanh, hướng mạnh vào phân khúc thị trường có khả năng thanh toán như: Phân khúc căn hộ bình dân bởi đây là phân khúc sẽ tạo được sức hút lớn cho thị trường bởi sức cầu mạnh và mức giá hợp lý, phù hợp với nhu cầu thật của thị trường. Điều này sẽ rút ngắn khoảng cách cung - cầu chưa tương xứng hiện nay. Với văn phòng cho thuê cần quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và tiện ích đồng bộ của BĐS (bãi giữ xe, tiết kiệm năng lượng, an ninh, trật tự và phòng chống cháy nổ,..);

Thị trường sẽ cạnh tranh tương đối khốc liệt với nhiều sản phẩm mới, tiến độ xây dựng nhanh cùng các chính sách bán hàng có nhiều ưu đãi. Cạnh tranh về giá sẽ vẫn là công cụ quan trọng nhất mà các doanh nghiệp cần hướng tới.

Do vậy, các doanh nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, áp dụng công nghệ tiên tiến và sử dụng vật liệu mới, tiết kiệm chi phí để giảm giá thành sản phẩm, qua đó có thể cạnh tranh về giá, về chất lượng, về sự khác biệt và sự phù hợp của sản phẩm với nhu cầu của người tiêu dùng.

Với những vai trò của nguồn vốn tín dụng đối với phát triển thị trường bất động sản, các nhà đầu tư BĐS cần có các giải pháp khác để huy động được nguồn vốn khác ngoài nguồn tín dụng từ ngân hàng, cần thực hiện các giải pháp: (i) tăng cường liên doanh liên kết trong thực hiện các dự án BĐS (ii) tiếp tục động viên nguồn vốn từ người mua nhà thông qua hợp đồng góp vốn; (iii) chia nhỏ căn hộ để bán, giải pháp này giúp tăng cơ hội cho người mua nhà; (iv) phát hành trái phiếu, cổ phiếu.

Thông qua nghiên cứu, luận án đã có những đóng góp cơ bản sau:

Thứ nhất: Luận giải một cách có hệ thống lý luận quan niệm về hiệu quả tín dụng đối với phát triển thị trường BĐS;

Thứ hai: Nghiên cứu kinh nghiệm của một số NHTM nước ngoài trong nâng cao hiệu quả tín dụng đối với phát triển thị trường BĐS, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam nói chung và trên địa bàn TP. HCM nói riêng;


Thứ ba: Sử dụng phương pháp phân tích thống kê, so sánh để phân tích thực trạng nâng cao hiệu quả tín dụng đối với phát triển thị trường BĐS theo các chỉ tiêu đánh giá;

Thứ tư: Sử dụng phần mềm SPSS 16 để phân tích tác động của các nhân tố đến sự phát triển của thị trường BĐSTP. HCM dựa vào kết quả khảo sát từ các tổ chức và cá nhân có nhu cầu đầu tư, kinh doanh hoặc tiêu dùng BĐS và cán bộ nhân viên tại các NHTM trên địa bàn TP. HCM;

Thứ năm: Tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trên cơ sở phân tích thực trạng hiệu quả tín dụng đối với phát triển thị trường BĐS TP. HCM;

Thứ sáu: Tác giả đã đề xuất hệ thống các nhóm giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với phát triển thị trường BĐS TP. HCM trong thời gian tới. Tác giả mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô, các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, BĐS và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.

Về phương hướng nghiên cứu tiếp theo, tác giả nghĩ rằng về mặt không gian và thời gian nghiên cứu của đề tài còn nhiều hạn chế và phương hướng tiếp theo trong thời gian tới của tác giả là tiếp tục nghiên cứu các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với phát triển thị trường BĐS trong khoảng thời gian sớm nhất có thể./.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

  

1. Thân Ngọc Minh năm 2017, Tín dụng đầu tư bất động sản tại TP. Hồ Chí Minh. Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Tài chính kỳ 2 - tháng 8/2017;

2. Thân Ngọc Minh năm 2017, Nâng cao chất lượng tín dụng bất động sản tại TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Kinh tế & Dự báo số 25 tháng 9/2017;

3. Thân Ngọc Minh năm 2018, Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với phát triển thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương số…..tháng 6/2018;

4. Thân Ngọc Minh năm 2018, Quản lý chặt chẽ tín dụng ngân hàng cho bất động sản vì sự phát triển bền vũng của thị trường. Tạp chí Thị Trường Tài Chính Tiền Tệ số 13 (502) năm 2018.

5. Thân Ngọc Minh năm 2018, Quản trị rủi ro tín dụng bất động sản đối với các ngân hàng thương mại tại TP. HCM. Tạp chí Tài Chính kỳ 1- tháng 8 năm 2018.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/04/2022