1.1.1.3. Xác định kết quả kinh doanh
Theo Điều 96. Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh trong Thông tư 200/2014/TT_BTC . Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.
- Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.
- Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán. Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính...). Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ.
Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần.
Có thể bạn quan tâm!
- Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang - 1
- Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang - 2
- Sơ Đồ Hạch Toán Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu Giải Thích Sơ Đồ
- Sơ Đồ Hạch Toán Doanh Thu Tài Chính
- Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Giải Thích Sơ Đồ
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
1.1.2. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
1.1.2.1. Vai trò kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Đối với một doanh nghiệp, tổ chức công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong từng bước hạn chế những hạn chế còn
tồn tại để có biện pháp xử ký thích hợp nhằm thúc đẩy quá trình tuần hoàn vốn. Các số liệu mà kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt được mức độ hoàn chỉnh về công tác kế toán này. Từ các số liệu trên báo cáo tài chính mà kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh cung cấp, nhà nước nắm được tình hình kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó thực hiện chức năng quản lý kiểm soát vĩ mô nền kinh tế, đồng thời nhà nước có thể kiểm tra việc chấp hành về kinh tế tài chính và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Ngoài ra thông qua số liệu mà kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh cung cấp, các bạn hàng của doanh nghiệp biết được khả năng kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó có quyết định đầu tư, cho vay vốn hoặc có quan hệ làm ăn với doanh nghiệp.
1.1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Để quản lý một cách tốt nhất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp đó thuộc thành phần nào, loại hình nào, loại hình sở hữu hay lĩnh vực hoạt động nào đều phải sử dụng đồng thời hàng loạt các công cụ khác nhau, trong đó kế toán được coi là một công cụ hữu hiệu. Đặc biệt trong nền kinh tế, kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh được kế toán sử dụng như một cung cụ đắc lực không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp cũng như đối với sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Chính vì vậy kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh cần thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Ghi chép đầy đủ kịp thời khối lượng thành phẩm hàng hóa, dịch vụ bán ra và tiêu thụ nội bộ, tính toán đúng đắn giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các khoản chi phí khác nhằm xác định kết quả kinh doanh.
- Kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện, kế hoạch bán hàng, kế hoạch lợi nhuận, phân phối lợi nhuận và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Cung cấp thông tin chính xác, trung thực và đầy đủ về tình hình doanh thu, xác định kết quả và phân phối kết quả, phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và quản lý doanh nghiệp.
Như vậy công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh là công việc quan trọng của doanh nghiệp nhằm xác định số lượng và giá trị của lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra cũng như doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Song để phát huy được vai trò và thực hiện tốt các nhiệm vụ đã nêu trên đòi hỏi phải tổ chức công tác kế toán thật khoa học, hợp lý đồng thời cán bộ kế toán phải nắm vững nội dung của việc tổ chức tốt công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh.
1.1.3. Ý nghĩa của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
1.1.3.1. Ý nghĩa của kế toán doanh thu
Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Trước hết, doanh thu là nguồn tài chính quan trọng đảm bảo trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tái kinh doanh giản đơn cũng như tái kinh doanh mở rộng. Doanh thu còn là nguồn để các doanh nghiệp có thể thực hiện nghĩa vụ với nhà nước như nộp các khoản thuế theo quy định, là nguồn có thể tham gia vốn góp cổ phần, tham gia liên doanh, liên kết với các đơn vị. Trường hợp doanh thu không đảm bảo các khoản chi phí bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh trên thị trường và dẫn đến phá sản.
1.1.3.2. Ý nghĩa của việc hạch toán xác định kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của một doanh nghiệp sau một thời kì nhất định được biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.
Kế toán xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng như trong việc xác định doanh thu thực tế và chi phí thực tế phát sinh trong kì nói riêng. Biết được xu hướng phát triển của doanh nghiệp từ đó doanh nghiệp sẽ đưa ra chiến lược kinh doanh cụ thể trong các chu kì sản xuất kinh doanh tiếp theo. Do đó, đòi hỏi kế toán trong doanh
nghiệp phải xác định và phản ánh một cách đúng đắn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mình trong từng thời kỳ.
