Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc - 2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch 43

Bảng 3.1. Thống kê một số chỉ tiêu thuộc vùng Tây Bắc 54

Bảng 3.2. Trình độ lao động vùng Tây Bắc 57

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát điều tra 64

Bảng 3.4. Trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng 66

Bảng 3.5. Thang đo chất lượng điểm đến 67

Bảng 3.6. Thang đo sự hài lòng của khách du lịch 67

Bảng 3.7. Thang đo văn hóa bản địa 68

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Bảng 3.8. Thang đo môi trường tham quan 68

Bảng 3.9. Thang đo hấp dẫn tự nhiên 69

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc - 2

Bảng 3.10. Thang đo cơ sở hạ tầng 69

Bảng 3.11. Thang đo giá cả dịch vụ tại điểm du lịch 70

Bảng 4.1. Thống kê các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn vùng Tây Bắc 74

Bảng 4.2. Thông tin về một số điểm du lịch cộng đồng tỉnh Hòa Bình 74

Bảng 4.3. Thông tin về một số điểm du lịch cộng đồng tỉnh Sơn La 75

Bảng 4.4. Thông tin về một số điểm du lịch cộng đồng tỉnh Điện Biên 76

Bảng 4.5. Thông tin về một số điểm du lịch cộng đồng tỉnh Lai Châu 76

Bảng 4.6. Thống kê lượt khách đến các tỉnh vùng Tây Bắc giai đoạn 2005 - 2017 77

Bảng 4.7. Tổng thu từ du lịch các tỉnh vùng Tây Bắc giai đoạn 2005 - 2017 78

Bảng 4.8. Hoạt động bảo tồn di sản văn hóa vật thể vùng Tây Bắc 81

Bảng 4.9. Hoạt động bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể vùng Tây Bắc 83

Bảng 4.10. Thông tin đối tượng khảo sát 85

Bảng 4.11. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo (Việt hóa số liệu) 87

Bảng 4.12. Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập (Việt hóa số liệu) 89

Bảng 4.13. Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc chất lượng điểm đến và sự hài lòng du khách (Việt hóa số liệu) 91

Bảng 4.14. Tổng hợp hệ số tác động của các biến trong mô hình chuẩn hóa 94

Bảng 4.15. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu 94

Bảng 4.16. Đánh giá về yếu tố môi trường du lịch từ phía khách du lịch cộng đồng...96 Bảng 4.17. Đánh giá về yếu tố cơ sở hạ tầng từ phía khách du lịch cộng đồng 97

Bảng 4.18. Đánh giá về yếu tố giá cả từ phía khách du lịch cộng đồng 98

Bảng 4.19. Đánh giá về yếu tố văn hóa bản địa từ phía khách du lịch cộng đồng 100

Bảng 4.20. Đánh giá về yếu tố hấp dẫn tự nhiên từ phía khách du lịch cộng đồng 102

Bảng 4.21. Đánh giá về sự hài lòng từ phía khách du lịch cộng đồng 103


DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu của Ismail và cộng sự (2016) 39

Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu của Naidoo và cộng sự (2015) 40

Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu của Mohamadia và cộng sự (2016) 40

Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu của Lý Thị Tuyết và cộng sự (2014) 41

Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu của Hoàng Trọng Tuấn (2015) 42

Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Phương (2017) 42

Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu đề xuất 46

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu 62

Hình 4.1. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định cho các thang đo 92

Hình 4.2. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính 93



CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU


1.1 Lý do lựa chọn đề tài

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi (Luật Du lịch, 2017). Du lịch cộng đồng bao gồm các loại hình: Du lịch sinh thái, Du lịch nông nghiệp, nông thôn, Du lịch Làng, Du lịch dân tộc hay bản địa, và du lịch văn hóa (Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng, 2012).

Hiện nay du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho cư dân bản địa. Du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương. Việt Nam có nhiều tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, giá trị về lịch sử, văn hóa bản địa của các dân tộc, tập tục và lối sống, văn hóa ẩm thực phong phú của các vùng miền là cơ sở để phát triển mạnh loại hình du lịch cộng đồng (Đoàn Mạnh Cương, 2019).

Trong nền kinh tế thế giới ngày nay nhiều quốc gia có thu nhập quốc dân bình quân đầu người rất cao, người dân ở đó có nhu cầu du lịch rất lớn. Với đặc điểm thích tìm hiểu cái mới lạ của con người, khách du lịch có nhu cầu đến những nơi có phong cảnh đẹp, có phong tục tập quán, sản xuất, lối sống,… mới lạ so với nhận thức của họ thì Việt Nam nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng là nơi đến đáp ứng các nhu cầu đó của nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế - đặc biệt là khách du lịch ở các nước phát triển (Thái Thảo Ngọc, 2016).

Về mặt lý luận

Sự hài lòng của khách hàng là yếu tố quan trọng không chỉ trong hoạt động của ngành du lịch mà còn giữ vai trò quan trọng đối với nhiều ngành dịch vụ khác. Chính vì vậy nghiên cứu về sự hài lòng của khách du lịch là chủ đề nhận được sự quan tâm của nhiều học giả, các nhà nghiên cứu (Baloglu, 1999), (Xia et al, 2009).

Sự hài lòng của khách du lịch là yếu tố góp phần quan trọng vào việc tăng lợi nhuận của đơn vị làm du lịch và sự phát triển của ngành du lịch tại các điểm đến. Một số nghiên cứu đã chỉ ra sự tăng lên 5% của những khách du lịch hài lòng, trung thành với đơn vị làm du lịch có thể làm tăng khoảng từ 25 - 95% lợi nhuận (Chi & Qu, 2008). Một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng việc giảm đi 5% số khách du lịch từ bỏ đơn vị tổ chức du lịch sẽ giúp lợi nhuận của họ tăng lên khoảng 85% (Augustyn & Ho,



1998). Đi cùng với đó, chi phí để duy trì sự hài lòng và lòng trung thành của khách du lịch thấp hơn nhiều so với chi phí mà đơn vị phải bỏ ra để thu hút khách du lịch mới (Beerli & Martin, 2004). Động cơ chính của sự hài lòng chính là cảm nhận và nhận thức của du khách về chất lượng dịch vụ tại điểm đến (hoặc có thể gọi là chất lượng điểm đến du lịch) (Baker & Crompton, 2000). Chất lượng điểm đến là chất lượng của các dịch vụ du lịch mà các nhà cung cấp đáp ứng cho khách du lịch tại điểm đến như: Giao thông, an ninh trật tự, các dịch vụ vui chơi, giải trí, cảnh quan môi trường, bản sắc văn hóa địa phương, dịch vụ liên lạc viễn thông, sự thân thiện của người dân địa phương, các món ăn, sản phẩm lưu niệm.

Trong hoạt động du lịch nói chung và hoạt động du lịch cộng đồng nói riêng nếu nâng cao được chất lượng dịch vụ tại điểm đến sẽ nâng cao sự hài lòng của khách du lịch từ đó góp phần giữ khách lưu trú lâu hơn đồng thời làm tăng ý định quay trở lại cùng như ý định truyền miệng quảng bá điểm đến du lịch cho người thân, bè bạn.

Về mặt thực tiễn

Tây Bắc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng gồm: bản sắc văn hóa và phong tục tập quán độc đáo của trên 20 dân tộc thiểu số anh em, hệ thống di tích lịch sử, lễ hội phong phú, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn nhưng những tiềm năng đó chưa được khai thác hiệu quả để phát triển du lịch. Vì thế, một trong những hướng quan trọng để phát triển dịch vụ là phát triển du lịch trên cơ sở khai thác, phát huy và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc (Phạm Trung Lương, 2015)

Tuy nhiên, hoạt động du lịch sẽ phát triển bền vững nếu biết dựa vào cộng đồng và phục vụ cộng đồng. Đồng thời, trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa và đô thị hóa như hiện nay, sự giao thoa giữa những nền văn hóa khác nhau đã tạo nên bức tranh văn hóa phong phú, đa dạng và từ đó dẫn đến những biến đổi nhất định. Trước thực tế đó, đòi hỏi phải biết chọn lọc, bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa, phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp của dân tộc cũng như biết tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa của nhân loại.

Mặt khác, hoạt động du lịch cộng đồng chỉ phát triển bền vững nếu biết quan tâm đến giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường. Môi trường sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của kinh tế - xã hội nói chung, hoạt động du lịch nói riêng và cuộc sống của cộng đồng (Trần Đức Thành, 2005). Vì thế, song song với những giải pháp để cộng đồng phát triển kinh tế - xã hội thông qua hoạt động du lịch, cần phải nâng cao nhận thức để đồng bào làm tốt công tác bảo vệ môi trường, điều đó sẽ giúp cộng đồng phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần một cách bền vững.



Trong những năm gần đây, đẩy mạnh phát triển du lịch luôn được coi là ưu tiên phát triển hàng đầu trong định hướng phát triển kinh tế của các địa phương trong khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên du lịch của khu vực Tây Bắc vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của mình. “Thực tế hiện nay, phát triển du lịch vùng Tây Bắc vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế đang gặp nhiều lực cản, nổi bật là khó khăn về nguồn lực, hạ tầng du lịch, thu hút đầu tư, đặc biệt là hiệu quả phát triển loại hình du lịch cộng đồng chưa cao” (Ban Chỉ đạo Tây Bắc, 2013, tr 5). Du lịch cộng đồng là loại hình phổ biến, là thế mạnh của du lịch vùng Tây Bắc, vậy tại sao loại hình du lịch này chưa phát huy được hiệu quả? Du khách tham gia hoạt động du lịch cộng đồng nhằm khám phá về thiên nhiên và bản sắc văn hóa bản địa. Nghiên cứu của Brent Ritchie và Michel Zins (1978) đã khẳng định: Văn hóa là yếu tố quyết định sự hấp dẫn của một vùng du lịch. Vậy tại sao văn hóa bản địa vùng Tây Bắc được đánh giá có nhiều nét đặc sắc, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc vẫn chưa hoàn toàn lôi cuốn được du khách? Ban chỉ đạo Tây Bắc (2017) thống kê, mặc dù lượng khách du lịch theo loại hình du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc liên tục gia tăng song 88,2% khách nội địa đến từ các tỉnh miền Bắc Việt Nam nên phần lớn khách nội địa đi về trong ngày với tỷ lệ là 61%. Trong đó, nhiều khách nội địa trả lời không quay trở lại du lịch (chiếm khoảng 27,9 %). Điều này cho thấy các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tổ chức, tham gia hoạt động du lịch cộng đồng và chính quyền địa phương cần đánh giá lại năng lực cung cấp dịch vụ du lịch cộng đồng để thu hút khách quay trở lại cũng như kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. Do đó, cần thiết phải có nghiên cứu về sự hài lòng của khách du lịch tham gia loại hình du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc, tìm ra các yếu tố tác động cũng như chỉ rõ mức độ tác động của từng yếu tố đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ điểm đến, khắc phục các tồn tại nhằm đáp ứng, thỏa mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu của khách du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc.

Xuất phát từ thực tiễn và lý luận trên, tác giả lựa chọn: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc” làm đề tài nghiên cứu.

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu của luận án là nghiên cứu khám phá các yếu tố và mức độ tác động của các yếu tố tới sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc. Từ đó đề xuất các giải pháp giúp nâng cao chất lượng dịch vụ điểm đến tại các điểm du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc nhằm thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc.



Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về du lịch cộng đồng, chất lượng điểm đến và sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng.

Thứ hai: Xác định mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc.

Thứ ba: Đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng và sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc.

Thứ tư: Trên cơ sở kết quả giải quyết các mục tiêu trên luận án đề xuất các giải pháp giúp nâng cao chất lượng dịch vụ điểm đến tại các điểm du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc nhằm nâng cao sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện để trả lời các câu hỏi sau:

1. Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng?

2. Mức độ tác động của các yếu tố đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc như thế nào?

3. Thực trạng tình hình phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc hiện nay như thế nào?

4. Giải pháp nào nâng cao sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng, góp phần thu hút khách du lịch và đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc?


1.4 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng

Du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc và tác động của các yếu tố đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng khi trải nghiệm du lịch cộng đồng tại vùng Tây Bắc.

1.4.2 Phạm vi

- Phạm vi nội dung: Luận án sẽ nghiên cứu sự phát triển của du lịch cộng đồng về doanh số, số lượng du khách du lịch, các điểm du lịch, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực phục vụ du lịch cộng đồng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tập trung phân tích sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng và tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch khi trải nghiệm du lịch cộng đồng tại vùng Tây Bắc.



- Phạm vi không gian:

Nghiên cứu này thu thập mẫu dựa trên việc tiếp cận ngẫu nhiên khách du lịch tại các điểm tham quan du lịch cộng đồng thuộc 4 tỉnh gồm: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Trong thời gian từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018.

- Phạm vi thời gian:

Tác giả xác định thời gian nghiên cứu từ 2015 đến 2019.

1.4.3 Phương pháp nghiên cứu

1.4.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liệu được thực hiện thông qua thu thập số liệu thứ cấp từ các nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước, các báo cáo tại các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục thống kê, Tổng cục Du lịch. Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua hệ thống bảng hỏi khảo sát bằng cách sử dụng các cộng tác viên trực tiếp phát và thu nhận bảng hỏi khảo sát tới khách du lịch đang trải nghiệm du lịch cộng đồng tại vùng Tây Bắc.

1.4.3.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

a) Phân tích dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là số liệu thống kê của Tổng cục Du Lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, các công trình khoa học của các tác giả trong và ngoài nước.

Áp dụng các phương pháp:

+ Tổng hợp số liệu thống kê và phân tích

+ Phân tích và tổng hợp lý thuyết

+ Phân loại và hệ thống lý thuyết

+ Mô hình hóa

+ Tư duy khoa học diễn giải và quy nạp, từ cụ thể đến trừu tượng hóa vấn đề. Cụ thể bằng các bước thu thập, phân tích, so sách và đánh giá một số nghiên cứu về tác động của văn hóa bản địa và các yếu tố khác đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng. Đồng thời xem xét các mô hình nghiên cứu liên quan trước đây để hình thành khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu của luận án.

b) Phân tích dữ liệu sơ cấp

- Nghiên cứu định tính (phỏng vấn chuyên gia từ đó phân tích dữ liệu định tính: Gỡ băng, xử lý thủ công (tổng hợp ý kiến, đếm tần suất số từ quan trọng, ghi chép những câu trả lời quan trọng…).

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí