Kinh nghiệm marketing điện tử trong ngành bán lẻ trên thế giới và bài học cho Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

--------***-------


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài KINH NGHIỆM MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH BÁN LẺ 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

KINH NGHIỆM MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH BÁN LẺ TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Mai Lớp : Anh 14

Khóa : 45

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Phạm Thu Hương


Hà Nội, tháng 5 năm 2010


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ MARKETING ĐIỆN TỬ VÀ MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH BÁN LẺ 8

1.1. Tổng quan về marketing điện tử 8

1.1.1. Thương mại điện tử và các hình thức của thương mại điện tử ... 8 1.1.2. Định nghĩa về marketing điện tử. 13

1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của marketing điện tử: 14

1.1.4. Đặc điểm của marketing điện tử: 15

1.1.5. Các hình thức của marketing điện tử: 16

1.1.6. Marketing mix trong marketing điện tử 21

1.2. Tổng quan về Marketing điện tử trong ngành bán lẻ 28

1.2.1. Khái quát chung về ngành bán lẻ 28

1.2.2. Khái quát chung về marketing điện tử trong ngành bán lẻ 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH BÁN LẺ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 42

2.1 Thực trạng phát triển marketing điện tử trong ngành bán lẻ trên thế giới 42

2.1.1. Thực trạng phát triển marketing điện tử trong ngành bán lẻ tại Mỹ 42

2.1.2. Thực trạng phát triển marketing điện tử trong ngành bán lẻ tại EU 50

2.1.3. Thực trạng phát triển marketing điện tử trong ngành bán lẻ tại một số quốc gia Châu Á 53

2.2. Thực trạng phát triển marketing điện tử trong ngành bán lẻ tại Việt Nam 57

2.2.1. Tình hình phát triển thương mại điện tử và marketing điện tử tại Việt Nam 57

2.2.2. Thực trạng ứng dụng marketing điện tử tại một số doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam 62

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG

MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM DỰA TRÊN NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ THẾ GIỚI 73

3.1. Bài học kinh nghiệm triển khai marketing điện tử trong ngành bán lẻ của các nước trên thế giới 73

3.1.1. Bài học từ những thành công 73

3.1.2. Bài học từ những thất bại 79

3.2. Định hướng chung về phát triển thương mại điện tử và marketing điện tử tại Việt Nam 82

3.3. Các giải pháp chủ yếu để phát triển hoạt động marketing điện tử trong ngành bán lẻ tại Việt Nam 86

3.3.1. Các giải pháp từ phía Nhà nước 86

3.3.2. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp bán lẻ 93

KẾT LUẬN 98

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


VIẾT TẮT

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation

Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương

ASEAN

Association of South East

Asia Nations

Hiệp hội các quốc gia

Đông Nam Á

ASEM

Asia – Europe Meeting

Diễn đàn hợp tác Á-Âu

B2B

Business to Business

Từ doanh nghiệp tới

doanh nghiệp

B2C

Business to Customer

Từ doanh nghiệp tới

khách hàng

CERN

European Organization for Nuclear Research

Trung tâm nghiên cứu nguyên tử Châu Âu

CRM

Customer Relation

Management

Quản trị quan hệ khách

hàng

EDI

Electronic Data Interchange

Trao đổi dữ liệu điện tử

Email

Electronic mail

Thư điện tử

E-Marketing

Electronic Marketing

Marketing điện tử

E-procurement

Electronic procurement

Mua sắm điện tử

FAQs

Frequently Asked Questions

Những câu hỏi thường

gặp

HTML

Hyper Text Markup

Language

Ngôn ngữ lập trình

siêu văn bản

ICC

Interntional Chamber of Commerce

Phòng thương mại thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.


ISP

Internet Service Provider

Nhà cung cấp dịch vụ

Internet

OECD

Organization for Economic Cooperation

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế


UNCTAD

United Nations Conference on Trade and Development

Tổ chức thương mại và phát triển liên hợp quốc

UNCITRAL

United Nations Commission

on International Trade Law

Uỷ ban liên hợp quốc về

Luật thương mại quốc tế


UNCEFACT

United Nations Centre for Trade Facilitation and

Electronic Business

Tổ chức thúc đẩy thương mại và kinh doanh điện tử

Liên hợp quốc

UNDP

United Nations

Development Program

Chương trình phát triển

Liên hợp quốc

VAN

Value Added Network

Mạng giá trị gia tăng

VPN

Virtual Private Network

Mạng riêng ảo

WIPO

World Intellectual Property

Organization

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế

giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế

giới


Hình vẽ

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG


Hình

Tên hình

Trang

1.1.

Các thành phần của E-marketing Mix

20

1.2.

Vị trí của bán lẻ trong kênh phân phối

28

2.1.

Tỷ lệ sử dụng Internet ở các vùng miền trên thế giới

39

2.2.

Giao diện trang chủ Amazon.com

42

2.3.

Giao diện trang chủ Walmart.com

45

2.4.

Tỷ lệ người sử dụng Internet ở các vùng miền trên thế

giới (tính theo dân số)

50

2.5.

10 quốc gia đứng đầu câu Á về số lượng người sử dụng

Internet

52

2.6.

Biểu đồ tăng trưởng thuê bao Internet ở Việt Nam

56

2.7.

Tỷ lệ doanh nghiệp có website qua các năm 2004-2008

57

2.8

Các phương thức thanh toán được doanh nghiệp sử dụng

qua các năm

60

2.9

Giao diện trang chủ của Picoplaza.com.vn

63


Bảng


Bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Sự tăng trưởng số lượng người dùng Internet trong dân số

Mỹ giai đoạn 2000-2009

40

2.2

20 tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Âu

49

3.1.

Các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động thương

mại điện tử (2008-2009)

81

LỜI NÓI ĐẦU‌


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong kỉ nguyên toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng sâu rộng và nhanh chóng hiện nay, sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của Internet nói chung và thương mại điện tử nói riêng đã thúc đẩy và kích thích tăng trưởng thương mại trên phạm vi toàn cầu. Các nước trên thế giới đang đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu về công nghệ viễn thông và marketing điện tử vào mọi hoạt động của đời sống, trong đó có lĩnh vực bán lẻ. Hình thức marketing điện tử mới ra đời và phát triển trong một vài thập kỉ gần đây nhưng nó đã phát huy sức mạnh trong việc thúc đẩy hoạt động mua bán trên thị trường ảo và thị trường truyền thống của ngành bán lẻ.

Việt Nam là một nước đang phát triển và ở giai đoạn đầu của hội nhập kinh tế quốc tế, việc ứng dụng marketing điện tử vào ngành bán lẻ còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Vì vậy việc nghiên cứu và ứng dụng những lợi thế của marketing điện tử vào ngành này là vô cùng cấp thiết đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Là nước đi sau về mặt công nghệ, chúng ta rất cần học tập các nước có nền thương mại điện tử phát triển để rút ra bài học và giải pháp cho riêng mình. Đề tài: “Kinh nghiệm marketing điện tử trong ngành bán lẻ trên thế giới và bài học cho Việt Nam” có ý nghĩa cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn, góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của thương mại điện tử và marketing điện tử trong ngành bán lẻ, qua đó tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nước ta.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Hiện nay xu hướng phát triển và ứng dụng Marketing điện tử trong ngành bán lẻ trên thế giới đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng. Đây là một điều kiện không thể thiếu trong việc hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

Đối với Việt Nam, marketing điện tử vẫn còn là một vấn đề mới mẻ, chưa được nghiên cứu nhiều và áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp bán lẻ, đây là một hình thức marketing hữu hiệu giúp tăng doanh thu và giảm chi phí, cũng là một xu thế tất yếu của thời đại công nghệ thôg tin. Vì vậy khóa luận “Kinh nghiệm marketing điện tử trong ngành bán lẻ trên thế giới và bài học cho Việt Nam” được thực hiện nhằm mục đích nâng cao nhận thức về các hình thức marketing điện tử trên thế giới; đồng thời giúp các doanh nghiệp bán lẻ tìm được hướng đi cho riêng mình trong việc thực hiện kế hoạch marketing điện tử, từ đó thúc đẩy quá trình hội nhập và phát triển kinh tế.‌

3. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận là giúp người đọc hiểu rõ những cách thức tiến hành quá trình marketing điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới và ở Việt Nam. Từ đó, đưa ra những bài học kinh nghiệm và giải pháp phát triển, nâng cao hiệu quả của chiến lược marketing điện tử tại các doanh nghiệp bán lẻ trong nước.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Khóa luận tập trung vào nghiên cứu các hình thức của thương mại điện tử, chính sách e-marketing mix, đồng thời tìm hiểu về thực trạng ứng dụng marketing điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đối tượng mà bài khóa luận tập trung tìm hiểu các doanh nghiệp bán lẻ, tức là mô hình B2C (Business to Customer) chứ không phân tích mô hình đấu giá C2C (Customer to Customer) giữa người tiêu dùng với nhau.

Dựa trên cơ sở các phân tích, đánh giá tình hình chung của các nước và các doanh nghiệp trên thế giới, khóa luận rút ra những bài học từ thành công và thất bại của họ rồi từ đó đưa ra các khuyến nghị, giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động marketing điện tử tại Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022