Sơ Đồ Kết Nối Tổng Thể Mạng Viễn Thông Viettel Theo Cấu Trúc Phân Lớp

thiết lập mạng và cung cấp các dịch vụ viễn thông sau này. Việc thành lập các Trung tâm theo hướng tách riêng các dịch vụ cố định, di động, Internet….ra để tập trung phát triển nhanh giai đoạn đầu.

Các dịch vụ liên tục được mở rộng:

Tháng 7/2001: chính thức kinh doanh dịch vụ VoIP đường dài trong nước;

Tháng 12/2001: Chính thức kinh doanh dịch vụ VoIP quốc tế;

Tháng 10/2002: Cung cấp dịch vụ thuê kênh nội hạt và đường dài trong nước; chính thức cung cấp dịch vụ Internet.

Tháng 1/2003: Cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP).

Tháng 9/2003: Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN) tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Tháng 11/2003: Khai trương cổng quốc tế vệ tinh tại Sơn Tây

Đáng kể nhất chính là sự triển khai nhanh và mạnh mạng truyền dẫn toàn quốc và đi quốc tế, với quan điểm “truyền dẫn chính là hạ tầng của hạ tầng”. VIETTEL phối hợp với đường sắt triển khai tuyến cáp quang 1B dung lượng1Gbps, nhằm phục vụ kết nối cho các dịch vụ điện thoại của VIETTEL và cho thuê kênh; triển khai cửa ngõ quốc tế làm cơ sở để cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế và phục vụ kết nối Internet.

Năm 2004 – 2006: tăng tốc phát triển nhanh, định vị thương hiệu trên thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Năm 2005, Công ty Viễn thông Quân đội chuyển đổi thành Tổng công ty Viễn thông Quân đội, điều đó cho thấy, từ một công ty nhỏ, đã phát triển trở thành một tập đoàn lớn mạnh, có uy tín, có thương hiệu trên thị trường.

Liên tục trong hai năm 2004, 2005 VIETTEL được bình chọn là thương hiệu mạnh, và đặc biệt năm 2006 VIETTEL được đánh giá là thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ BCVT doVCCI phối hợp với Công ty.

4.1.2 Mạng di động Viettel

Mạng di động của Viettel có thể chia làm 4 lớp sau:

Lớp người dùng: Gồm thiết bị đầu cuối người dùng, thiết bị di động…

Lớp truy nhập: Gồm các trạm BTS, BSC (2G), NodeB, RNC (3G).

Lớp lõi: Gồm có khối chuyển mạch MSC+MGW (media gateway), các nút hỗ trợPSR (SGSN, GGSN), HLR, STP…

Lớp ứng dụng: Các chương trình ứng dụng trên mạng diđộng như OCS, SMS, MCA, BGM…

Sơ đồ cấu trúc mạng di động Viettel được thể hiện sơ lược qua mô hình cấu trúcdạng lớp sau:

Hình 4 2 Mạng di động Viettel 4 1 3 Mạng truyền dẫn Viettel Hình 4 3 Sơ đồ 1

Hình 4.2 Mạng di động Viettel

4.1.3 Mạng truyền dẫn Viettel


Hình 4 3 Sơ đồ cấu trúc mạng truyền dẫn Viettel Mạng truyền dẫn của Viettel 2

Hình 4.3 Sơ đồ cấu trúc mạng truyền dẫn Viettel

Mạng truyền dẫn của Viettel được chia làm 4 lớp:

Lớp trục quốc gia (National Backbone Layer).

Lớp lõi hay còn gọi là lớp liên tỉnh (Core Layer).

Lớp hội tụ hay còn gọi là lớp nội tỉnh (Convergence Layer).

Lớp truy nhập (Access Layer).

Mạng truyền dẫn là hạ tầng truyền tải thông tin cho các mạng viễn thông khác như: Mạng IP, A/P/F, Mobile… Nó cung cấp các đường kết nối từ BTS – BSC, NodeB – RNC, DSLAM – Site Router, giữa các core vùng về trung tâm, giữa các khu vực vớinhau…

4.1.4 Mạng Viettel Internet


Hình 4 4 Mạng Viettel Internet Chức năng của các thành phần trong mạng Internet  3

Hình 4.4 Mạng Viettel Internet

Chức năng của các thành phần trong mạng Internet

DSLAM: Tập trung dữ liệu của các thuê bao

Site Router:

Kết nối đến DSLAM, NodeB, các khách hàng dịch cáp quang và chuyển dữliệu từ các thành phần đó lên mạng lõi.

Dùng công nghệ: MPLS, BGP.

Core xã, Core huyện, Core tỉnh, Core khu vực:

Tập trung lưu lượng từ lớp dưới và chuyển lên lớp trên.

Định tuyến dữ liệu.

Router P: Dùng để chuyển mạch nhanh giữa các vùng, các khu vực; kết nối sangphần chuyển mạch gói của lớp Core di động.

BRAS: Dùng để quản lý địa chỉ, tính cước, điều khiển bảo mật…

4.1.5 Mạng Viettel PSTN


Hình 4 5 Mạng PSTN Viettel Chức năng của các thành phần trong mạng PSTN  DLU 4

Hình 4.5 Mạng PSTN Viettel

Chức năng của các thành phần trong mạng PSTN

DLU: Dùng để tập trung lưu lượng các thuê bao.

Host: Là một dạng tổng đài trung chuyển lưu lượng trong nội tỉnh.

Tandem: Dùng để chuyển lưu lượng của các thuê bao liên tỉnh. Vớicác tỉnh trừHNI và HCM, Tadem cũng dùng để trung chuyển lưu lượng trong nội tỉnh.

TOLL: Dùng để chuyển lưu lượng giữa các khu vực như từ HNI đến DNG.

4.1.6 Sơ đồ kết nối tổng thể mạng viễn thông Viettel theo cấu trúc phân lớp


Hình 4 6 Tổng thể mạng Viettel 4 1 7 Sự chuẩn bị của Viettel tỉnh Quảng Nam 5

Hình 4.6 Tổng thể mạng Viettel

4.1.7 Sự chuẩn bị của Viettel tỉnh Quảng Nam để phát triển từ hệ thống GSM lên 4G

Phát triển dịch vụ: Song song với việc giảm giá cước, cần phát triển các dịch vụ mới theo hướng đi lên thông tin di động thế hệ thứ tư như GPRS, EDGE…nhằm thu hút thuê bao và tiến gần đến sự tương thích với các hệ thống 4G. Sẽ xuất hiện những khó khăn lớn trong việc đồng thời giảm giá cước và phát triển dịch vụ, vì giá cước giảm sẽ làm giảm lợi nhuận tức thời của doanh nghiệp, dẫn đến cản trở sự phát triển các dịch vụ mới. Nhưng đây là hai vấn đề mà các nhà khai thác viễn thông cần phải thực hiện nếu muốn cạnh tranh hiệu quả trong bối cảnh mở cửa của thị trường viễn thông.

Quy hoạch mạng: Quy hoạch mạng hiện nay đang là một vấn đề cần quan tâm đối với các mạng di động. Khi mạng lưới phát triển càng lớn, số lượng thuê bao càng tăng thì hiện tượng nhiễu giữa các lân cận cũng tăng tương ứng. Do đó vấn đề tối ưu hoá mạng thông tin di động trong quá trình phát triển đi lên thông tin di động thế hệ thứ ba là rất cần thiết.

Xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông: Điều kiện tiên quyết để phát triển hệ thống di động băng rộng là các mạng xương sống backbone phải có dung lượng đủ lớn và công nghệ tương thích với mạng core network của 3G, 4G. Nói một cách khác,

thước hết phải phát triển các dịch vụcó tốc độ các và linh hoạt nhưATM… Đồng thời cũng phải tăng tốc độ cho các kết nối vào Internet vì mục đích chính của việc tăng tốc độ truyền dữ liệu cho thuê bao là tăng tốc độ thuy cập Internet. Mô hình phát triển của công nghệ di động từ 2G lên 4G:

Hình 4 7 Mô hình phát triển lên 4G từ hệ thống GSM 4 2 Thực tiễn tình hình 6

Hình 4.7 Mô hình phát triển lên 4G từ hệ thống GSM

4.2 Thực tiễn tình hình khai thác mạng ở tỉnh Quảng Nam

4.2.1 Khái quát về tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam có tọa độ địa lý từ 108026’16” đến 108044’04” độ kinh Đông, và từ 15023’38” đến 15038’43” độ vĩ Bắc. Phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế, phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp tỉnh Sê Kông của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Hiện nay Quảng Nam có hai thành phố trực thuộc tỉnh là Tam Kỳ và Hội An cùng 16 huyện trải rộng từ miền núi đến vùng đồng bằng và duyên hải. Trung tâm hành chính của tỉnh Quảng Nam đặt tại thành phố Tam Kỳ.

Quảng Nam có địa hình nghiêng dần từ tây sang đông, hình thành ba kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là: kiểu núi cao ở phía tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển ở phía đông. Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với nhiều ngọn núi cao trên 2.000m như: núi Lum Heo cao 2.045m, núi Tiên cao 2.032m (Phước Sơn), Hòn Tà Xiêu cao 2.053m (Tây Giang), núi Ngọc Niay cao 2.259m, Ngọc Kring cao 2.025m, núi Ngọc Linh cao 2.598m (nằm giữa ranh giới Quảng Nam và Kon Tum, là đỉnh núi cao nhất của dãy Trường Sơn). Ngoài ra, vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dải cồn cát chạy dài từ Điện Ngọc (Điện Bàn) đến Tam Quan (Núi Thành). Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường Giang.

Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình 25,4oC, mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 20oC. Độ ẩm trung bình trong không khí đạt 84%. Lượng mưa trung bình

2.000 - 2.500mm, nhưng phân bố không đều theo thời gian và không gian, mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa

bão, nên các cơn bão đổ bộ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện trung du miền núi và gây ngập lũ ở các vùng ven sông của tỉnh.

Theo kết quả điều tra đến ngày 1.4.2009, tổng số dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là 1.419.503 người, xếp thứ 19/63 tỉnh, thành trong cả nước và đứng thứ 4 ở khu vực miền Trung. Dân số nữ có 727.138 người (tỉ lệ 51.22%). Dân số phân bố không đồng đều và có sự khác biệt lớn theo vùng, theo mô hình thưa dần từ đông sang tây, phụ thuộc lớn vào địa hình. Tỉ lệ dân ở khu vực thành thị tăng 3.82% trong khi ở nông thôn dân giảm 2.87%.

Từ năm 1999 đến 2009, dân số tỉnh Quảng Nam tăng thêm 45.016 người. Qua 3 kỳ điều tra, dân số tăng bình quân năm giảm dần, từ 1.96% (1979 - 1989) còn 1.26% (1989 - 1999) và chỉ còn 0.33% (1999 - 2009). Được biết, tỉ lệ tăng dân số hằng năm ở khu vực miền Trung là 0.41%/năm, cả nước là 1.2%/năm.

4.2.2 Tình hình khai thác mạng của Viettel

Để đẩy mạnh phát triển thuê bao di động, kế hoạch đầu tiên lãnh đạo Chi nhánh Quảng Nam quyết tâm thực hiện là phát triển xây dựng và đưa vào sử dụng thêm nhiều trạm thu phát sóng (BTS). Nếu như đến cuối năm 2005, Viettel Quảng Nam mới chỉ đưa vào sử dụng 25 trạm BTS, thì đến hết tháng 12/2006 trên địa bàn Quảng Nam đã có 50 trạm BTS. Đặc biệt, việc đưa vào sử dụng trạm BTS đầu tiên tại Cù Lao Chàm (tháng 10/2006), Viettel Quảng Nam đã hoàn thành kế hoạch đề ra: đến hết năm 2006 trên toàn bộ địa bàn Quảng Nam từ vùng sâu, vùng xa đến hải đảo đều phủ sóng di động Viettel.

Song song với việc mở rộng phạm vi phủ sóng, Viettel Quảng Nam còn chú trọng đẩy mạnh phát triển kênh phân phối. Tháng 7/2006, trên địa bàn Quảng Nam mới chỉ có 1 cửa hàng duy nhất, thì đến tháng 8/2006 Viettel Quảng Nam đồng loạt khai trương thêm 6 cửa hàng. Đến nay, 7 cửa hàng chính thức tại Quảng Nam đã kinh doanh đa dịch vụ: điện thoại cố định, di động, Internet, bán máy điện thoại... Ngoài ra, Viettel Quảng Nam còn có 21 đại lý và trên 300 điểm bán...

Với những nỗ lực của Viettel Quảng Nam, đến tháng 9/2006 số thuê bao di động phát triển với tốc độ nhảy vọt. Năm 2005 mới chỉ có 8.200 thuê bao di động thì đến hết năm 2006 Viettel Quảng Nam đã phát triển lên tới 56.000 thuê bao di động, tăng 34% so với kế hoạch đề ra. Cũng từ tháng 9/2006, doanh thu Viettel Quảng Nam tăng

vọt. Tuy không cho biết cụ thể doanh thu, nhưng ông Sơn cho biết tháng 12/2006 Viettel Quảng Nam tăng tới 707% doanh thu so với kế hoạch đề ra.

Kế hoạch quảng cáo cũng được Viettel Quảng Nam chú trọng, đặc biệt đẩy mạnh công tác PR (public relation). Nếu như trước năm 2006, công tác PR tại Quảng Nam thường bị động, hoạt động theo sự chỉ đạo của Tổng công ty Viettel nên các chương trình như tài trợ, từ thiện, tổ chức sự kiện nhỏ lẻ thiếu tính chuyên nghiệp. Sang năm 2006, Viettel Quảng Nam thực hiện các hoạt động PR mang tính chuyên sâu, như: Tài trợ cho chương trình thời sự đài Phát thanh Truyền hình Quảng Nam trong một năm, đọc tin hoạt động Viettel trên các đài phát thanh huyện định kỳ hàng tháng... Công tác từ thiện cũng được đẩy mạnh, như: Tặng 156 sổ tiết kiệm trị giá 15 triệu đồng/sổ cho bà con xã Bình Minh, huyện Thăng Bình (địa bàn thiệt hại lớn nhất trong cơn bão số 1 năm 2006); Tài trợ xây dựng trường cấp 2 tại xã Bình Minh với kinh phí 1,5 tỉ đồng; Xây tổng cộng 27 nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng và những gia đình bị đổ nhà cửa trong cơn bão số 6 năm 2006...

Về kế hoạch năm 2007, Viettel Quảng Nam quyết tâm xây dựng và đưa vào sử dụng thêm 30 trạm BTS, phát triển trên 60.000 thuê bao di động mới, mở 90% số huyện, thị có cửa hàng chính thức kinh doanh đa dịch vụ của Viettel...

Hình 4 8 Hệ thống các cửa hàng Vettel tại tỉnh Quảng Nam 7

Hình 4.8 Hệ thống các cửa hàng Vettel tại tỉnh Quảng Nam

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2023