chi phí theo bộ phận (Biểu 6.8); Báo cáo phân tích biến động doanh thu theo bộ phận;… Tùy thuộc vào nội dung thông tin phản ánh mà các chỉ tiêu trên báo cáo phải đáp ứng các yêu cầu khác nhau. Như đối với báo cáo chi phí kế toán cần phản ánh được:
+ Chi phí thực tế, chi phí tiềm ẩn nhằm cung cấp đầy đủ, toàn diện chi phí của đơn vị trong sự biến đổi của môi trường hoạt động.
+ Các yếu tố chi phí nhằm cung cấp thông tin về hình thái, nguồn hình thành chi phí. Các thông tin chi phí cũng có thể cung cấp theo các trung tâm trách nhiệm của đơn vị.
Các báo cáo này được lập trên cơ sở số liệu chi tiết chi phí, doanh thu trên các sổ kế toán chi tiết. Trong báo cáo có thông tin thực hiện trong kỳ, thông tin thực hiện kỳ trước hoặc dự toán được duyệt. Loại báo cáo này lập vào cuối kỳ kế toán (tháng, quí, năm) giúp các nhà quản lý có đầy đủ thông tin chi tiết về hoạt động của đơn vị phục vụ cho việc điều hành hoạt động.
Biểu 6.8: Báo cáo phân tích biến động chi phí cho bộ phận/ hoạt động
Đơn vị…..
BÁO CÁO PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ BỘ PHẬN/HOẠT ĐỘNG….*
Tháng…. năm….
Đơn vị tính….
Chi phí | Kế hoạch | Thực tế | Chênh lệch | ||
Số tiền | Tỷ lệ (%) | ||||
I. Chi thường xuyên | |||||
- Chi cho nhân viên | |||||
-.... | |||||
II. Chi không thường xuyên | |||||
- .... | |||||
Cộng |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Lập Và Trình Bày Bảng Cân Đối Tài Khoản (Mẫu Số B01 - H)
- Phương Pháp Lập Và Trình Bày Bảng Đối Chiếu Số Dư Tài Khoản Tiền Gửi (Mẫu Số F02- 3Ch)
- Phương Pháp Lập Và Trình Bày Báo Cáo Tình Hình Tăng, Giảm Tscđ (Mẫu Số B04 - H)
- Kế toán đơn vị sự nghiệp Phần 2 - 29
Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.
* Báo cáo có thể lập riêng cho từng bộ phận trong đơn vị (Ví dụ từng khoa trong bệnh viện, từng phòng trong viện nghiên cứu,…) hoặc từng loại hoạt động trong đơn vị (hoạt động thường xuyên, hoạt động dự án, hoạt động sản xuất kinh doanh) hoặc kết hợp chi tiết vừa theo bộ phận vừa theo hoạt động.
- Báo cáo định hướng hoạt động: hệ thống báo cáo này cung cấp các thông tin định hướng để triển khai, giám sát hoạt động của đơn vị. Xuất phát từ qui trình hoạt động, mô hình tổ chức quản trị hoạt động, phương thức quản trị hoạt động mà các báo cáo thuộc hệ thống này cần phản ánh các thông tin về doanh thu, thu nhập, chi phí, chênh lệch thu, chi, tài sản, nguồn vốn. Đây thực chất là hệ thống báo cáo dự toán thu, chi ngân sách, thu ngoài kinh phí nhà nước cấp (đơn vị sự nghiệp có thu),… Cơ sở lập báo cáo là số dự toán kinh phí Nhà nước cấp được duyệt, dự toán số thu của đơn vị trong kỳ (Ví dụ tại các trường đại học, cao đẳng là số chỉ tiêu tuyển sinh, số sinh viên đang học, mức học phí của trường),…
- Báo cáo chứng minh quyết định quản trị: hệ thống báo cáo này cung cấp các thông tin giải trình quyết định quản trị là hợp lý, phù hợp và đảm bảo mục tiêu hoạt động của đơn vị. Thực chất kế toán quản trị phải chứng minh được tiềm năng, lợi ích kinh tế mà quyết định quản trị đó đem lại cho đơn vị. Muốn vậy, kế toán đơn vị phải làm sáng tỏ những thông tin liên quan đến khả năng đảm bảo các tiêu chuẩn kinh tế, tài chính của quyết định; làm sáng tỏ sự khác biệt về mặt kinh tế, tài chính của các quyết định cũng như những tiềm năng trong tương lai của chúng. Kế toán các đơn vị có thể lập các báo cáo phân tích, so sánh các phương án hoạt động (Biểu 6.9); Báo cáo phân tích năng lực kinh tế của tài sản; Báo cáo phân tích giá trị, kết cấu dòng tiền,…
Biểu 6.9: Báo cáo phân tích sự khác biệt giữa các phương án hoạt động
Đơn vị……
BÁO CÁO PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC PHƯƠNG ÁN HOẠT ĐỘNG*
Tháng….năm…
Đơn vị tính….
Phương án gốc | Phương án thay thế 1 | Phương án thay thế 2 | …. | |
1. Số thu | ||||
…. | ||||
2. Số chi | ||||
….. | ||||
3. Mức tăng, giảm kết quả so với phương án gốc |
* Ví dụ so sánh các phương án tuyển sinh hệ liên thông từ trung cấp hay từ cao đẳng tại các trường đại học; Bệnh viện mua thuốc của công ty A hay công ty B,…;
Báo cáo được lập trên cơ sở các thông tin hiện có ở bộ phận kế toán (phương án gốc). Đối với phương án thay thế ngoài việc sử dụng thông tin hiện có kế toán còn sử dụng các thông tin dự báo do bộ phận khác có liên quan trong đơn vị cung cấp.
Báo cáo kế toán quản trị được lập theo nhu cầu thông tin của các nhà quản lý các cấp trong đơn vị sự nghiệp. Ở các đơn vị khác nhau, ở những thời điểm khác nhau số lượng, mẫu báo cáo được lập không giống nhau. Chính vì vậy, không có khuôn mẫu chung nhất cho hệ thống báo cáo kế toán quản trị của đơn vị sự nghiệp.
6.4. Câu hỏi ôn tập và bài tập Chương 6
6.4.1. Câu hỏi ôn tập
1. Báo cáo kế toán là gì? Vì sao các đơn vị sự nghiệp phải lập báo cáo kế toán?
2. Các báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách cần lập trong các đơn vị sự nghiệp? Cơ sở và phương pháp lập từng báo cáo?
3. Hãy cho biết sự khác nhau giữa hệ thống báo cáo tài chính trong các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp?
4. Các đơn vị sự nghiệp phải lập báo cáo tài chính vào thời điểm nào? Cơ quan nhận?
5. Các đơn vị sự nghiệp phải lập báo cáo quyết toán ngân sách vào thời điểm nào? Cơ quan nhận? Vì sao theo qui định hiện hành thời điểm nộp báo cáo tài chính khác thời điểm nộp báo cáo quyết toán ngân sách?
6. Sự cần thiết phải lập báo cáo kế toán quản trị trong các đơn vị sự nghiệp? Đặc điểm của các báo cáo kế toán quản trị trong đơn vị sự nghiệp?
6.4.2. Bài tập
Có tài liệu năm 20X1 tại bệnh viện đa khoa Q:
I. Bảng cân đối tài khoản quí 4/20X0:
II. Số liệu quí 1/20X1:
1. Nhận thông báo dự toán kinh phí được cấp, trong đó:
- Dùng cho HĐTX: 66.000.000
- Dùng cho XDCB: 15.000.000
2. Ngày 3/1 rút dự toán KPHĐTX bằng tiền mặt 90.000; TGKB
300.000 mua một số máy điều trị cho khoa Hồi sức cấp cứu, theo HĐ GTGT trị giá chưa có thuế 66.000 dùng cho HĐTX, thuế GTGT 10%.
3. Ngày 7/1 nhượng bán 1 máy trợ tim cho BV Y, nguyên giá
240.000 đã hao mòn 60.000 người mua chưa trả tiền, giá bán 190.000.
4. Ngày 10/1 các khoản phải thu về lãi TGNH được xác định là 30.000.
5. Ngày 13/1 rút TGKB ứng trước tiền cho người cung cấp hóa chất Z theo hợp đồng 50.000.
6. Ngày 15/1 người nhận thầu sửa chữa lớn nhà kho bệnh viện đã sửa chữa xong, bàn giao đúng thủ tục, số tiền bệnh viện phải trả là 110.000, trong đó thuế GTGT 10%.
7. Ngày 20/1 rút TGKB thanh toán cho người nhận thầu SCL nhà kho 100.000.
8. Ngày 25/1 theo Biên bản kiểm kê TSCĐ thiếu một máy chuyên dùng sử dụng cho việc điều trị chưa rõ nguyên nhân. Nguyên giá 50.000 đã khấu hao 20.000, TSCĐ hình thành từ nguồn KPHĐSN.
9. Ngày 28/1 BV có quyết định xử lý TS thiếu ngày 25/1: bắt buộc khoa quản lý bồi thường 50%, 50% giá trị còn lại cho phép xóa bỏ số thu bồi thường, theo quyết định phải nộp vào ngân sách.
10. Ngày 10/2 nhận được giấy báo Có về tiền nhượng bán máy trợ tim 190.000. Số tiền này được phép ghi tăng nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp.
11. Ngày 12/2 nhập kho hóa chất do người bán giao, BV đã kiểm nhận giá thực tế nhập kho là 50.000.
12. Ngày 14/2 mua NVL y tế về nhập kho trị giá chưa thuế
250.000 trong đó dùng cho HĐ dịch vụ là 150.000, thuế GTGT 10% còn lại dùng cho HĐTX, tiền hàng chưa thanh toán.
13. Ngày 15/2 thu sự nghiệp bằng tiền mặt 177.000, thu tiền bán thuốc 70.000, thuế GTGT 10% đã thu bằng tiền gửi, giá xuất kho của thuốc 50.000.
14. Ngày 19/2 nộp vào kho bạc số thu sự nghiệp ngày 15/2.
15. Ngày 20/2 xuất NVL trị giá 35.000 và CCDC trị giá 12.000 trong đó:
- Dùng cho HĐĐTXDCB: NVL: 23.000, CCDC 7.000
- Dùng cho HĐ khám chữa bệnh dịch vụ: NVL 12.000, CCDC
5.000
16. Ngày 26/2 nhượng bán một máy chụp X quang dùng cho
HĐTX nguyên giá 45.000, hao mòn luỹ kế 35.000, thu nhượng bán bằng tiền gửi 15.000, chi nhượng bán bằng tiền mặt 3.000.
17. Ngày 1/3 cấp trên quyết định bổ sung kinh phí hoạt động năm 20X1 bằng nguồn thu sự nghiệp 90.000, đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi.
18. Ngày 4/3 ủy thác nhập khẩu một số nguyên liệu phục vụ cho hoạt động thường xuyên, giá nhập khẩu 30 000 USD, thuế nhập khẩu 5%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%, đơn vị đã rút dự toán kinh phí thanh toán cho nhà cung cấp theo tỷ giá thực tế thời điểm 21/USD, chi phí vận chuyển 12.000, thuế GTGT 10% đơn vị đã trả bằng chuyển khoản. Tỷ giá thời điểm nhập khẩu của BTC 21/USD.
19. Ngày 10/3 công tác XDCB hoàn thành, nhà thầu bàn giao TSCĐ dùng cho HĐTX trị giá chưa có thuế GTGT 125.000, thuế GTGT 10%, biết tài sản này được đầu tư bằng kinh phí ĐTXDCB.
20. Ngày 12/3 người mua thanh toán toàn bộ số tiền còn nợ kỳ trước bằng chuyển khoản.
21. Ngày 14/3 đơn vị có chứng từ ghi thu ghi chi nghiệp vụ ngày 1/3.
22. Ngày 16/3 tạm ứng cho nhân viên A bằng tiền mặt 11.000, thanh toán tiền cho người bán bằng tiền gửi kho bạc 30.000.
23. Ngày 20/3 nhân viên A thanh toán tạm ứng: Ghi chi HĐTX 2.000, nhập kho CCDC giá chưa thuế 8.000, thuế 10% dùng cho hoạt động dịch vụ, số còn dư nhập quỹ.
24. Ngày 21/3 xuất bán buôn thuốc cho khách hàng M giá xuất kho 105.000, giá bán 160.000, thuế GTGT 10%, khách hàng chưa thanh toán.
25. Ngày 24/3 chi hoạt động thường xuyên trong quý gồm:
- Lương cho viên chức, công chức: 850.000.
- Các khoản trích nộp theo lương ghi chi HĐTX theo tỷ lệ quy định, khấu trừ vào lương: 6%.
- Phải trả đối tượng khác 20.000.
- Xuất CCDC lâu bền cho hoạt động thường xuyên 23.000.
- Xuất NVL dùng cho hoạt động thường xuyên 110.000 (trong đó NVL năm trước là 50.000).
- Tiền điện, nước, điện thoại và dịch vụ khác bằng tiền mặt 90.000, thuế GTGT 10%.
26. Ngày 25/3 chi hoạt động dịch vụ trong quý gồm:
- Lương cho viên chức sản xuất: 200.000
- Lương cho viên chức quản lý và bán hàng: 100.000.
- Trích các khoản theo lương theo tỷ lệ quy định.
- Các khoản khác bằng tiền mặt 22.000, trong đó thuế GTGT 10%.
27. Ngày 28/3 đơn vị thanh toán tiền lương và các đối tượng khác bằng TGKB.
28. Ngày 29/3 duyệt báo cáo quyết toán kinh phí năm trước số tiền 6.536.312.670.
29. Kết chuyển chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
30. Bổ sung từ chênh lệch thu, chi của bệnh viện quỹ khen thưởng 40%, phúc lợi 20%, dự phòng ổn định thu nhập 20%, phát triển hoạt động sự nghiệp 20%, sau khi đã nộp thuế thu nhập DN 25% bằng TGNH (đã có báo Nợ).
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào các tài khoản kế toán.
2. Lập Bảng cân đối tài khoản quí 1/20X1.
Danh mục tài liệu tham khảo Chương 6
1. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2006), Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, ban hành theo QĐ số 19/2006/QĐ- BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính, được sửa đổi bổ sung theo Thông tư 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010.
4. Bộ Tài chính (2013), Hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế, Tài liệu tham khảo.
5. Học viện Tài chính (1997), Giáo trình Kế toán tài chính Nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
6. Phạm Văn Dược (2007), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Đông (2005), Giáo trình Kế toán công trong đơn vị hành chính sự nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
8. Nguyễn Năng Phúc (2007), Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
9. Đỗ Minh Thành (2009), Giáo trình Nguyên lý kế toán, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.