Thi pháp thơ Nguyễn Duy - 15

Câu thơ sáu chữ ngắt nhịp 2/4, còn câu tám chữ ngắt nhịp 5/3 ở trên làm cho độc giả cảm thấy rất lạ nhưng khi quen rồi thì thật là thú vị. Bên cạnh đó, lục bát của nhà thơ càng ngày càng giống với ngôn ngữ đời thường, rất dân dã và không theo một quy tắc nhất định:


hay:

Giọt rơi hơi bị trong veo mắt đi hơi bị vòng vèo lôi thôi

Chân mây hơi bị cuối trời em hơi bị đẹp anh hơi bị nhàu

(Chạnh lòng 1)


Lơ ngơ hơi bị ấm đầu

Mù mờ hơi bị ngu lâu tàn đời”

(Chạnh lòng 2)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Trong bài thơ Tre Việt Nam, cách ngắt dòng cũng được nhà thơ thể hiện tinh tế:

Tre xanh

Thi pháp thơ Nguyễn Duy - 15

xanh tự bao giờ?

chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

……… mai sau mai sau mai sau

đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh

(Tre Việt Nam)

Hai câu sáu chữ của câu mở đầu và kết thúc bài thơ, tác giả đã có những cách ngắt dòng hết sức độc đáo. Câu mở đầu được ngắt thành hai dòng, câu kết thúc được ngắt thành ba dòng, điều này đã tạo nên sự đa dạng về mặt hình thức của thơ Nguyễn Duy. Không những thế, nó còn chuyển tải được những thông điệp của nhà thơ.

Đến năm 1993 - hai mươi năm sau khi viết bài Tre Việt Nam, tác giả sáng tác bài thơ Còi về. Nguyễn Duy trở lại ý thức ngắt nhịp, nhấn mạnh hình ảnh, tạo tính nhạc, tính họa trong thơ, nhưng không lặp lại:

“Cánh buồm mây tướp chiều quê Ruỗng

tênh hênh

bịch

rơi


về

còi em”.

“Câu sau tám chữ được ngắt nhịp theo hình thơ bậc thang, trọng âm logic là âm trầm “bịch”, tạo một kiểu gây ấn tượng mới. Định hướng nghệ thuật được khép lại, âm vang” [21; tr. 123 - 125]. Có thể thấy, Nguyễn Duy càng ngày càng muốn biến đổi nhịp điệu của thơ lục bát, để đưa thể thơ này gần gũi hơn với nhịp điệu của đời sống hiện đại. Sự cách tân đầy táo bạo đã làm cho nhịp điệu vốn “kĩ tính” của lục bát truyền thống trở nên nhuần nhị, linh hoạt hơn.

Có khi độc giả còn bắt gặp sự cách tân, sáng tạo trong thơ lục bát Nguyễn Duy ở cách tạo nhịp. Nguyễn Duy luôn ý thức việc phá vỡ nhịp chẵn, tạo nhịp lẻ bằng cách kết hợp từ ngữ trong dòng thơ để tăng giá trị biểu đạt, tạo nên sự mạnh mẽ, gồ ghề, cá tính, gay gắt cho thơ:

Đất vụn tơi đá vụn tơi

Vực sâu dần cạn ngọn đồi thấp đi

(Nắng) “Ô kìa đột ngột lên trăng lên

Trăng, trời, trăng láng bạc trên lá rừng

(Trăng)

Những biến thể ở cách đặt câu, ngắt nhịp sáng tạo, hoàn toàn khác biệt so với truyền thống của lục bát:

Nắng. Hoa đồng nội chói chang mùi hoang dại cỏ gợi hoang vu người

(Rau muối)

hay:

Ta về thăm chiến trường xưa

Em - hoa đào muộn Kỳ Lừa mùa xuân

(Lạng Sơn 1989)

Bàn về nhịp điệu của thơ Nguyễn Duy, Chu Văn Sơn nhận định: “Không mượt mà, ngân nga mà cũng không dồn toa trúc trắc. Mà cứ nói như không. Ngẫu hứng mà gia công, gia công mà ngẫu hứng, ấy mới thực sự là thứ lục bát giàu sinh lực” [85; tr. 420].

Trong cách gieo vần, lục bát Nguyễn Duy có nhiều nét đặc sắc và độc đáo. Nó vừa êm mượt nhưng lại vừa “trúc trắc”: “Người xe nghe suối tuôn xè/ nhà khe nghe núi đá khe tầng tầng/ vỉa hè viễn xứ chồn chân/ leo lên vỗ vỗ vai thần tự do” (New York, 7.7.1995). Đó là một trong những cách thức tạo điệu nói, làm cho lời thơ mượt mà, tâm tình, gần với đời sống thực:

Tiếng em như tiếng gió lùa:

- Thôi đừng nói giọng người xưa, buồn cười…

(Mưa trong nắng, nắng trong mưa)

Hay:


… Ăn gì nên sắc nên hương thưa rằng ăn gió ăn sương thôi mà

(Hoa phong lan)

Bên cạnh đó, việc sử dụng ở tuần suất cao các mức độ của các phép điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc là một nét độc đáo của thơ lục bát của Nguyễn Duy. Nhà thơ đặc biệt chú trọng trong việc dùng các phép điệp với các hình thức: Điệp từ, điệp ngữ, trùng điệp ngữ đoạn. Biện pháp này có giá trị nhấn mạnh, hơn nữa, có khả năng tạo cho câu thơ một ý nghĩa đặc biệt. Đó là “sức nặng của cảm xúc nội tâm”. Đây là một ví dụ:

Này em cành lấp ló chồi Tẹo hoa tí cỏ chợt vui giữa buồn Chợt phai chợt thắm con đường

Chợt quên chợt nhớ chợt thương lần thần

(Thời gian)

Điệp từ “chợt” được lặp đi lặp lại nhiều lần trong bài thơ nhưng không đem lại cảm giác nhàm tai mà có tác dụng nhấn mạnh, mở rộng, tạo nên những

âm thanh, giai điệu. “Chợt” là tiếng của những nhịp nghỉ trong một bản nhạc du dương, êm đềm, đầy xúc cảm của nhân vật trữ tình. Mặt khác, bức tranh thơ mộng với những bước đi nhẹ nhàng khi ta cảm nhận, hình dung qua sự “phai”, “thắm, “quên”, “nhớ”, “thương”… đã tạo ra một cảm xúc bồi hồi, lắng đọng từng bước thời gian chảy trôi trong tâm hồn nhà thơ.

Đọc lục bát của Nguyễn Duy, độc giả nhận thấy có sự kết hợp tài tình giữa láy âm và điệp từ, đáng chú ý là có câu được sáng tạo bằng nhiều từ. Đó là sự cách tân độc đáo của riêng nhà thơ:

Xanh xanh đỏ đỏ phừng phừng tửng từng tưng tửng từng tưng đã đời

(Cung văn) “Thất tha thất thểu văn chương

kẽo cà kẽo kẹt tai ương đường dài

(Xin đừng buồn em nhé) “Mải nưng nứng mộng siêu nhân

lên cơn giá vũ đằng vân giang hồ Cuộc chơi hành hiệp lơ ngơ

vắt mình ra mấy giọt thơ nhạt nhèo Dần mòn con chữ tong teo

liêu xiêu lều quán lèo tèo ven đê”

(Còi về)

Chu Văn Sơn đã rất tinh tế khi nhận định sự sáng tạo trong cách sử dụng từ láy của Nguyễn Duy, tác giả cho rằng: “Bằng cách chơi chữ lai rai, chọi chữ dài dài, Nguyễn Duy cũng đem lại cho âm điệu và nhất là hình thức tiểu đối quen thuộc của lục bát một kiểu dáng đời mới, bảo rằng cân xứng mà tinh nghịch cũng phải, hay bảo rằng tung tẩy mà trang nghiêm lại còn phải hơn: “vô tư như thực như mơ như gì”, “không ngây không dại không đành phải không”, “Nghêu ngao hát ngọng nghẹo chơi/ Người yêu nhau xúc phạm người ghét nhau”… Ngẫu hứng mà gia công, gia công mà ngẫu hứng, ấy mới thực là một thứ lục bát giàu sinh lực: “Tự dưng nhớ thật nhớ thà/ nhớ con đường chả đi qua bao giờ… tự dưng nhớ nước chưa mưa/ thật thà lúc lắc đong đưa thật thà”… Có lẽ bản lĩnh

của lục bát Nguyễn Duy là ở đấy… Duy đã thổi hồn của thế hệ mình vào đó, đã đưa được hơi thở của chúng sinh thì hiện tại vào đó. Nó không chỉ có hồn cổ, hồn quê, mà còn cả hồn phố. Vì thế, nó khoẻ khoắn, nồng đượm, tân kỳ. Nó là rượu của chúng sinh đựng bằng lục bát. Nó là Duy. Nghĩa là, dù Duy dùng cả những thể khác, nhưng chỉ ở lục bát, thân thủ của anh mới phô hết những cao cường, chỉ ở lục bát, hồn vía Nguyễn Duy mới dậy men nổi gió làm “trời lao đao, đất lao đao lừ đừ” đến thế” [85; tr. 419 - 420].

Quan sát đường đi của lục bát Nguyễn Duy, ta sẽ thấy có sự vận động từ lúc bát trữ tình nghiêm trang sang lục bát trữ tình tinh nghịch, có phần “cà chớn”, nhất là ở những bài thơ lục bát gần đây. Có những trường hợp ông chủ trương chơi thơ lục bát, tức là sử dụng yếu tố trò chơi để làm mới thơ. Để thực hiện tình thần đó, ông sử dụng nhiều cách chơi như: bẻ nhịp, ngôn từ, thanh điệu... Những bài thơ lục bát có sự cách tân ấy đã làm tăng nét độc đáo cho thể thơ truyền thống này.

Nhà thơ quan niệm: “Cứ bèo bọt bước thiên di/ đưa chân lục bát mà đi loằng ngoằng” (Bao cấp thơ). Để thực hiện cái quan niệm “loằng ngoằng” ấy, tác giả thường chẻ nhỏ câu thơ, tạo nên cách ngắt nhịp mới mẻ, độc đáo:

- Ô kìa đột ngột trăng lên

Trăng,/trời,/trăng láng bạc trên lá rừng

(Trăng)

- “Ối giời ơi.../ nòn nà ghê

màu trong sạch/đến khả nghi là thường

(Trắng... và trắng...)

- “Chao…/ đêm đẹp biết chừng nào Vẫn xin em/chớ/làm sao giữa trời

(Ca dao vọng về) “Nghêu ngao/hát ngọng nghẹo chơi

người cười nói/xúc phạm/người ngậm tăm

(Xẩm ngọng)

Về âm luật, bên cạnh việc phát huy âm hưởng chủ đạo của thanh điệu

truyền thống, Nguyễn Duy còn làm cho lục bát mang vẻ đẹp độc đáo riêng. “Ở những tiếng vị trí lẻ của câu thơ, tác giả đã đặt vào đó những thanh bằng, trắc cho phù hợp với cảm xúc và hình ảnh thơ. Tuy vậy, Nguyễn Duy có xu hướng sử dụng thanh trắc nhiều hơn, thậm chí trong nhiều câu lục thanh trắc chiếm đến 2/3” [80; tr.9] như:

- “Kính thưa Thị Đốp đoan trang mòm mom móm mò gò khan như gì

(Kính thưa Thị Đốp)

- mấy ai dám chịu dám chơi dám ai vỗ cái mặt đời như em

(Kính thưa Thị Màu)

- Gió chi chợt lạnh toát trời

chợt khành khạch khóc chợt cười hu hu

(Washington, 12.7.1995)

Các câu thơ được nêm nhiều thanh trắc bỗng trở nên khỏe khoắc, thậm chí gồ ghề, mang một dáng dấp lạ, gây chú ý, tạo ra sắc thái ý rất riêng.

Như vậy, có thể thấy rất rò ý đồ nghệ thuật của Nguyễn Duy khi nhà thơ thổi “hồn cốt” mới vào thơ lục bát. Từ Tre Việt Nam, Bầu trời vuông đến những Xẩm ngọng, Cung văn, Xin đừng buồn em nhé, New York... là một sự vận động, nhất quán mà biến hóa. Thơ Nguyễn Duy nhuần nhị mà sâu sắc, có sự phối kết hòa hợp giữa lục bát truyền thống và lục bát hiện đại để tạo ra cái mới.

Qua những thể nghiệm độc đáo, sáng tạo, nhà thơ khẳng định được những đặc sắc riêng trong thơ lục bát của mình. Nguyễn Duy không những tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc khi sử dụng lục bát trong hành trình sáng tạo mà còn đưa lục bát truyền thống lên một tầm cao mới. Nhà thơ dùng chất liệu của văn học dân gian, từ những hình ảnh thơ đến các cấu trúc thơ quen thuộc trong ca dao, dân ca làm điểm tựa khởi phát tư duy thơ. Sự đa dạng hóa các thủ pháp nghệ thuật của ca dao, tiếp thu tư duy trào lộng của thể thơ đã làm giãn nở, mở rộng biên độ của thể thơ lục bát đến độ trữ tình cho phép. Điều này đã tạo cho thơ lục bát của Nguyễn Duy vừa đậm chất ngọt ngào, thân mật của ca dao, dân ca, vừa

lắng sâu, trí tuệ của thơ thơ ca bác học. Đó là sự đổi mới một cách linh hoạt, một sự kết hợp tinh tế giữa xưa và nay, giữa truyền thống và hiện đại.

4.1.2. Thơ tự do

Thơ tự do ra đời xuất phát từ đòi hỏi thơ phải gần hơn với cuộc sống, phản ánh được nhiều khía cạnh của cuộc sống đa chiều, thể hiện cách nhìn cách cảm của nhà văn, nhà thơ. Thơ tự do không ra đời trong sự định hình về mặt hình thức của tác phẩm nghệ thuật mà nó là kết tinh của trí tuệ đã đạt đến độ nhuần chín trong tâm hồn người nghệ sĩ. Nó. Không chỉ tự do trong hình thức câu thơ, mà trong thơ tự do, từng bài thơ, các đoạn thơ cũng đều được co kéo biên độ; bởi khi cái tôi trữ tình nhà thơ muốn dốc cạn nguồn cảm xúc thẩm mĩ, bộc bạch tất cả những nỗi niềm, tâm sự thì cái tôi trữ tình không thể kìm nén cảm xúc mà bật lên thành tiếng.

Thơ tự do không đơn thuần là tự do trong hình thức thơ khi có sự tự do trong câu chữ, trong biên độ dài ngắn của câu thơ, đoạn thơ, bài thơ mà quan trọng nhất ở phương thức biểu đạt. Đó là sự cố gắng của nhà thơ nhằm thoát ra khỏi âm luật và thói quen “sử dụng ngôn ngữ” của các thể thơ truyền thống. Nói cách khác, mặc dù theo đúng tên gọi là “tự do” nhưng thể thơ này cũng phải tuân thủ theo đúng trật tự của thi pháp thơ, chứ không hề ngẫu nhiên, tùy tiện trong quá trình sáng tạo. Thơ tự do không lấy vần điệu làm đơn vị cấu trúc để tạo nên hình tượng âm thanh mà nó thực hiện bằng nhịp điệu của hình ảnh. Phương tiện biểu đạt không chỉ là ngôn từ mà nó còn trở thành chất liệu tạo hình trực tiếp để thể hiện sự tự do trong tư tưởng, trong “sự phiêu lưu bất tận của tâm hồn”.

Thơ tự do của Nguyễn Duy thường có nhiều âm thanh, hình tượng, màu sắc đa dạng và phong phú mang tính cách tân, không hàm chứa những hình ảnh cũ kỹ sáo mòn. Thơ tự do của Nguyễn Duy tạo nên sự khai phóng trong tâm hồn; nhà thơ được mở rộng biên độ cảm xúc, qua đó diễn đạt một cách “hóm hỉnh, tinh nghịch” nhưng lại rất chân thực các vấn đề của cuộc sống xã hội.

Tác giả có những bài thơ rất ngắn, như: Đi qua thành nội, Lăng vua, “Lăng ông, Đêm ở chốt 417, Phật thủ... bên cạnh đó lại có những bài rất dài theo kiểu trường ca: Nhìn từ xa... Tổ quốc, Đánh thức tiềm lực, Mười năm bấm đốt

ngón tay, Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ,... Đặc biệt, cách ngắt nhịp đầy bất ngờ đã đưa đến sự độc đáo trong hình ảnh và ý thơ:

Vợ dìu ta

từng bậc

thang mòn...

(Vợ ơi)

Bài thơ Pháo tết, tác giả ngắt nhịp thơ một cách sáng tạo làm nên sự khác biệt, mới lạ trong nhịp điệu thơ:

Toác/ khói/ cháy/ nổ/ tởn Trận mạc nào/ đang qua Có một người nạng gỗ/ Ngồi bên sông/ nhớ nhà...

(Pháo Tết)

Nhịp điệu thơ không cố định ở nhịp 2/3 hoặc 3/2 truyền thống mà được ngắt tự do theo mạch cảm xúc. Bên cạnh đó, dấu ba chấm cùng với “phép lặng” có tác dụng kéo dài nhịp thơ khiến cho giọng điệu thơ trầm lắng, chất chứa nhiều nỗi niềm, suy tư; nó như những nốt nhạc, gợi bao suy tưởng trong lòng người đọc.

Trong thơ tự do, Nguyễn Duy đã tạo ra độ dài, ngắn, nhanh, chậm khác nhau của nhịp điệu thơ nhằm diễn tả cái hăng say, gấp gáp, rộn ràng; cả cái bộn bề, náo nhiệt cũng như cái chơi vơi, hụt hẫng của cảm xúc tâm hồn.

Búa và đục hùng hục

ục

Mảng và khối

nhọc nhằn thay nỗi mẹ tròn con vuông toát cả mồ hôi

đá có hồn”...

(Mảng và khối)

Với thể thơ tự do, thơ Nguyễn Duy luôn có “cái sườn cấu tứ vững chắc” và mới mẻ. Khá nhiều bài thơ của ông đã gây được sự chú ý trong làng thơ Việt

Xem tất cả 174 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí