Kết Luận Về Sự Thay Đổi Của Môi Trường Mang Tới Những Cơ Hội Và Đe Dọa Cho Ngành


Xu hướng 2: Sự phát triển của dân số EU và sự lão hóa

Liên minh Châu Âu với 27 nước thành viên dân số ước tính khoảng 450 triệu 1

Liên minh Châu Âu với 27 nước thành viên, dân số ước tính khoảng 450 triệu người (2007). Dân số của EU đã tăng trưởng 3,4% trong thập kỷ qua. Số dân của các thành viên rất khác nhau, có 4 nước đông dân

nhất là: Đức, Pháp, Anh và Italia. Dân số của khu vực này đã tăng 0,9 triệu người trong năm 2009, tương ứng với tỷ lệ tăng thường niên là +2,7‰. Đây là kết quả của sự gia tăng tự nhiên 0,3 triệu người (+1,0‰) và do nhập cư 0,6 triệu (+1,8 ‰).

Một điều được khẳng định là dân số của EU đang già hóa rất nhanh, dự kiến số người trên 65 tuổi tăng 30% vào năm 2060, với số lượng người trên 80 tuổi dự kiến sẽ tăng gấp 3 lần trong vài thập kỷ tới. Đây là một mối đe dọa với ngành công nghiệp thuốc lá khi mà tỷ lệ người hút thuốc trẻ tuổi là cao hơn những người lớn tuổi (đặc biệt tỷ lệ này càng thấp hơn ở người già). Một nghiên cứu năm 2006 của Liên minh châu Âu cho thấy rằng: tỷ lệ người hút thuốc phân bổ như sau: 35% số người ở độ tuổi 15 – 24, 40% ở những người từ 25 – 39 tuổi, 37% những người ở độ tuổi 40 -54 và 19% số người ở tuổi trên 55.

Kết luận: Dân số già hóa nhưng tỷ lệ người hút thuốc lại tập trung vào những người trẻ vì thế điều này có thể làm giảm mạnh tới nhu cầu sử dụng thuốc lá trong thời gian tới.

Xu hướng 3: Những cải tiến trong giáo dục ảnh hưởng xấu tới việc tiêu thụ thuốc lá

Những người có thu nhập và mức độ giáo dục thấp là những người hút thuốc nhiều hơn ở EU. Vấn đề giáo dục và đào tạo ở EU đã được cải thiện rất nhiều trong những năm gần đây. Năm 2008 báo cáo thường niên về hệ thống giáo dục cho thấy khoảng 60% số người trong độ tuổi từ 5 – 29 tuổi đang theo đi học ở các trường đại học. Trong khi số sinh viên tốt nghiệp đại học đã tăng tới 13.000.000 vào năm 2000. Nếu xu hướng trong việc những người được giáo dục cao hơn sẽ hút thuốc ít hơn thì đây chính là một mối đe dọa với ngành công nghiệp thuốc lá.

Kết luận: Người dân có trình độ nhận thức cao hơn sẽ hiểu rò hơn tác hại của thuốc lá. Điều đó là một đe dọa cho sự sụt giảm nhu cầu trong tương lai.


4. Môi trường chính trị - pháp luật

Xu hướng 1 : Sự gia tăng số lượng các văn bản dưới luật được thi hành bởi các nước thành viên Châu Âu

Khối liên minh châu Âu (EU) không có cơ quan nào chịu trách nhiệm cho các quy định về thuốc lá nhưng có 1 số ràng buộc, chỉ thị tại khối liên minh EU do các nước trong khối này đề ra bao gồm :

Chỉ thị số 2001/37/EC về sản xuất, trưng bày và bán sản phẩm thuốc lá, giới hạn sản lượng sản xuất, quy định cụ thể về nhãn mác và các cảnh cáo.

Chỉ thị số 2002/10/EC về cơ cấu và mức thuế môn bài áp dụng đối với nhà sản xuất thuốc lá và nghĩa vụ nộp thuế tối thiểu là 57% so với giá bán lẻ.

Chỉ thị số 2003/33/EC về quảng cáo và tài trợ các sản phẩm thuốc lá. Nghiêm cấm quảng cáo trên báo chí, dịch vụ xã hội thông tin, phát thanh truyền hình, cấm tài trợ các chương trình phát thanh và các sự kiện quốc tế.

Trong năm 2007, một quảng cáo trên trang “greenpaper” đã tạo động cơ phát triển một số khu vực hút thuốc lá miễn phí trong khu vực EU đồng thời kèm theo một số chỉ thị cấm hút thuốc ở nơi công cộng. Cùng với đó, các chỉ thị đã bắt đầu đặt ra mối đe dọa cho ngành công nghiệp thuốc lá bằng cách hạn chế hoặc cấm việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá và chức năng tiếp thị của các công ty thuốc lá. Các chính sách và thay đổi lập pháp ở các nước thành viên mới của EU đáp ứng các tiêu chuẩn này là điều được đặc biệt quan tâm.

Gần đây, những quy định đối với thuốc lá tại một số nước châu Âu về chỉ tiêu môi trường được chính phủ các nước kiểm soát ngày càng tăng. Đây là một mối đe dọa cho ngành công nghiệp thuốc lá như là biện pháp để cố gắng giảm nhu cầu đối với sản phẩm thuốc lá.

Xu hướng 2 : Các thành viên trong ngành công nghiệp thuốc lá ngày càng bị ảnh hưởng bởi cơ chế chống độc quyền

Ngoài những quy định cụ thể trong ngành công nghiệp thuốc lá thì các thành viên trong ngành công nghiệp bị ảnh hưởng bởi cơ chế chống độc quyền. Theo Điều 81 và 82 của Cộng đồng Hiệp ước Châu Âu, quy định chống độc quyền trong EU là trách nhiệm của cả Ủy ban Châu Âu và chính phủ các nước thành viên. Việc sáp nhập công ty và mua lại đòi hỏi sự chấp thuận của cả hai cấp chính quyền. Các trường hợp gần đây liên quan đến chống độc quyền ngành công nghiệp thuốc lá bao gồm: năm 2001 Ủy ban điều tra Châu Âu cấp giấy phép sản xuất thuốc lá tại Tây Ban Nha, Uỷ ban


Châu Âu phát hiện nhà sản xuất nguyên liệu thuốc lá để ấn định giá ở Ý vào năm 2005 và Tây Ban Nha vào năm 2007, và một cuộc điều tra đang tiếp diễn do Văn phòng Thương mại Vương quốc Anh ấn định giá bán của nhà sản xuất thuốc lá và các nhà bán lẻ. Những trường hợp chống độc quyền gần đây đã nêu ra mối quan tâm ngày càng gia tăng dẫn đến sự can thiệp mạnh của chính phủ các nước. Điều này chắc chắn là một mối đe dọa cho ngành công nghiệp thuốc lá. Theo ngành công nghiệp thuốc lá hợp nhất ở châu Âu , mối quan tâm của chính phủ chống độc quyền tạo ra các rào cản rất lớn và là đe dọa để hạn chế các hành động của các công ty tìm cách mở rộng thị trường thông qua mua lại.

Pháp luật có ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động kinh doanh của ngành. Và đa phần đây là những ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển của ngành.

5. Kết luận về sự thay đổi của môi trường mang tới những cơ hội và đe dọa cho ngành

Sau khi phân tích môi trường bên ngoài, rò ràng là cả hai môi trường văn hóa-xã hội và môi trường chính trị- pháp luật có ảnh hưởng quan trọng nhất đến ngành công nghiệp thuốc lá. Sự gia tăng mối quan tâm về tác hại của thuốc lá là nguyên nhân của xu hướng đi xuống về tỷ lệ hút thuốc ở nhiều thị trường như những người hút thuốc cố gắng bỏ thuốc lá nhiều hơn và ít người lấy việc hút thuốc lá làm thói quen. Mặc dù xu hướng chung là tỷ lệ hút thuốc giảm dần, mức độ sử dụng thuốc lá khác nhau theo chủng tộc, độ tuổi, giới tính và phân tầng kinh tế-xã hội.

Sự gia tăng thái độ tiêu cực xã hội đối với thuốc lá đã dẫn đến sự can thiệp rất lớn của chính phủ trong ngành công nghiệp này đã dẫn đến những nhận thức tiêu cực hơn về thuốc lá. Môi trường chính trị-pháp luật ảnh hưởng rất lớn của ngành công nghiệp thuốc lá và các công ty trong ngành như là tăng sự kiểm soát của chính phủ trong việc hạn chế bán hàng và chức năng Marketing. Các xu hướng hướng đến quy tắc có thể nhìn thấy ở hầu hết các thị trường, mặc dù hiện nay các quy tắc và luật lệ khác nhau. Các quốc gia hàng đầu trong xu hướng này đã đe dọa ngành công nghiệp thuốc lá bằng cách thực hiện cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh, cấm trưng bày sản phẩm, định dạng mới cho việc công bố gia tăng các thành phần thuốc lá và cấm hút thuốc lá nơi công cộng. Các công ty đang buộc phải tìm cách thay thế các cách thức để cạnh tranh trong khi vẫn tôn trọng những luật lệ và quy định nghiêm ngặt của chính phủ.

Trong khi đối mặt với những mối đe dọa mạnh mẽ, một vài cơ hội dành cho ngành thuốc lá đến từ sự tiến bộ công nghệ trong công nghệ lọc. Trong khi các công nghệ này là tương đối mới mẻ và hiện đang tác động ít hơn so với các yếu tố kinh tế- chính trị nói trên, chúng có thể là cơ hội cho các công ty đa dạng hóa sản phẩm của họ


để đáp lại việc thay đổi thái độ và nhu cầu với thuốc lá, các mối quan tâm liên quan đến sức khỏe hoặc hương vị phù hợp.

CÁC YẾU TỐ MÔI

TRƯỜNG


CƠ HỘI


ĐE DỌA


CÔNG NGHỆ

Tiến bộ về phương pháp lọc và công nghệ tạo ra những sản phẩm có khả năng giảm tác hại

Sự phát triển của hệ thống kiểm soát chất lượng toàn diện

Sự tiến bộ trong công nghệ

kiểm soát và vận tải

Sự phát triển của Internet dẫn đến tốc độ cập nhật thông nhanh chóng và dễ dàng


KINH TẾ

Tỷ giá hối đoái có triển vọng tốt

Sự suy giảm của nền kinh tế châu Âu.

Sự gia tăng lạm phát theo gắng nặng chi phí của nhà sản xuất


VĂN HÓA – XÃ HỘI


Số người chết liên quan đến thuốc lá tăng cao dẫn đến tỷ lệ người hút thuốc có xu hướng giảm.

Sự phát triển của dân số Châu Âu và tốc độ lão hóa gia tăng

Sự phát triển của ngành giáo dục ảnh hưởng tới nhận thức của mọi người về

tác hại của thuốc lá


CHÍNH TRỊ PHÁP LUẬT


Số lượng các văn bản chống thuốc lá gia tăng

Các thành viên trong ngành bị ảnh

hưởng bởi cơ chế chống độc quyền

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.

BẢNG TỔNG HỢP SỰ THAY ĐỔI CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TẠO RA CƠ HỘI VÀ ĐE DỌA


Nói chung, qua những phân tích về môi trường thì đa phần đều là những ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển của ngành. Môi trường Phát luật và Văn


hóa xã hội mang đến những ảnh hưởng nhiều nhất trong khi môi trường công nghệ được coi là mang lại cơ hội cho ngành.

III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH

1. Định nghĩa ngành

Ngành công nghiệp thuốc lá bao gồm các công ty sản xuất và phân phối thuốc lá, thuốc bột dùng để hít, xì gà, thuốc lá dùng để nhai, thuốc hút tẩu, và các sản phẩm khác của thuốc lá.

2. Phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh

2.1. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành

Cạnh tranh trong ngành công nghiệp thuốc lá diễn ra khốc liệt và bị chi phối bởi 4 nhà sản xuất chính. Tất cả đều đã xây dựng được thương hiệu lớn mạnh và chiếm thị phần chủ yếu trong thị phần thuốc lá toàn cầu (78%). Phần còn lại của thị trường bao gồm một số lượng lớn các công ty nhỏ, và các công ty thuốc lá nội địa. Những công ty này có thể giữ một phần lớn thị phần tại địa phương nhưng lại không chiếm một tỉ lệ phần trăm có ý nghĩa nào trong thống kê các thị trường chung toàn cầu. Đã được thể hiện trong bản đồ nhóm chiến lược, đối thủ cạnh tranh chính của Imperial là 3 công ty thuốc lá toàn cầu. Tất cả các công ty này cũng theo mô hình kinh doanh tương tự, cũng có một số sản phẩm dịch vụ, một danh mục lớn các nhãn hiệu, đầu tư chủ yếu cho Marketing và bán hàng trên thị trường toàn cầu. Những phần sau sẽ đề cập cụ thể hơn vào các cuộc chạy đua giữa các công ty và các đối tác của họ tại Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Phi.


Ngành công nghiệp thuốc lá ở châu Âu đã được cấu trúc lại bởi những công 2


Ngành công nghiệp thuốc lá ở châu Âu đã được cấu trúc lại bởi những công 3

Ngành công nghiệp thuốc lá ở châu Âu đã được cấu trúc lại bởi những công ty quốc tế lớn tiến hành mua lại những nhà sản xuất nhỏ trong khu vực. Thị phần ngành thuốc lá của Châu Âu hiện nay được phân chia như sau: Chiếm 32% là công ty thuốc lá lớn nhất thế giới Philip Morris, Các công ty của Anh là BAT và Imperial mỗi công ty chiếm 20%. Trong thời gian gần đây thì các công ty Nhật Bản đã thâm nhập vào thị trường Châu Âu và hiện tại thì họ đã kiểm soát tới 13% thị phần. Phần còn lại thuộc về nhà sản xuất lâu đời nhất trong khu vực của Bungaria là Bulgartabac và các công ty khác.

Philip Morris (PMI)

Hiện nay là công ty thuốc lá hàng đầu thế giới với doanh thu đạt 55.096 triệu USD trong năm 2007. Số lượng nhân viên của Philip morris tính chỉ trong lĩnh vực kinh doanh thuốc lá đạt 75.500 nhân viên trên toàn thế giới. PMI có mặt tại hơn 160 quốc gia và chiếm 7 trong số 15 thương hiệu thuốc lá hàng đầu thế giới. Marlboro là thương hiệu được nhượng quyền thương mại của công ty, chỉ tính riêng sản phẩm này đã chiếm 37%


toàn bộ doanh thu của công ty. Hiện nay PMI đang đầu tư mạnh và nghiên cứu và phát triển để sản xuất ra các sản phẩm ít gây hại nhất tới sức khỏe con người.

Thị phần của PMI đạt 32% vào cuối năm 2007 nhưng với từng quốc gia thì có sự khác nhau. Thị phần giảm tại Pháp, Đức và Tây Ban Nha, trong khi lại tăng ở Italia.

British American Tobacco (BAT)



BAT là một công ty thuốc lá quốc tế tham gia vào ngành công nghiệp thuốc lá 4

BAT là một công ty thuốc lá quốc tế tham gia vào ngành công nghiệp thuốc lá với các sản phẩm xì gà, thuốc lá điếu và các sản phẩm thuốc lá khác. Người ta ước tính rằng nó chiếm tới 25% thị phần thuốc lá trên toàn thế giới (trừ Trung Quốc). BAT có trên 300 thương hiệu trong danh mục đầu tư của nó, các sản phẩm của nó có mặt trên 180 quốc gia trên thế giới. Chiến lược của nó là tập trung vào 4 thương hiệu lớn là: Dunhill, Kent, Lucky Strike và Pall Mall. Sự phát triển của BAT chính là đòn bẩy cho sự cạnh tranh trong ngành thuốc lá trở nên có tính chuyên sâu hơn. Báo cáo thu nhập năm 2007 của BAT cho thấy rằng doanh thu của công ty tăng 7%, tổng tài sản đạt 18.728 triệu USD.

Tại Châu Âu BAT có công ty ở 40 quốc gia với khoảng 18.913 nhân viên, doanh thu năm 2007 tại Châu Âu đạt 3.655 triệu Bảng Anh.

Japan Tobacco Inc.

Page 18

Công ty thuốc lá Nhật Bản đã chiếm tới 16% thị phần thuốc là toàn cầu vào năm 2008 và trở thành kẻ đứng thứ 3 trong ngành công nghiệp thuốc lá toàn cầu. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 125% so với năm trước và ước đạt 2,4 tỷ USD. Sự tăng trưởng mạnh này là do mức tăng trưởng cao của các sản phẩm có


thương hiệu toàn cầu như Winston và Camel, đóng góp vào thành công này cũng do việc mua lại công ty Gallaher của Group PLC của Anh vào tháng 4 năm 2007.

Số lượng nhân viên của công ty thuốc lá Nhật Bản đạt 22.324 người đang làm việc tại Bắc và Trung Âu, Nam và Tây Âu… Công ty thuốc lá Nhật Bản đã có một thỏa thuận với liên minh Châu Âu EU về vấn đề chống buôn lậu thuốc lá. Công ty thuốc lá Nhật Bản sở hữu cổ phần của 3 trong số 15 thương hiệu hàng đầu thế giới là Winston, Mild Seven, và Camel với doanh thu đạt 94,6 tỷ Yên, 106,1 tỷ Yên và 36,1 tỷ Yên tương ứng.

Sau khi có sự hợp nhất ngành công nghiệp này và sự cạnh tranh gia tăng mạnh mẽ ở Châu Âu thì các công ty sử dụng chiến lược mua lại để phát triển và gia tăng doanh số của mình.

2.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

Trên toàn cầu, ngành công nghiệp thuốc lá được coi là vững chắc ở mức cao nhất trong những năm gần đây. Việc mua lại các công ty nhỏ của các công ty quốc tế là phổ biến trong khi thâm nhập mới từ bên ngoài ngành công nghiệp là rất hiếm. Các rào cản chính khi thâm nhập thị trường là rào cản pháp lý, vốn đầu tư lớn và khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu.

Ở Châu Âu không có trở ngại pháp lý nào cụ thể đối với công ty mới vào ngành công nghiệp thuốc lá. Tuy nhiên, Các công ty vẫn phải tuân theo các quy định về hạn chế quảng cáo – tiếp thị thuốc lá. Sự hợp nhất của các công ty thuốc lá cũng dẫn đến sự giám sát lớn hơn của Ủy ban châu Âu và các nhà quản lý quốc gia đánh giá vi phạm pháp luật cạnh tranh. Chỉ có 4 công ty lớn trong ngành thuốc lá Châu Âu nên những thành viên mới vào thị trường thuốc lá ở châu Âu sẽ được xem như là để tăng cường tính cạnh tranh.

Chi phí cho việc thiết lập các cơ sở sản xuất thuốc lá ở châu Âu cũng thấp hơn ở Mỹ. Các công ty mới trong EU gần như được xây dựng hoàn toàn tại các nước ở Đông Âu nên có chi phí thấp. Một khó khăn đối với các công ty mới gia nhập ngành tại EU là xây dựng thương hiệu. EU có những chỉ thị rò ràng cho việc quảng cáo sản phẩm thuốc lá hoặc các thông tin của công ty qua in ấn, phát thanh, sự kiện. Các giới hạn của quốc gia lớn thường có nhiều khắt khe, giống như ở Ireland, nơi "bức tường quyền lực" vị trí sản phẩm bị hạn chế. Dưới những giới hạn nghiêm ngặt của thị trường thuốc lá châu Âu, quảng cáo sản phẩm mới nhất thường thực hiện bằng cách gắn vào các thương hiệu nổi tiếng mới cung cấp hoặc quảng cáo trên sản phẩm có uy tín. Cả hai phương pháp này được lựa chọn cho các công ty mới. Thị trường châu Âu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022