Cung Cấp Thông Tin Du Lịch Trực Tuyến


trên website còn có chuyên mục photo album giới thiệu ảnh đẹp, lưu trữ tập gấp điện tử giới thiệu các loại hình du lịch của Việt Nam cho phép NDT có thể tải về máy tính tham khảo. Ngoài ra, website còn cung cấp dịch vụ miễn phí là các hộp thư điện tử có đuôi @vietnam-tourism.com hoặc @vietnamtourism-info.com cho cán bộ trong ngành.

wwwdulichvn.org.vn là tờ báo du lịch điện tử bằng tiếng Việt với thông tin được cập nhật hàng tuần, giới thiệu những thông tin mới nhất, những tin tức sự kiện về hoạt động của Tổng cục Du lịch, các sở văn hóa, thể thao và du lịch cũng như là những tuyến điểm du lịch mới trên mọi miền đất nước. Đối tượng phục vụ chính là cán bộ trong ngành và khách du lịch nội địa.

www.vietnam-tourism.com: website này tích hợp một số địa chỉ website du lịch của một số nước, tổ chức du lịch và một số đơn vị kinh doanh du lịch… đây cũng được coi là một cánh cổng chính vào các website du lịch của Việt Nam.

Bên cạnh những website hoạt động có hiệu quả, ngành du lịch còn không ít website đơn điệu, nghèo nàn, với những thông tin giới thiệu doanh nghiệp, chưa có giao dịch trực tuyến, ngôn ngữ đơn thuần là tiếng Việt, thông tin lại không được cập nhật thường xuyên [PL1, tr.189]. Một số địa phương do chạy theo phong trào đã xây dựng nhiều website phục vụ công tác quảng bá du lịch, song nội dung thông tin giữa các website nhiều khi lại không nhất quán, phương thức hoạt động dường như độc lập, chưa có sự liên kết xây dựng và khai thác thông tin. Cùng với đó, việc xây dựng và phát triển website của các đơn vị lại không đồng nhất về công nghệ (PHP, ASP.NET, ASP, JSP/JAVA) nên việc chia sẻ và khai thác thông tin gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân của tình trạng này là do chưa có sự đầu tư thỏa đáng, chưa có sự hướng dẫn kĩ thuật, sự lựa chọn thông tin và phần mềm ứng dụng thống nhất cho các đơn vị trong ngành khi xây dựng website và ngành du lịch cũng chưa có đơn vị đứng ra quản lí các website của ngành.

Theo kết quả khảo sát của Cục Thương mại điện tử và CNTT cho thấy, những năm gần đây, số lượt người truy cập vào các website du lịch của Việt Nam để tìm kiếm thông tin tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, thời gian giữ chân khách viếng


thăm rất thấp, ngay cả website du lịch lớn của Việt Nam chỉ có thể giữ chân khoảng 9 phút/lần truy cập, trong khi con số tương ứng của website du lịch thế giới lên tới 25,6 phút. Một trong những nguyên nhân chính là các website du lịch Việt Nam chưa đủ sức hấp dẫn đối với khách du lịch [5].

3) Cơ sở dữ liệu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

CSDL là tập hợp các dữ liệu về các đối tượng cần được quản lí, được cấu trúc hóa và được lưu giữ đồng thời trên các vật mang tin của máy tính điện tử và được quản lí theo một cơ chế thống nhất nhằm giúp cho việc truy cập và xử lí dữ liệu được dễ dàng nhanh chóng [62, tr.86]. CSDL du lịch được nhiều đơn vị trong ngành xây dựng, thường được lưu trữ trên các website, và có thể chia thành ba CSDL chính như sau:

- CSDL thư mục: Dữ liệu trong CSDL thư mục là tin tức về bản thân tài liệu. Chúng chứa đựng các thông tin cấp hai, tức là các dữ liệu thư mục và các dữ liệu bổ sung chứ không phải là văn bản gốc [62, tr.91]. Loại CSDL này có ở các thư viện như: CSDL sách, CSDL báo – tạp chí, CSDL tài liệu liệu nghe nhìn...

Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin phục vụ du lịch tại Việt Nam - 11

- CSDL dữ kiện: Nội dung thông tin chứa trong CSDL là thông tin dữ kiện. Đó là các số liệu hay các dữ kiện cụ thể về các đối tượng, các quy trình hoặc phương pháp. Thông tin dữ liện được lưu trữ chủ yếu dưới dạng số, ngoài ra cũng được trình bày dưới dạng văn bản, hình ảnh, biểu đồ, đồ thị [62, tr.92]. Hiện nay, ngành du lịch có cách loại CSDL dữ kiện như: hướng dẫn viên du lịch, bản đồ du lịch, cơ sở dịch vụ lưu trú, công ti lữ hành, thống kê du lịch, quản trị nhân sự, quản lí khách hàng, quản lí kế toán – tài chính, quản lí vật tư thiết bị, quản lí điều hành tour, quản lí người học, quản lí văn bằng và tuyển sinh...[PL1, tr.201].

- CSDL toàn văn là sự mở rộng logic tới các HTTT hiện đại. Chúng chứa các thông tin cấp một, đó là toàn bộ văn bản của tài liệu cùng với các dữ liệu thư mục và các dữ liệu chủ đề khác [62, tr.92]. Ngành du lịch có các loại CSDL toàn văn sau: văn bản pháp quy, giáo trình, luận án, luận văn, quản lí công văn, tài nguyên du lịch,khoa học và công nghệ, sản phẩm điểm đến...[PL1,tr.201].


Qua khảo sát, hầu như mỗi đơn vị trong ngành đều có CSDL, song nhìn chung quy mô các CSDL còn nhỏ, phần lớn mỗi CSDL mới có từ vài chục đến vài trăm biểu ghi, CSDL toàn văn chưa nhiều, hoạt động chưa ổn định, chưa được cập nhật thường xuyên, đôi lúc thông tin về điểm du lịch, cơ sở lưu trú trong các CSDL của trung ương và địa phương lại không đồng nhất, chưa mang tính hệ thống, gây hạn chế khả năng tra tìm của NDT.

4) Hệ thống mục lục


Hệ thống mục lục còn được gọi là mục lục là tập hợp các đơn vị/phiếu mục lục được sắp xếp theo một trình tự nhất định, phản ánh nguồn tin của một/một nhóm CQTT, thư viện. Hệ thống mục lục của ngành du lịch ở thư viện có hai dạng: mục lục truyền thống và mục lục hiện đại.

Mục lục truyền thống: Là tập hợp các phiếu mô tả được sắp xếp theo trật tự nhất định, với ba loại mục lục: mục lục công vụ (dành cho CBTT), mục lục chữ cái và mục lục phân loại (dành cho NDT), phản ánh nội dung kho tài liệu của thư viện

Mục lục hiện đại: Là loại mục lục có áp dụng công nghệ mới tin học hóa (áp dụng phần mềm tư liệu) thành mục lục tra cứu trên hệ thống máy vi tính. Đây là kết quả của quá trình tự động hóa hệ thống mục lục phiếu. Gần đây, một số thư viện như: TTTT thư viện (Đại học Quốc gia Hà Nội), thư viện Viện nghiên cứu và phát triển du lịch.. đã xây dựng mục lục trực tuyến, cho phép NDT dễ dàng truy cập nhiều khía cạnh của tài liệu, và có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi thông qua mạng internet, tuy nhiên vẫn còn tình trạng đôi lúc bạn đọc không tra tìm được tài liệu, do tốc độ đường truyền không ổn định.

Các thư viện trong ngành du lịch đều có mục lục để phục vụ bạn đọc. Tuy nhiên, do các thư viện hoạt động độc lập, dẫn đến tình trạng một tài liệu được nhiều thư viện cùng xử lí và biên mục mô tả gây lãng phí thời gian và kinh phí. Cùng với đó, các thư viện lại sử dụng các chuẩn nghiệp vụ, bảng phân loại, phần mềm tư liệu không đồng nhất dẫn đến việc xây dựng mục lục liên hợp trực tuyến gặp nhiều khó khăn trong tương lai.


Tóm lại, SPTT của ngành du lịch đa dạng với hàng nghìn website, nhiều CSDL về du lịch, và hàng chục triệu ấn phẩm được phát hành. Tuy nhiên, chất lượng một số sản phẩm chưa theo kịp sự phát triển của CNTT và viễn thông; việc biên tập, phát hành SPTT giữa các CQTT chưa có sự phối hợp, liên kết và kế thừa của nhau dẫn đến tình trạng chồng chéo về nội dung và chưa quản lí được thông tin.