1.1.4. Hệ thống chứng từ và sổ sách sử dụng trong kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
1.1.4.1. Hệ thống chứng từ
Theo Thông tư số 200/2014/TT - BTC, chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng quy định của Luật Kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung.
Các loại chứng từ kế toán tại phụ lục 3 Thông tư này đều thuộc loại hướng dẫn. Doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu.
Trường hợp không tự xây dựng và thiết kế biểu mẫu chứng từ cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống biểu mẫu và hướng dẫn nội dung ghi chép chứng từ kế toán theo hướng dẫn Phụ lục 3 Thông tư này.
- Hóa đơn GTGT (01GTKT-3LL)
- Hóa đơn bán hàng (02GTGT-3LL)
- Phiếu thu (01-TT)
- Phiếu chi (02-TT)
- Phiếu nhập kho (01-VT)
- Phiếu xuất kho (02-VT)
1.1.4.2. Hệ thống sổ sách
Theo Thông tư số 200/2014/TT - BTC, Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và
theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán.
Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp được tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình trên cơ sở đảm bảo thông tin về các giao dịch phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu. Trường hợp không tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức sổ kế toán được hướng dẫn trong phụ lục số 4 Thông tư này để lập Báo cáo tài chính nếu phù hợp với đặc điểm quản lý và hoạt động kinh doanh của mình.
Theo Thông tư số 200/2014/TT - BTC, công ty được chọn 1 trong 5 hình thức kế toán sau: Nhật ký chung, Nhật ký – Sổ cái, Chứng từ ghi sổ, Nhật kí chứng từ, kế toán trên máy vi tính.
Mỗi hình thức kế toán đều có những đặc điểm và sử dụng các loại sổ khác nhau, có những ưu, nhược điểm riêng và áp dụng đối với các doanh nghiệp khác nhau. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang, ở đây tôi chỉ trình bày hình thức kế toán trên máy tính.
Đặc trưng cơ bản và trình tự ghi sổ của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán qui định sau: Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
Các loại sổ của hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán bằng tay.
1.2. Nội dung kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
1.2.1. Kế toán doanh thu
Theo Điều 79 về tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong thông tư 200/2014/TT- BTC
- Kết cấu tài khoản:
Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Bên Nợ:
+ Các khoản thuế gián thu phải nộp (thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường)
+ Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ
+ Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ
+ Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ
+ Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh"
Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kì
- Sơ đồ hạch toán
TK 333 TK 511TK 111,112,131
(1)
(6) TK 3331
TK 111,112,131 (2a)
TK 521 TK 515 TK 3387 (2c) (2b)
(7) TK 111,112,131
(3)
TK 911
TK 151,156,157
TK 131,1368 641,642… (4a) (4b)
(8) TK 3331 TK 133
TK 641,111,112
(5)
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hạch toán doanh thu
Giải thích sơ đồ
(1) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thu tiền ngay hoặc người mua chấp nhận thanh toán
(2) Bán hàng theo phương thức trả góp (2a) Giá trả ngay
(2b) Mức chênh lệch giá bán trả góp với giá bán thanh toán ngay (2c) Phân bổ lãi trả góp
(3) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
(4) Bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng (4a) Doanh thu thành phẩm, hàng hóa đưa đi đổi (4b) Giá trị hàng hóa, dịch vụ đã được nhận
(5) Thanh toán tiền hàng đại lý sau khi trừ hoa hồng đại lý
(6) Thuế GTGT phải nộp
(7) Kết chuyển chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán
(8) Kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh
1.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Theo Điều 81 về tài khoản 521- Các khoản giảm trừ doanh thu trong thông tư 200/2014/TT- BTC.
- Kết cấu tài khoản
Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu
Bên Nợ:
+ Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng
+ Số giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng