Các Nguyên Tắc Tổ Chức Và Hoạt Động Của Hệ Thống Toà Án Ở Nước


Về nhiệm kỳ của Thẩm phán, pháp luật các nước cũng có qui định khác nhau. Ở Hàn Quốc, Nhật Bản… Thẩm phán giữ chức vụ này trong 10 năm. Bên cạnh đó, một số nước như Achentina, Brazin, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Hungari, Ba Lan… thì Thẩm phán được bổ nhiệm và giữ chức vụ suốt đời nếu không lạm dụng công quyền và vẫn giữ được đạo đức tốt. Điều này được thể hiện trong HP Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Điều 3 khoản 1): “… các pháp quan tối cao pháp viện và của những pháp viện hạ cấp sẽ giữ chức vụ của mình vĩnh viễn nếu lúc nào cũng có một hành vi chính đáng và giữ được hạnh kiểm xứng đáng. Và sẽ có quyền hưởng trong những kỳ hạn nhất định một trợ cấp sẽ không bao giờ bị sút giảm suốt trong thời kỳ tại chức”. Về điều này, các luật gia Hợp chủng quốc Hoa Kỳ giải thích rằng sự bổ nhiệm các Thẩm phán với nhiệm kỳ lâu dài là yếu tố quan trọng để duy trì tính độc lập của TA và để giúp các Thẩm phán có thời gian tích luỹ kiến thức, nâng cao trình độ nghề nghiệp bởi vì hoạt động xét xử của Thẩm phán là hoạt động tư duy và pháp luật ngày càng đa dạng và không ít phức tạp. Mà tư duy của con người: “Thường bị ảnh hưởng bởi những ngoại cảnh như dư luận xã hội, các sức ép của các thế lực Nhà nước, tôn giáo, đảng phái và gay gắt của các đương sự. Công lý theo cách nói của các luật gia La mã thì đó là tập quán của ý chí… Do đó nếu không có sự độc lập thì phán quyết của Thẩm phán có thể sẽ không khách quan, hành vi nói luật sẽ không thể là sự phân phát công lý [12. tr.261]. Tuy nhiên, ở một số nước Thẩm phán được bầu theo nhiệm kỳ. Ở Thuỵ Sỹ, Thẩm phán TA liên bang được nghị viện bầu trong nhiệm kỳ là 6 năm và có thể được bầu lại. Ở Trung Quốc, Thẩm phán TA các cấp do HĐND cùng cấp bầu theo nhiệm kỳ của HĐND là năm năm.

Ngoài ra, pháp luật của các nước qui định tuổi nghỉ hưu của Thẩm phán cao hơn ở nước ta. Ở Hàn Quốc, pháp luật có những qui định khác nhau về tuổi nghỉ hưu của Chánh án và Thẩm phán (ví dụ: Chánh án TA tối cao nghỉ hưu ở tuổi 70 , Thẩm phán TA tối cao nghỉ ở tuổi 65; Chánh án TA cấp cao nghỉ ở tuổi 63, những Thẩm phán khác nghỉ hưu ở tuổi 60). Riêng ở Nhật Bản, Ba Lan lại qui định Thẩm phán TA tối cao và TA cao cấp nghỉ hưu ở tuổi 70; Thẩm phán TA cấp quận – huyện nghỉ hưu ở tuổi 65. Bên cạnh đó pháp luật các nước đều qui định Thẩm phán có đặc quyền là không thể bị bãi miễn, sa thải nếu không có hành vi vi phạm công


quyền và đạo đức nghề nghiệp của người Thẩm phán.

Pháp luật một số nước như Hàn Quốc, Liên bang Nga còn có cơ chế bảo đảm sự độc lập của Thẩm phán trong hoạt động xét xử bằng việc qui định tính trung lập về chính trị của các Thẩm phán TA và Công tố viên, tức là họ không được quyền tham gia bất cứ một đảng phái chính trị nào. Điều 11 khoản 3 HP của Liên bang Nga năm 1994 qui định về TA HP của Liên bang Nga; Điều 4 khoản 4 Luật về Viện kiểm sát Liên bang Nga năm 1995 đều qui định tiêu chuẩn phi chính trị đối với các quan chức làm việc trong lĩnh vực tư pháp.

Như vậy, việc qui định Thẩm phán độc lập và chỉ tuân thủ pháp luật khi thực hiện hoạt động xét xử là để tạo điều kiện giúp Thẩm phán tránh được mọi áp lực, mọi “sự điều khiển” từ phía các cơ quan lập pháp, hành pháp và các quan chức Nhà nước khác cũng như từ TA cấp trên trực tiếp của mình. Đồng thời, những qui định này còn là sự tác động đến các Thẩm phán phải nâng cao năng lực xét xử, tự chịu trách nhiệm cá nhân và cũng là để hạn chế việc lợi dụng quyền lực Nhà nước của các Thẩm phán.

Thứ hai, hệ thống TA được thành lập theo nguyên tắc thẩm quyền xét xử hai cấp hoặc căn cứ vào đối tượng xét xử.

Hệ thống TA ở hầu hết các nước trên thế giới đều được xác lập trên nguyên tắc thẩm quyền xét xử: Sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm (phá án). Theo nguyên tắc này, hệ thống TA ở các nước gồm có:

TA sơ thẩm (Tòa cấp thấp) có thẩm quyền giải quyết các vụ việc ít nghiêm trọng và không phức tạp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.

Tòa đệ nhị cấp (Tòa cấp trung) có thẩm quyền giải quyết các vụ việc quan trọng, phức tạp và xét xử phúc thẩm (xét xử lại) đối với các bản án, các quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của TA sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị.

Tòa thượng thẩm (Tòa cấp cao) là cơ quan xét xử cao nhất của một quốc gia, có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm (phá án) các bản án, các quyết định của TA cấp dưới có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và thực hiện chức năng hướng dẫn áp dụng pháp luật, thông thường những quyết định của Tòa thượng thẩm là chung thẩm.

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cải cách hệ thống toà án Việt Nam theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền - 5


Mô hình chung của hệ thống TA các nước là được tổ chức theo thẩm quyền xét xử phân thành nhiều cấp từ thấp đến cao. Điều này được minh chứng bằng cơ cấu tổ chức hệ thống TA ở các nước như sau:

Ở Trung Quốc:

- TA cấp huyện được thành lập ở tất cả các huyện và cấp tương đương, có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự có mức hình phạt dưới 15 năm tù, trừ những vụ việc thuộc thẩm quyền của TA trung cấp;

- TA trung cấp được thành lập ở tất cả các thành phố thuộc tỉnh, có thẩm quyền:

+ Xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự liên quan đến “các tội xâm phạm an ninh quốc gia”.

+ Xét xử những vụ án mà bị cáo là người nước ngoài.

+ Xét xử những vụ án khác có mức hình phạt từ 15 năm tù trở lên.

+ Xét xử phúc thẩm những vụ án của TA cấp huyện có kháng cáo, kháng nghị.

- TA cấp cao được thành lập ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khu tự trị, có thẩm quyền:

+ Xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự mà hậu quả gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong khu vực.

+ Phúc thẩm những bản án sơ thẩm của TA trung cấp có kháng cáo, kháng

nghị.

- TA tối cao xét xử sơ chung thẩm những vụ án hình sự có hậu quả lớn gây

ảnh hưởng đến toàn quốc; phúc thẩm những bản án sơ thẩm của TA cấp cao c ó kháng cáo, kháng nghị.

Ở Liên bang Nga:

Hệ thống TA ở Cộng hoà Liên bang Nga được tổ chức như sau:

- TA cấp quận, huyện có thẩm quyền xét xử mọi tội phạm trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TA cấp trên hoặc TAQS;

- TA khu, tỉnh, thành phố cấp tỉnh, tỉnh tự trị, khu tự trị, Cộng hòa tự trị có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án thuộc thẩm quyền và xét xử phúc thẩm các bản án của TA cấp quận, huyện bị kháng cáo, kháng nghị.


- TA tối cao Liên bang Nga có thẩm quyền:

+ Xét xử sơ thẩm những vụ án đặc biệt phức tạp, hoặc có ý nghĩa xã hội đặc biệt mà TA tối cao tự lấy lên để xét xử hoặc theo đề nghị của Tổng kiểm sát trưởng (Viện trưởng), Phó Tổng kiểm sát trưởng Viện kiểm sát nhân dân (Phó Viện trưởng) Liên bang Nga.

+ Phúc thẩm các vụ án của TA tối cao các nước cộng hòa tự trị, TA khu vực, TA tỉnh, TA thành phố; TA tỉnh tự trị.

+ Giám đốc thẩm các bản án đã có hiệu lực pháp luật [80. tr.58 -63].

Hệ thống TA ở Vương quốc Anh gồm có:

- TA cấp thấp là TA cấp quận, huyện có thẩm quyền xét xử những tội phạm ít nghiêm trọng có khung hình phạt áp dụng với các loại tội phạm đó là dưới 12 tháng tù giam. TA cấp thấp chỉ có thẩm quyền trong phạm vi địa hạt của mình, việc xét xử ở Tòa cấp này chỉ do một Thẩm phán đảm nhiệm chứ không có sự tham gia của đoàn bồi thẩm.

- Tòa hoàng gia là TA xét xử sơ thẩm tất cả các vụ án có cáo trạng và khi xét xử có đoàn bồi thẩm tham gia.

- Ở Vương quốc Anh, theo qui định của pháp luật thì Tòa phúc thẩm và TA cấp cao đều là TA cấp cao và Thẩm phán của hai Tòa này là tương đương nhau.

+ TA cấp cao (Tòa của Nữ Hoàng Anh) thụ lý kháng cáo, kháng nghị về dân sự do Tòa cấp thấp (quận, huyện) chuyển lên. TA cấp cao khi xét xử bắt buộc phải có sự tham gia của đoàn bồi thẩm.

+ Tòa phúc thẩm (ở Vương Quốc Anh chỉ có duy nhất một tòa phúc thẩm) có thẩm quyền xét xử các vụ án có kháng cáo, kháng nghị do Tòa Hoàng gia chuyển lên trừ trường hợp Tòa Hoàng gia tuyên bị cáo vô tội thì Tòa phúc thẩm không có quyền sửa bản án mà chỉ được quyền hoặc là y án của Tòa Hoàng gia hoặc nếu có căn cứ thì tuyên bị cáo phạm tội và trả lại toàn bộ hồ sơ vụ án để thụ lý, điều tra lại [71. tr.27-28].

Qua việc nghiên cứu hệ thống TA của một số nước đã trình bày ở trên có thể thấy điểm chung nhất của hệ thống TA các nước là đều được tổ chức dựa trên nguyên tắc thẩm quyền xét xử tức là được phân chia theo các cấp độ khác nhau từ


cấp thấp đến cấp cao. Cấp thấp nhất bao giờ cũng được qui định có thẩm quyền xét xử các vụ việc đơn giản hoặc giá trị tài sản bị xâm hại thấp; Cấp thứ hai phúc thẩm các bản án của c ấp thấp khi có kháng cáo, kháng nghị và xét xử sơ thẩm những vụ việc phức tạp và quan trọng; Cấp cao nhất có thẩm quyền phúc thẩm các bản án của cấp thứ hai khi có kháng cáo, kháng nghị và giám đốc thẩm tất cả các bản án đã có hiệu lực pháp luật. Tuy vậy tuỳ thuộc mỗi quốc gia và thậm chí cả trong từng giai đoạn phát triển của một quốc gia thì việc tổ chức bộ máy Nhà nước trong đó có hệ thống cơ quan TA cũng có những thay đổi nhất định để phù hợp với những điều kiện kinh tế – chính trị – xã hội… ở thời kỳ đó.

Hệ thống TA ở các nước không chỉ được thành lập dựa trên nguyên tắc thẩm quyền xét xử mà còn căn cứ vào đối tượng và lĩnh vực xét xử. Sở dĩ như vậy bởi vì xã hội ngày càng phát triển về kinh tế thì Nhà nước càng phải quan tâm đến những vấn đề như dân chủ, văn hóa, trật tự an toàn xã hội… Các quan hệ xã hội ngày thêm phong phú, đòi hỏi pháp luật phải được ban hành để điều chỉnh kịp thời. Trong quá trình thực thi pháp luật không thể tránh khỏi những tranh chấp, khiếu kiện không chỉ đơn thuần trong lĩnh vực hình sự, dân sự như trước đây mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, lao động, hành chính, thương mại… Do vậy cần phải thành lập các Tòa chuyên trách để xét xử những vụ việc ở các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Việc thành lập các Tòa chuyên trách chủ yếu theo hai mô hình sau:

Thứ nhất, bên cạnh hệ thống TA tư pháp ngoài Tòa hình sự, Tòa dân sự còn thành lập thêm các Tòa chuyên trách như Tòa kinh tế, Tòa hôn nhân gia đình, TA vị thành niên, TA HP, Tòa hành chính… Các Tòa chuyên trách này nằm trong hệ thống Tòa tư pháp và do TA cao cấp trực tiếp lãnh đạo và quản lý. Điển hình của mô hình này là TA Trung Quốc, Vương quốc Bỉ, Tây Ban Nha, Thuỵ sĩ và các nước Châu Phi nói tiếng Pháp.

Thứ hai, Tòa chuyên trách (còn gọi là Tòa đ ặc biệt) được thành lập và tổ chức độc lập với nhau và độc lập với hệ thống TA tư pháp như ở Pháp, Đức, Áo, Hà Lan, Italia, Thuỵ Điển và một số nước châu Mỹ La tinh như Mêxicô, Colombia, Uruguay, P anama.


Ở Cộng hòa Pháp, bên cạnh hệ thống TA tư pháp còn có hệ thống TA hành chính độc lập để chuyên xét xử các vụ kiện hành chính. Cương vị cao nhất của Tòa hành chính thuộc về Tham chính viện gồm hơn một trăm Thẩm phán và nhân viên được chia thành 5 ban: Một ban phụ trách việc kiểm soát hành chính và phán quyết, bốn ban phụ trách việc tư vấn để giúp Chính phủ giải quyết các công việc hành chính. Hiện nay (từ 1954 đến nay) ở Cộng hòa P háp có 23 TA hành chính, chủ yếu xét xử các vụ kiện hành chính. Tham chính viện giữ vai trò phúc thẩm và kiểm soát các Tòa cấp dưới. Tuy vậy với một số vấn đề liên quan đến quyền lợi của công chức thì Tham chính viện vẫn có thẩm quyền xét xử sơ thẩm. [81. tr.16].

Ở Cộng hoà liên bang Đức thành lập 5 hệ thống TA độc lập, ngoài ra còn có TA HP liên bang. HP Cộng hòa Liên bang Đức năm 1959 (Điều 95) qui định: “Đối với các lĩnh vực chung, hành chính, tài chính, lao động và xã hội, liên bang thành lập TA tối cao bao gồm TA liên bang tối cao, TA hành chính liên bang , TA tài chính liên bang, TA lao động liên bang và TA xã hội liên bang.” [32. tr.50].

Như vậy hệ thống TA ở các nước được tổ chức theo nguyên tắc thẩm quyền xét xử hoặc căn cứ vào đối tượng, lĩnh vực xét xử.

Ở nước ta, Luật tổ chức TAND năm 2002 khẳng định mô hình TAND ở nước ta vẫn theo cấp hành chính, đó là TAND cấp huyện, TAND cấp tỉnh và TAND tối cao, tuy vậy việc phân định thẩm quyền của TAND các cấp hiện nay chưa phải là đã phù hợp. Vấn đề này sẽ được trình bày ở các chương sau.

1.2.2- Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống Toà án ở nước

ta.

Bộ máy Nhà nước CHXHCN VN được tổ chức và hoạt động dựa trên những

nguyên tắc Hiến định cơ bản như: Nguyên tắc Đảng lãnh đạo (Điều 4); nguyên tắc tập trung dân chủ (Điều 6) [31. tr.124]; nguyên tắc pháp chế XHCN (Điều 120) [29. tr.126]. TAND là một bộ phận quan trọng của bộ máy Nhà nước CHXHCNVN, bởi vậy việc tổ chức và hoạt động của TAND không thể không tuân thủ những nguyên tắc chung và cơ bản nêu trên. Bên cạnh đó, việc tổ chức và ho ạt động của TAND có những nguyên tắc riêng đặc thù của mình. Những nguyên tắc này có vai trò quan trọng trong việc tổ chức và hoạt động của TAND, trong việc bảo đảm để TAND


thực hiện tốt chức năng của mình và thực hiện có hiệu quả những yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Các nguyên tắc đó là:

Thứ nhất: Nguyên tắc TA xét xử đảm bảo mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Là NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân, tính dân chủ xuyên suốt trong mọi hoạt động của bộ máy Nhà nước, trong đó có hoạt động xét xử của TA. Đây là nguyên tắc hiến định thể hiện tính dân chủ XHCN ở nước ta. Bản HP đầu tiên của Nhà nước ta (HP 1946 - Điều 7) đã qui định: “Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và sức mạnh của mình”. HP 1959 (Điều 22) qui định: “Công dân nước VNDCCH đều bình đẳng trước pháp luật”. HP 1980 (Điều 55) tiếp tục khẳng định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” và HP 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 khẳng định một lần nữa vấn đề này tại Điều 52.

Luật tổ chức TAND năm 2002 thể chế hóa HP, qui định cụ thể nội dung nguyên tắc này tại Điều 8: “TA xét xử theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội, cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật”. Để bảo đảm nguyên tắc này được thực hiện, báo cáo chính trị của BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đảng cộng sản lần thứ VI đã chỉ rò: “Không ai được phép dựa vào quyền thế để làm trái pháp luật. Mọi vi phạm đều phải xử lý, bất cứ ai phạm pháp đều đưa ra xét xử không được làm theo kiểu phon g kiến: Dân thì chịu hình pháp, quan thì xử theo lễ”.[21. tr.87].

Trong tố tụng hình sự, mọi hành vi phạm tội không phân biệt người phạm tội là công dân hoặc nguyên là “quan chức” nhà nước… đều được TA xét xử công khai, nghiêm minh, không đặc quyền cho bất kỳ ai. Các bị cáo đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trong việc khai báo cũng như phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của những tài liệu, chứng cứ đưa ra.

Trong lĩnh vực kinh tế, khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh các chủ t hể đều có quyền như nhau để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình và có nghĩa vụ như


nhau trước TA. TA tiến hành xét xử công bằng, đúng pháp luật, bảo vệ đầy đủ, kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, đảm bảo mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật.

Thực hiện nguyên tắc Toà án đảm bảo mọi công dân bình đẳng trước pháp luật là để thực hiện nguyên tắc dân chủ XHCN, mọi sự vi phạm nguyên tắc này đều dẫn đến phá vỡ tính thống nhất của nguyên tắc pháp chế XHCN và h ậu quả tất yếu xảy ra sẽ là sự xét xử không công minh. Đây chính là nguyên nhân dẫn đế mất niềm tin của nhân dân đối với hoạt động của Toà án và đối với Nhà nước.

Thứ hai: Nguyên tắc việc xét xử của TAND có HTND tham gia. Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Ngay từ bản HP đầu tiên năm 1946 (Điều 65) nguyên tắc này đã được thể hiện như sau: “Trong khi xử việc hình thì phải có Phụ thẩm nhân dân để hoặc tham gia ý kiến nếu là việc tiểu hình hoặc cùng quyết định với Thẩm phán nếu là việc đại hình”. Đến HP 1959 (Điều 99), HP 1980 (Điều 130) và HP 1992 cũng đều khẳng định “Việc xét xử của TAND có HTND, của TAQS có Hội thẩm quân nhân (HTQN) tham gia theo qui định của pháp luật. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán”.

Về nội dung của nguyên tắc “khi xét xử,Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” được nhận thức theo những khía cạnh sau đây :

- Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, không chịu sự chỉ đạo của bất kỳ cơ quan Nhà nước nào. Các cơ quan Nhà nước không can thiệp vào những vụ án cụ thể mà Toà án xét xử.

- Trong quan hệ giữa Toà án các cấp, khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập, không chịu sự chỉ đạo của Toà án cấp trên. Đây là một tư tưởng quan trọng, là cơ sở lý luận điều chỉnh mối quan hệ giữa Toà án các cấp với nhau khi xét xử các vụ án. Trên phương diện xây dựng pháp luật, đây chính là một trong những cơ sở lý giải tại sao Toà án cấp trên không có quyền kháng nghị phúc thẩm đối với bản án và quyết định sơ thẩm c hưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới.

- Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, không bị chi phối bởi áp lực dư luận. Dư luận về vụ án mà Toà án đang xét xử chỉ là

Xem tất cả 231 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí