Ảnh Hưởng Của Độ Tuổi Lên Đánh Giá Phát Triển Dlst Bền Vững


- Bảo vệ môi trường có β = 0,442 (Sig. = 0,000 < 0,05), tại mức ý nghĩa nhỏ hơn 5%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố Bảo vệ môi trường chặt chẽ tăng thêm 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì phát triển bền vững sẽ tăng thêm 0,442 đơn vị độ lệch chuẩn. Vậy, giả thuyết H6 được chấp nhận.

4.2.6. Kiểm định sự khác biệt của mô hình

4.2.6.1 Kiểm định theo giới tính

Theo bảng 22 (Phân tích dữ liệu, Phụ lục 3) với mức ý nghĩa 95%, giá trị Sig. của kiểm định Levene = 0,002 (< 0,05), điều này có thể khẳng định rằng phương sai phát triển du lịch bền vững theo giới tính là khác nhau, do đó ta không chấp nhận giả thuyết H0. Trong phân tích giá trị kiểm định T-test, ta có Sig. (2- tailed) = 0,028 (< 0,05) nên có thể kết luận có sự khác biệt trong đánh giá ảnh hưởng phát triển du lịch bền vững giữa 2 nhóm nam và nữ với giá trị trung bình của nam là 3,4393 và giá trị trung bình của nữ là 3,7179. (bảng 4.27)

Bảng 4.27 Kiểm định theo giới tính


Giới tính

N

Giá trị

trung bình

Độ lệch chuẩn

Sai số trung bình

chuẩn

Nam

PTBV

Nữ

173


143

3,4393


3,7179

1,17288


1,05135

0,08917


0,08792

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh - 13

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3)

4.2.6.2. Kiểm định theo độ tuổi

Bảng 4.28 Kiểm định ANOVA theo độ tuổi



Tổng bình phương

Bậc tự do

Bình phương trung bình

F

Sig.

Giữa các nhóm

29,103

4

7,276

6,107

0,000

Toàn bộ mẫu

370,545

311

1,191



Tổng

399,648

315




(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3)

Qua kiểm định ANOVA bảng 4.28 theo độ tuổi, ta có giá trị Sig. = 0,000 (< 0,05) nên có thể kết luận có sự khác biệt trong đánh giá về phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi giữa các nhóm theo độ tuổi.


Bảng 4.29 Ảnh hưởng của độ tuổi lên đánh giá phát triển DLST bền vững


Tuổi

Trung bình

Độ lệch chuẩn

p

Dưới 18

2,94

1,34

0,000

19 - 23

3,28

1,18

24 - 40

3,52

1,11

41 - 60

3,65

1,08

Trên 60

4,10

0,78

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3)

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trung bình mức độ đánh giá sự phát triển bền vững của DLST giữa các nhóm đối tượng ở các độ tuổi khác nhau (p<0.05). Theo bảng 4.29 những người ở độ tuổi càng cao, càng đánh giá cao việc phát triển bền vững mô hình này và người ở độ tuổi thấp nhất là học sinh, chưa có cảm nhận cao tầm quan trọng việc phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi

4.2.6.3 Kiểm định theo nghề nghiệp

Bảng 4.30 Kiểm định ANOVA theo nghề nghiệp



Tổng bình

phương

Bậc tự do

Bình phương

trung bình

F

Sig.

Giữa các nhóm

70,933

6

11,822

11,113

0,000

Toàn bộ mẫu

328,715

309

1,064



Tổng

399,648

315




(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3)

Theo bảng 4.30 kiểm định ANOVA cho giá trị Sig. = 0,000 (< 0,05) cho thấy có sự khác biệt trong đánh giá về phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi giữa các nhóm theo nghề nghiệp.

Bảng 4.31 Ảnh hưởng của nghề nghiệp lên đánh giá PT DLSTBV


Nghề nghiệp

Trung bình

Độ lệch chuẩn

p

Học sinh, sinh viên

2,77

1,28

0,000

Công nhân viên chức, nhân

viên văn phòng

3,53

1,05

Nội trợ, phụ giúp gia đình

2,86

1,15

Nghề tự do, dịch vụ làm

thuê

3,28

1,17

Chuyên gia kỹ thuật, lao

động có nghiệp vụ chuyên môn cao

3,90

0,98


Nhà kinh doanh, doanh

nghiệp

3,84

0,88


Nghỉ hưu

4,21

0,70

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3)

Bảng 4.31 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trung bình mức độ đánh giá sự phát triển bền vững của DLST giữa các nhóm đối tượng có nghề nghiệp khác nhau (p<0.05). Trong đó, nhóm nghỉ hưu đánh giá cao điều này nhất với trung bình đánh giá đạt 4.2101.

4.2.6.4 Kiểm định theo thu nhập

Bảng 4.32 Kiểm định ANOVA theo mức thu nhập



Tổng bình

phương

Bậc tự do

Bình phương

trung bình

F

Sig.

Giữa các nhóm

16,976

3

5,659

4,614

0,004

Toàn bộ mẫu

382,673

312

1,227



Tổng

399,648

315




(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3)

Theo bảng 4.32 kiểm định ANOVA cho giá trị Sig. = 0,004 (< 0,05) cho thấy có sự khác biệt trong đánh giá về phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi giữa các nhóm theo mức thu nhập.

Bảng 4.33 Ảnh hưởng của thu nhập lên đánh giá PTDLSTBV huyện Củ Chi


Thu nhập

Trung bình

Độ lệch chuẩn

p

Dưới 5 triệu

3,42

1,13

0,004

Từ 5 đến 10 triệu

3,46

1,18

Từ 10 đến 15 triệu

3,84

0,98

Trên 15 triệu

4,13

0,88

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3)

Bảng 4.33 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trung bình mức độ đánh giá sự phát triển bền vững của DLST giữa các nhóm đối tượng có thu nhập khác nhau (p<0.05). Trong đó những người có thu nhập càng cao, càng đánh giá cao việc phát triển DLST bền vững.

Như vậy, sau khi tiến hành kiểm định Independent-sample T-test và kiểm định One-way ANOVA, ta có thể kết luận: với độ tin cậy 95% thì các thuộc tính cá nhân của đối tượng khách du lịch được khảo sát như: giới tính, độ tuổi, nghề


nghiệp, mức thu nhập có sự đánh giá khác nhau về phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi.

4.3 Đánh giá chung về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến PTDLST bền vững huyện Củ Chi

Qua nghiên cứu thực trạng cho thấy phát triển DLST trên địa bàn huyện Củ Chi vẫn còn ở mức thấp, chưa thật sự đạt hiệu quả tương xứng và có tính bền vững cao. Trong đó việc khai thác DLST mang tính tự phát, chưa được quy hoạch, định hướng do tài nguyên du lịch tự nhiên còn hạn chế; yếu tố bản sắc văn hoá bản địa chưa thể hiện rõ ngoài dấu ấn chiến tranh trong kháng chiến chống Mỹ lịch sử để lại, các giá trị văn hoá, xã hội truyền thống của cộng đồng dân cư ngoài các làng nghề thủ công còn được giữ lại thì nay đã dần cơ giới hoá, tự động hoá một số công đoạn đan lát, tráng bánh tráng chưa thể hiện nét đặc sắc thu hút khách nghiên cứu tìm hiểu dài ngày; sự tham gia đầu tư vào du lịch sinh thái nông nghiệp dựa vào các mô hình kinh tế trang trại, hợp tác xã, nhà vườn riêng lẻ, chưa có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương tạo thành các mô hình làng, xã du lịch sinh thái. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST kết hợp hiện trạng DLST tại huyện Củ Chi và cho ta thấy sự tác động của từng yếu tố như sau:

4.3.1. Yếu tố tài nguyên du lịch sinh thái

Do tài nguyên tự nhiên của huyện Củ Chi còn hạn chế dẫn đến số lượng các khu, điểm DLST được quy hoạch đầu tư tôn tạo và khai thác hiệu quả còn ít, ngoại trừ Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi. Hệ thống tài nguyên du lịch đường sông chưa được khai thác tương xứng để phục vụ du lịch, nhiều khu, điểm du lịch sinh thái nông nghiệp đang phát triển tự phát không theo quy hoạch cụ thể; đồng thời qua phân tích yếu tố Tài nguyên du lịch có β = 0,101 tác động mạnh thứ 5 đến cảm nhận của du khách về sự phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi và có Mean = 3,58. Các biến quan sát của nhóm này có mức độ ảnh hưởng dao động từ 3,5 đến 3,65 và ở mức khá tốt Thuận lợi của tài nguyên du lịch sinh thái Củ Chi là yếu tố khí hậu (TN3) thích hợp cho hoạt động tham quan quanh năm; sức chứa, không gian khai thác tài nguyên (TN5) có thể mở rộng, cùng với tính dễ tiếp cận (TN4) và


truyền thống cách mạng chống Mỹ là những yếu tố có tầm quan trọng trong phát triển DLST bền vững.

Vì vậy cần chú trọng quy hoạch lại các cụm điểm du lịch sinh thái liên kết các điểm tham quan với nhau tạo ra thêm các loại sản phẩm DLST phong phú, đa dạng.

4.3.2 Yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng

Hiện trạng cơ sở vật chất hạ tầng du lịch huyện Củ Chi gắn liền với phát triển DLST bền vững. Tuy nhiên do các khu, điểm du lịch phân bổ rời rạc cách xa nhau dẫn đến khách mất thời gian được tham quan, trải nghiệm sản phẩm du lịch tại điểm đến do bị kéo dài thời gian di chuyển nên yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng có β = 0,168 và Mean = 3,21 đến tác động mạnh thứ 4 cảm nhận của du khách về sự phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi. Các biến quan sát của nhóm này có mức độ đánh giá dao động từ 3,11(trung bình) đến 3,28 (trung bình khá). Trong đó, mức độ cao nhất thuộc về biến quan sát VC1 hệ thống đường sá nhiều tuyến đường bộ kết nối giao thông cần được chú trọng. Trong đó cần đầu tư thêm các cầu tàu dọc bờ sông Sài Gòn vốn hiện chủ yếu tập trung tại các khu, điểm du lịch lớn như Khu du lịch Bình Mỹ, vườn cá Koi Hải Thanh, địa đạo Bến Đình và Bến Dược với quy mô nhỏ chỉ khoảng chục ca nô neo đậu, chưa thể kết nối giao thông đường thủy và đường bộ tạo thuận lợi cho du khách và người dân tham quan.

Bên cạnh đó biến VC3 có Mean = 3,28 cho thấy hệ thống dịch vụ vệ sinh môi trường tại các điểm đến có tác động trung bình khá trong cảm nhận về phát triển DLST bền vững tại Củ Chi. Và thấp nhất là biến VC5 do trang thiết bị, phương tiện phục vụ tại các điểm du lịch được du khách đánh giá có tầm ảnh hưởng cao. Từ đó dẫn đến cần có biện pháp nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật; các trang thiết bị phục vụ du lịch tại các khu, điểm tham quan trên địa bàn và nâng cao yếu tố bảo đảm vệ sinh trong các khu, điểm du lịch.

4.3.3. Yếu tố sản phẩm, dịch vụ du lịch phục vụ DLST

Sản phẩm DLST tại Củ Chi hiện chưa đủ sức thu hút khách du lịch thuần túy lưu trú qua đêm, hệ thống các dịch vụ mua sắm, ăn uống chưa phát triển; nhưng


yếu tố sản phẩm và dịch vụ du lịch có β = 0,207 tác động mạnh thứ 3 đến cảm nhận của du khách về sự phát triển DLST bền vững và có Mean = 3,58 chứng tỏ cảm nhận của du khách là cần có sản phẩm phong phú và mang tính độc đáo riêng biệt của địa phương gắn với du lịch nông nghiệp, trang trại, nhà vườn.

Các biến quan sát của nhóm này có mức độ cảm nhận dao động từ 3,41 (DV3) đến 3,65 (DV1). Du khách đánh giá tầm quan trọng của các cơ sở lưu trú (3,56) do đó cần hướng đến các loại hình homestay gắn với du lịch nông nghiệp.

Bên cạnh đó từ thực tế một số khu, điểm DLST thiếu đầu tư nâng cấp như Công viên nước Củ Chi, Khu du lịch sinh thái văn hóa lịch sử dân tộc thiểu số FOSACO; hoặc đã ngừng hoạt động như Khu du lịch Hợp tác xã Một thoáng Việt Nam (Bảng 6 Đánh giá một số điểm du lịch tiêu biểu trên địa bàn huyện Củ Chi, Phụ lục 4); nên du khách chú ý quan tâm hàng đầu biến quan sát DV1 (3,65) về các điểm tham quan kết hợp được nhiều sản phẩm. Vì vậy Củ Chi cần quan tâm đến đầu tư các điểm tham quan kết hợp nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ trải nghiệm, xây dựng thương hiệu cho hàng hoá, đặc sản nhằm phát triển DLST bền vững.

4.3.4. Yếu tố tổ chức quản lý điểm đến du lịch

Trong tổ chức quản lý điểm đến, ngoài mặt mạnh là an ninh trật tự trên địa bàn Huyện được đảm bảo do cách xa trung tâm Thành phố và người dân sinh sống tại chỗ là chính; đội ngũ lao động tại các cơ sở dịch vụ, khu điểm tham quan, đa số lao động, nhân viên là người địa phương chưa quan đào tạo về du lịch nên hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hoạt động quảng bá du lịch của huyện còn hạn chế chưa có hiệu quả, chỉ tập trung cho các điểm tham quan truyền thông là địa đạo Củ Chi và du khách chưa biết đến nhiều sản phẩm DLST nông nghiệp. Qua phân tích hồi quy, yếu tố tổ chức quản lý điểm đến có β = 0,266 tác động mạnh thứ 2 đến cảm nhận của du khách về sự phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi. Các biến quan sát của nhóm này có mức độ cảm nhận dao động thấp nhất từ 3,48 (đảm bảo giá cả hợp lý, uy tín về chất lượng dịch vụ) đến cao nhất 3,75 (an ninh trật tự, an toàn cho du khách) về ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững. Trong đó có sự quan tâm ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững là việc áp dụng công nghệ


thông tin (TC4), tổ chức đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp hiệu quả (TC5), và công tác quảng bá tiếp thị điểm đến (TC3).

4.3.5 Yếu tố bảo vệ môi trường DLST

Với mục tiêu xây dựng nông thôn mới, môi trường sinh thái của Huyện được quan tâm rất nhiều về cải thiện vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, xử lý rác hướng tói “Văn minh -Mỹ quan đô thị”. Qua phân tích, yếu tố Bảo vệ môi trường có β = 0,442 tác động mạnh nhất đến cảm nhận của du khách khi đánh giá về sự phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi. Các biến quan sát của nhóm này có mức độ dao động từ 3,09 (MT4) đến 3,89 (MT3) chứng tỏ đánh giá của du khách về tầm quan trọng khi phát triển DLST bền vững là vấn đề quy hoạch, bảo vệ tài nguyên DLST phải khoa học, chặt chẽ, cùng với đảm bảo vệ sinh môi trường, xử lý chất thải; có chính sách đúng đắn nâng cao nhận thức của người tham gia hoạt động và sử dụng khai thác tài nguyên DLST hợp lý.

Tóm tắt Chương 4

Chương 4 trình bày về hiện trạng DLST huyện Củ Chi và kết quả nghiên cứu mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi.

Nhìn chung mặc dù huyện Củ Chi có tiềm năng phát triển những sản phẩm DLST mang nét riêng của huyện Củ Chi, tuy nhiên các sản phẩm du lịch đặc thù của ngành kinh tế nông nghiệp, trong đó có DL nông nghiệp chưa được khai thác hiệu quả và chưa được đầu tư tương xứng với tiềm năng. Đây là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển DLST bền vững.

Bên cạnh đó đề tài đã trình bày đặc điểm của các mẫu khảo sát, kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA và kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi.

Tóm lại mô hình lý thuyết đề xuất phù hợp với tình hình thực tế địa phương và các giả thuyết trong mô hình lý thuyết đều được chấp nhận.


Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.1. Kết luận và đề xuất các hàm ý chính sách

5.1.1. Kết luận

Qua nghiên cứu, tài nguyên DLST tự nhiên của Huyện chưa được đầu tư phát triển ngoài các tài nguyên về di tích lịch sử, văn hoá phản ánh công cuộc kháng chiến chống Mỹ với hệ thống địa đạo Củ Chi dài hơn 200km nổi tiếng trên thế giới. Mặc dù có những tiềm năng để phát triển du lịch đường thuỷ, DLST kết hợp nông nghiệp công nghệ cao, nhà vườn, nhưng do hạn chế về công tác tổ chức quản lý điểm đến, vận dụng khoa học công nghệ để phát triển sản phẩm; nguồn lao động chưa chuyên môn cao; sản phẩm DLST chưa phong phú đa dạng và có sức hấp dẫn cao; hạ tầng giao thông còn khó khăn, công tác tiếp thị, quảng bá còn hạn chế nên DLST huyện Củ Chi chưa thật sự là trọng tâm để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ mội trường bền vững trong thời gian qua.

Theo phân tích ban đầu có 6 nhóm yếu tố tác động đến phát triển DLST bền vững, các thang đo của các nhân tố có sự thay đổi đều đạt được độ tin cậy thông qua kiểm định Cronbach’s alpha lần thứ hai. Kết quả phân tích nhân tố khám phá đã loại yếu tố sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương do các quan sát này có thể chưa thể hiện rõ mức độ cảm nhận của du khách về tác động của việc cộng đồng dân cư địa phương tham gia trong hoạt động DLST hiện nay ở Củ Chi hoặc do có sự khác biệt trong cảm nhận của du khách theo cơ cấu về độ tuổi, nghệ nghiệp và mức thu nhập.

Sau khi phân tích hồi quy tuyến tính ta thấy được yếu tố MT (Bảo vệ môi trường) có ảnh hưởng mạnh nhất đến PTBV với hệ số β đã chuẩn hóa là 0.442. Tiếp theo là các yếu tố TC (Tổ chức quản lý điểm đến) (β = 0.266), DV (Sản phẩm và dịch vụ) (β = 0.207), VC (Cơ sở vật chất kỹ thuật) (β = 0.168) và cuối cùng là yếu tố TN (Tài nguyên du lịch) (β = 0.101).

Mô hình hồi quy chuẩn hoá các yếu tố tác động đến phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi có dạng:

PTBV = 0.101 * TN + 0.168 VC + 0.207 DV + 0.266 TC + 0.442 BV

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/08/2022