2.2.2. Tổ chức lưu trữ thông tin


Các loại thông tin được CQTT xử lí tổ chức lưu trữ một cách có hệ thống, nhằm tạo ra một không gian nguồn lực thông tin với các SPTT, từ đó hình thành các điểm truy cập và định hướng cho NDT tra cứu và sử dụng SPTT một cách thuận lợi, giúp CQTT có thể hoạt động tốt và phục vụ nhu cầu tra cứu khác nhau của NDT. Qua quá trình khảo sát, cho thấy việc lưu trữ thông tin tại các CQTT hiện nay được tổ chức dưới hai dạng: lưu trữ thông tin truyền thống, lưu trữ thông tin điện tử.

Lưu trữ thông tin truyền thống: thông tin du lịch được lưu trữ trên giấy như sách, bản tin, bản đồ, báo chí... SPTT dạng này được xử lí, lưu trữ và bảo quản trong kho tư liệu.

Lưu trữ thông tin hiện đại (lưu trữ thông tin điện tử): thông tin được lưu trữ nhờ có sự hỗ trợ của máy vi tính và hệ thống mạng. Để thiết lập “lưu trữ thông tin điện tử” cần có yếu tố như phần cứng, phần mềm và phương pháp triển khai. Hiện nay, ngành du lịch có một số loại SPTT được lưu trữ dưới dạng điện tử giúp NDT dễ dàng truy cập, tìm kiếm thông tin như CSDL, website, CD-ROM...

Kết quả của việc tổ chức lưu trữ thông tin tạo nên nguồn lực thông tin ở mỗi đơn vị. Nguồn lực thông tin được tạo bởi tập hợp các tài liệu, cơ sở dữ liệu theo chủ đề nội dung nhất định được xử lí theo quy tắc, quy trình khoa học của nghiệp vụ thông tin, NDT có thể tìm đến chúng thông qua các điểm truy cập khác nhau.

Xuất phát từ chức năng nhiệm vụ, tính chất hoạt động và sự nhận thức của lãnh đạo mỗi đơn vị, dẫn đến việc tổ chức lưu trữ thông tin và thực trạng nguồn lực thông tin tại các CQTT trong ngành có sự khác nhau:


1) Đối với Trung tâm thông tin du lịch thuộc Tổng cục Du lịch: Trung tâm lưu trữ các SPTT do trung tâm phát hành.

Trung tâm chịu trách nhiệm duy trì hoạt động và phát triển 6 website chính thức của ngành du lịch. Mỗi website có nhiệm vụ phục vụ cho một đối tượng NDT nhất định, nên chủ đề và sắp xếp lưu trữ thông tin có sự khác nhau. Với bốn website www.vietnamtourism.com; www.vietnamtourism.gov.vn; www.vietnamtourism-info.com; wwwdulichvn.org.vn đều có điểm chung là thông tin về các sự kiện tin tức được cập nhật thường xuyên, các thông tin tĩnh như điểm du lịch, tài nguyên du lịch...được tổ chức lưu trữ dưới dạng CSDL với số lượng từ hàng chục đến hàng nghìn biểu ghi. Duy với website www.vietnam-tourism.com, là website lưu trữ các địa chỉ website du lịch, và được coi là cánh cổng chính vào các website du lịch của Việt Nam; website wwwmyhotelvietnam.com, lưu trữ thông tin về các khách sạn nhằm phục vụ cho khách du lịch có thể đặt phòng trực tuyến tại các khách sạn trên toàn quốc.

Các loại ấn phẩm thông tin du lịch do Trung tâm phát hành gồm nhiều loại: sách, bản đồ, bản tin, đĩa CD - ROM, DVD, tập gấp tài liệu thống kê du lịch... [PL1,tr.195]. Số lượng bản/tài liệu nhiều hay ít phụ thuộc vào kế hoạch HĐTT tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch của Tổng cục Du lịch hoặc bán cho các đơn vị, cá nhân khi có nhu cầu. Nếu hết, các ấn phẩm có thể tiếp tục được in ấn hoặc tái bản. Vì vậy, các ấn phẩm chỉ được lưu trữ tại kho tư liệu mang tính chất tạm thời, không xử lí nghiệp vụ thông tin.

2) Đối với trung tâm thông tin du lịch thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:Trung tâm chỉ lưu trữ các SPTT do trung tâm phát hành

Ngành du lịch có 55/60 TTTTDL thuộc tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương đã có website, tiêu biểu như thành phố Hà Nội, tỉnh Lào Cai có 02 website… Các website này phục vụ HĐTT tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch cho địa phương. Thông tin lưu trữ trong website được tổ chức thành hai khối chính:

- Thông tin về các sự kiện hoạt động của ngành, của địa phương. Thông tin này được cập nhật thường xuyên.


- Thông tin về văn bản chỉ đạo, tài nguyên du lịch, điểm du lịch, sản phẩm du lịch, cơ sở dịch vụ lưu trú, công ti lữ hành có tại địa phương... Thông tin được lưu trữ dưới dạng CSDL. Các CSDL này có số lượng từ hàng chục đến hàng trăm biểu ghi.

Các ấn phẩm do các trung tâm phát hành thường là bản tin du lịch, sổ tay du lịch, bản đồ du lịch, sách hướng dẫn du lịch, tập gấp, tờ rơi, tranh ảnh, cẩm nang du lịch, sách giới thiệu các điểm du lịch, các loại đĩa CD – ROM, DVD. Số lượng in ấn và phát hành các tài liệu này từ 200 - 10.000 bản/tài liệu [PL1, tr.198]. Số lượng nhiều hay ít phụ thuộc vào kế hoạch tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch của địa phương. Các ấn phẩm này được trung tâm lưu trữ tại kho tư liệu mang tính chất tạm thời, không xử lí nghiệp vụ thông tin.

3) Đối với bộ phận thông tin thuộc sở văn hóa, thể thao và du lịch: chỉ lưu trữ các SPTT do đơn vị phát hành

Hiện nay, có 58/63 sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có website, 5 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chưa có website thuộc các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thái Nguyên. Nội dung thông tin được lưu trữ trên website nhằm truyền tải, phản ánh các sự kiện tin tức của ngành, của địa phương về cả ba lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Trong đó, thông tin du lịch được tổ chức như sau:

- Thông tin hoạt động du lịch phản ánh các sự kiện, tin tức du lịch của địa phương, thông tin này được cập nhật thường xuyên.

- Thông tin về tài nguyên du lịch, điểm du lịch, hệ thống văn bản, thủ tục hành chính, cơ sở dịch vụ lưu trú, công ti lữ hành... có tại địa phương. Thông tin được lưu trữ dưới dạng CSDL. Các CSDL này thường có số lượng từ hàng chục đến hàng trăm biểu ghi.

Các loại ấn phẩm thông tin do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát hành gồm đĩa DVD giới thiệu điểm du lịch, sách hướng dẫn, sổ tay du lịch, bản đồ du lịch, tập gấp, brochure… số lượng in từ 5.000 đến 20.000 bản/tài liệu [PL1,tr.198]. Các ấn phẩm được phát miễn phí tới du khách, hoặc làm quà tặng trong các sự kiện như hội chợ, hội thảo…Vì vậy, việc tổ chức lưu trữ các ấn phẩm chỉ mang tính chất tạm thời, không xử lí nghiệp vụ thông tin.


4) Đối với doanh nghiệp du lịch: chỉ lưu trữ các SPTT do đơn vị phát hành.


Theo kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh tại 86 doanh nghiệp cho thấy 68 doanh nghiệp có website (chiếm 79%), mục đích tạo lập website nhằm phục vụ công tác tuyên truyền quảng bá. Vì vậy, website là nơi lưu giữ thông tin về sản phẩm và dịch vụ du lịch của đơn vị, thông tin về điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, thành phố. Đối với doanh nghiệp lữ hành, trên website còn có thông tin tin giới thiệu về điểm du lịch nằm trong các tour du lịch của doanh nghiệp…đặc biệt, website còn là nơi doanh nghiệp thực hiện một số giao dịch thương mại điện tử như đặt phòng, đặt tour qua mạng.

Các loại ấn phẩm thông tin do doanh nghiệp phát hành gồm đĩa DVD giới thiệu doanh nghiệp, bản đồ khách sạn, tập gấp, tập rơi, tranh ảnh, bưu thiếp, lịch treo tường, lịch bàn, lịch quyển, đồ lưu niệm… nhằm giới thiệu sản phẩm và dịch vụ du lịch của đơn vị tới khách hàng. Số lượng phát hành mỗi lần từ 200 -10.000 bản/ ấn phẩm và được sử dụng 2-3 năm [PL1, tr.199]. Các ấn phẩm được phát miễn phí tới du khách, hoặc làm quà tặng trong các sự kiện như hội chợ, hội thảo… Nếu hết doanh nghiệp tiếp tục in ấn hoặc tái bản bổ sung, vì vậy các ấn phẩm chỉ được lưu trữ mang tính chất tạm thời.

5) Đối với các thư viện thuộc cơ sở đào tạo


Hiện nay, khoảng 80% cơ sở đào tạo đã có website. Các website này đăng tải và lưu trữ các thông tin phục vụ cho công tác quản lí, đào tạo và các hoạt động của các cơ sở đào tạo.

Trong các cơ sở đào tạo còn có thư viện là nơi tổ chức lưu trữ tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập cho cán bộ, giảng viên và người học, với vốn tài liệu trong khoảng từ 500-33.000 bản và từ 10-160 đầu báo – tạp chí/ thư viện, một số thư viện xây dựng CSDL tra cứu thư mục, CSDL luận văn, luận án [PL1,tr.201]. Tuy nhiên, thư viện hiện đại nhất và có vốn tài liệu lớn nhất trong các cơ sở đào tạo du lịch ở Việt Nam phải kể đến TTTT thư viện Trường Đại học Quốc gia Hà Nội với vốn tài liệu gần 500.000 bản và 400 đầu báo – tạp chí, hơn 12.000 luận án, luận văn,, hơn 1.000 đề tài khoa học…. Cùng với bộ sưu tập số có hơn 3.000


giáo trình và sách tham khảo của nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, hơn

12.000 luận án, luận văn, hơn 1.000 đề tài, hơn 500.000 trang thư tịch cổ Hán Nôm, Tài liệu chuyên sâu về Việt Nam học và 7 chuyên san Tạp chí của Đại học Quốc gia, bộ sưu tập số được cập nhật thường xuyên theo thời gian.

Với các số liệu trên có thể thấy, thư viện có vốn tài liệu còn khiêm tốn và phát triển không đồng đều nhiều nhất là TTTT thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội với hơn

500.000 bản, ít nhất là thư viện Trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng có 500 bản, trong đó tài liệu có nội dung về du lịch chiếm từ 10- 20%. Việc biên tập và phát hành các SPTT phục vụ bạn đọc tìm kiếm thông tin như thư mục, tổng luận, chuyên đề…hầu như chưa có.

Tóm lại, thông tin/SPTT của ngành du lịch được lưu trữ cả hai hình thức truyền thống và hiện đại. Song các TTTTDL, bộ phận thông tin thuộc sở văn hóa, thể thao, du lịch, doanh nghiệp du lịch mới lưu trữ SPTT do đơn vị phát hành; Cùng với đó, CSDL về tài nguyên du lịch, điểm du lịch, hệ thống văn bản, thủ tục hành chính

…được nhiều đơn vị thực hiện, nhưng quy mô chỉ từ vài chục đến vài trăm biểu ghi, các ấn phẩm lưu trữ mang tính tạm thời. Thư viện thuộc cơ sở đào tạo đã thực hiện việc xử lí và lưu trữ ấn phẩm, tài liệu theo đúng nghiệp vụ, tuy nhiên vốn tài liệu chưa nhiều, CSDL chủ yếu là CSDL thư mục, giữa các thư viện chưa có sự liên kết khai thác nguồn lực thông tin của nhau. Điều này dẫn đến tình trạng chưa tập hợp và phát huy được sức mạnh nguồn lực thông tin du lịch trong toàn ngành.

2.2.3. Cung cấp thông tin du lịch


Để cung cấp thông tin (SPTT) kịp thời tới NDT, mỗi đơn vị trong ngành đều triển khai các DVTT. Tuy nhiên, tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi chủ thể bên cạnh một số dịch vụ chung, mỗi đơn vị lại có những mức độ và hình thức triển khai DVTT khác nhau.

2.2.3.1. Cung cấp thông tin du lịch trực tuyến


Cung cấp thông tin du lịch trực tuyến là dịch vụ cung cấp thông tin điện tử cho NDT thông qua mạng Internet, mạng nội bộ. Theo kết quả khảo sát trực tuyến của

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 24/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí