Những Điều Kiện Để Phát Triển Loại Hình Du Lịch Từ Thiện Tại Hải Phòng


những cảng hàng rời, cảng container, cảng hàng nặng với năng suất xếp dỡ hơn 9 triệu tấn/ năm.

Hiện nay, trong cơ cấu kinh tế Hải Phòng, công nghiệp - xây dựng giữ vai trò chủ đạo, chiếm 40% GDP với các ngành mũi nhọn như công nghiệp sản xuất kim loại, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất thiết bị điện Các khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều góp phần không nhỏ vào việc khẳng định vị thế của công nghiệp trong nền kinh tế Hải Phòng. Bên cạnh thế mạnh về công nghiệp - xây dựng, số lượng các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và các lễ hội đã giúp cho ngành du lịch, dịch vụ ngày càng phát triển đóng góp hơn 50% trong GDP toàn thành phố.

2.1.2.2 Văn hoá- xã hội

Nguồn nhân lực của Hải Phòng khá dồi dào, dân số tính đến năm 2009 là hơn 1,8 triệu người, trong đó có gần 1 triệu người trong độ tuổi lao động. Trong những năm qua, đời sống xã hội của Hải Phòng có nhiều chuyển biến tích cực, hơn 90% dân số trong độ tuổi lao động có việc làm. Hệ thống điện thoại, nước sạch đã đưa đến tận các địa bàn vùng sâu, vùng xa trên thành phố. Hải Phòng là một trong số ít các địa phương có bác sĩ công tác tại cấp xã, các trung tâm y tế quận, huyện được đầu tư xây dựng và nâng cấp đảm bảo chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Hải Phòng là thành phố luôn thực hiện tốt công tác giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên tại các trường Trung học, Tiểu học luôn được đảm bảo. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có bốn trường Đại học, nhiều trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp của Bộ giáo dục và thành phố quy tụ hàng ngàn sinh viên mỗi năm từ hầu hết các tỉnh, thành khu vực phía Bắc.

2.1.2.3 Tài nguyên du lịch nhân văn

Hải Phòng là vùng cửa biển tiền tiêu. Xưa Hải Phòng đã có tên là “Hải tần phòng thủ” là mảnh đất chứa đựng nhiều sự kiện lịch sử, đã để lại dấu ấn qua số lượng lớn các di tích. Các di tích của Hải Phòng không những có giá trị lịch sử mà còn có giá trị về mặt kiến trúc, nghệ thuật. Nhiều di tích nằm trong các khu danh thắng hoặc bản thân là một danh thắng như hang Vua, Núi Voi, Đền Trần


Quốc Bảo, Hải Phòng lại là miền đất có nhiều lễ hội, có những lễ hội nổi danh không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài như hội chọi trâu Đồ Sơn. Hải Phòng còn có nhiều làng nghề thủ công truyền thống đặc sắc có sức thu hút khách du lịch.

Cho đến nay theo thống kê chưa đầy đủ, toàn thành phố có khoảng 300 di tích, mật độ trung bình 19,9 di tích/km2. Như vậy Hải Phòng là một trong 7 tỉnh, thành phố của cả nước có mật độ di tích cao.Tính đến năm 2003 toàn thành phố đã có 89 di tích được công nhận xếp hạng di tích quốc gia như Đền Nghè, Đình Kênh, chùa Dư Hàng, Miếu Ngà... [ 1;12 ]. Có thể nói các di tích lịch sử Hải Phòng có giá trị cao đối với phát triển du lịch, nếu được tổ chức quản lý và khai thác một cách hợp lý để có thể phát huy được giá trị các tài nguyên quý giá này thì chắc chắn sẽ đem lại những đóng góp hiệu quả cho sự phát triển du lịch của

thành phố.

Thành phố còn có nhiều công trình kiến trúc đẹp như nhà hát lớn, bảo tàng thành phố, nhiều biệt thự cổ là đối tượng cho khách du lịch tìm hiểu, thăm quan.

Là vùng đất biển nên Hải Phòng có những món ăn đặc sản biển nổi tiếng như: cua biển rang muối, nước mắm Cát Hải, tu hài Cát Bà

Về sinh hoạt văn hoá dân gian phải kể đến hát Đúm, hát Ca trù, múa rối nước Phong tục tập quán của người Hải Phòng, truyền thống của người Hải Phòng một nét đặc trưng văn hoá của vùng biển cũng là nguồn tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch và bảo tồn văn hoá truyền thống.

2.2 Hoạt động du lịch ở Hải Phòng

2.2.1 Nguồn khách

Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế và chính sách mở cửa của nhà nước ta bao gồm những chính sách kích thích du lịch phát triển: chính sách giảm giá, chính sách miễn thị thực visa với một số nước làm cho lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng. Bên cạnh đó, đời sống của nhân dân ta ngày càng được nâng cao, từ đó làm nảy sinh nhu cầu đi du lịch càng nhiều nên lượng khách nội địa cũng tăng lên.

Trong những năm gần đây, từ năm 2005 cùng với sự gia tăng nhanh của dòng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, dòng khách du lịch quốc tế đến Hải


Phòng cùng gia tăng đáng kể. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hải Phòng thì lượng khách du lịch quốc tế đến Hải Phòng tăng rõ rệt. Bảng 1: Số lượng khách du lịch đến Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2009

Đơn vị tính: 1.000 lượt khách


Năm

Khách quốc tế

Khách nội địa

2005

512

1.917

2006

606,5

2.356,5

2007

719

2.901

2008

668,5

3.232

2009

630,969

3.370,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Khả năng phát triển loại hình du lịch từ thiện tại Hải Phòng  - 5

( Nguồn: Báo cáo của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hải Phòng năm 2099)

Lượt khách

Đơn vị tính: 1000 lượt


4000

3500

3000

2500

2000

1500

1000

500

0

Năm

2005 2006 2007 2008 2009

Lượt khách quốc tế Lượt khách nội địa

Biểu đồ thể hiện số lượng khách du lịch nội địa và quốc tế đến Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2009

Qua biểu đồ ta thấy tốc độ tăng trưởng của khách du lịch quốc tế năm 2006 là 18,5%, năm 2007 là 18,54%, năm 2008 là -7%. Năm 2008 có giảm so với những năm trước là vì khủng hoảng kinh tế thế giới, giá cả tiêu dùng tăng cao nên xu hướng chi tiêu tiết kiệm hơn và do đường bay quốc tế Hải Phòng - Hồng Kông/ Ma Cao vẫn chưa hoạt động lại, những sự kiện thể thao trên thế giới được tổ chức (thế vận hội Olympic Bắc Kinh, vòng chung kết bóng đá châu Âu) làm giảm nhu cầu đi du lịch của du khách đến Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng. Năm 2009 là năm có nhiều biến động, do thành phố chịu sự tác động của


cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự suy thoái về nền kinh tế thế giới, sự bùng phát và lây lan của dịch bệnh nên khách quốc tế đến Hải Phòng có chiều hướng giảm nhẹ.

Thị trường khách du lịch quốc tế đến Hải Phòng trong thời gian qua đã thay đổi căn bản. Trong thời kỳ bao cấp, thị trường khách chính của Hải Phòng là khách du lịch các nước Đông Âu và Liên Xô cũ theo các hiệp định đã ký kết giữa các tổ chức công đoàn, đoàn thể với giá bao cấp, đồng thời được phân bổ tương đối đồng đều giữa các tháng trong năm. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, do những biến động của Đông Âu và Liên Xô cũ làm mất đi hầu hết khách từ thị trường các nước này đến Hải Phòng. Thay vào đó là các thị trường chủ yếu như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Pháp… là những thị trường khách hầu như chưa đến hoặc ít đến Hải Phòng. Một thị trường khách du lịch lớn nhất và phù hợp với sản phẩm du lịch đặc trưng của Hải Phòng là Trung Quốc. Thị trường khách này có nhiều điểm thuận lợi như: sự gần gũi về mặt địa lý, văn hoá, phong tục… nhưng trong thời gian qua vẫn chưa được khai thác một cách hiệu quả. Khách quốc tế đến Hải Phòng chiếm trung bình khoảng 20% so với tổng lượng khách. Nếu khai thác tốt nguồn khách này thì du lịch Hải Phòng sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn nữa.

Hiện nay, Hải Phòng đang đẩy mạnh hoạt dộng kinh doanh lữ hành, đặc biệt là kinh doanh lữ hành quốc tế. Các doanh nghiệp lữ hành tập trung vào khai thác các thị trường khách trọng điểm như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước ASEAN…

Khách du lịch nội địa đến Hải Phòng chủ yếu từ Hà Nội, Quảng Ninh và các tỉnh phụ cận. Thị trường khách nội địa chiếm tỷ lệ 80% so với tổng lượng khách đến Hải Phòng. Khách nội địa liên tục tăng trong những năm trở lại đây. Nguyên nhân cơ bản là chính sách giảm giờ làm, tăng thời gian nghỉ ngơi cho cán bộ viên chức Nhà nước, chính sách tiền lương được điều chỉnh, đời sống nâng cao đã tạo điều kiện cho người dân có cơ hội đi du lịch nhiều hơn.

Mục đích chủ yếu của khách du lịch nội địa khi đến Hải Phòng là nghỉ dưỡng, tắm biển, thăm quan… Theo thống kê của Sở Văn hoá - Thể thao và Du


lịch Hải Phòng (Bảng 1) thì lượng khách du lịch nội địa đến Hải Phòng trong những năm gần đây có sự gia tăng đáng kể. Năm 2006 là 23%, năm 2007 là 23,1%, năm 2008 là 11,41%. Năm 2009 là thành phố tổ chức một số sự kiện quảng bá, xúc tiến lớn về du lịch: lễ hội kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà, khai trương du lịch Hải Phòng năm 2009, liên hoan du lịch “Đồ Sơn - Biển gọi 2009”, tổ chức 2 môn thể dục Aerobics và bắn cung trong chương trình Đại hội Thể thao châu Á trong nhà lần thứ 3 năm 2009 do Việt Nam đăng cai, do đó lượng khách du lịch nội địa đến Hải Phòng tăng lên.

Hải Phòng đang dần trở thành trung tâm du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

2.2.2 Doanh thu từ du lịch

Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đã áp dụng hệ thống thống kê cho các nước thành viên về thu nhập du lịch được tính bằng toàn bộ số tiền mà khách du lịch phải chi trả khi đi thăm một nước khác (trừ chi phí cho việc vận chuyển hàng không quốc tế). Tuy nhiên, ở nước ta nói chung và Hải Phòng nói riêng, hệ thống thống kê chưa được hoàn chỉnh nên toàn bộ các khoản chi trả của khách du lịch trong toàn bộ chương trình du lịch chưa tập hợp được đầy đủ và chính xác. Ngược lại, trên thực tế có những doanh nghiệp du lịch tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh tổng hợp… nhưng thu nhập này lại được tính cho ngành du lịch, điều này cũng chưa hợp lý. Chính vì lẽ đó mà theo thống kê sự đóng góp của ngành du lịch trong nền kinh tế chưa đầy đủ và chuẩn xác.

Do điểm xuất phát của du lịch Hải Phòng thấp nên trong giai đoạn đầu của sự phát triển tốc độ tăng trưởng ở mức cao, những năm tiếp theo du lịch Hải Phòng vẫn duy trì được mức tăng trưởng đáng khích lệ.

Cơ cấu doanh thu du lịch vẫn chủ yếu là từ dịch vụ lưu trú và ăn uống (chiếm 65% - 75%). Thu nhập từ các dịch vụ du lịch khác như bán hàng lưu niệm, vận chuyển, đổi tiền, bưu chính, vui chơi giải trí… chỉ chiếm khoảng từ 25% - 35% tổng doanh thu. Đó là một tồn tại cần khắc phục trong hoạt động kinh doanh du lịch của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hải Phòng nói riêng. [ 1;28 ]


Doanh thu từ khách du lịch gia tăng nhanh chóng là tiền đề nâng cao đóng góp GDP của du lịch Hải Phòng nói chung vào tổng GDP của thành phố. Bên cạnh đó, một số ngành mũi nhọn của Hải Phòng như công nghiệp, chế biến, may mặc… vẫn duy trì được ở mức độ cao, qua đó đã nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh thông thoáng hơn, các dịch vụ kinh doanh trong đó có hoạt động du lịch phát triển nhanh và bền vững hơn. Điều này cũng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước là dịch chuyển nền kinh tế theo hướng tăng dần tỉ trọng của khu vực kinh tế dịch vị trong nền kinh tế quốc dân.

Qua số liệu thống kê của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch có thể thấy được doanh thu từ du lịch ở thành phố có sự tăng trưởng cao.

Bảng 2: Doanh thu từ du lịch ở Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2009

Đơn vị: Tỷ đồng


Năm

Tổng doanh thu

2005

552

2006

722,0

2007

986

2008

1.160

2009

1.211

( Nguồn: Báo cáo của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch năm 2009 )


2.3 Những điều kiện để phát triển loại hình du lịch từ thiện tại Hải Phòng

2.3.1 Hoạt động từ thiện tại Hải Phòng

Thành phố Hải Phòng là một trong những thành phố lớn của đất nước. Trong những năm gần đây, Hải Phòng đã đạt nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội tăng trưởng khá, nhiều công trình xây dựng tầm khu vực và quốc gia đã được đưa vào sử dụng. Nhiều vấn đề bức xúc của xã hội từng bước được giải quyết. Đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải


thiện. Tuy nhiên, bước vào nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, bên cạnh mặt tích cực là chủ yếu còn có mặt trái của cơ chế ngày càng bộc lộ trên một sỗ lĩnh vực đời sống xã hội. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng mở rộng. Một bộ phận nhân dân đời sống gặp rất nhiều khó khăn.

Theo số liệu điều tra của nhiều ngành chức năng thành phố, những năm qua tại Hải Phòng, tỷ lệ hộ nghèo còn 5%, số người già cô đơn không nơi nương tựa là 3.700 người, số trẻ em mồ côi là 1.154 em, số người tàn tật là 26.793 người và vẫn còn rất nhiều nhà tranh vách đất. [ 11 ]

Nhằm giúp đỡ đồng bào đang gặp khó khăn vươn lên hoà nhập cộng đồng, phong trào từ thiện nhân đạo ở Hải Phòng diễn ra rất sôi nổi trong mọi tổ chức, mọi tầng lớp xã hội với phương châm “ người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện”, với nhiều hình thức phong phú ở nhiều địa bàn trong thành phố như phong trào giúp đỡ người già cô đơn, người tàn tật, người bị nhiễm chất độc màu da cam, phong trào làm nhà tình thương, nhà tình nghĩa, tổ chức lớp dạy nghề, phòng khám bệnh miễn phí… đã đem lại kết quả khả quan.

Trên địa bàn Hải Phòng có rất nhiều các trung tâm từ thiện: Làng Trẻ SOS, Làng trẻ Hoa Phượng, Trung tâm bảo trợ xã hội thành phố Hải Phòng… và rất nhiều các tổ chức hội làm từ thiện: Hội từ thiện Hải Phòng, Hội chữ thập đỏ Hải Phòng, Hội nạn nhân chất độc màu da cam, Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi Hải Phòng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hải Phòng, Hội Liên hiệp phụ nữ… cùng với các nhóm từ thiện của học sinh sinh viên toàn thành phố: nhóm Ngọn lửa nhỏ, Hải Đăng…

Hội từ thiện thành phố Hải Phòng được thành lập và hoạt động đúng theo tên của mình “Hội từ thiện”. Hội được thành lập theo quyết định số 865/QĐ- UB ngày 27/9/1990 với mục đích giúp đỡ đồng bào có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh, người già cô đơn, trẻ mồ côi không nơi nương tựa… Đây là tổ chức xã hội của những người giàu lòng nhân ái, tự nguyện làm công việc từ thiện. Nội dung hoạt động của Hội là tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng về truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, thương người như thể thương thân… của dân tộc góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, nhân ái, vị tha và ý thức trách


nhiệm trong cộng đồng. Tích cực vận động các cá nhân, tập thể, các tổ chức kinh tế - xã hội của Việt Nam và nước ngoài ở Hải Phòng và các tỉnh khác, đồng bào Việt Nam ở nước ngoài, các cá nhân và tổ chức quốc tế… ủng hộ và tham gia vào các chương trình từ thiện, nhân đạo của Hội. Phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ngành hữu quan, các tổ chức tôn giáo, các cá nhân và tập thể trong và ngoài nước…tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện trong thành phố. Ngày 22/12/2008 Hội từ thiện thành phố kết hợp với Uỷ ban Đoàn kết Công giáo tổ chức tặng 114 chăn ấm nhân mùa Giáng sinh cho học sinh lang thang trong lớp học tình thương của Nhà thờ Chánh toà và cho các giáo dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở các giáo xứ của các quận, huyện Lê Chân, Hồng Bàng, An Dương và Thuỷ Nguyên.

Trong những năm qua, với tinh thần nỗ lực không ngừng của các cán bộ hội viên, Hội từ thiện đã làm tốt công tác từ thiện thông qua các chương trình từ thiện. Hội đã duy trì chương trình trợ dưỡng thường xuyên hàng tháng cho các cháu mồ côi, người tàn tật, người già cô đơn không nơi nương tựa cho 107 người; phát học bổng cho 454 em học sinh nghèo vượt khó học giỏi với hơn 100 triệu đồng; tặng 930 chăn ấm cho người già và người nghèo; trợ cấp cho người nghèo khó và tặng quà nhân dịp Tết Mậu Tý 2008… với tổng số tiền chi cho các chương tình từ thiện lên đến hơn 429 triệu đồng [ 11 ]. Qua đó ta thấy được công tác tuyên truyền từ thiện nhân đạo trong các tầng lớp nhân dân được quan tâm đẩy mạnh, mạng lưới cộng tác viên hoạt động từ thiện ngày càng phát triển và hoạt động có hiệu quả. Trong thời gian tới, Hội tiếp tục duy trì mở rộng các chương trình trợ dưỡng thường xuyên hàng tháng đối với người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật và tiến hành một số biện pháp để mở rộng mạng lưới cầu nối những tấm lòng nhân ái đối với công tác từ thiện giúp đỡ người nghèo khó được tốt hơn.

Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi thành phố Hải Phòng trong những năm qua đã có những đóng góp không nhỏ vào chương trình chăm sóc đời sống người tàn tật, trẻ mồ côi thành phố bằng nhiều hình thức phong phú. Ngoài việc phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể quần chúng và nhân dân trong việc chăm sóc đời sống cho người tàn tật, trẻ mồ côi về vật chất và tinh thần, các cấp hội bảo

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 10/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí