Nghiên cứu hệ thực vật tại khu di tích lịch sử Đền Hùng và biện pháp quản lý, chăm sóc nhằm phát triển bền vững khu hệ thực vật này - 9



5.1. Kết luận.

Ch•¬ng 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ

Trên cơ sở nghiên cứu hệ thực vật khu di tích lịch sử Đền Hùng, đề tài rút ra được một số kết luận sau:

5.1.1. Qua điều tra khu hệ thực vật khu di tích lịch sử Đền Hùng với diện tích 13,1 ha rừng tự nhiên nằm trọn vẹn trên núi Nghĩa Lĩnh có: 458 loài thực vật có mạch, thuộc 131 họ, 328 chi và 5 ngành thực vật. Hệ động vật với 95 loài bao gồm 59 loài chim, 13 loài thú, 14 loài bò sát và 9 loài lưỡng cư. Hệ côn trùng thuộc 175 loài thuộc 26 họ. Điều đó cho thấy đây là khu vực thể hiện rò tính đa dạng sinh học cao về số lượng và chủng loại các loài. Nhiều cây vừa có giá trị cho gỗ quý, vừa cho bóng mát, trang trí đồng thời cây vừa cho quả, dược liệu… Tuy mỗi loài cây mang một vai trò riêng, cũng có loài có ý nghĩa lịch sử rất sâu sắc nhưng đều mang trong đó một ý nghĩa rất lớn đó là cùng nhau góp phần tạo nên một môi trường đầy ý nghĩa, góp phần tạo nên một cảnh quan đặc sắc hiếm có cho khu di tích lịch sử Đền Hùng.

5.1.2. Tính đa dạng sinh học của khu hệ thực vật di tích Đền Hùng thể hiện rất rò qua sự đa dạng và phong phú về thành phần, số lượng chủng loại cây gỗ, các họ thực vật, các công dụng của loài cây trong hệ sinh thái như làm thuốc, cho gỗ, cho dầu béo, cho nhựa, cho lương thực…Đặc biệt có sự đa dạng về loài thực vật quý hiếm đã được nêu trong sách đỏ như Trầm hương, Vù hương, Lông cu li, Đinh, Hoàng đàn, Sưa, Thổ phục linh…

Tính đa dạng sinh học ở đây không chỉ thể hiện ở khía cạnh các cây gỗ lớn mà còn thể hiện qua tính đa dạng của số lượng và chủng loại cây bụi, cây cảnh, cây hoang dại và hệ động vật. Đây là nơi hội tụ đầy đủ các tầng cây với số lượng và chủng loại tương đối lớn đã tạo nên một cảnh quan đẹp, hấp dẫn, một môi


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

trường sống tự nhiên cho rất nhiều các loài động vật và côn trùng như Chim, Rắn, Sóc, Tê tê, Bói cá lớn…

5.1.3. Qua điều tra cây di tích cho thấy với số lượng là 230 loài cây: Đa búp đỏ, Chò nâu, Bách xanh, Kim giao, Lim xanh, Bách tán, Sao đen… được trồng tập trung ở vườn cây lưu niệm. Hiện nay, nhờ sự chăm sóc của cán bộ công nhân khu di tích, các loài cây này đều đang sinh trưởng và phát triển tốt, góp phần duy trì hệ sinh thái rừng của khu vực nói chung và Đền Hùng nói riêng.

Nghiên cứu hệ thực vật tại khu di tích lịch sử Đền Hùng và biện pháp quản lý, chăm sóc nhằm phát triển bền vững khu hệ thực vật này - 9

5.1.4. Với tổng số 13 cây cổ thụ trong đó D1.3 dao động từ 16 – 130 cm và chiều cao vút ngọn từ 4,2 – 30 m. Những cây này hiện vẫn còn sinh trưởng và phát triển tương đối tốt, tuy nhiên chúng đang phải đối mặt với sự xuống cấp diễn ra thường xuyên bởi sâu bệnh hại, già cỗi, ở một số loài Thông, Đại, Vạn tuế, Sui.

5.1.5. Về quần thể khu hệ thực vật bao gồm tổ thành tầng cây cao tại các vị trí nghiên cứu là 37 loài trong đó có 10 loài tham gia vào tổ thành tầng cây cao trong đó cao nhất là Trám, tiếp đến là Thị rừng, Sồi dẻ, Chò nâu và có tới 27 loài không tham gia vào công thức tổ thành bởi tần số xuất hiện của các loài đó thấp. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm của rừng nhiệt đới đó là đa dạng phong phú về tổ thành loài nhưng lại có ít loài chiếm ưu thế. Hầu hết các loài tham gia công thức tổ thành tầng cây cao đều có cây tái sinh trong công thức tổ thành, trong tương lai lớp cây con này sẽ là thế hệ kế tiếp của rừng hiện tại. Với mật độ cây tái sinh trung bình 5440 cây/ha, điều đó cho thấy mật độ tái sinh đạt mức độ trung bình nhưng vẫn đảm bảo được tái sinh rừng thành công nếu như có sự bảo vệ và các biện pháp xúc tiến tái sinh thành công.

5.1.6. Tình trạng xuống cấp của các loài cây cổ tại khu di tích Đền Hùng đã biểu hiện rất rò ràng với nhiều nguyên nhân chính như: tuổi thọ cây cao, cấu trúc khu hệ thực vật tự nhiên bán nhân tạo chưa được hợp lý, cùng với những tác động chủ quan thiếu kỹ thuật của con người, thời tiết đang là những yếu tố tạo


nên tiền đề cho sự xuống cấp này. Sự xuống cấp thể hiện qua hiện tượng mối, mục, nấm thân cành, hiện tượng sâu bệnh hại, cây cong queo, gẫy cành, ngọn, nghiêng ngả… Từ đó dẫn đến hiện tượng đổ gẫy thân cành, chết tự nhiên.

5.2. Tồn tại.

- Đội ngũ cán bộ về lâm sinh còn qúa ít so với khối lượng công việc cũng như yêu cầu kỹ thuật đặt ra. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc nói chung bởi vì đây là khu di tích cần được bảo vệ, tôn tạo, duy trì cũng như bổ sung thêm để làm sao tạo cho nó thành một nơi trang nghiêm và oai vệ vốn có từ lâu đời.

- Kinh nghiệm quản lí hệ thực vật của khu di tích lịch sử chưa nhiều. Việc trồng rừng hỗn loài mới chỉ là bước đầu, cần phải theo dòi và đúc rút kinh nghiệm kịp thời.

- Việc quản lí khu di tích trong những ngày diễn ra lễ hội hàng năm còn chưa được kĩ lưỡng bởi số lượng du khách rất đông, do vậy không tránh khỏi các tác động xấu tới hệ thực vật nơi đây.

5.3. Khuyến nghị

- Cần có những chương trình nghiên cứu khai thác tiềm năng giá trị nhiều mặt của hệ thực vật quý hiếm tại khu di tích lịch sử.

- Về mặt cấu trúc của khu hệ vẫn còn nhiều điểm bất hợp lý, phức tạp, nó liên quan đến sự thoái hoá của mọi tầng lớp trong khu hệ. Do vậy mà ta cần phải cải tạo, tu bổ cho một số khu vực như trồng thêm các loài cây, xúc tiến tái sinh… Đây là nội dung có thể làm được trong điều kiện hiện nay.

- Do đây là khu vực có tính đa dạng cao, mang ý nghĩa to lớn về tự nhiên và xã hội, lịch sử của cả một dân tộc. Vì vậy cần được sự quan tâm hơn nữa của nhà nước, các cơ quan ban ngành để việc phát triển, bảo vệ cho khu di tích cả về môi trường và kiến trúc lịch sử văn hoá được toàn diện và hiệu quả hơn.


Tµi liÖu tham kh¶o

1. Bé NN& PTNT, ChiÒn l•îc ph¸t triÓn l©m nghiÖp giai ®o¹n 2001 – 2010

2. Lª Méng Ch©n, Lª ThÞ Huyªn (2000), Thùc vËt ròng, Gi¸o tr×nh §HLN, NXB N«ng NghiÖp.

3. Ng« Quang §ª, TriÖu V¨n Hïng, Phïng Ngäc Lan, NguyÔn H÷u Léc, L©m Xu©n Sanh, NguyÔn H÷u VÜnh (1992), L©m sinh häc, TËp 1,2, Gi¸o tr×nh tr•êng §HLN.

4. Ng« Quang §ª, NguyÔn Xu©n Qu¸t, NguyÔn H÷u VÜnh (2001), Trång ròng, bµi gi¶ng dïng cho cao häc L©m NghiÖp vµ nghiªn cøu sinh.

5. Ng« Quang §ª (10 -2003), “Qu¶n lÝ, ch¨m sãc c©y di tÝch, c©y cæ thô”, ViÖt Nam h•¬ng s¾c, (121), 20 – 21, Hµ Néi.

6. Ng« Quang §ª (2005), “VËn dông nguyªn lý c¶nh quan sinh th¸i häc vµo kinh doanh ròng nh©n t¹o”, Tµi liÖu héi nghÞ khoa häc c«ng nghÖ L©m nghiÖp 20 n¨m ®æi míi 1986 – 2005, Hµ Néi.

7. Ng« Quang §ª (2005), Tµi liÖu dÞch tò cuèn “ ViÖn l©m sinh th¸i häc” cđa L·nh B×nh Sanh, Trung Quèc.

8. Ph¹m V¨n §iÓn (2000), §Þnh h•íng mét sè gi¶i ph¸p kü thuËt nh»m n©ng cao tÝnh bÒn v÷ng cđa hÖ sinh th¸i ròng cđa khu vùc §Òn Hïng tØnh Phó Thä.

9. Geore Baur, C¬ së sinh th¸i häc cđa kinh doanh ròng m•a, NXB Khoa häc vµ kü thuËt.

10. Ph¹m Xu©n Hoµn, TriÖu V¨n Hïng, Ph¹m V¨n §iÓn, NguyÔn Trung Thµnh, Vâ §¹i H¶i (2004), Mét sè vÊn ®Ò trong l©m häc nhiÖt ®íi, NXB N«ng nghiÖp.

11. Hoµng HoÌ, Ph¹m §×nh Th¸i, §Æng Huy Huúnh, Vò Thµnh M«, Vò V¨n Can (1998), B¶o vÖ vµ ph¸t triÓn tµi nguyªn ròng ViÖt Nam, NXB Gi¸o dôc13. Ph¹m Hoµng Hé, C©y cá ViÖt Nam I, II, III, NXB TrÎ.


12. NguyÔn B¸ Khiªm (2005), Khu di tÝch lÞch sö vµ ròng quèc gia §Òn Hïng, Së v¨n ho¸ th«ng tin TØnh Phó Thä.

13. NguyÔn ThÞ BÝch Liªn (2006), T×m hiÓu t×nh h×nh ch¨m sãc, qu¶n lÝ c©y cæ thô, c©y di tÝch t¹i khu vùc chïa Yªn Tö – U«ng BÝ.

14. TrÇn V¨n M·o, Ph¹m B×nh QuyÒn (1998), B¶o vÖ ròng, Bµi gi¶ng dïng cho cao häc L©m nghiÖp vµ nghiªn cøu sinh.

15. Hoµng Kim Ngò, Phïng Ngäc Lan, TriÖu V¨n Hïng (2001), L©m häc nhiÖt

®íi, Bµi gi¶ng dïng cho cao häc L©m nghiÖp vµ nghiªn cøu sinh.

16. E.P.ODUM (1978), C¬ së sinh th¸i häc, TËp I, NXB §¹i häc vµ Trung häc chuyªn nghiÖp.

17. TrÇn Ngò Ph•¬ng(1970), B•íc ®Çu nghiªn cøu ròng miÒn B¾c ViÖt Nam,

NXB Khoa häc vµ Kü thuËt, Hµ Néi.

18. NguyÔn NghÜa Th×n, §a d¹ng sinh häc, NXB §¹i häc vµ trung häc chuyªn nghiÖp

19. Vò ThÞ BÝch ThuËn (2005), Nghiªn cøu hÖ thùc vËt khu di tÝch Phđ Chđ TÞch vµ biÖn ph¸p qu¶n lÝ, ch¨m sãc nh»m ph¸t triÓn bÒn v÷ng khu hÖ thùc vËt nµy.

20. Tæng côc du lÞch, TT c«ng nghÖ th«ng tin du lÞch (2002), Non n•íc ViÖt Nam, Hµ Néi.

21. Th¸i V¨n Tròng (2000), Nh÷ng hÖ sinh th¸i ròng m•a nhiÖt ®íi ë ViÖt Nam,

NXB Khoa häc vµ Kü thuËt, Hµ Néi.

22. Tr•êng §¹i häc KiÒn Tróc (2005), KiÒn tróc c¶nh quan vµ c©y xanh ®« thÞ,

Hµ Néi.

23. Vò V¨n Vô, Vò Thanh T©m, Hoµng Minh TÊn, Sinh lý häc thùc vËt, NXB Gi¸o dôc.

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí