Hoạt động logistics của Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông - Tây - 13

lớn nhất nhưng đồng thời cũng là nơi hàng hoá có thể bị nằm lại lâu nhất vì những thủ tục pháp lý đôi khi còn quan liêu, lạc hậu và không phù hợp. Một phần nguyên nhân chính là do thủ tục Hải quan, đặc biệt ở Việt Nam nói chung và các địa phương trên EWEC nói riêng còn rất phức tạp và tốn kém. Yêu cầu bức thiết đặt ra là phải cải tiến và thông thoáng thủ tục một cách triệt để hơn nữa thì hoạt động logistics mới có thể thực sự phát triển mạnh mẽ.

2.3. Thành lập cơ quan quản lý logistics tại Việt Nam

Như đã biết, Hội đồng quản trị logistics Mỹ là một cơ quan chuyên trách về các hoạt động logistics của quốc gia này. Quy mô và vị trí của cơ quan này là rất quan trọng bởi chi phí cho hoạt động logistics của Mỹ đạt đến gần 4.000 tỷ USD trong năm 2007. Có thể nói, Hội đồng quản trị logistics Mỹ đảm nhiệm một khối lượng công việc khổng lồ từ việc quản lý cho tới hoạch định các chính sách cho lĩnh vực logistics. Từ bài học thực tiễn này, dễ thấy rằng việc ra đời một cơ quan tương tự ở Việt Nam rất có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay bởi lẽ nó sẽ xâu chuỗi toàn bộ các hoạt động logistics cũng như các yếu tố có liên quan một cách hiệu quả nhất. Thiết nghĩ sự phối hợp giữa Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công thương sẽ cho ra đời một cơ quan như vậy ở nước ta. Cơ quan này sẽ thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu đề xuất các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động logistics và các vấn đề phát sinh trong hoạt động logistics;

Thứ hai, thu hút và kêu gọi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho vụ logistics, phối hợp với các cơ quan chức năng và các sơ ban ngành của Nhà nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho logistics và dịch vụ logistics;

Thứ ba, giúp đỡ thành lập và phát triển các doanh nghiệp logistics quốc gia;

Thứ tư, đăng ký và cấp phép cho người kinh doanh logistics;

Thứ năm, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ – nhất là thương mại điện tử và công nghệ truyền dữ liệu áp dụng trong logistics;

Thứ sáu, hoạch định chính sách và đề xuất các biện pháp phát triển logistics của Việt Nam trong điều kiện hội nhâp quốc tế;

Cuối cùng là phối hợp với các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc phát triển hoạt động logistics như các tổ chức quản lý logistics hay các tập đoàn logistics quốc tế lớn…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

3. Về phía người cung cấp và người sử dụng

3.1. Đẩy mạnh nhận thức

Hoạt động logistics của Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông - Tây - 13

Bên cạnh những giải pháp vĩ mô từ phía Chính phủ, các địa phương và các sở ban ngành nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng, đón đầu công nghệ và cải thiện môi trường pháp lý, thông thoáng thủ tục Hải quan thì cũng cần phải có những nỗ lực từ chính các doanh nghiệp sử dụng và cung cấp dịch vụ logistics thì mới có thể thúc đẩy sự phát triển của logistics trên hành lang kinh tế Đông

– Tây. Yêu cầu cấp bách số một hiện nay của các doanh nghiệp chính là vấn đề nhận thức về logistics. Mặc dù hiện nay phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải đã có ý thức về tầm quan trọng của logistics, nhưng vấn đề vẫn còn khá nan giải. Ngay với chính các công ty có hoạt động cung cấp dịch vụ được gọi là hoạt động logistics trên hành lang kinh tế Đông – Tây thì một tỉ lệ nhân viên vẫn còn mơ hồ về khái niệm logistics và hầu hết đội ngũ cán bộ nhân viên chưa được qua những khoá học đào tạo chuyên biệt về lĩnh vực này. Vì vậy để có thể mở rộng và phát triển hoạt động logistics, các doanh nghiệp cần phối hợp với các tổ chức đào tạo hay các trường đại học tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn cũng như dài hạn về giao nhận kho vận, vận tải đa phương thức và về hoạt động logistics; tăng cường nâng cao nhận thức về hoạt động logistics. Điều này sẽ giúp các thành viên trong doanh nghiệp hiểu đúng bản chất và đặc điểm của hoạt động logistics, đồng thời trao đổi kinh nghiệm và cập nhật những thông tin mới về

những bước phát triển của logistics diễn ra trên toàn thế giới nhằm tiến tới nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của hoạt động này đối với doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh của mình.

Đó là vấn đề của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, còn đối với các doanh nghiệp sử dụng thì sao? Hiện nay tại Việt Nam nhu cầu tiềm năng về dịch vụ này là khá lớn nhưng bản thân những tổ chức, doanh nghiệp lại chưa định hình rõ về nhu cầu của chính mình và cũng chưa có khái niệm rõ ràng về loại hình dịch vụ có thể thoả mãn những nhu cầu đó. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải và logistics là quảng bá cho loại hình dịch vụ này mạnh mẽ hơn nữa; giúp các doanh nghiệp khác – các khách hàng của mình nhận thức đầy đủ về hoạt động logistics và những nhu cầu tiềm tàng của họ. Thực hiện mục tiêu này, các nhà cung cấp chỉ có thể tiến hành bằng cách đẩy mạnh hoạt động marketing để thu hút nhiều khách hàng và giữ vững vị thế cạnh tranh của mình. Các doanh nghiệp kinh doanh logistics cũng cần phải đẩy mạnh hoạt động marketing quốc tế để có thể tham gia chủ động vào thị trường giao nhận vận tải và logistics quốc tế. Đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn vì chúng ta là những người đi sau, phần lớn chưa có kinh nghiệm và tiềm lực. Vẫn biết là như vậy, nhưng nâng cao nhận thức là mục tiêu vô cùng cấp thiết vì hoạt động logistics chỉ có thể phát triển đúng hướng khi đã giải quyết được vấn đề này. Đánh giá đúng tầm quan trọng của hoạt động logistics chính là chìa khóa cho thành công của các doanh nghiệp Việt Nam.

3.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ đi đôi với giảm giá thành

Một dịch vụ được cung cấp trên thị trường sẽ có hai yếu tố quan trọng và quyết định nhất chính là chất lượng và giá cả. Chất lượng của dịch vụ logistics như đã được trình bày ở những phần trên, được đánh giá trên nhiều góc độ khác nhau nhưng nhìn chung khách hàng sẽ hài lòng khi hàng hoá của họ đến được đích đúng thời hạn trong tình trạng tốt với chi phí thấp nhất. Sau

khi nắm vững những kiến thức về logistics, để đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt không có sự bảo hộ của Nhà nước khi các Hiệp định về tự do hóa thương mại Việt Nam ký kết hoàn toàn có hiệu lực thì cách duy nhất là các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng dịch vụ và từng bước giảm giá thành. Điều này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh logistics phải áp dụng những phương pháp quản trị logistics một cách hiệu quả nhất kết hợp với đổi mới cơ cấu bộ máy và áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Thứ nhất, việc tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cũ, hiện đại hóa các trang thiết bị hiện có, mua sắm các trang thiết bị mới để tạo điều kiện cho công tác giao nhận hàng hóa cũng như công tác quản lý của các doanh nghiệp này đạt được hiệu quả cao là việc làm rất cần thiết. Trước mắt, các doanh nghiệp phải hoàn thiện các loại hình dịch vụ đang cung cấp cho khách hàng. Hình thức chuyên chở hàng hóa bằng container ngày càng phổ biến do những lợi ích thiết thực mà nó đem lại nên các doanh nghiệp hoạt động logistics cũng cần đầu tư cho hoạt động này: xây dựng cho mình những kho bãi container riêng tạo thuận lợi cho việc đóng hàng, giao nhận Container; mua mới đội xe và tàu container nhằm tăng cường khả năng chuyên chở... Đối với các kho bãi đã xây dựng từ lâu cần nhanh chóng cải tạo, nâng cấp theo hướng hiện đại, đảm bảo vừa an toàn vừa đạt hiệu quả kinh tế cao. Đối với kho hàng, các doanh nghiệp nên trang bị những máy móc theo hướng tự động hóa, lắp đặt hệ thống điều hành bằng máy vi tính vừa đảm bảo độ chính xác vừa giúp cho công tác quản lý đạt được hiệu quả cao.

Thứ hai, các doanh nghiệp cũng cần đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng để dần hướng tới phát triển toàn diện mô hình dịch vụ logistics. Các doanh nghiệp giao nhận có thể đầu tư trang thiết bị để cung cấp dịch vụ phân loại, đóng gói hàng hoá cho các nhà xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp giao nhận sẽ thay mặt nhà xuất nhập khẩu thực hiện các dịch vụ đóng gói phù hợp với trọng lượng, kích cỡ, giá trị hàng hoá, đăng ký mã hiệu,

nhãn hiệu hàng hoá chính xác, phù hợp với yêu cầu, tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo thuận lợi trong việc xếp dỡ, giao nhận và vận chuyển hàng hoá. Việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các công ty giao nhận chuyên chở hàng hoá an toàn hơn do họ trực tiếp là người đóng gói và chuyên chở nên họ hiểu rõ hơn ai hết cần phải đóng gói hàng hoá như thế nào cho phù hợp, họ sẽ có khả năng chuyên môn hoá cao để thực hiện những nhiệm vụ này. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng giải quyết được khó khăn về kho bãi, khắc phục được sự thiếu kinh nghiệm trong công tác điều phối hàng hoá, giảm chi phí trong việc thực hiện các dịch vụ hậu cần trước khi hàng được xuất hoặc nhập khẩu. Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh logistics cũng cần nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm kê, phân phối hàng hoá đến đúng địa chỉ tiếp nhận để giúp các nhà xuất nhập khẩu tính đúng lượng dự trữ cần thiết, đảm bảo tiến độ sản xuất kinh doanh, không bị thiếu hụt hay tồn đọng quá định mức dự trữ... Nếu các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics có thể áp dụng được các biện pháp trên một cách đồng bộ thì chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp sẽ được nâng cao, chi phí và giá thành giảm tạo điều kiện cho việc phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam và trên EWEC trong thời gian tới.


3.3. Phát triển mạng thông tin nội bộ và liên kết thông tin với các cơ quan chức năng

Do yêu cầu nhanh và chính xác trong hoạt động logistics thì việc tiếp nhận thông tin, xử lý các dữ liệu thông tin và đưa ra nhận định, quyết định cuối cùng là nhiệm vụ rất khó khăn. Chỉ hệ thống quản lý điện tử mới có thể đảm bảo thực hiện tốt những yêu cầu đó khi mà các doanh nghiệp có các cơ sở, chi nhánh ở những khoảng cách địa lý xa và lại tham gia vào rất nhiều hoạt động khác nhau. Công nghệ thông tin cần được ứng dụng trong nội bộ các doanh nghiệp – đó là tin học hoá hệ thống quản lý doanh nghiệp cũng như giữa các doanh nghiệp với nhau và với các cơ quan chức năng.

Trong công tác tổ chức và cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa, việc ứng dụng các phần mềm tin học cho phép phát hiện ra các điểm yếu trong toàn bộ chu trình, kiểm soát chặt chẽ luồng di chuyển hàng hoá, và loại bỏ thời gian chết, thời gian lưu kho tại các điểm chuyển tải… Cho nên, có thể nói việc ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý, khai thác hoạt động giao nhận, vận tải biển là rất cần thiết, nó sẽ tạo thuận lợi lớn cho việc điều hành hệ thống logistics trong giao nhận vận tải tại Việt Nam và đặc biệt là trên hành lang kinh tế Đông – Tây, với vị trí địa lý trải dài qua bốn quốc gia. Ngoài việc phát triển hệ thống thông tin nội bộ, mỗi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cần phải có sự liên kết với các cơ quan chức năng như các cảng biển, các cơ quan thuế, các chi cục Hải quan để có những thông tin chính xác và kịp thời nhất phục vụ quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Mở rộng ra, các doanh nghiệp trong cùng ngành cũng cần phải có sự liên kết thông tin để cùng chia sẻ các thông tin mới cũng như có chung tiếng nói bảo vệ lợi ích của cả ngành.

Việc ứng dụng hệ thống máy tính cũng như các phần mềm tin học trong quản lý, khai thác hoạt động giao nhận vận tải biển sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Đối với việc quản lý đội tàu, nếu ứng dụng tin học vào việc xử lý thông tin trong quản lý, khai thác tàu thì các cán bộ khai thác sẽ không bỏ sót các phương án sử dụng tàu tối ưu và các quyết định điều động tàu sẽ chính xác và có cơ sở khoa học hơn. Để khai thác và quản lý các cảng có hiệu quả hơn, các cảng biển cũng cần phải có hệ thống số liệu thống kê các chỉ tiêu khai thác đầy đủ. Hệ thống công nghệ thông tin sẽ giúp các cảng biển quản lý hoạt động của mình dễ dàng và chính xác hơn rất nhiều.

Chính vì vậy, công nghệ thông tin hoá thực sự là một nhu cầu cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp, cả các doanh nghiệp cung cấp và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics trên hành lang kinh tế Đông – Tây. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện các biện pháp này một cách đồng bộ

và có hiệu quả thì chắc chắn trong tương lai không xa, ngành dịch vụ giao nhận vận tải của nước ta sẽ hoàn toàn có khả năng đứng vững trước những cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế mở toàn cầu và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế Việt Nam nói chung.

3.4. Tăng cường nghiên cứu thị trường cũng như hoạt động marketing

Một trong những điểm yếu kém của nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là chưa thực sự quan tâm đến danh tiếng, uy tín và thương hiệu của mình. Trên thực tế, nhờ hoạt động marketing các doanh nghiệp có thể thu hút được rất nhiều đối tác không chỉ ở trong và ngoài nước mà còn mở rộng phạm vi kinh doanh, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm quý báu trên thương trường quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh dịch vụ logistics trên hành lang kinh tế Đông – Tây cũng không phải ngoại lệ, đặc biệt trong thời điểm hiện nay hầu hết các doanh nghiệp này đều rất non trẻ và phần nào vẫn nhận được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ. Vì vậy để chuẩn bị cho thời gian trước mắt, khi mà các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực logistics của nước ta phải tự đứng vững trên đôi chân của chính mình thì họ phải xây dựng cho mình một vị thế thực sự chắc chắn. Chỉ có uy tín bền vững cùng một thương hiệu cạnh tranh, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải giao nhận nói chung và logistics nói riêng mới có thể chống đỡ nổi sức ép mạnh mẽ từ phía các tập đoàn logistics quốc tế hùng mạnh. Muốn đạt được điều này, các doanh nghiệp Việt Nam trên EWEC cần phải:

Tăng cường chất lượng dịch vụ mà mình cung cấp, đây là yếu tố quyết định số một trước khi các hoạt động marketing có thể phát huy hiệu quả, tiếp theo là nỗ lực đổi mới và ứng dụng công nghệ nhằm giảm chi phí, giá thành và thời gian vận chuyển hàng hóa;

Đẩy mạnh hoạt động marketing với các đối tác tiềm năng, với các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics một cách thường xuyên;

Tham gia vào các hiệp hội, các tổ chức, liên minh bao gồm các doanh nghiệp cùng ngành hoặc thậm chí khác ngành, đây cũng là một hình thức tự giới thiệu về doanh nghiệp rất có hiệu quả;

Mở rộng hơn nữa quan hệ với các văn phòng đại diện và các tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam, xuất hiện trước các cơ quan này như một đối tác đáng tin cậy và uy tín;

Xây dựng quan hệ tốt với các cơ quan thương vụ và các tổ chức quốc tế để khai thác thông tin về các hợp đồng thương mại, đầu tư ở Việt Nam cũng như trong khu vực để khai thác nhu cầu vận chuyển;

Nghiên cứu thị trường mới, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để mở văn phòng đại diện hay chi nhánh tại nước ngoài để có thể khai thác tốt hơn thị trường quốc tế rộng lớn, mở rộng thị trường hiện có của mình.

3.5. Liên doanh, liên kết với đối tác nước ngoài

Hiện nay do các dịch vụ logistics tại Việt Nam vẫn còn chưa phát triển, cũng như các doanh nghiệp giao nhận vận tải của Việt Nam chưa cung cấp được đầy đủ quy trình logistics mà chủ yếu là làm đại lý cho các tập đoàn logistics quốc tế như đã trình bày ở những nội dung trên. Một tâm lý chung của các doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện nay là không muốn liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài (điều này thể hiện ở con số các doanh nghiệp tư nhân, trách nhiệm hữu hạn tăng rất cao, trong khi các doanh nghiệp liên doanh có xu hướng giảm dần). Nhưng thực tế đã chứng minh lợi ích mà liên doanh, liên kết hay thông qua các hợp đồng hợp tác kinh doanh mang lại là rất lớn, cụ thể là:

Thứ nhất là kinh nghiệm về quản lý, thậm chí là triết lý kinh doanh và phương pháp kinh doanh hiệu quả trong lĩnh vực logistics cho các doanh nghiệp Việt Nam;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022