Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing xuất khẩu tại công ty giầy thụy khuê - 5

+ Cán bộ quản lý, KT-KHKT theo sở giao là 20 trong khi mục tiêu của công ty đề ra là 25 cán bộ sẽ được đào tạo bồi dưỡng

+ Công nhân: Sở công nghiệp giao 25 người, công ty phấn đấu là 30 người

- Về đề tài nghiên cứu KH-CN sở giao là 1 đề tài và đó cũng là mục đích cần đạt đến của công ty.

- Về lao động: Tổng lao động trong năm 2001 mà công ty phấn đấu sẽ có là 2150

Trên đây là những mục tiêu, định hướng phát triển của công ty giầy Thuỵ Khuê trong năm 2001 mà công ty đã đề ra.

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT

ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY GIẦY THUỴ KHUÊ .

Chúng ta thấy một điều rằng giờ đây để Công ty tiếp tục đứng vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt cùng xu hướng toàn cầu hoá thì rõ ràng là Công ty cần khắc phục những tồn tại trên. Để khắc phục những tồn tại đó, có nghĩa rằng là cần khắc phục những nguyên nhân gây ra những tồn tại đó. Và nếu như vậy thì chúng ta chỉ cần đưa ra các giải pháp cho việc khắc phục hai nguyên nhân của những tồn tại đã nêu.

1. Giải pháp từ phía Công ty.

1.1. Đối với ngân sách của Công ty.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 45 trang tài liệu này.

Đối với các Công ty Việt Nam nói chung hiện nay vốn và ngân sách là vấn đề hết sức nan giải vì nó cần thiết cho việc hình thành và phát triển Công ty trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt. Khi tham gia vào kinh doanh quốc tế ngoài các chi phí thông thường như: chi phí cho cơ sở hạ tầng máy móc, thiết bị, chi phí quản lý, lương cho CBCNV... còn phát sinh thêm các chi phí này nhiều khi khá lớn. Cùng với tình hình chung đó Công ty Giầy Thụy Khuê cũng đang trong tình trạng như vậy.

Chính vì thế, trước thực tế trên, để việc nghiên cứu tập tính hiện thực thói quen mua hàng của người tiêu dùng và để các hoạt động về chào bán hàng cá nhân và quảng cáo sản phẩm của Công ty Giầy Thụy Khuê không còn là những hạn chế những rào cản của Công ty trên con đường phát triển, thiết nghĩ Công ty cần có biện pháp hữu hiệu. Tất nhiên là, Công ty cần nỗ lực cố

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing xuất khẩu tại công ty giầy thụy khuê - 5

gắng đầu tư thêm vào ngân sách hơn nữa cho hoạt động Marketing XK nói chung và hai vấn đề hạn chế nêu trên nói riêng của Công ty.

Vẫn biết là vậy song vấn đề ở chỗ là tiền ở đâu ra để tăng thêm. Từ đó, biện pháp có thể khắc phục là: Công ty có thể vay thêm vốn từ ngân hàng.

Song đồng thời, bên cạnh đó Công ty cũng cần cố gắng trong việc sử dụng và khai thác có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh sẵn có, quản lý vốn chặt chẽ hơn nữa, tránh nợ nần dây dưa gây ứ đọng, thất thoát vốn đảm bảo tốt cho hoạt động Marketing nói riêng và SXKD nói chung của Công ty. Chỉ có như vậy, Công ty mới yên tâm vững bước tiến vào những thị trường đầy tiềm năng và cũng đầy thách thức.

1.2. Đối với vấn đề đơn hàng XK của Công ty.

Ngoài những tồn tại đã nêu ở phần trên, chúng ta đã biết Công ty còn gặp những tồn tại: nghiên cứu tình hình cạnh tranh trên thị trường XK chưa có khả năng thực hiện, Công ty chưa có điều kiện tiếp xúc với người tiêu dùng, rồi hình ảnh của Công ty chưa gây được ấn tượng với người tiêu dùng và cái nguyên nhân của nó đều là do phần lớn các đơn hàng XK của Công ty đều được xuất phát từ người đặt hàng. (khách hàng).

Trước tình trạng đặt ra như vậy, Công ty tất nhiên không thể một sớm một chiều khắc phục được điều đó có nghĩa là không thể hoàn toàn không phụ thuộc vào tình trạng bị động được, mà nó cần phải được tháo gỡ dần dần. Nên để có thể hạn chế tối đa sự phụ thuộc đó, Công ty có thể mở các đại lý, chi nhánh lớn và đại lý nhỏ ở một hoặc hai nước xem tình hình thế nào. Sau đấy, nếu thấy quả là hợp lý thì lúc đó có thể nhân rộng ra thêm. Từ các đại lý nhỏ đó, Công ty có thể bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng ở nước ngoài. Và nếu như vậy, thì có thể gặp trực tiếp được người tiêu dùng và thu nhập được hết những thông tin phản hồi từ phía họ. Và cũng từ đây, Công ty có điều kiện nghiên cứu khá chi tiết, đầy đủ về thị trường XK. Tuy nhiên Công ty cũng cần phải đưa ra nhãn hiệu riêng biệt cho những sản phẩm XK của mình nhằm nâng cao sự hiểu biết của người tiêu dùng cuối cùng về Công ty cũng như là tạo điều kiện cho sự xác lập các chiến lược cạnh tranh trong


Công ty giy Thy Khuê

Đại lý ln nước ngo i

Đại lý nhỏ ở nước ngo i

Người tiêu dùng cui cùng

tương lai của Công ty. Thế nhưng, cùng với việc mở đại lý ở nước ngoài đã nêu, Công ty cũng vẫn cần phải trực tiếp quan hệ bạn hàng với các tổ chức thương mại nước ngoài và bạn hàng khác... để mà đảm bảo cho công việc xâm nhập thị trường được tốt cũng như hoạt động SXKD không bị trì trệ. Dưới đây là sơ đồ phương thức thâm nhập mà Công ty nên lựa chọn nhằm hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào khách hàng.


Các tchc thương mi nước

Biểu đồ 4. Sơ đồ giải pháp cách thức thâm nhập mới của Công ty

Giầy Thụy Khuê.

Và một điều đặc biệt mà Công ty hết sức lưu ý là, khi mở các đại lý ở Nhà nước, Công ty nên triển khai hệ thống thông tin ngay để đảm bảo việc cập nhật thông tin nhanh chóng chính xác, kịp thời và đồng thời tiện liên hệ với Công ty mẹ ở trong nước. Nếu điều đó có được Công ty có thể tự tin vào khả năng cạnh tranh cua rmình khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới.

2. Những kiến nghị đối với Nhà nước.

2.1. Về vấn đề đầu tư XDCB.

* Nhà nước cần có các chính sách đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến từ da tươi sang da thành phẩm. Bởi vì hiện nay chúng ta phải nhập da thuộc khi nguồn nguyên liệu ta có nhiều (trâu, bò, dê... với số lượng hàng triệu con/năm). Việc phải nhập da thuộc với giá cao và xuất da muối với giá rẻ là do chúng ta đang thiếu các nhà máy chế biến.

Dự kiến nếu ta nhập da thô về chế biến da thuộc sẽ giảm từ 10 - 30% giá nguyên vật liệu. Từ đó giảm được giá thành sản phẩm chế biến từ da, đồng

thời các doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh.

* Xây dựng hệ thống thông tin để dự báo thị trường nước ngoài, qui hoạch và định hướng cho sản xuất và xuất khẩu.

2.2. Về môi trường luật pháp.

* Tạo hành lang môi trường pháp lý bằng đàm phán ký kết các hợp đồng ký kết các hiệp định, tranh thủ các ưu đãi về GSP, MFN.

* Tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho các doanh nghiệp xuất khẩu như: việc cấp giấy phép, giải quyết các khó khăn vướng mắc,...

* Tạo mối quan hệ tốt đẹp với các nước trên thế giới và khu vực.

2.3. Về các ưu đãi, hỗ trợ tài chính.

* Nhà nước cần xem xét miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp chuyên kinh doanh hàng xuất khẩu cụ thể:

+ Miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp chuyên kinh doanh hàng xuất khẩu.

+ Giảm thuế cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng chưa qua chế biến.

+ Thực hiện rộng rãi các chính sách lãi suất ưu đãi đối với vốn vay đầu tư cho sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu.

Để khuyến khích xuất khẩu đồng thời hạn chế nhập khẩu hàng không cần thiết, có thể áp dụng lãi suất đối với vốn vay cho xuất khẩu bằng 30% lãi suất vốn vay để nhập khẩu.

* Khuyến khích xuất khẩu bằng cách đảm bảo tín dụng xuất khẩu Nhà nước đứng ra lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu, nhằm đảo bảo cho mọi rủi ro mà nhà xuất khẩu bán hàng hoá ra nước ngoài với phương thức thanh toán trả chậm hoặc tín dụng dài hạn. Đây là bước đệm cho việc thành lập các công ty bảo hiểm tín dụng sau này.

* Ngoài ra, lập quỹ thưởng xuất khẩu sử dụng trong trường hợp:

+ Xuất được sản phẩm mới, xâm nhập thị trường mới.

+ Xuất được sản phẩm hiện đang khó xuất.

+ Có các cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu cho đầu vào sản xuất hàng xuất và được miễn giảm thuế.

KẾT LUẬN


Hoạt động Marketing - Xuất khẩu và việc hoàn thiện hoạt động Marketing - Xuất khẩu hiện đang là vấn đề hết sức cấp bách và luôn là vấn đề được chú ý quan tâm vào bậc nhất của bất kỳ công ty nào muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường thế giới ngày nay. Tuy vậy tuỳ theo đặc điểm kinh doanh của từng công ty mà các biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing xuất khẩu sẽ được mỗi công ty áp dụng một cách khác nhau.

Thấy được những vai trò rất to lớn của một hoạt động Marketing xuất khẩu đối với những công ty xuất khẩu hàng hoá, trong thời gian thực tập tại công ty Giầy Thuỵ Khuê em đã cố gắng tìm hiểu và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và kết hợp giữa tình hình thực tế cùng với kiến thức được trang bị ở trường, em đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing xuất khẩu ở công ty.

Mặc dù đã rất nhiều cố gắng trong việc trình bày và phân tích tình hình thực hiện hoạt động Marketing xuất khẩu của công ty, song do trình độ còn hạn chế và chưa có kinh nghiệm thực tế nên những nội dung được trình bày trong cuốn "Chuyên đề thực tập tốt nghiệp" này không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và ban lãnh đạo công ty.

Cuối cùng, cho em được gửi lời cảm ơn tới thầy giáo Thạc sỹ Nguyễn Anh Minh - Người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành bản chuyên đề thực tập này - lời cảm ơn chân thành nhất.

Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế và các bạn bè đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập vừa qua.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh, các chị cán bộ công tác tại Phòng KH - XNK ở Công ty Giầy Thụy Khuê đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp tại công ty.

CÔNG TY GIẦY THỤY KHUÊ HÀ NỘI NHẬN XÉT THỰC TẬP



dân.

Họ và tên sinh viên: Quách Văn Nghĩa.

Khoa: Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc


Công ty Giầy Thụy Khuê - Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu - nhận xét về

sinh viên Nghĩa trong thời gian thực tập tại Công ty như sau:

Trong thời gian thực tập vừa qua sinh viên Nghĩa luôn tuân thủ đúng nội quy, kỷ luật của cơ quan về thời gian làm việc, có tinh thần trách nhiệm nhiệt tình giúp đỡ cán bộ cơ quan trong công việc và có thái độ nghiêm túc trong việc nghiên cứu đề tài.

Đề tài nghiên cứu của sinh viên Nghĩa rất hữu ích đối với Công ty và là

đề tài mà Công ty đang quan tâm.


Hà Nội, ngày 7/5/2001

TM. Phòng Kế hoạch - Xuất nhập khẩu Trưởng phòng

Xem tất cả 45 trang.

Ngày đăng: 25/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí