Thực Trạng Quy Định Một Số Nghĩa Vụ Con Người Trong Pháp Luật Quốc Tế122


soạn thảo tuyên ngôn đều thống nhất: “Nghĩa vụ là nhân tố quan trọng để thiết lập một trật tự xã hội tốt đẹp hơn, và để thực hiện khát vọng của loài người120.

Đặc biệt, việc tiến hành so sánh các bản tuyên ngôn về Nghĩa vụ đã cho thấy có rất nhiều điều khoản Nghĩa vụ tương đồng121. Điều này chứng tỏ việc tìm kiếm một nền tảng đạo đức chung cho thế giới đã trở thành xu hướng thống nhất trong những người ủng hộ Nghĩa vụ con người. Chúng tôi tin rằng, trong tương lai nhiều Nghĩa vụ con người có thể được chấp nhận và ứng dụng rộng rãi trên toàn cầu.

Tuy nhiên, các hoạt động thúc đẩy Nghĩa vụ con người chưa đạt được kết quả như mong muốn vì những lý do sau:

Thứ nhất, các hoạt động diễn ra độc lập, không có sự gắn kết.

Thứ hai, hệ thống Pháp luật quốc tế về Nhân quyền đã được chấp thuận rộng rãi hơn 70 năm, cùng với đó là “mối lo sợ Nghĩa vụ sẽ hạn chế Quyền” vẫn còn tồn tại.

Thứ ba, nội dung điều khoản Nghĩa vụ trong các bản tuyên ngôn đa phần dựa trên tinh thần Nghĩa vụ cá nhân là sự bổ sung cho Quyền và vì vậy, chưa đủ sức đối trọng với Quyền, cũng chưa đủ sâu sắc để thuyết phục cộng đồng quốc tế. Đây là một hạn chế lớn vì Nghĩa vụ con người có vai trò quan trọng hơn nhiều. Việc thực thi Nghĩa vụ không chỉ đơn thuần là sự bổ sung cho quyền lợi cá nhân mà xa hơn, còn vươn tới ý nghĩa đem lại hạnh phúc cho chính người thực thi và tạo ra sự phát triển bền vững cho cả nhân loại.

Thứ tư, lối diễn đạt về ý tưởng trong các văn kiện khó hiểu, rườm rà, nén nhiều ý nhiều câu trong một điều nên khó thuyết phục được quần chúng.

3.1.2. Thực trạng quy định một số Nghĩa vụ con người trong Pháp luật quốc tế122

Các Tuyên ngôn và Điều ước quốc tế đã nêu trên có quy định khác nhau về Nghĩa vụ con người, song tất cả đều thống nhất đưa ra một số Nghĩa vụ cốt lõi dưới đây để khuyến nghị cho các tổ chức quốc tế, các quốc gia và các cá nhân phải tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.

Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc: khoản 5, Điều 29 Hiến chương châu Phi năm 1981.

Nghĩa vụ đóng thuế: Điều 36 ADRDM; khoản 6, Điều 29 Hiến chương châu Phi năm 1981.

Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam - 15


120 Sue L.T. McGregor (2013), tlđd, tr. 22.

121 Xem bảng so sánh các Nghĩa vụ của các bản tuyên ngôn tại Sue L.T. McGregor (2013), tlđd, tr. 17-20.

122 Được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm không chỉ là những điều ước quốc tế có tính ràng buộc pháp lý, mà còn là những tuyên ngôn chỉ có tính chất kêu gọi, gợi ý. Phạm vi của Pháp luật quốc tế rất rộng, nên đối tượng nghiên cứu của luận án chủ yếu là Quyền và Nghĩa vụ con người trong các văn kiện cấu thành Luật Nhân quyền quốc tế.


Nghĩa vụ bảo vệ môi trường: Nguyên tắc 1, Tuyên bố của Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường năm 1972.

Nghĩa vụ giáo dục: Điều 31 ADRDM.

Nghĩa vụ lao động: Điều 37 ADRDM.

Nghĩa vụ tôn trọng Quyền của người khác: khoản 2, Điều 29 UDHR; Lời nói đầu của ICCPR và ICESCR; khoản 2, Điều 10 Công ước châu Âu về Quyền con người; Điều 28 ADRDM; khoản 2, Điều 32 Công ước châu Mỹ về Quyền con người năm 1969123; khoản 2, Điều 27 và Điều 28 Hiến chương châu Phi năm 1981; Mục

8.1.1 Nghị quyết 1845 - Những Quyền và Trách nhiệm cơ bản năm 2011124

Nghĩa vụ tuân thủ pháp luật: Điều 33 ADRDM.

Nghĩa vụ đối với cộng đồng xã hội: khoản 1, Điều 29 UDHR; khoản 1, Điều 18 Tuyên ngôn về những người bảo vệ nhân quyền năm 1998; khoản 1, Điều 32 Công ước châu Mỹ về Quyền con người năm 1969; khoản 1, Điều 27 và khoản 2, Điều 29, Hiến chương châu Phi năm 1981; Điều 1 Nghị quyết 1845 - Những Quyền và Trách nhiệm cơ bản năm 2011.

Nghĩa vụ khác: Nghĩa vụ bỏ phiếu (Điều 32 ADRDM); Nghĩa vụ đóng góp vào nền phúc lợi chung của xã hội (Điều 35 ADRDM; Điều 1 và Điều 6 Tuyên bố về phát triển và tiến bộ xã hội năm 1969; khoản 1, Điều 1 và khoản 1, 2 Điều 2 Tuyên bố về Quyền phát triển năm 1986; khoản 7, Điều 29 Hiến chương châu Phi năm 1981; điểm w, Lời nói đầu Công ước về Quyền của người khuyết tật năm 2007); Nghĩa vụ nuôi dạy con cái (của cha mẹ), Nghĩa vụ hiếu kính cha mẹ (của con cái) (Điều 30 ADRDM; khoản 1, Điều 29 Hiến chương châu Phi năm 1981); Xây dựng và bảo vệ sự đoàn kết xã hội (khoản 4, Điều 29 Hiến chương châu Phi năm 1981)… Thể hiện sự đoàn kết, hành động có trách nhiệm đối với trẻ em, người già và khuyết tật (điểm 8.1.1, Nghị quyết 1845 - Những Quyền và Trách nhiệm cơ bản năm 2011); Nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động (khoản 1, Điều 8 Công ước về Quyền tự do hiệp hội và về việc bảo vệ Quyền được tổ chức năm 1948); Nghĩa vụ của trẻ em (Nguyên tắc 7 Tuyên bố Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em năm 1959); Nghĩa vụ của thanh niên (khoản 4, Điều 11 Tuyên bố về phát triển và tiến bộ xã hội năm 1969); Nghĩa vụ của người nước ngoài (Điều 4 và khoản 2, Điều 5 Tuyên bố về Quyền của những người


123 Được các nước châu Mỹ chấp thuận trong cuộc họp ở San José, Costa Rica ngày 22/11/1969, và có hiệu lực từ ngày 18/7/1978.

124 Tên Tiếng Anh là Fundamental rights and responsibilities, được Ủy ban thường trực Nghị viện châu Âu

thông qua ngày 25/12/2011 theo Nghị quyết số 1845.


không phải là công dân nước mà họ đang sinh sống năm 1985); Nghĩa vụ của người cao tuổi (Nguyên tắc 7, 8 Những nguyên tắc của Liên hợp quốc về người cao tuổi năm 1991); Nghĩa vụ của người khuyết tật (Khoản 4, Điều 19 Tuyên bố về phát triển và tiến bộ xã hội năm 1969; điểm m, Lời nói đầu và điểm c, khoản 1, Điều 8; khoản 2, Điều 3 Công ước về Quyền của người khuyết tật năm 2007)...

Các Nghĩa vụ con người trong Pháp luật quốc tế đã được các quốc gia thực thi bằng việc nội luật hóa, ghi nhận trong hiến pháp của các quốc gia và bảo đảm thực thi trên thực tế. Chẳng hạn:

- Điều 59 Hiến pháp Nga năm 1993; Điều 82, Điều 85 Hiến pháp Ba Lan năm 1997; Điều 30 Hiến pháp Tây Ban Nha năm 1978 (sửa đổi năm 2011); Điều 44 và 45 Hiến pháp Việt Nam năm 2013… đã ghi nhận và bảo đảm thực hiện Nghĩa vụ quân sự, bảo vệ và trung thành với Tổ quốc của công dân.

- Điều 276 Hiến pháp Zimbabwe năm 2013; Điều 55 Hiến pháp Đông Timor năm 2002; Điểm d, Điều 90 Hiến pháp Cuba năm 2019; Điều 48 Hiến pháp Lào năm 1991 (sửa đổi, bổ sung năm 2015); Điều 228 Hiến pháp Nam Phi năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2013); Điều 47 Hiến pháp Việt Nam năm 2013… đã ghi nhận và bảo đảm thực hiện Nghĩa vụ đóng thuế của con người.

- Điều 86 Hiến pháp Ba Lan năm 1997; Điều 43 Hiến pháp Tây Ban Nha năm 1978; Điều 24 Hiến pháp Nam Phi năm 1996; điểm h, Điều 90 Hiến pháp Cuba năm 2019; Điều 41 Hiến pháp Congo năm 2015; Điều 61 Hiến pháp Đông Timor năm 2002; Điều 43 Hiến pháp Việt Nam năm 2013… đã ghi nhận và bảo đảm thực hiện Nghĩa vụ bảo vệ môi trường của mọi người.

- Điều 57 Hiến pháp Đông Timor năm 2002... đã ghi nhận và bảo đảm thực hiện

Nghĩa vụ sức khỏe của con người.

- Điều 29 Hiến pháp Congo năm 2015; Điều 50 Hiến pháp Thái Lan năm 2017; khoản 2, Điều 31 Hiến pháp Indonesia năm 1945 (sửa đổi, bổ sung năm 2002); khoản 1, Điều 30 Hiến pháp Ý năm 1947 (sửa đổi, bổ sung năm 2020); khoản 2, Điều 3 Hiến pháp Hàn Quốc năm 1948 (sửa đổi, bổ sung năm 1987); Điều 39 Hiến pháp Việt Nam năm 2013… đã ghi nhận và bảo đảm thực hiện Nghĩa vụ giáo dục của công dân.

- Điều 42 Hiến pháp Trung Quốc năm 1982; khoản 2, Điều 32 Hiến pháp Hàn Quốc năm 1948 (sửa đổi, bổ sung năm 1987); khoản 2, Điều 4 Hiến pháp Ý năm 1947 (sửa đổi, bổ sung năm 2020); Điều 47 Hiến pháp Lào năm 1991… đã ghi nhận và bảo đảm thực hiện Nghĩa vụ lao động của công dân.


- Điều 28J Hiến pháp Indonesia năm 1945 (sửa đổi, bổ sung năm 2002), Điều 90 Hiến pháp Cuba năm 2019, Điều 53 Hiến pháp Congo năm 2015... đã ghi nhận và bảo đảm thực hiện Nghĩa vụ tôn trọng Quyền của người khác của mọi người.

- Khoản 2, Điều 15 Hiến pháp Nga năm 1993 (sửa đổi năm 2020); Điều 53 Hiến pháp Trung Quốc năm 1982 (sửa đổi năm 2018); Điều 83 Hiến pháp Ba Lan năm 1997; Điều 54 Hiến pháp Ý năm 1947 (sửa đổi, bổ sung năm 2020); Điều 46 Hiến pháp Việt Nam năm 2013… đã ghi nhận và bảo đảm thực hiện Nghĩa vụ tuân thủ hiến pháp, pháp luật của mọi người.

- Và nhiều nghĩa vụ khác như: Nghĩa vụ của công dân trong trường hợp xảy ra các rủi ro nghiêm trọng, thảm họa thiên tai hoặc tai họa chung do luật định (khoản 3, khoản 4 Điều 30 Hiến pháp Tây Ban Nha năm 1978; Điều 51 Hiến pháp Congo năm 2015, Điều 44 Hiến pháp Zimbabwe năm 2013); Tôn trọng và bảo vệ biểu tượng quốc gia; Tôn trọng nhà nước và các nhà chức trách có thẩm quyền; Bảo vệ di sản văn hóa và lịch sử quốc gia; Công dân có Nghĩa vụ bảo tồn, bảo vệ và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống (Điều 59 Hiến pháp Đông Timor năm 2002)…

3.2. Thực trạng Nghĩa vụ con người trong Pháp luật Việt Nam

3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Nghĩa vụ con người trong Pháp luật Việt Nam

3.2.1.1. Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945

- Thời kỳ trung đại (từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX)

Trải qua hàng nghìn năm tồn tại và phát triển, các nhà nước quân chủ và phong kiến ở Việt Nam đã nhận thức được vai trò quan trọng của pháp luật nên đã rất quan tâm đến việc ban hành pháp luật trong việc quản lý và điều hành đất nước. Thời kỳ này, Nghĩa vụ con người cũng đã được ghi nhận xuyên suốt trong hệ thống pháp luật nhằm “thiết lập trật tự trong các mối quan hệ xã hội như quan hệ gia trưởng, quan hệ vua - tôi, quan hệ vợ - chồng, quan hệ cha mẹ - con cái, quan hệ anh - em, quan hệ thầy - trò… Trong đó, bầy tôi phải trung thành tuyệt đối với vua, vợ phải tiết nghĩa với chồng, con cái phải hiếu thảo với cha mẹ125... Các bộ luật tiêu biểu nhất được xây dựng và ban hành trong thời kỳ này là: Hình thư năm 1042 (thời Lý), Quốc triều Hình luật năm 1341 (thời Trần), Quốc triều Hình luật năm 1483 (còn gọi là Bộ luật Hồng Đức (BLHĐ) - thời Lê sơ), và Hoàng Việt Luật lệ năm 1815 (còn gọi là Bộ luật Gia Long (BLGL) - thời Nguyễn).



125 Xem Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Lịch sử hình thành nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, tr. 325.


Bộ luật “Hình Thư” do triều Lý ban hành là bộ luật thành văn đầu tiên trong lịch sử dân tộc, tiếp đến là bộ “Quốc triều Hình luật” do triều Trần ban hành (theo các nhà sử học, cả hai bộ luật này đều đã bị thất truyền). Tuy nhiên, qua những ghi chép từ một số nguồn sử liệu, có thể thấy hệ thống pháp luật thời Lý - Trần đã quy định Nghĩa vụ con người như: Nghĩa vụ chấp hành luật pháp126, Nghĩa vụ đi lính127, Nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước phong kiến128; Nghĩa vụ chung thủy trong quan hệ vợ chồng. Nghĩa vụ con người cũng được ghi nhận trong nhiều điều khoản của cả hai BLHĐ và BLGL như: Nghĩa vụ nộp thuế của người dân (các Điều 345 và 346, BLHĐ); Nghĩa vụ đi lính (Điều 170, BLHĐ; vợ chồng phải có Nghĩa vụ chung thuỷ với nhau (Điều 401, BLHĐ); con cái phải có Nghĩa vụ vâng lời dạy bảo, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ (Điều 506, BLHĐ và Điều 307, BLGL).

Thời kỳ này còn ghi nhận được một dấu son trong quá trình hình thành Nghĩa vụ con người tại Việt Nam, đó là bộ 24 Thanh Điều do vua Lê Thánh Tông đặt ra nhằm huấn dụ đạo đức cho nhân dân (xem Phụ lục 3). Đặc biệt, Thanh Điều đã lần đầu tiên đề cao vai trò của Nghĩa vụ giáo dục đạo đức thông qua việc đích thân vua khen thưởng cho những ai biết truyền dạy đạo đức cho cộng đồng (Thanh Điều thứ 23). Điều này cho thấy, trong thời vua Lê Thánh Tông nghĩa vụ đạo đức được xem trọng đến nhường nào.

- Thời kỳ thực dân nửa phong kiến (từ năm 1884 đến năm 1945)

Chính quyền thực dân - phong kiến rất chú trọng xây dựng pháp luật và luôn coi đó là phương tiện quản lý xã hội hữu hiệu. Trong hệ thống pháp luật thời kỳ này, Nghĩa vụ con người cũng được quy định khá chi tiết, rõ ràng. Chẳng hạn, đối với Nghĩa vụ nộp thuế, người dân thời kỳ này phải nộp thuế cho chính quyền thực dân với các loại



126 Pháp luật nhà Lý quy định mọi người từ quan lại đến dân chúng phải có Nghĩa vụ chấp hành luật pháp (dẫn theo Hội đồng Khoa học xã hội TP. Hồ Chí Minh (2006), Lịch sử Việt Nam, Nxb Trẻ, tập 3, Tp. HCM, tr. 44-45).

127 Để đảm bảo nguồn nhân lực cho quân đội, nhà Lý tiến hành kiểm kê dân đinh. Tất cả những dân đinh từ 18

tuổi trở lên được ghi tên vào sổ đóng bìa màu vàng được gọi là Hoàng Sách, và hạng đinh này gọi là Hoàng Nam, người trên 20 tuổi được gọi là Đại Hoàng Nam. Những người trong hạng đinh này đều phải đi lính (dẫn theo Hội đồng Khoa học xã hội TP. Hồ Chí Minh (2006), tlđd, tập 3, tr. 45). Nhà Trần tuyển quân bằng cách lập sổ Đinh, trong đó ghi rõ Đinh Nam, Đinh Nữ. Sổ Đinh Nam lại cập nhật số lượng Tiểu Hoàng Nam và Đại Hoàng Nam cũng như Lão và Long Lão theo từng năm. Trong đó, Đại Hoàng Nam đều phải tham gia Lộ quân, tiếp nhận huấn luyện quân sự. Với chính sách “Ngụ binh ư nông” nên nhân dân ai cũng là binh (dẫn theo Hội đồng Khoa học xã hội TP. Hồ Chí Minh (2006), tlđd, tập 3, tr. 105).

128 Trong pháp luật thời Lý, Nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước phong kiến sẽ căn cứ theo số ruộng mỗi người,

ai không có ruộng thì khỏi phải nộp (dẫn theo Hội đồng Khoa học xã hội TP. Hồ Chí Minh (2006), tlđd, tập 3, tr. 55-56). Năm 1242, nhà Trần quy định Nghĩa vụ nộp thuế như sau: “nhân đinh có ruộng thì nộp tiền thóc, người không có ruộng đất thì miễn tất cả” (dẫn theo GS. Trương Hữu Quýnh (chủ biên), GS. Phan Đại Doãn, PGS. Nguyễn Cảnh Minh (2009), Đại cương lịch sử Việt Nam (tái bản lần thứ mười hai), Nxb Giáo dục, tập 1, tr. 193).


thuế như thuế thân, thuế lao dịch, thuế ruộng129... Đây là những thứ thuế chủ yếu có từ thời phong kiến và được chính quyền thực dân tiến hành sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế pháp lý để áp thuế đối với người dân thuộc địa130. Hoặc đối với Nghĩa vụ đi lính, pháp luật thời kỳ này quy định thanh niên từ 22 tuổi đến 28 tuổi phải hoàn thành “Nghĩa vụ binh dịch131. Hay trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, Nghĩa vụ con người cũng được quy định như: vợ chồng có Nghĩa vụ nuôi dạy con cái (Điều 91, Bộ Dân luật Bắc kỳ năm 1931); con cháu có Nghĩa vụ suốt đời hiếu thảo, cung kính, làm vinh dự cho ông bà cha mẹ, phải có Nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà cha mẹ; con cháu không được kiện ông bà cha mẹ trước toà án; không được phép của người cha, con cái không được bỏ nhà (Điều 207, Bộ Dân luật Bắc kỳ năm 1931).

3.2.1.2. Giai đoạn từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay

- Hiến pháp năm 1946

Theo Hiến pháp năm 1946, các quy định về Nghĩa vụ cơ bản của công dân được thể hiện tập trung tại Chương II “Nghĩa vụ và quyền lợi của công dân”, bao gồm các Nghĩa vụ cơ bản sau đây: bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng Hiến pháp, tuân theo pháp luật và Nghĩa vụ phải đi lính. Nét nổi bật của Hiến pháp năm 1946 so với các Hiến pháp khác về sau là các quy định về Nghĩa vụ của công dân được diễn đạt rất ngắn gọn, mang tính thực tế và khả thi cao132.

Ngoài ra, Hiến pháp năm 1946 còn đặt Nghĩa vụ trước quyền lợi công dân. Cụ thể, Nghĩa vụ được quy định tại Điều 4: “Mỗi công dân Việt Nam phải: bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng Hiến pháp, Tuân theo pháp luật” và Điều 5: “Công dân Việt Nam có Nghĩa vụ phải đi lính”, trong khi đó, các quy định về Quyền được ghi nhận từ Điều 6 đến Điều 16. Bố cục sắp xếp các quy định về Quyền và Nghĩa vụ như vậy là cần thiết và phù hợp với bối cảnh đất nước lúc bấy giờ khi cách mạng vừa mới thành công,


129 Xem TS. Phan Thanh Hải (2015), Một số sắc thuế áp dụng tại Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc, Website Khoa kế toán, Đại học Duy Tân. Website:

https://kketoan.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/132/1823/bai-viet-mot-so-sac-thue-ap-dung-tai-viet-

nam-thoi-ky-phap-thuoc-ts-phan-thanh-hai, truy cập ngày 16/4/2021.

130 Thuế thân, thuế đinh đánh vào người dân từ 18 đến 60 tuổi, theo Nghị định ngày 02/6/1897 ở Bắc kỳ và đạo dụ ngày 14/8/1898 ở Trung kỳ, tăng vọt từ 50 xu lên 2,50 đồng ở Bắc kỳ và từ 30 xu lên 2,30 đồng ở Trung kỳ, tương đương với giá 1 tạ gạo lúc bấy giờ. Người chết cũng không được miễn thuế, người sống phải đóng thay. Nhà nước thực dân buộc từng làng phải nộp đủ mức thuế đã ấn định (dẫn theo GS. Đinh Xuân Lâm (chủ biên), PGS. Nguyễn Đình Lễ, PGS. Nguyễn Văn Khánh (2008), Đại cương lịch sử Việt Nam (tái bản lần thứ mười), Nxb Giáo dục, tập 2, tr. 115-116).

131 Xem Đinh Xuân Lâm (chủ biên), PGS. Nguyễn Đình Lễ, PGS. Nguyễn Văn Khánh (2008), tlđd, tập 2, tr.

105-106.

132 Xem GS.TS. Tạ Ngọc Tấn (chỉ đạo nội dung), Phạm Văn Ba, TS. Nguyễn Thị Báo, TS.Vũ Công Giao (đồng chủ biên) (2015), tlđd, tr. 121-122.


chính quyền còn non trẻ, miền Nam còn đang bị chiếm đóng. Không thể có Quyền con người nếu như chiến tranh vẫn còn đang tiếp diễn, đất nước chưa thực sự được hòa bình. Để thụ hưởng Quyền thì trước hết công dân phải thực thi Nghĩa vụ. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc và Nghĩa vụ đi lính được đặt lên trên hết. Trong bối cảnh đất nước đang lâm vào tình trạng khó khăn trên nhiều phương diện chính trị, quân sự, kinh tế… Hiến pháp năm 1946 đã chưa quy định Nghĩa vụ đóng thuế đối với công dân133.

- Hiến pháp năm 1959

Trong Hiến pháp năm 1959, các Nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định ở nhiều chương (mặc dù tập trung nhất trong Chương III “Quyền lợi và Nghĩa vụ cơ bản của công dân”). So với Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 đã quy định thêm một số Nghĩa vụ mới như: Nghĩa vụ lao động (Điều 21); Nghĩa vụ tuân theo kỷ luật lao động (Điều 39); Nghĩa vụ tuân theo trật tự công cộng (Điều 39); Nghĩa vụ tuân theo những quy tắc sinh hoạt xã hội (Điều 39); Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng (Điều 40); Nghĩa vụ nộp thuế (Điều 41). Ngoài ra, quy định “Công dân Việt Nam có Nghĩa vụ phải đi lính” tại Điều 5 Hiến pháp năm 1946 đã được thay đổi thành “Công dân có bổn phận làm Nghĩa vụ quân sự để bảo vệ Tổ quốc” tại Điều 42 Hiến pháp năm 1959. Việc bổ sung “những Nghĩa vụ mới này là phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới của đất nước là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiến hành cải tạo và xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, đồng thời tiến hành cách mạng tư tưởng và văn hoá, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Điều đó đánh dấu sự phát triển về nhận thức đối với vai trò và vị trí của pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước và xã hội134.

