BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------------------
Dương Thị Tưởng
KHAI THÁC HIỆU QUẢ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN HÀM THUẬN NAM- TỈNH BÌNH THUẬN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
Có thể bạn quan tâm!
- Khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch sinh thái huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận theo hướng bền vững - 2
- Phân Biệt Sự Giống Và Khác Nhau Của Dlst Với Các Loại Hình Du Lịch Khác
- Các Yếu Tố Tác Động Đến Quá Trình Phát Triển Các Loại Hình Dlst
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------------------
Dương Thị Tưởng
KHAI THÁC HIỆU QUẢ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN HÀM THUẬN NAM- TỈNH BÌNH THUẬN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
Chuyên ngành : Địa lí học
Mã số : 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM XUÂN HẬU
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011
LỜI CẢM ƠN
Em xin được bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Phạm Xuân Hậu đã nhiệt tình hướng dẫn em trong thời gian thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, phòng Khoa học Công nghệ và sau đại học, khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Sở Thương mại – Du lịch, Cục thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND và Phòng Văn hóa- Thể thao- Du lịch huyện Hàm Thuận Nam đã cung cấp cho tác giả nhiều nguồn tư liệu, tài liệu quý giá và hữu ích phục vụ cho đề tài.
Xin cảm ơn sự động viên, hỗ trợ rất lớn từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong suốt khoá học và quá trình thực hiện luận văn.
Xin nhận nơi tác giả lòng biết ơn sâu sắc.
Tác giả luận văn
Dương Thị Tưởng
MỤC LỤC
1TLỜI CẢM ƠN1T 3
1TMỤC LỤC1T 4
1TDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT1T 6
1TMỞ ĐẦU1T 1
1T1. Lý do chọn đề tài1T 1
1T2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu1T 1
1T3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu1T 2
1T4. Lịch sử nghiên cứu đề tài1T 2
1T5. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu1T 4
1T6. Cấu trúc luận văn1T 5
1TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG1T 7
1T1.1. Một số khái niệm1T 7
1T1.1.1. Du lịch1T 7
1T1.1.2. Du lịch sinh thái1T 9
1T1.1.3. Tiềm năng phát triển du lịch1T 10
1T1.1.4. Tài nguyên du lịch sinh thái1T 10
1T1.1.5. Phát triển bền vững1T 11
1T1.1.6. Du lịch bền vững1T 13
1T1.1.7. Du lịch sinh thái bền vững1T 14
1T1.1.8. Phân biệt sự giống và khác nhau của DLST với các loại hình du lịch khác1T 14
1T1.2. Các chỉ tiêu đánh giá du lịch sinh thái và phát triển bền vững1T 15
1T1.2.1. Tính đa dạng sinh học1T 15
1T1.2.2. Độ hấp dẫn1T 16
1T1.2.3. Thời gian HĐDL1T 16
1T1.2.4. Sức chứa khách du lịch1T 17
1T1.2.5. Độ bền vững của môi trường tự nhiên1T 17
1T1.2.6. Vị trí của điểm du lịch1T 17
1T1.2.7. Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật du lịch1T 18
1T1.2.8. Tính liên kết1T 18
1T1.3. Các nguyên tắc DLST bền vững1T 19
1T1.4. Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển các loại hình DLST1T 20
1T1.4.1. Tác động của tài nguyên du lịch đến quá trình phát triển DLST1T 20
1T1.4.2. Tác động của hệ thống luật pháp đến quá trình phát triển DLST1T 20
1T1.4.4. Nhu cầu của khách du lịch sinh thái1T 21
1T1.4.5. Nhận thức của cộng đồng địa phương1T 22
1T1.5. Những tác động lên môi trường của hoạt động DLST1T 22
1T1.5.1. Tác động đến tài nguyên thiên nhiên1T 22
1T1.5.2. Tác động đến tài nguyên sinh vật và môi trường ở các khu DLST1T 23
1T1.5.3. Tác động đến các mặt của đời sống xã hội1T 24
1TCHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN HÀM THUẬN NAM- TỈNH BÌNH THUẬN1T 26
1T2.1. Khái quát về huyện Hàm Thuận Nam1T 27
1T2.2. Tiềm năng du lịch sinh thái1T 28
1T2.2.1. Khái quát một số đặc điểm tự nhiên:1T 28
1T2.2.2. Tài nguyên sinh thái biển đảo1T 29
1T2.2.3. Tài nguyên sinh thái đồng bằng và cồn cát1T 31
1T2.2.4. Tài nguyên sinh thái rừng và suối khoáng nóng1T 32
1T2.2.4. Tài nguyên du lịch nhân văn1T 36
1T2.2.5. Đánh giá chung về tiềm năng phát triển DLST của Hàm Thuận Nam1T 38
1T2.3. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái huyện Hàm Thuận Nam1T 40
1T2.3.1. Các loại hình và sản phẩm du lịch sinh thái1T 40
1T2.3.2. Các điểm DLST1T 41
1T2.3.3. Các tuyến du lịch1T 43
1T2.3.4. 1T 1TKhách du lịch1T 46
1T2.3.5. Doanh thu từ du lịch1T 51
1T2.3.6. Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch1T 53
1T2.3.7. 1T 1TSử dụng lao động du lịch1T 56
1T2.3.8. Đầu tư cho phát triển du lịch1T 58
1T2.3.9. Công tác quản lý của Nhà nước về du lịch1T 60
1
1T2.4. Đánh giá tương quan giữa tiềm năng và hiện trạng phát triển DLST1T 61
1T2.5. Ma trận SWOTP P về phát triển DLST tại huyện Hàm Thuận Nam1T 64
1T2.5.1. Điểm mạnh1T 64
1T2.5.2. Điểm yếu1T 65
1T2.5.3. Cơ hội1T 66
1T2.5.4. Thách thức1T 67
1TChương 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN HÀM THUẬN NAM- TỈNH BÌNH THUẬN1T 69
1T3.1. Những căn cứ xây dựng định hướng1T 69
1T3.1.1. Nhu cầu1T 69
1T3.1.2. Chiến lược phát triển kinh tế và du lịch của tỉnh, huyện1T 69
1T3.1.3. Tiềm năng và thực trạng phát triển1T 71
1T3.2. Những định hướng phát triển du lịch và DLST1T 73
1T3.2.1. Những định hướng chung:1T 73
1T3.2.2. Những định hướng cụ thể:1T 73
1T3.3. Các giải pháp chủ yếu1T 84
1T3.3.1. Về tổ chức và quản lý phát triển DLST1T 84
1T3.3.2. Về cơ chế chính sách và đầu tư cho DLST1T 85
1T3.3.3. Khai thác, sử dụng các sản phẩm và loại hình DLST1T 86
1T3.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phục vụ DLST1T 88
1T3.3.5. Phát triển thị trường1T 89
1T3.3.6. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch và DLST1T 89
1T3.3.7. Nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật1T 90
1T+ Đường Hàm Kiệm- Thuận Quý-Kê Gà: Dài 17 km, thảm bê tông nhựa, đạt chuẩn đường cấp IV đồng bằng.1T
.................................................................................................................................................................... 91
1T3.3.8. Tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường và HST1T 91
1T3.3.9. Ứng dụng khoa học – kỹ thuật trong hoạt động DLST1T 94
1T3.3.10. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động DLST1T 94
1T3.4. Một số kiến nghị1T 95
1TKẾT LUẬN1T 99
1TTÀI LIỆU THAM KHẢO1T 101
1TPHỤ LỤC1T 103
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTTN: Bảo tồn thiên nhiên
CSHT: Cơ sở hạ tầng
CSVCKT: Cơ sở vật chất kỹ thuật
DL: Du lịch
DLBV: Du lịch bền vững
DLST: Du lịch sinh thái
DLSTBV: Du lịch sinh thái bền vững
EU: Liên minh châu Âu (European Union)
GDP: Tổng sản phẩm thu nhập trong nước
HĐDL: Hoạt động du lịch
HTX: Hợp tác xã
HST: Hệ sinh thái
IUCN: Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế
(0TInternational Union for Conservation of Nature0T)
IUOTO: Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch
KDL: Khu du lịch
KT-XH: Kinh tế - xã hội
(Internationnal Union of Official Travel Organizations)
LHDL: Loại hình du lịch
PTBV: Phát triển bền vững
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TN & MT: Tài nguyên và Môi trường
Tp: Thành phố
UBND: Ủy ban nhân dân
WWF: Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund for Nature)
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện tượng Nhật thực toàn phần năm 1995 là mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự khởi đầu cho ngành du lịch tỉnh Bình Thuận, đưa Bình Thuận trở thành một điểm du lịch đầy tiềm năng trên Bản đồ du lịch Việt Nam. Qua 15 năm phát triển, đến nay du lịch Bình Thuận đã đạt được nhiều những thành quả đáng được ghi nhận, góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt kinh tế- xã hội tỉnh nhà.
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch tỉnh, du lịch Hàm Thuận Nam cũng đang chuyển mình, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, làm thay đổi rất đáng kể diện mạo KT – XH của huyện. Đặc biệt, trong đó có vai trò rất quan trọng của một loại hình du lịch mới- Du lịch sinh thái (DLST). Với lợi thế về tài nguyên du lịch phong phú gắn với môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn đặc thù, du lịch Hàm Thuận Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước, làm đa dạng thêm sản phẩm du lịch Bình Thuận. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch gắn với khai thác tài nguyên và lợi ích kinh tế làm gia tăng các nguy cơ tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái. Công tác quản lý còn hạn chế, phần lớn đội ngũ lao động chưa qua đào tạo bài bản để đáp ứng những yêu cầu mới. Nhận thức của người dân cũng như cộng đồng địa phương còn nhiều hạn chế, chưa tham gia một cách tích cực và có trách nhiệm vào các hoạt động du lịch. Ngoài ra, vấn đề đầu tư dàn trải với tốc độ quá nhanh cũng là nguyên nhân gây tác động đến môi trường.
Trước thực tế trên, nhằm khai thác một cách hợp lý các thế mạnh về tài nguyên môi trường sinh thái, hướng với mục tiêu phát triển DLST bền vững, tôi chọn đề tài: “Khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch sinh thái huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận theo hướng bền vững”.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về khai thác tiềm năng phát triển bền vững du lịch vào việc phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển DLST của huyện Hàm Thuận Nam (đánh giá những mặt đạt được, những hạn chế cần khắc phục). Từ đó, xây dựng định hướng và giải pháp phát triển DLST theo hướng bền vững.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu những cơ sở lí luận và thực tiễn về DLST và phát triển DLST bền vững trên thế giới, ở Việt Nam và tại Bình Thuận vận dụng vào thực tế phát triển DLST Hàm Thuận Nam.
- Khảo sát, thu thập tư liệu, tài liệu, đánh giá tài nguyên du lịch và thực trạng phát triển DLST Hàm Thuận Nam trên quan điểm phát triển bền vững.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DLST bền vững, định hướng chiến lược phát triển KT - XH của quốc gia, của Tỉnh, đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển DLST huyện Hàm Thuận Nam theo hướng bền vững.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu các nguồn tài nguyên DLST (gắn liền với các HST tự nhiên và nhân văn); thực trạng khai thác tiềm năng và phát triển DLST huyện Hàm Thuận Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu về DLST của huyện Hàm Thuận Nam từ năm 2004 đến năm 2010.
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
4.1. Trên thế giới
Sự phát triển của ngành du lịch đã mang đến những lợi ích to lớn nhưng đồng thời cũng gây ra những tiêu cực nhiều mặt, trong đó, vấn đề khai thác quá mức tài nguyên và suy thoái môi trường luôn được quan tâm hàng đầu. Quan điểm phát triển du lịch sao cho không tổn hại đến tài nguyên môi trường và không ảnh hưởng đến các nhu cầu du lịch tương lai xuất hiện.
Từ những năm 1980, khi cụm từ “phát triển bền vững” bắt đầu được đề cập đã có nhiều nhà nghiên cứu khoa học thực hiện nhằm phân tích những tác động của du lịch đến sự PTBV. Trọng tâm của các nhà nghiên cứu này nhằm giải thích cho sự cần thiết phải đảm bảo tính trọn vẹn của môi trường sinh thái trong khi tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ cho phát triển du lịch tạo nền tảng cho sự PTBV. Krippendorf (1975) và Jungk (1980) là những nhà khoa học đầu tiên trên thế giới cảnh báo về những suy thoái do hoạt động du lịch gây ra và đưa ra khái niệm về loại “Du lịch rắn – hard tourism” – LHDL ồ ạt, bằng xe hơi, gây ảnh hưởng nhiều nhất đối với môi trường và “Du lịch mềm – soft tourism” – LHDL mới tôn trọng môi trường và chia sẻ lợi ích kinh tế với cộng đồng địa phương.
Năm 1992, trong Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất đã diễn ra Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc, 182 Chính phủ đã thông qua chương trình Nghị sự 21 nhằm đảm bảo một tương lai bền vững cho nhân loại bước vào thế kỉ XXI. Chương trình Nghị sự đã nêu lên các vấn đề