Chính Sách Đãi Ngộ Tài Chính Gián Tiếp Tại Các Khách Sạn 4 Sao Ở Đà Lạt

2.2.1.2. Các hình thức thưởng dành cho nhân viên bộ phận tiền sảnh: ngoại trừ những mức thưởng theo luật quy định như thưởng Tết dương lịch, thưởng Tết âm lịch, lương tháng thứ 13, thưởng ngày quốc tế phụ nữ, ngày giải phóng miền Nam, Quốc tế lao động, ngày Quốc khánh..., nhân viên bộ phận tiền sảnh ở các khách sạn 4 sao tại Đà Lạt còn được thụ hưởng một số hình thức thưởng chung của toàn thể nhân viên khách sạn như trong bảng 2.4 được trình bày ở trang 52 cho thấy:

- khách sạn 4 sao được nghiên cứu quan tâm đến vấn đề đãi ngộ tài chính mức độ quan tâm chưa sâu sát, cụ thể ở đây các chính sách khen thưởng của khách sạn hầu hết áp dụng cho toàn thể nhân viên.

- Chính sách khen thưởng cụ thể cho nhân viên bộ phận tiền sảnh chưa đa dạng và chưa thật sự là nhóm chính sách riêng nhằm động viên và khuyến khích được các nhân viên bộ phận tiền sảnh.

- Mặc dù vậy, một số khách sạn bước đầu đã xây dựng được chính sách đãi ngộ tài chính có tính động viên cao; ví dụ tại khách sạn Ana Mandara có chính sách khen thưởng cho nhân viên tiền sảnh trong những trường hợp như: khi nhân viên có hành vi thật thà (nhặt và trả lại đồ cho khách, nỗ lực tìm kiếm đồ vật của khách bị thất lạc hay mất ngay cả khi khách không yêu cầu), bảo vệ sự an toàn cho khách trong quá trình đi tham quan hay khi khách tham gia một số dịch vụ bổ sung tại khách sạn , hay hoàn thành công việc vượt trên sự mong đợi của khách được công nhận, khen ngợi trực tiếp hoặc gián tiếp. Tại khách sạn La Sapinette có các chính sách đãi ngộ dành riêng cho nhân viên tiền sảnh như: được xem xét nâng lương không theo thời gian quy định của công ty đối với những cá nhân có thành tích xuất sắc - nâng lương đặc cách trước thời hạn, khen thưởng riêng nếu nhân viên được khách hàng khen ngợi trực tiếp với Ban quản lý hoặc gián tiếp bằng thư khen ngợi gửi qua email, hoặc tại trang web của khách sạn hoặc qua phiếu khảo sát khách hàng (của khách sạn gửi cho khách), được nghỉ bù giờ khi làm việc trong ca từ 2

giờ trở lên (nhân viên các bộ phận còn lại chỉ được nghỉ bù khi làm việc đủ bốn giờ của ca làm việc đó), được tính giờ làm thêm từ một giờ trở lên.

2.2.2.Chính sách đãi ngộ tài chính gián tiếp tại các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt

2.2.2.1. Chính sách bảo hiểm cho nhân viên:

Tại các khách sạn được nghiên cứu việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc cho nhân viên: bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) được thực hiện đúng theo quy định của nhà nước. Tuy nhiên, chỉ số ít các khách sạn thực hiện bảo hiểm đúng theo mức lương thực tế của nhân viên, còn đa số khách sạn mua bảo hiểm cho nhân viên theo thang bảng lương theo quy định của nhà nước. Đây là một trong những hạn chế của chính sách đãi ngộ nhân viên (vì việc mua bảo hiểm cho nhân viên theo lương hệ số do nhà nước quy định sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một số chi phí lao động nhưng lại thiệt thòi cho nhân viên về sau - tiền lương BHXH của nhân viên sẽ thấp).

Về BHYT cho nhân viên: các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt thực hiện nghiêm túc và đầy đủ, nơi khám và chữa bệnh trong bảo hiểm của nhân viên được quyết định bởi khách sạn. Như vậy, các khách sạn 4 sao đã thực hiện tốt công tác bảo hiểm y tế cho nhân viên nhưng khi thực hiện mua bảo hiểm cho bộ phận tiền sảnh nhất là những vị trí quan trọng như nhân viên lễ tân, nhân viên chăm sóc khách hàng, hướng dẫn viên… cần cho nhân viên được tự lựa chọn nơi khám chữa bệnh tốt nhất, đúng với chuyên khoa mà nhân viên cần thì tính, đãi ngộ sẽ được thể hiện rõ hơn.

Một số loại bảo hiểm khác như bảo hiểm tai nạn hay bảo hiểm nhân thọ: ít khách sạn thực hiện cho nhân viên bộ phận tiền sảnh hoặc nếu có thì chỉ một số vị trí công viêc có tính chất nguy hiểm được mua như khách sạn Ana Mandara Villas hay La Sapinette mua bảo hiểm tai nạn cho các vị trí: tài xế, nhân viên hướng dẫn hay Ana Mandara Villas có mua thêm cho nhân viên lễ tân…


Bảng 2.15: Các loại bảo hiểm được áp dụng cho nhân viên bộ phận tiền sảnh tại các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt



STT


Các loại bảo hiểm

Tên khách sạn

Ana Mandara Villas Dalat

La Sapinette

Ngọc Lan

Vietso Petro


1


Bảo hiểm xã hội

mua theo thang lương nhà nước quy định

mua theo thang lương nhà nước quy định

mua theo thang lương nhà nước quy định

mua theo lương thực nhận


2


Bảo hiểm y tế


nhân viên được mua tại bệnh viên đa khoa tỉnh Lâm Đồng


nhân viên được mua tại bệnh viên đa khoa tỉnh Lâm Đồng

nhân viên được mua tại bệnh viên đa khoa tỉnh Lâm Đồng

nhân viên được mua tại bệnh viên đa khoa tỉnh Lâm

Đồng


3


Bảo hiểm thất nghiệp


Được mua theo đúng quy định của nhà nước


Được mua theo đúng quy định của nhà nước


Được mua theo đúng quy định của nhà nước

Được mua theo đúng quy định của nhà nước


4


Bảo hiểm tai nạn

chỉ mua cho nhân viên tài xế, hướng dẫn viên du lịch, lễ tân


chưa áp dụng


chưa áp dụng


chưa áp dụng


5


Công đoàn phí


Doanh nghiệp đóng toàn bộ theo quy định của nhà nuớc


Doanh nghiệp đóng toàn bộ theo quy định của nhà nuớc

Doanh nghiệp đóng toàn bộ theo quy định của nhà nuớc

Doanh nghiệp đóng toàn bộ theo

quy định của nhà nuớc


6

Các loại bảo hiểm khác


chưa có


chưa có


chưa có


chưa có

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chính sách đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh tại các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt - 9

(Nguồn: phòng nhân sự các khách sạn Ana Mandara Villas Dalat, La Sapinette,Ngọc Lan và Vietso Petro)



58

2.2.2.2. Chính sách phúc lợi và các chính sách khác

Các loại phúc lợi như hưu trí, trợ cấp giáo dục… được hầu hết các khách sạn nghiên cứu thực hiện đầy đủ theo quy định của nhà nước. Đáng lưu ý là chính sách về phúc lợi đào tạo cho nhân viên bộ phận tiền sảnh: khuyến khích nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiêp vụ hoặc trình độ học vấn,được khách sạn tạo điều kiện về thời gian cho đi học hoặc hổ trợ một phần (hay toàn phần chi phí học tập) cho nhân viên, hỗ trợ chi phí đi lại và được trả lương khi đi học - tại khách sạn Ana Mandara Villas; hoặc khách sạn Vietso Petro lại có chính sách “nhân viên do khách sạn quyết định cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sẽ được hỗ trợ toàn bộ chi phí ăn ở, đi lại và chi phí học tập, được trả đầy đủ lương trong quá trình đi học”. Hai khách sạn còn lại: Ngọc Lan và La Sapinette có chính sách đào tạo tại nơi làm việc (đó là thuê các giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ hoặc giáo viên tiếng anh để đào tạo cho nhân viên tiền sảnh) và khách sạn sẽ chi trả toàn bộ chi phí thuê mướn giáo viên.

Về chính sách đồng phục cho nhân viên tiền sảnh: nhân viên được cung cấp 02bộ/năm. Riêng với khách sạn Vietso Petro: trợ cấp 200 đô la Mỹ/năm/nhân viên để may đồng phục theo quy định. Ngoài đồng phục các loại phụ cấp khác như phụ cấp trang điểm chưa được đưa vào chính sách phụ cấp cho nhân viên tiền sảnh.

Về chính sách ăn ca cho nhân viên cũng được các khách sạn thực hiện nghiêm túc, nhân viên tiền sảnh tại các khách sạn 4 sao được nghiên cứu có chính sách về ăn ca tương tự như tất cả các nhân viên khách trong khách sạn: được cung cấp 01 bữa ăn/ca ,thời gian 30 phút được tính và giờ làm việc của ca đó, thời điểm đi ăn ca theo sự sắp xếp của trưởng bộ phận, giám sát hoặc ca trưởng của ca trực.

Phụ cấp hưu trí dành cho nhân viên tiền sảnh được áp dụng như tất cả các nhân viên khác của khách sạn theo quy định của nhà nước. Đối với một số khách sạn như Ana Mandara Villas Dalat hay Lasapinette còn có quà, tiền và bằng khen cho những nhân viên về nghỉ hưu với điều kiện về thâm niên làm việc lâu năm cho khách sạn.


59


Bảng 2.16: Một số loại phụ cấp nhân viên tiền sảnh đang được thụ hưởng tại các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt



STT

Một số hình thức phụ cấp

Tên khách sạn

Ana Mandara Villas Dalat

La Sapinette

Ngọc Lan

Vietso Petro


1


Phụ cấp về hưu

được áp dụng theo quy định của nhà nước, có chính sách thưởng riêng cho nhân viên trung thành lâu năm


được áp dụng theo quy định của nhà nước


được áp dụng theo quy định của nhà nước dụng


được áp dụng theo quy định của nhà nước


2


Ăn ca


Có căn tin và cung cấp bữa ăn ca cho nhân viên (1bữa/1 ca làm việc)


Có căn tin và cung cấp bữa ăn ca cho nhân viên (1bữa/1 ca làm việc)


Có căn tin và cung cấp bữa ăn ca cho nhân viên (1bữa/1 ca làm việc)

Có căn tin và cung cấp bữa ăn ca cho nhân viên (1bữa/1 ca làm việc)


3


Đồng phục


2 bộ đồng phục/ năm


2 bộ đồng phục/ năm


2 bộ đồng phục/ năm


trợ cấp 200$/ năm


4


Giáo dục (đào tạo)

có phụ cấp giáo dục cho những nhân viên được duyệt học tập nâng cao trình độ học vấn hoặc chuyên môn


chỉ có chính sách đào tạo chung tại nơi làm việc


chỉ có chính sách đào tạo chung tại nơi làm việc

Phụ cấp cho nhân viên được khách sạn cử đi đào tạo chuyên môn tài Sài Gòn

(Nguồn: phòng nhân sự các khách sạn Ana Mandara Villas Dalat, La Sapinette,khách sạn Ngọc Lan và khách sạn Vietso Petro)

60

2.2.2.3. Các ngày nghỉ lễ, tết và phép năm

Bảng 2.17: Một số ngày nghĩ lễ, tết, phép năm và các ngày nghỉ khác tại các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt


STT


Các ngày nghỉ lễ nghỉ phép, và ngày nghỉ khác

Tên khách sạn

Ana

Mandara Villas Dalat

La Sapinette


Ngọc Lan


Vietso Petro


1


Nghỉ phép năm

12 ngày phép/năm đối với nhân viên hợp đồng 1 năm trở lên. 5 năm tăng 1 ngày nghỉ phép

14 ngày phép/năm đối với nhân viên hợp đồng

1 năm trở lên. 5 năm

tăng 1 ngày nghỉ phép

2

Nghỉ sinh nhật

của nhân viên

được áp dụng

không áp dụng


3

Nghỉ lễ tết theo quy định nhà

nước

9 ngày nghỉ/ 1 năm (bao gồm: 01 ngày giỗ tổ Hùng Vương, 01 ngày giải phóng miền Nam, 01 ngày quốc tế lao động, 01 ngày Quốc

khánh, 01 ngày Tết dương lịch và 03 ngày tết âm lịch)

4

Các ngày nghỉ

ốm đau

được thực hiện theo quy định của nhà nước. Nhân viên ốm đau nếu

có giấy bác sĩ đều được nghỉ ốm và hưởng lương bảo hiểm xã hội

(Nguồn: Phòng nhân sự các KS: Vietso Petro, Ana Mandara Villas Đà Lạt,Ngọc Lan và La Sapinette)

Việc thực hiện chính sách nghỉ ngày lễ, tết có hưởng lương được các khách sạn 4 sao tại Đà Lạt thực hiện theo Luật định. Do tính đặc thù của ngành du lịch, vào các ngày nghỉ lễ, tết đa số nhân viên phải đi làm, sau đó được sắp xếp nghỉ bù hoặc nhận phụ cấp theo quy định. Một số khách sạn có chính sách cho nhân viên được lựa chọn: hoặc nghỉ bù hoặc nhận phụ cấp hoặc được chọn cả hai (trong trường hợp nhân viên có số lượng ngày làm việc vào ngày lễ, tết nhiều) như khách sạn La Sapinette. Có khách sạn chỉ cho nhân viên được nghỉ bù như trường hợp của khách sạn Ana Mandara Villas Đà Lạt, hoặc khách sạn Ngọc Lan và khách sạn Vietso Petro chỉ cho nhân viên nhận phụ cấp làm ngày lễ, Tết đúng theo quy định của nhà nước.

Với chính sách phép năm: hầu hết các khách sạn đều có chính sách và thực hiện đúng theo quy định của nhà nước tối thiểu 12 ngày phép/năm đối với nhân viên có hợp đồng từ 1 năm trở lên. Riêng khách sạn Vietso Petro áp dụng đến 14 ngày phép/1 năm cho nhân viên có hợp đồng từ một năm trở lên cho tất cả các nhân viên. Chính sách thực hiện phép năm cho nhân viên các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt có điểm giống nhau là khuyến khích nhân viên nghỉ phép vào mùa thấp điểm, hạn chế hoặc không được nghỉ phép năm vào mùa cao điểm của khách sạn (chỉ trong trường hợp bất khả kháng hoặc đã được báo trước ít nhất một tháng cho trưởng bộ phận để có kế hoạch sắp xếp công việc). Như vậy, chính sách phép năm cho nhân viên tiền sảnh tại các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt được thực hiện một cách đầy đủ tuy nhiên cần lưu ý với đặc thù của ngành du lịch là phải đi làm ngày lễ, tết thì việc tăng thêm ngày nghỉ phép năm cho nhân viên tiền sảnh là rất cần thiết và hiệu quả tạo động lực cao.

2.2.3. Thực trạng chính sách đãi ngộ phi tài chính

2.2.3.1. Chính sách đào tạo nhân viên

Hầu hết các khách sạn 4 sao tại Đà Lạt đều có những chính sách đào tạo riêng cho nhân viên bộ phận tiền sảnh về chuyên môn và nghiệp vụ của từng vị trí. Tuy nhiên 1 điểm cần quan tâm là hầu hết các khách sạn nghiên cứu (3/4 khách sạn) có chính sách đào tạo vào mùa thấp điểm, hạn chế đào tạo mùa cao điểm nhằm tăng hiệu quả công việc và tiết kiệm nhân lực. Duy chỉ có khách sạn Ana Mandara Villas Đà Lạt duy trì thường xuyên công tác đào tạo với tần suất đào tạo nhiều ít khác nhau vào các mùa.

Đối với việc đào tạo ngoại ngữ: hầu hết các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt đều chú trọng thể hiện ở việc chủ động thuê giáo viên tiếng Anh đến khách sạn để đào tạo cho nhân viên tiền sảnh (trong đó khách sạn Ana Mandara Villas Dalat có chính sách thuê giáo viên người nước ngoài nhằm giúp nhân viên tiền sảnh nâng cao năng lực ngoại ngữ). Về hình thức tổ chức và phương pháp

đào tạo: hầu hết các khách sạn chia nhóm chung với nhân viên toàn khách sạn (ví dụ: nhóm có khả năng giao tiếp tiếng anh lưu loát, nhóm giao tiếp tiếng anh ở mức độ trung cấp, nhóm giao tiếp tiếng anh ở mức độ cơ bản) vì đặc thù công việc khách sạn khó có khả năng sắp xếp cho từng bộ phận được đào tạo riêng tại chỗ. Ngoài tiếng Anh, khách sạn Vietso Petro và khách sạn Ngọc Lan có chính sách đào tạo tiếng Nga cho nhân viên bộ phận tiền sảnh vào những mùa ít khách nhưng không bắt buộc nhân viên tham gia mà chỉ khuyến khích học để giao tiếp, chăm sóc một mảng thị trường khách Nga của khách sạn. Như vậy, các khách sạn 4 sao đã chú trọng đến chính sách nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nhân viên tiền sảnh và thể hiện điểm mạnh của chính sách đãi ngộ nhân viên thông qua công tác này.

Tuy nhiên, điểm hạn chế trong chính sáchđào tạo ngoại ngữ cho nhân viên tiền sảnh tại khách sạn 4 sao ở Đà Lạt là chưa chú trọng vào trình độ và năng lực ngoại ngữ cao của nhiều nhóm nhân viên như lễ tân, chăm sóc khách hàng, đặt phòng, tổng đài… để có chính sách phân nhóm và thuê giáo viên nước ngoài dạy nhằm giúp nhân viên tăng khả năng ngoại ngữ một cách tốt nhất.

2.2.3.2. Môi trường làm việc:

Các nhà quản trị nhân sự tại các khách sạn 4 sao nhận thức rất rõ tầm quan trọng của môi trường làm việc đến tâm lý làm việc nhân viên nên họ chú trọng xây dựng bầu không khí làm việc cũng như văn hóa doanh nghiệp ngay từ khi mới thành lập khách sạn như tạo ra môi trường làm việc lành mạnh – để nhân viên có thể phát huy tối đa khả năng, năng lực của bản thân và làm việc hiệu quả nhất, điều này không những mang lại lợi ích cho khách sạn mà còn đãi ngộ rất lớn cho nhân viên về tinh thần.

Ngoài khách sạn La Sapinette là thương hiệu mới với du khách lần đầu đến Đà Lạt, các thương hiệu khách sạn còn lạ như: Ana Mandara Villas Đà Lạt, Ngọc Lan hay Vietso Petro đều là những thương hiệu quen thuộc với du khách chọn Đà Lạt là nơi nghỉ dưỡng thường niên của họ và gia đình. Hai

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 12/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí