BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
---------------------
VÕ THÁI HIỆP
PHÂN TÍCH BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ HIỆU QUẢ NUÔI TÔM BIỂN
NÔNG HỘ TẠI TỈNH BẾN TRE
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và hiệu quả nuôi tôm biển nông hộ tại tỉnh Bến Tre - 2
- Phân tích biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và hiệu quả nuôi tôm biển nông hộ tại tỉnh Bến Tre - 3
- Khái Niệm, Nguyên Nhân Và Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu
Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 62.62.01.15
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
TP.HCM – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
-----------------------
VÕ THÁI HIỆP
PHÂN TÍCH BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ HIỆU QUẢ NUÔI TÔM BIỂN
NÔNG HỘ TẠI TỈNH BẾN TRE
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 62.62.01.15
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Thanh Hà
TP.HCM – Năm 2022
LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Võ Thái Hiệp, sinh ngày 16 tháng 08 năm 1981 tại tỉnh Bến Tre. Tốt nghiệp Trung học phổ thông tại trường Trung học phổ thông Châu
Thành B, tỉnh Bến Tre, năm 1999.
Tốt nghiệp Đại học ngành Kinh tế nông lâm, hệ chính quy tại Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2004.
Công tác tại Khoa Kinh tế - Tài chính, Trường Cao đẳng Bến Tre từ tháng 11
năm 2004.
Tháng 9 năm 2008 theo học Cao học ngành Kinh tế nông nghiệp tại Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tốt nghiệp năm 2011.
Tháng 11 năm 2015 theo học nghiên cứu sinh ngành Kinh tế Nông nghiệp
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên lạc: Bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế - Tài chính, Trường Cao
đẳng Bến Tre, ấp 1, xã Sơn Đông, TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
Điện thoại: 0945061778 Email: vthiepcdbt@gmail.com
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Võ Thái Hiệp xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Nghiên cứu sinh
Võ Thái Hiệp
LỜI CẢM TẠ
Luận án này được hoàn thành theo chương trình đào tạo Tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp của Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình học tập và hoàn thành luận án, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và hỗ trợ tận tình của Ban Giám hiệu, quý Thầy – Cô Khoa Kinh tế, Phòng Đào tạo Sau Đại học trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự quan tâm và giúp đỡ quý báu đó.
Đặc biệt, tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đặng Thanh Hà là thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành quyển luận án này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn TS. Lê Công Trứ, TS. Đặng Lê Hoa, TS.Thái Anh Hòa, TS. Lê Quang Thông, TS. Nguyễn Ngọc Thùy, TS. Trần Độc Lập, TS. Đặng Minh Phương, TS. Nguyễn Bạch Đằng đã có nhiều ý kiến đóng góp, đọc bản thảo và cung cấp các tài liệu tham khảo hữu ích giúp tác giả hoàn thiện quyển luận án này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, Thầy – Cô Khoa Kinh tế Tài chính Trường Cao đẳng Bến Tre đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả tham gia học tập .
Tác giả xin trân trọng cảm ơn cán bộ Chi cục Thủy sản Bến Tre; cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú; cán bộ và hộ nuôi tôm ở xã Tân Xuân, Bảo Thạnh, Định Trung, Thạnh Phước, An Điền, Giao Thạnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình thu thập tài liệu, số liệu phục vụ cho đề tài.
Trong quá trình học tập và làm đề tài, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ và cổ vũ chân tình của người thân trong gia đình và bạn bè. Tác giả xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ sự quan tâm giúp đỡ đó.
Tp.HCM, ngày tháng năm 2022
NCS. Võ Thái Hiệp
TÓM TẮT
Luận án này được thực hiện nhằm đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, phân tích biện pháp ứng biến đổi khí hậu và hiệu quả sản xuất của hộ nuôi tôm biển, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và hiệu quả sản xuất cho các hộ nuôi tôm. Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp về thời tiết, khí hậu, diện tích, sản lượng được thu thập từ Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 262 hộ nuôi tôm bằng bảng câu hỏi soạn sẵn tại 3 huyện ven biển tỉnh Bến Tre bao gồm 92 hộ nuôi tôm sú quảng canh cải tiến (TSQCCT) và 170 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh (TTCTTC). Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng thích ứng biến đổi khí hậu; cách tiếp cận IPCC để đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu bao gồm ba yếu tố sự phơi lộ, sự nhạy cảm và khả năng thích ứng; mô hình hồi quy Multivariate Probit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng biện pháp thích ứng BĐKH; mô hình hàm sản xuất biên và lợi nhuận biên ngẫu nhiên dạng Cobb-Douglas để xác định mức hiệu quả hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi tôm và phân tích ảnh hưởng của các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu đến các mức hiệu quả này.
Kết quả phân tích thực trạng thích ứng với biến đổi khí hậu chứng tỏ rằng người nuôi tôm đã nhận thấy biến đổi khí hậu đã và đang xảy ra và ảnh hưởng của nó đến hoạt động nuôi tôm của họ. Phân tích 5 nguồn lực sinh kế trong bối cảnh BĐKH đã nhận diện được những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng của hộ nuôi tôm. Luận án cũng đã nhận diện và phân tích được 14 biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu mà hộ nuôi tôm áp dụng được phân thành 4 nhóm chính là điều chỉnh lịch thời vụ, điều chỉnh kỹ thuật, đa dạng hóa sản xuất và phòng ngừa rủi ro. Mặc dù cường độ áp dụng các biện pháp này của các hộ nuôi tôm là chưa cao song hiệu quả mà nó mang lại được đánh giá khá cao.
Luận án đã đề xuất được bộ chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thương ở cấp nông hộ bao gồm 3 chỉ số chính, 13 chỉ số phụ và 42 biến số, đồng thời đã thiết lập được
phương pháp tính toán chỉ số dễ bị tổn thương này. Bộ chỉ số này cùng với phương pháp tính toán có thể được đúc kết để nhân rộng vận dụng cho các khu vực hoặc mô hình nuôi thủy sản khác có điều kiện tương đồng. Áp dụng bộ chỉ số và phương pháp tính toán này, luận án đã xác định và đánh giá được tính dễ bị tổn thương cho từng hộ nuôi tôm được khảo sát tại tỉnh Bến Tre theo hai mô hình TSQCCT và TTCTTC với giá trị trung bình của chỉ số dễ bị tổn thương lần lượt là 0,52 và 0,54. Phần lớn các hộ nuôi tôm ở tỉnh Bến Tre có chỉ số dễ bị tổn thương ở mức trung bình đến cao.
Kết quả ước lượng mô hình hồi quy Multivariate Probit cho thấy giữa biện pháp điều chỉnh lịch thời vụ và biện pháp điều chỉnh kỹ thuật có tính bổ sung cho nhau. Các biện pháp có tính thay thế cho nhau là giữa biện pháp điều chỉnh lịch thời vụ và biện pháp phòng ngừa rủi ro, giữa biện pháp điều chỉnh kỹ thuật và biện pháp đa dạng hóa sản xuất và giữa biện pháp đa dạng hóa sản xuất và biện pháp phòng ngừa rủi ro. Các yếu tố có ảnh hưởng khác nhau đến việc áp dụng các biện pháp thích ứng bao gồm đặc điểm hộ, tiếp cận dịch vụ xã hội, nhận thức về biến đổi khí hậu và chỉ số phơi lộ. Các hộ có điều kiện sản xuất, tiếp cận dịch vụ xã hội, nhận thức về biến đổi khí hậu tốt hơn thì khả năng áp dụng các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cao hơn. Ngược lại, hộ có chỉ số phơi lộ ở mức dễ bị tổn thương càng cao thì khả năng áp dụng các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu càng thấp.
Lợi nhuận trung bình tính trên 1 ha nuôi tôm và tỷ suất lợi nhuận trên chi phí đối với mô hình nuôi TSQCCT là 58,24 triệu đồng/ha/năm và 3,6 lần và mô hình nuôi TTCTTC là 535,67 triệu đồng/ha/vụ và 0,85 lần. Mức hiệu quả kỹ thuật trung bình của mô hình nuôi TSQCCT và TTCTTC lần lượt là 57,38% và 59,04%, trong khi đó mức hiệu quả kinh tế trung bình của hai mô hình này là 70,51% và 30,94%. Các mức hiệu quả nuôi tôm này là chưa cao so với những nghiên cứu trước đây, do nghiên cứu này có xem xét đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Điều đó được thể hiện ở chỗ những hộ nuôi tôm có chỉ số dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu càng cao thì mức hiệu quả kỹ thuật và kinh tế càng giảm. Khi chỉ số dễ bị tổn thương do BĐKH tăng thêm 1% thì mức hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi TSQCCT và TTCTTC
bị giảm lần lượt là 0,039% và 0,043% và mức hiệu quả kinh tế của các hộ này cũng bị giảm là 0,108% và 0,072%.
Việc áp dụng các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu có những ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả kỹ thuật và kinh tế của hộ nuôi tôm. Áp dụng biện pháp điều chỉnh lịch thời vụ sẽ làm tăng hiệu quả kỹ thuật của cả hai mô hình TSQCCT và TTCTTC lên 0,456% và 0,494% nhưng chỉ làm tăng hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi TSQCCT lên 1,758%. Biện pháp điều chỉnh kỹ thuật giúp tăng đáng kể hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi TTCTTC với mức tương ứng là 0,565% và 0,550% nhưng lại không ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình nuôi TSQCCT. Việc áp dụng biện pháp đa dạng hóa sản xuất làm giảm hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi TTCTTC xuống 0,277%. Kết quả phân tích cho thấy áp dụng biện pháp phòng ngừa rủi ro sẽ làm tăng hiệu quả kỹ thuật cho cả hai mô hình (TSQCCT và TTCTTC lên 0,288% và 0,329%) nhưng chỉ giúp tăng hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi TTCTTC lên 0,349%. Ngoài ra, trình độ học vấn, diện tích, khuyến nông, số lượng nguồn thông tin tiếp cận về biến đổi khí hậu là những yếu tố có ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi tôm.
Từ khóa: Hiệu quả sản xuất, thích ứng biến đổi khí hậu và tính dễ bị tổn thương