Phụ lục 5: PHỎNG VẤN SÂU
(Nguồn: Tác giả thực hiện tháng 10/2017)
5.1. DANH SÁCH NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN
Họ và tên | Chức vụ | Đơn vị công tác | |
1 | Vũ Thanh Lịch | Trưởng phòng QL Di sản VH | Sở Văn hóa và Thể thao |
2 | Tạ Quang Thao | Trưởng phòng Văn hóa Thông tin | Huyện Yên Khánh |
3 | Đỗ Ngọc Cường | Phó Chủ tịch | UBND xã Khánh An |
4 | Đỗ Ngọc Ánh | Trưởng ban Khánh tiết | Làng Yên Xuyên, xã Khánh An |
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Tổ Chức Và Quản Lý Lễ Hội Đền Đức Đệ Nhị
- Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị ở xã Khánh An, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình - 14
- Bảng Tổng Hợp Kiểm Kê Di Tích Trên Địa Bàn Xã Khánh An Năm 2012
- Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị ở xã Khánh An, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình - 17
- Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị ở xã Khánh An, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình - 18
- Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị ở xã Khánh An, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình - 19
Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.
5.2. NỘI DUNG PHỎNG VẤN SÂU PHỎNG VẤN SÂU 1
Người hỏi: Bà Phạm Thị Thu
Người được hỏi: Bà Vũ Thanh Lịch - Trưởng phòng QLDSVH, Sở VH&TT Ninh Bình
Thời gian thực hiện: Tháng 10 năm 2017 Nội dung hỏi:
PTT: Theo bà tình hình công tác quản lý di tích ở tỉnh Ninh Bình trong những năm qua như thế nào?
VTL: Về công tác quản lý, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình thường xuyên kiểm tra, xem xét việc quản lý và bảo vệ di tích; hàng năm Sở mở lớp tập huấn cho cán bộ văn hóa xã/phường về công tác quản lý các di tích và danh thắng; tiến hành lập hồ sơ, kiểm kê các di tích trên địa bàn
toàn tỉnh; tổ chức đi tham quan học tập kinh nghiệm quản lý di tích ở các tỉnh đã có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý và phát huy các giá trị của di tích.
Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn việc trùng tu, tu bổ, tôn tạo các di tích xuống cấp theo đúng Luật di sản văn hóa và các văn bản, quy chế của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình không có tình trạng tu bổ, tôn tạo di tích không đúng với quy chế và pháp luật của nhà nước.
PTT: Bà nhận xét gì về cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực văn hóa ở các cấp?
VTL: Qua thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 8/8 Phòng VH&TT huyện, thành phố có cán bộ phụ trách công tác quản lý DTLS-VH có trình độ đại học, được đào tạo chuyên ngành Bảo tồn - Bảo tàng. Tuy nhiên, ngoài chức năng, nhiệm vụ của người công chức và trách nhiệm phân công giúp Phòng VH&TT quản lý hệ thống di tích trên địa bàn, đội ngũ cán bộ này còn phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác do tình trạng định biên cán bộ của các Phòng VH&TT là rất hạn chế mà khối lượng công việc lại nhiều. Do đó, công tác quản lý di tích ở cấp huyện cũng còn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Ở tuyến xã, phường, thị trấn chỉ có 01 cán bộ văn hóa-xã hội nhưng lại đảm đương và kiêm nhiều công việc khác nhau từ lĩnh vực văn hóa, thể thao, giáo dục, đến lao động, vì vậy việc dành thời gian cho công tác quản lý và phát huy giá trị DSVH chưa thật nhiều, dẫn đến kết quả chưa cao
PTT: Các hiện tượng như đốt vàng mã, bói toán, đổi tiền lẻ, đặt hòm công đức còn phổ biến ở nhiều di tích, tỉnh đã có những biện pháp gì để ngăn chặn?
VTL: Hàng năm, chúng ta có các văn bản chỉ đạo, tăng cường công tác thanh kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở và tuyên truyền.
PTT: Về mặt quản lý nhà nước, hoạt động trùng tu, tôn tạo di tích ở tỉnh đã đạt được kết quả gì?
VTL: Nhìn chung, hoạt động tu bổ di tích của tỉnh đã từng bước đi vào nề nếp và tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật như Luật Di sản văn hóa, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, Nghị định 70/2012/NĐ-CP quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, Thông tư 18/2012/TT-BVHTTDL quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Các dự án về tu bổ, tôn tạo, bảo tồn, phát huy giá trị di tích, UBND tỉnh đều giao Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư, tuân thủ chặt chẽ các quy trình, thủ tục được quy định như thỏa thuận chủ trương, thỏa thuận báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Các đơn vị tham gia thi công các dự án đều có kinh nghiệm trong lĩnh vực tu bổ di tích, có cán bộ nhân viên được cấp chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Nhìn chung các di tích được bảo quản, tu bổ, phục hồi đạt yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật tốt. Trong công tác tu bổ, tôn tạo di tích, các di tích có nguồn hỗ trợ kinh phí của Nhà nước và được sự quản lý, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn đã đạt hiệu quả cao.
PTT: Công tác quản lý việc bày trí không gian thờ cúng, các hiện vật, đồ thờ tự trong di tích được thực hiện như thế nào?
VTL: Thực hiện Công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL ngày 08/8/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam; Văn bản số 353/MTNATL ngày 19/8/2014 của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm về việc giới thiệu các mẫu Linh vật của Việt Nam, ngày
28/8/2014, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình đã ban hành Công văn số 659/SVHTTDL-NVVH về việc không sử dụng, trưng bày biểu tượng, sản phẩm, linh vật được tạo hình theo hình thức không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, gây phản cảm về thẩm mỹ, văn hóa tâm linh ở những nơi công cộng, gửi các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh để tuyên truyền, kiểm tra, rà soát tại các cơ quan, đơn vị và tại các khu di tích, đình, chùa, khu du lịch...
PTT: Bà có đánh giá như thế nào về việc ban hành các văn bản pháp luật trong công tác quản lý di tích những năm qua?
VTL: Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về Di sản văn hóa khá đầy đủ và toàn diện, đã thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với các Công ước quốc tế, làm cho công tác bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa được thực hiện bài bản và có cơ sở pháp lý vững chắc. Để thực hiện công tác quản lý tại địa phương, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 14/12/2015 về việc ban hành quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị DTLS VH và DLTC đã xếp hạng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
PTT: Sự phối hợp giữa các cấp, ngành trong công tác quản lý di tích những năm qua?
VTL: Việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa có liên quan đến nhiều lĩnh vực, cần có sự chung tay góp sức và phối hợp hoạt động giữa các ban ngành, đoàn thể trong tỉnh. Trong những năm qua, tỉnh Ninh Bình đã xây dựng các chương trình phối hợp hành động giữa các cơ quan, ban ngành như Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường... nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh. Tiêu biểu như Ngành Giáo dục - Đào tạo Ninh Bình phát động phong trào học sinh các trường phổ thông ký cam
kết nhận trông nom, bảo vệ các di tích trên địa bàn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Công an tỉnh trong việc bảo vệ và xử lý các vụ việc liên quan đến cổ vật, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cắm mốc phân vùng bảo vệ di tích đối với các di tích đã xếp hạng, phối hợp với các đơn vị tư vấn lập quy hoạch du lịch gắn với các di sản văn hóa tiêu biểu (danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa, làng nghề thủ công truyền thống...).
PTT: Tình hình thực hiện xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Ninh Bình hiện nay như thế nào?
VTL: Nhìn chung, hoạt động xã hội hóa trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở tỉnh Ninh Bình hiện nay còn nhiều khó khăn và bất cập. Việc xã hội hóa các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di tích chưa phát huy hết tiềm lực đóng góp to lớn của nhân dân vào công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá cũng còn một số địa phương mang nặng tâm lý trông chờ vào Nhà nước, khi di tích được Nhà nước xếp hạng bị xuống cấp thì trông chờ vào ngân sách Nhà nước hỗ trợ, trong khi đó lại huy động nhân dân đóng góp cho việc tu sửa những công trình chưa được Nhà nước xếp hạng. Việc tu sửa, xây dựng các công trình di tích bằng nguồn vốn xã hội hóa nhiều khi chưa đảm bảo chuyên môn.
PTT: Việc quản lý tiền giọt dầu, công đức được thực hiện như thế nào?
VTL: Ban Quản lý di tích đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân và du khách đặt tiền lễ, tiền giọt dầu, công đức có mệnh giá nhỏ vào đúng nơi quy định. Kiên quyết ngăn chặn các hoạt động dịch vụ đổi tiền lẻ hưởng lợi. Các Ban Quản lý di tích đã bố trí bàn ghi, đặt hòm công đức khoa học, tạo điều kiện thuận tiện cho khách hành lễ; bố trí lực lượng gom tiền lễ, tiền giọt dầu kịp thời, đảm bảo tính tôn nghiêm nơi thờ tự. Hiện tượng cài, đặt tiền lên tay tượng, phật, rải tiền xuống giếng…, đã giảm đi rõ rệt.
VTL: Hàng năm, Sở có tiến hành thanh kiểm tra hoạt động lễ hội tại các di tích không? Thành phần gồm những ai và đạt được kết quả gì?
PNV: Hàng năm, Sở đều thành lập đoàn kiểm tra công tác tổ chức lễ hội tại các di tích, gồm lãnh đạo Sở, phòng Gia đình và XDNSVH, phòng QL Di sản văn hóa, Thanh tra Sở, UBND các huyện, thành phố. Nhờ đó mà công tác thanh kiểm tra đã có được những tiến triển mới. Nhìn chung, cấp ủy, chính quyền ở các địa phương đã tích cực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động lễ hội. Ban Tổ chức lễ hội, Ban Quản lý di tích đã chủ động thực hiện và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, các đoàn thể quần chúng tổ chức hoạt động lễ hội từ khâu chuẩn bị, đến việc hành lễ và các hoạt động phần hội công phu, nghiêm túc. Qua kiểm tra đã kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm và yêu cầu các đơn vị khắc phục, thực hiện nghiêm những quy định của Nhà nước. Đặc biệt tại các lễ hội lớn, có đÔng khách hành hương như: Lễ hội Chùa Bái Đính, lễ hội Trường Yên, lễ hội Thánh Quý Minh Đại Vương,… tỉnh đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành, cùng các huyện, thành phố tăng cường giám sát việc chấp hành các quy định về thuế, phí tham quan, phí đò, phí coi xe…; các điều kiện đảm bảo an toàn phương tiện thủy nội địa phục vụ khách du lịch, công tác đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.
PTT: Xin trân trọng cảm ơn!
PHỎNG VẤN SÂU 2
Người hỏi: Bà Phạm Thị Thu
Người được hỏi: Ông Tạ Quang Thao - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
Thời gian thực hiện: Tháng 10 năm 2017 Nội dung hỏi:
PTT: Chào ông! Xin ông cho biết trên địa bàn huyện Yên Khánh có bao nhiêu di tích đã được xếp hạng?
TQT: Hiện nay, huyện ta có 55 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 12 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, có thể kể tên một số di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu như: Đền Tam Thánh và chùa Yên Lữ, đền Văn Giáp, đình Yên Phú (xã Khánh An); đền Thôn Đỗ, chùa Phúc Nhạc (xã Khánh Nhạc); chùa Dầu (xã Khánh Hòa); đền Kiến Ốc, chùa Kiến Ốc (xã Khánh Trung); Đền Tiên Yên và chùa Kim Rong (xã Khánh Lợi)…
PTT: Các di tích này còn lưu giữ được các sinh hoạt văn hóa hay lễ hội truyền thống hay không?
TQT: Đây là những di tích tiêu biểu của huyện, hàng năm vẫn diễn ra các sinh hoạt văn hóa truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
PTT: Ở thời điểm hiện tại, huyện Yên Khánh có bao nhiêu lễ hội và tiêu biểu là những lễ hội nào?
TQT: Theo báo cáo của các địa phương, huyện mình có 16 lễ hội được tổ chức thường xuyên, có thể kể đến như: Lễ hội Làng Yên Xuyên (xã Khánh An); lễ hội làng Yên Cư (xã Khánh Cư); lễ hội làng Duyên Phúc (xã Khánh Hồng); lễ hội đầu xuân đền Tiên Yên và chùa Kim Rong (xã Khánh Lợi); lễ hội chùa Dầu (xã Khánh Hòa)…
PTT: Các lễ hội ở huyện mình có đặc điểm chung gì ?
TQT: Các lễ hội đều gắn với các di tích lịch sử văn hóa, mặc dù các lễ hội diễn ra trong thời gian ngắn nhưng đa phần các lễ hội đều đảm bảo đủ cả phần lễ và phần hội, có những lễ hội còn bao quát cả một vùng, với sự tham gia của nhiều thôn, làng, xã, các lễ hội cũng chủ yếu diễn ra vào dịp đầu xuân.
PTT: Ông đánh giá thế nào về công tác quản lý di tích và tổ chức lễ hội trên địa bàn trong thời gian vừa qua?
TQT: Những năm gần đây, công tác quản lý di tích ở huyện Yên Khánh luôn được quan tâm và ngày càng đi vào nề nếp. Công tác trùng tu tôn tạo di tích được thực hiện nghiêm theo đúng Nghị định 70 và Thông tư 18 quy định về tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích; Công tác xếp hạng di tích được quan tâm, việc giữ gìn an ninh trật tự tại các di tích được tăng cường. Ban tổ chức các lễ hội đã điều hành lễ hội theo đúng chương trình đã được cấp phép, đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo không khí trang nghiêm trong phần lễ, vui tươi lành mạnh trong phần hội. Lễ hội được nâng tầm hơn so với trước đây, phù hợp với kinh tế của địa phương. Bên cạnh đó, công tác tổ chức và quản lý lễ hội vẫn còn những hạn chế như: phần lễ còn lung túng, chưa đúng trình tự truyền thống, phần hội vẫn kém hấp dẫn, thiếu sức lôi cuốn, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện nghiêm túc các quy định về giữ gìn Di tích lịch sử - văn hóa và bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội còn chưa được thường xuyên, chưa tích cực huy động được các nguồn lực xã hội hóa, vẫn còn ỷ nại, trông chờ vào kinh phí của Nhà nước.
PTT: Nguyên nhân các hạn chế trên là gì?
TQT: Huyện Yên Khánh là một huyện nông nghiệp, có nhiều khó khăn về kinh tế, chưa quan tâm nhiều đến việc đầu tư cho lĩnh vực văn hóa cũng như đầu tư cho công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hóa, đội ngũ cán bộ làm văn hóa trên địa bàn xã còn mỏng, năng lực, trình