Ngoài ra, Hiến pháp năm 1959 lần đầu tiên quy định Nghĩa vụ nộp thuế: “Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có Nghĩa vụ đóng thuế theo pháp luật” (Điều 41). Việc quy định Nghĩa vụ này là phù hợp với hoàn cảnh của đất nước lúc bấy giờ để tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước nhằm đáp ứng sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng như có được nguồn lực để chi viện cho chiến trường miền Nam hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, thống nhất nước nhà.



133 Xem Trần Văn Bách (2002), Sự phát triển chế định Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của công dân qua lịch sử lập hiến Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, tr. 71.

134 Xem Trần Văn Bách (2002), tlđd, tr. 78-79.


- Hiến pháp năm 1980

Tương tự Hiến pháp năm 1959, trong Hiến pháp năm 1980, các Nghĩa vụ cơ bản của công dân được đặt ở nhiều chương (từ Chương I đến Chương V, mặc dù tập trung nhất trong Chương V “Quyền lợi và Nghĩa vụ cơ bản của công dân”). Hiến pháp năm 1980 một mặt ghi nhận lại những Nghĩa vụ đã được quy định trong Hiến pháp năm 1959, mặt khác xác định thêm những Nghĩa vụ mới của công dân như: Nghĩa vụ phải Trung thành với Tổ quốc (Điều 76), Nghĩa vụ tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân, Nghĩa vụ bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; giữ gìn bí mật nhà nước; Nghĩa vụ tham gia lao động công ích theo quy định của pháp luật.

So với các bản Hiến pháp trước, Hiến pháp năm 1980 lần đầu tiên ghi nhận một trong những nguyên tắc để xây dựng chế định Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của công dân là “Quyền của công dân không tách rời Nghĩa vụ của công dân” (Điều 54). “Nhà nước bảo đảm các Quyền của công dân; công dân phải làm tròn Nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội” (Điều 54). Với quy định này, khi công dân thụ hưởng Quyền và Lợi ích hợp pháp của mình thì phải thực thi Nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội. Ngược lại, “Nhà nước phải tạo điều kiện để mỗi công dân hoàn thành Nghĩa vụ của mình135. Có thể thấy, Điều 54, Hiến pháp năm 1980 là một quy định cơ bản, có ý nghĩa rất quan trọng về nhận thức tư tưởng coi Quyền và Nghĩa vụ là hai mặt của quyền làm chủ của công dân. Do vậy, công dân muốn được hưởng Quyền phải gánh vác Nghĩa vụ.

- Hiến pháp năm 1992

Tương tự Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1959, trong Hiến pháp năm 1992, các Nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định ở nhiều chương (mặc dù tập trung nhất trong Chương V “Quyền lợi và Nghĩa vụ cơ bản của công dân”). Hiến pháp năm 1992 tiếp tục ghi nhận lại tất cả những các Nghĩa vụ cơ bản của công dân mà Hiến pháp năm 1980 đã quy định. Riêng Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 79 Hiến pháp năm 1980) được thay thế bằng Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng (Điều 78 Hiến pháp năm 1992). Sự thay thế này là hợp lý vì khái niệm “tài sản xã hội chủ nghĩa” là khái niệm chưa thật sự được định hình rõ ràng, vì thế mọi người chưa có cách hiểu thống nhất về khái niệm này. Còn với khái niệm “tài sản của Nhà nước”, mọi công dân đều có thể hiểu rằng đó là tài sản thuộc sở hữu nhà nước, do nhà nước thực hiện quyền định đoạt.



135 Xem Trần Văn Bách (2002), tlđd, tr. 87-88.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023