Phương Pháp Lập Và Trình Bày Báo Cáo Tình Hình Tăng, Giảm Tscđ (Mẫu Số B04 - H)


Biểu 6.5: Báo cáo thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh


Mã chương:.................................... Mẫu số B03-H

Đơn vị báo cáo:...............................

Mã đơn vị QHNS:...........................

(Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ/BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng BTC)


BÁO CÁO THU, CHI HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH Quý......Năm.......

Đơn vị tính:.....................

Số TT


CHỈ TIÊU

Mã số

Tổng cộng

Chia ra

Hoạt động...

Hoạt động...

Hoạt động...

A

B

C

1

2

3

4

1

Số chênh lệch thu lớn hơn chi chưa phân phối







kỳ trước chuyển sang (*)

01

2

Thu trong kỳ

02


Luỹ kế từ đầu năm

03

3

Chi trong kỳ

04


Trong đó:



- Giá vốn hàng bán

05


- Chi phí bán hàng, chi phí quản lý

06


- Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

07


Luỹ kế từ đầu năm

08

4

Chênh lệch thu lớn hơn chi kỳ này



(09= 01 + 02 - 04) (*)

09


Luỹ kế từ đầu năm

10

5

Nộp NSNN kỳ này

11


Luỹ kế từ đầu năm

12

6

Nộp cấp trên kỳ này

13


Luỹ kế từ đầu năm

14

7

Bổ sung nguồn kinh phí kỳ này

15


Luỹ kế từ đầu năm

16

8

Trích lập các quỹ kỳ này

17


Luỹ kế từ đầu năm

18

9

Số chênh lệch thu lớn hơn chi



chưa phân phối đến cuối kỳ này (*)



(19=09-11-13-15-17)

19

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

Kế toán đơn vị sự nghiệp Phần 2 - 27

(*) Nếu chi lớn hơn thu thì ghi số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (....).




Ngày .... tháng .... năm...

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)


b. Báo cáo tổng hợp thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động SXKD (Mẫu số B03/CT-H)

Báo cáo này được lập theo năm tại các đơn vị kế toán cấp trên (cấp II, III). Để tổng hợp thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động SXKD toàn đơn vị báo cáo được kết cấu: các dòng ngang phản ánh chi tiết số chênh lệch thu lớn hơn chi chưa phân phối kỳ trước chuyển sang, số thu, số chi và phân phối chênh lệch thu, chi trong kỳ, số được để lại đơn vị chi theo chế độ, số chênh lệch thu lớn hơn chi chưa phân phối đến cuối kỳ; Các cột dọc phản ánh nội dung chủ yếu là số dự toán được giao, số thực hiện, so sánh dự toán với thực hiện (Biểu 6.6).

Cơ sở lập báo cáo: báo cáo này năm trước, quyết định giao dự toán, quyết định giao bổ sung dự toán,…

Phương pháp lập báo cáo: toàn bộ nội dung và phương pháp lập từng chỉ tiêu trong báo cáo này tương tự Báo cáo thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động SXKD (Mẫu số B03 - H).


Biểu 6.6: Báo cáo tổng hợp thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh


Mã chương:.............................. Mẫu B03/CT-H

Đơn vị báo cáo:........................

Mã đơn vị QHNS:.....................

(Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ/BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng BTC)


BÁO CÁO TỔNG HỢP THU, CHI HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH

Năm .............

Đơn vị tính:................


Số TT


CHỈ TIÊU


Mã số


Dự toán


Thực hiện

So sánh thực hiện/ dự toán (%)

Số tuyệt đối (2- 1)

Tăng (+)

Giảm (-)

A

B

C

1

2

3

4

5

1

Số chênh lệch thu lớn hơn chi chưa phân phối năm trước chuyển sang (*)

Thu trong năm Chi trong năm

Chênh lệch thu lớn hơn chi (04= 01 + 02 - 03) (*)

Nộp NSNN

Nộp cấp trên

Bổ sung nguồn kinh phí Trích lập các quỹ

Số chênh lệch thu lớn hơn chi chưa phân phối đến cuối năm (*)

(09=04-05-06-07-08)








01

2

02

3

03

4



04

5

05

6

06

7

07

8

08

9



09


(*) Nếu chi lớn hơn thu thì ghi số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (....).




Ngày .....tháng .....năm.......

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)


6.2.2.11. Phương pháp lập và trình bày báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ (Mẫu số B04 - H)

Báo cáo này được lập theo năm ở đơn vị kế toán cấp III. Để phản ánh tình hình tăng, giảm TSCĐ của đơn vị báo cáo được kết cấu: Dòng ngang phản ánh từng loại và từng nhóm TSCĐ hiện có của đơn vị theo kết cấu; Cột dọc phản ánh theo các nội dung: số thứ tự, tên từng loại, từng nhóm và từng tài sản, đơn vị tính, số đầu năm, tăng trong năm, giảm trong năm và số cuối năm theo 02 chỉ tiêu số lượng và giá trị (Biểu 6.7).

Cơ sở lập báo cáo: Sổ chi tiết TSCĐ và Báo cáo Tình hình tăng, giảm TSCĐ của năm trước.

Phương pháp lập báo cáo: kế toán căn cứ báo cáo này năm trước để ghi số đầu năm. Đối với các chỉ tiêu trong năm như tăng, giảm kế toán căn cứ số liệu trong Sổ chi tiết TSCĐ để ghi.


Biểu 6.7: Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ


Mã chương............................ Mẫu số B04-H

Đơn vị báo cáo......................

Mã đơn vị QHNS...................

(Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ/BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng BTC)


BÁO CÁO TÌNH HÌNH TĂNG, GIẢM TSCĐ

Năm................


Đơn vị tính:..............



STT


- Loại tài sản cố định

- Nhóm tài sản cố định


Đơn vị tính


Số đầu năm

Tăng trong năm

Giảm trong năm

Số cuối năm

SL

GT

SL

GT

SL

GT

SL

GT

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

I

TSCĐ hữu hình










1.1

Nhà cửa, vật kiến trúc


- Nhà ở


- Nhà làm việc


-.....

1.2

Máy móc, thiết bị


...........

1.3

Phương tiện vận tải, truyền


dẫn


...........

1.4

Thiết bị, dụng cụ quản lý


...........


TSCĐ khác

II

TSCĐ vô hình

2.1

........................


........................

2.2

........................


Cộng

x

x


x


x


x





Ngày .... tháng .... năm..…

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)


6.2.2.12. Phương pháp lập và trình bày Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B06 - H)

Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát biên chế lao động, quĩ lương, tình hình thực hiện nhiệm vụ cơ bản thường xuyên của đơn vị, tình hình kinh phí chưa quyết toán, tình hình nợ, tình hình sử dụng các quĩ và phân tích đánh giá nguyên nhân các biến động phát sinh không bình thường trong hoạt động của đơn vị, nêu ra các kiến nghị xử lý với cơ quan cấp trên. Ngoài ra, đơn vị có thể thuyết minh thêm những nội dung về sử dụng kinh phí, quản lý và sử dụng tài sản của Nhà nước tại đơn vị.

Cơ sở lập: Sổ theo dõi lao động của đơn vị (lao động trong biên chế và lao động hợp đồng); Bảng thanh toán tiền lương và các sổ kế toán chi tiết liên quan, bảng cân đối tài khoản kỳ báo cáo; Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái, các sổ chi tiết và các tài liệu khác có liên quan.

Phương pháp lập và trình bày báo cáo: Số liệu trình bày trong báo cáo phải thống nhất với số liệu trong các báo cáo khác. Nội dung trình bày bằng lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Phương pháp lập cụ thể:

- Đối với chỉ tiêu Tình hình thực hiện nhiệm vụ hành chính, sự nghiệp trong năm: phản ánh khái quát tình hình biến động và tổng quĩ lương cả năm của đơn vị; Thuyết minh về việc thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của đơn vị theo kế hoạch hoạt động đầu năm của đơn vị đã được cơ quan cấp trên xét duyệt và căn cứ vào đó để lập kế hoạch cấp kinh phí cho đơn vị.

- Đối với Các chỉ tiêu chi tiết:

+ Chỉ tiêu Tiền (Mã số 01) phản ánh tổng số tiền của đơn vị (tiền mặt và tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc) còn dư đến cuối kỳ báo cáo được phép chuyển sang kỳ sau sử dụng tiếp. Cơ sở ghi là Thuyết minh báo cáo tài chính trong năm hoặc số dư Nợ cuối năm của Tài khoản 111 và Tài khoản 112 trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái và các sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi.


+ Chỉ tiêu Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho (Mã số 11) phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ còn tồn kho đầu năm và cuối năm báo cáo. Cơ sở ghi là Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái và các sổ chi tiết các tài khoản 152, 153 trong năm báo cáo.

+ Chỉ tiêu Nợ phải thu (Mã số 21) phản ánh tổng số nợ phải thu đến cuối năm báo cáo của đơn vị. Cơ sở ghi là Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái và các sổ chi tiết tài khoản 311 - Các khoản phải thu.

+ Chỉ tiêu Nợ phải trả (Mã số 31) phản ánh số nợ phải trả của đơn vị đối với người cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ,… Cơ sở ghi là Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái và các sổ chi tiết Tài khoản 331 - Các khoản phải trả.

- Đối với chỉ tiêu Tình hình tăng, giảm các quĩ: phản ánh tình hình biến động các quĩ của đơn vị trong kỳ báo cáo gồm số dư đầu năm, số sử dụng trong năm, số dư cuối năm. Cơ sở ghi là sổ chi tiết Tài khoản 431 - Các quĩ.

- Đối với chỉ tiêu Tình hình nộp ngân sách và nộp cấp trên: phản ánh số phải nộp, số đã nộp và số còn phải nộp ngân sách, cấp trên như thuế GTGT, thuế TNDN,…

- Đối với chỉ tiêu Tình hình sử dụng dự toán: phản ánh số dự toán được giao, dự toán đã nhận và dự toán còn lại ở Kho bạc, chi tiết dự toán thuộc nguồn ngân sách Nhà nước và dự toán thuộc nguồn khác. Cơ sở ghi là dự toán do cấp có thẩm quyền giao, Sổ theo dõi dự toán,…

- Đối với chỉ tiêu Nguồn phí, lệ phí của NSNN đơn vị đã thu và được để lại trang trải chi phí: phản ánh tình hình thu, chi nguồn phí, lệ phí đơn vị đã thu và được để lại để trang trải chi phí theo chế độ. Cơ sở ghi là dự toán do cấp có thẩm quyền giao, Sổ chi tiết các khoản thu, Sổ theo dõi sử dụng nguồn kinh phí,..

Để phục vụ cho việc quyết toán kinh phí ngân sách các đơn vị sự nghiệp cấp cơ sở cần lập 01 báo cáo tài chính Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng và 04 báo cáo chi tiết là Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động, Báo cáo chi tiết kinh phí dự án, Bảng đối


chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại KBNN và Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại KBNN. Còn các đơn vị kế toán cấp trên lập Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng và Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách và nguồn khác của đơn vị.


6.3. Phương pháp lập và trình bày báo cáo kế toán quản trị trong đơn vị sự nghiệp

6.3.1. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo

Do báo cáo quản trị được lập theo yêu cầu nội bộ của các nhà quản lý các cấp trong đơn vị sự nghiệp nên công tác lập và trình bày báo cáo phải tuân theo các nguyên tắc sau:

- Thứ nhất, hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần được xây dựng phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của từng đơn vị cụ thể.

- Thứ hai, nội dung hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần đảm bảo cung cấp đầy đủ và đảm bảo tính so sánh được của các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành và ra các quyết định kinh tế của đơn vị.

- Thứ ba, các chỉ tiêu trong báo cáo kế toán quản trị cần phải được thiết kế phù hợp với các chỉ tiêu của kế hoạch, dự toán và báo cáo tài chính nhưng có thể thay đổi theo yêu cầu quản lý của các cấp.

- Thứ tư, thời gian lập báo cáo phụ thuộc vào yêu cầu của người quản lý các cấp trong đơn vị.

6.3.2. Phương pháp lập và trình bày báo cáo

Xuất phát từ đặc điểm và nhu cầu của các cấp quản lý mà báo cáo kế toán quản trị gồm nhiều loại và được lập theo các cách thức, phương pháp khác nhau. Thông thường, các báo cáo quản trị được lập trong các đơn vị sự nghiệp gồm:

- Báo cáo chi tiết tình hình hoạt động như: Báo cáo chi tiết chi phí hoạt động, Báo cáo chi tiết doanh thu hoạt động, Báo cáo kiểm soát chi hoạt động theo nhóm mục chi; Báo cáo phân tích biến động

Xem tất cả 237 trang.

Ngày đăng: 10/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí