Kế toán doanh nghiệp - 1

LỜI NÓI ĐẦU


Kế toán doanh nghiệp là một môn khoa học thuộc khối kiến thức cơ sở trong cơ cấu kiến thức và khung chương trình đào tạo chuyên ngành quản trị kinh doanh của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. Để giúp cho các giảng viên, giáo viên, sinh viên có tài liệu giảng dạy, nghiên cứu và học tập, Khoa Kinh tế - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định tổ chức biên soạn tập bài giảng “Kế toán doanh nghiệp”. Tập bài giảng gồm 7 chương trình bày khá đầy đủ và chi tiết các phần hành kế toán trong doanh nghiệp và là tài liệu học tập cần thiết cho sinh viên. Tham gia biên soạn tập bài giảng này gồm có:

- ThS. Nguyễn Thị Phương Dung – Chủ biên

- ThS. Trần Thị Khánh Linh – Thành viên

Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng trong quá trình biên soạn tập bài giảng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Ban biên soạn rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để có thể hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!


BAN BIÊN SOẠN

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU i

CHƯƠNG 1.TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP 1

1.1. Những vấn đề chung về kế toán trong doanh nghiệp 1

1.1.1. Khái niệm 1

1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán 2

1.1.3. Nội dung công tác kế toán 2

1.1.4. Các nguyên tắc kế toán cơ bản 3

1.2. Nội dung của tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp 5

1.2.1. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán 5

1.2.2. Tổ chức vận dụng chế độ tài khoản kế toán ở doanh nghiệp 6

1.2.3. Tổ chức lựa chọn, vận dụng hình thức kế toán phù hợp 7

1.2.4. Tổ chức áp dụng chế độ sổ kế toán 15

1.2.5. Tổ chức công tác lập và phân tích báo cáo tài chính 16

1.2.6. Tổ chức kiểm kê tài sản 16

1.2.7. Tổ chức kiểm tra kế toán 17

CHƯƠNG 2. 18

KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN, TIỀN VAY VÀ CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN 18

2.1. Kế toán vốn bằng tiền 18

2.1.1. Khái niệm vốn bằng tiền và nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền 18

2.1.2. Kế toán tiền tại quỹ của doanh nghiệp 18

2.1.3. Kế toán tiền gửi ngân hàng 24

2.1.4. Kế toán tiền đang chuyển 28

2.2. Kế toán tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán 30

2.2.1. Kế toán tiền vay 30

2.2.2. Kế toán thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp 33

BÀI TẬP ÔN TẬP 79

CHƯƠNG 3. 83

KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 83

3.1. Kế toán tiền lương 83

3.1.1. Khái niệm 83

3.1.2. Các hình thức trả lương 83

3.1.3. Nguyên tắc trả lương 84

3.1.4. Chứng từ sử dụng 84

3.1.5. Tài khoản sử dụng 85

3.1.6. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 85

3.2. Kế toán các khoản trích theo lương 87

3.2.1. Khái niệm 87

3.2.2. Chứng từ sử dụng 87

3.2.3. Tài khoản sử dụng 88

3.2.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 88

BÀI TẬP ÔN TẬP 89

CHƯƠNG 4. KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ 92

4.1. Tổng quan về kế toán nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ nhỏ 92

4.1.1. Khái niệm 92

4.1.2. Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 92

4.1.3. Tính giá nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ 93

4.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 95

4.2.1. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 95

4.2.2. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ 103

BÀI TẬP ÔN TẬP 107

CHƯƠNG 5. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 109

5.1. Khái niệm, đặc điểm của tài sản cố định 109

5.1.1. Khái niệm tài sản cố định 109

5.1.2. Đặc điểm tài sản cố định 109

5.2. Phân loại, đánh giá tài sản cố định 109

5.2.1. Phân loại tài sản cố định 109

5.2.2. Đánh giá tài sản cố định 111

5.3. Kế toán tài sản cố định hữu hình và vô hình 112

5.3.1. Khái niệm 112

5.3.2. Chứng từ sử dụng 113

5.3.3. Tài khoản sử dụng 113

5.3.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 114

5.4. Kế toán khấu hao tài sản cố định 121

5.4.1. Khái niệm 121

5.4.2. Phương pháp khấu hao tài sản cố định 121

5.4.3. Tài khoản sử dụng 123

5.4.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 123

BÀI TẬP ÔN TẬP 125

CHƯƠNG 6. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 128

6.1. Chi phí sản xuất 128

6.1.1. Khái niệm 128

6.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 128

6.1.3. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 129

6.2. Giá thành sản phẩm 130

6.2.1. Khái niệm 130

6.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 130

6.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 131

6.2.4. Đối tượng tính giá thành sản phẩm và kỳ tính giá thành sản phẩm 132

6.2.5. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 133

6.3. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 135

6.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 135

6.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 137

6.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 138

6.3.4. Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 140

6.4. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 144

6.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 144

6.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 145

6.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 146

BÀI TẬP ÔN TẬP 146

CHƯƠNG 7. KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH ...147 7.1. Kế toán bán hàng 147

7.1.1. Khái niệm bán hàng 147

7.1.2. Doanh thu bán hàng và thời điểm ghi nhận doanh thu 147

7.1.3. Các phương thức bán hàng 147

7.1.4. Chứng từ sử dụng 149

7.1.5. Tài khoản sử dụng 149

7.1.6. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 152

7.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 156

7.2.1. Khái niệm 156

7.2.2. Chứng từ sử dụng 156

7.2.3. Tài khoản sử dụng 157

7.2.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 157

7.3. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 159

7.3.1. Kế toán chi phí bán hàng 159

7.3.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 162

7.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 167

7.4.1. Khái niệm 167

7.4.2. Phương pháp xác định kết quả kinh doanh 167

7.4.3. Tài khoản sử dụng 167

7.4.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 168

7.5. Báo cáo tài chính 169

7.5.1. Khái niệm, mục đích, đối tượng sử dụng báo cáo tài chính 169

7.5.2. Thời gian lập và gửi báo cáo tài chính 170

7.5.3. Phương pháp lập báo cáo tài chính 171

BÀI TẬP ÔN TẬP 203

TÀI LIỆU THAM KHẢO vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Tên bảng Nội dung Trang

Sơ đồ 1.1: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái 8

Sơ đồ 1.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ 10

Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung 11

Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – chứng từ 13

Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 14

Bảng 7.1: Mẫu “Bảng cân đối kế toán” 172

Bảng 7.2: Mẫu “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” 176

Bảng 7.3: Mẫu “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp” 180

Bảng 7.4: Mấu “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp” 182

Bảng 7.5: Mẫu “Bản thuyết minh báo cáo tài chính” 184

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Nội dung

GTGT

Thuế giá trị gia tăng

VNĐ

Việt Nam đồng

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TN

Thu nhập

TNCN

Thu nhập cá nhân

TTĐB

Tiêu thụ đặc biệt

XK

Xuất khẩu

NK

Nhập khẩu

XNK

Xuất nhập khẩu

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

HHDV

Hàng hóa dịch vụ

TK

Tài khoản

DN

Doanh nghiệp

KQKD

Kết quả kinh doanh

CSKD

Cơ sở kinh doanh

BCTC

Báo cáo tài chính

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TSCĐ

Tài sản cố định

XDCB

Xây dựng cơ bản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Kế toán doanh nghiệp - 1

CHƯƠNG 1.

TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP


1.1. Những vấn đề chung về kế toán trong doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm

Hạch toán kế toán ra đời là tất yếu khác quan của nền sản xuất xã hội để phục vụ quản lý kinh tế. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, kế toán một môn khoa học cũng đã có sự thay đồi, phát triển không ngừng về nội dung, phương pháp để đáp ứng được nhu cầu quản lý ngày càng cao của nền sản xuất xã hội.

Theo Luật Kế toán Việt Nam: “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”.

Trong doanh nghiệp, kế toán đo lường, ghi chép toàn bộ mọi hoạt động kinh tế tài chính phát sinh, sau đó xử lý tổng hợp cung cấp các thông tin kinh tế tài chính về tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp, hư tình hình sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn, chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm, doanh thu bán hàng, lãi, lỗ kinh doanh, tình hình và biến động của tài sản doanh nghiệp.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, đối với doanh nghiệp, kế toán là phương tiện giao tiếp giữa doanh nghiệp với các đối tượng có quan hệ với doanh nghiệp, nó cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính hữu ích cho các đối tượng trong việc đề ra các quyết định kinh tế hợp lý có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

Trong Luật kế toán có quy định về kế toán tài chính và kế toán quản trị, kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.

- Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng sử dụng thông tin của đơn vị kế toán.

- Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu của quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ kế toán.

- Kế toán tổng hợp phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế và tài chính của đơn vị. Kế toán tổng hợp sử dụng đơn vị tiền tệ để phản ánh tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị kế toán.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2022