Pháp luật về công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất – Thực tế tại tỉnh Bình Dương - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh


LƯU TRƯỜNG ÂN


PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT – THỰC TẾ TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh


LƯU TRƯỜNG ÂN


PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT – THỰC TẾ TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG


Chuyên ngành: Luật Kinh tế Hướng đào tạo: Hướng ứng dụng Mã số: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ ANH


TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN


Tôi tên là Lưu Trường Ân, mã số học viên: 7701280378A, là học viên lớp Cao học Luật khóa 28 Bình Dương của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Khoa Luật, chuyên ngành Luật Kinh tế, là tác giả của Luận văn Thạc sĩ Luật học với đề tài Pháp luật về công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất – thực tế tại tỉnh Bình Dương”.

Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Lưu Trường Ân


MỤC LỤC


TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT LUẬN VĂN ABSTRACT

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ

TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT 12

1.1. Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất 12

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất 12

1.1.1.1. Khái niệm 12

1.1.1.2. Đặc điểm 14

1.1.2. Ý nghĩa của việc công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất và giá trị pháp lý của hợp đồng thế chấp đã công chứng 17

1.1.2.1. Ý nghĩa của việc công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất 17

1.1.2.2. Giá trị pháp lý của hợp đồng thế chấp đã công chứng 19

1.2. Thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp và điều kiện thế chấp đối với quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất 24

1.2.1. Thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định Luật Công chứng năm 2014 24

1.2.2. Điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất 29

1.2.2.1. Điều kiện quyền sử dụng đất được thế chấp 29

1.2.2.2. Điều kiện tài sản gắn liền với đất được thế chấp 31

1.3. Quy định của pháp luật về nghĩa vụ chứng minh tài sản thế chấp không có tranh chấp và thu phí công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất 34

1.3.1. Quy định pháp luật về nghĩa vụ chứng minh tài sản không tranh chấp khi công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất 34

1.3.2. Quy định pháp luật về thu phí công chứng đối với hợp đồng thế chấp tài sản theo Thông tư 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 35

CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ

TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG 39

2.1. Nghĩa vụ chứng minh tài sản thế chấp không có tranh chấp 40

2.1.1. Nghĩa vụ chứng minh tài sản không có tranh chấp khi áp dụng văn bản quy phạm pháp luật 41

2.1.1.1. Nghĩa vụ chứng minh tài sản không có tranh chấp khi áp dụng quy định của Luật Đất đai và Luật Nhà ở 41

2.1.1.2. Nghĩa vụ chứng minh tài sản không có tranh chấp khi áp dụng quy định của Luật Công chứng 43

2.1.2. Nghĩa vụ chứng minh tài sản không có tranh chấp khi áp dụng văn bản hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ 46

2.2. Thu phí công chứng 50

2.2.1. Thu phí công chứng theo quy định của Thông tư 257/2016/TT-BTC ..50 2.2.1.1. Tổ chức tín dụng 55

2.2.1.2. Chủ thể thế chấp 56

2.2.1.3. Tổ chức hành nghề công chứng 57

2.2.2. Văn bản hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ thu phí công chứng theo giá trị khoản vay của hợp đồng tín dụng 58

CHƯƠNG 3. KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CÔNG CHỨNG THẾ CHẤP ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT 66

3.1. Quan điểm định hướng về hoàn thiện pháp luật công chứng thế chấp 66

3.2. Nghĩa vụ chứng minh tài sản không có tranh chấp 73

3.2.1. Kiến nghị sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật 73

3.2.1.1. Sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện thực hiện quyền thế chấp đối với quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất 73

3.2.1.2. Sửa đổi Luật Công chứng năm 2014 79

3.2.2. Kiến nghị thống nhất nội dung văn bản chỉ đạo nghiệp vụ công chứng 83

3.2.2.1. Công văn hướng dẫn nghiệp vụ công chứng 83

3.2.2.2. Biên bản họp chỉ đạo nghiệp vụ 84

3.3. Thu phí công chứng 86

3.3.1. Kiến nghị sửa đổi thông tư 257/2016/TT-BTC 86

3.3.2. Kiến nghị sửa đổi mẫu hợp đồng thế chấp của tổ chức tín dụng 87

KẾT LUẬN 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Chữ cái viết tắt/ký hiệu

Cụm từ đầy đủ

BLDS

Bộ luật Dân sự

LCC

Luật Công chứng

LĐĐ

Luật Đất đai

LNƠ

Luật Nhà ở

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

TCHNCC

Tổ chức hành nghề công chứng

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại Cổ phần

TSGLVĐ

Tài sản gắn liền với đất

UBND

Ủy ban nhân dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Pháp luật về công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất – Thực tế tại tỉnh Bình Dương - 1


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Thế chấp tài sản diễn ra rất phổ biến nhưng quyền lợi của các bên tham gia giao dịch không được đảm bảo. Chính vì lẽ đó, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất – thực tế tại tỉnh Bình Dương” để chỉ ra hai bất cập điển hình về nghĩa vụ chứng minh tài sản thế chấp không có tranh chấp và việc thu phí công chứng hợp đồng thế chấp khi thực hiện thủ tục công chứng tại tỉnh Bình Dương. Luận văn nêu ra các vấn đề lý luận, so sánh, đánh giá, phân tích quy định pháp luật, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, văn bản công chứng và tình hình áp dụng quy định pháp luật. Từ đó, luận văn đã chỉ ra rằng quyền lợi của chủ thể thế chấp bị xâm phạm và tồn tại khi ban hành, sửa đổi, hướng dẫn áp dụng quy định pháp luật. Trên cơ sở đó, các “nhà lập pháp” có thể xem xét, nhìn nhận về việc bảo vệ quyền lợi cho “bên yếu thế” và vấn đề lập pháp đang phải đối mặt. Luận văn còn kêu gọi các tổ chức tín dụng, tổ chức hành nghề công chứng bảo vệ “khách hàng” của mình, nhằm tạo ra một môi trường giao thương an toàn, đáng tin cậy và vì lợi ích chung.

Từ khóa: Công chứng, hợp đồng thế chấp, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Bình Dương.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/10/2023