Hoạt Động Của Hđdt, Các Ủy Ban Trong Các Giai Đoạn Phát Triển Của Quốc Hội Và Thực Trạng Pháp Luật Về Hoạt Động Của Hđdt,


96. Ủy ban Pháp luật (2010), Báo cáo số 2240/BC-UBPL12 ngày 13 tháng 5 năm 2010 về sơ kết việc triển khai Kế hoạch số 900/UBTVQH11 thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

97. Ủy ban Pháp luật (2011), Báo cáo công tác của UBPL nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII số 3552/BC-UBPL12 ngày 14/3/2011, Kỷ yếu của Quốc hội khóa XII-Kỳ họp thứ 9 (từ ngày 21-3 đến ngày 29-3-2011), Văn phòng Quốc hội, 2011, tr. 390-407.

98. Ủy ban pháp luật (2011), Kỷ yếu tổ chức và hoạt động của Ủy ban Pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII (2007-2011), Hà Nội.

99. Ủy ban Pháp luật (2014), Báo cáo số 2752/BC-UBPL13 ngày 17/10/2014 thẩm tra dự án Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII.

100. Ủy ban Kinh tế (2011), Kỷ yếu Ủy ban Kinh tế, Tập I (Lưu hành nội bộ), Hà Nội.

101. Ủy ban Kinh tế (2014), Báo cáo số 1892/BC-UBKT13 ngày 21/5/2014 thẩm tra dự án Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII.

102. Ủy ban Tư pháp (2011), Kỷ yếu Uỷ ban Tư pháp nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII (2007-2011), Nxb. Thông tin truyền thông.

103. Ủy ban Tư pháp (2015), Báo cáo số 2496/BC-UBTP13 ngày 11/3/2015 thẩm tra dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi) trình UBTVQH.

104. Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường (2006), Báo cáo số 1391/UBKHCNMT11 ngày 20/11/2006 tổng kết nhiệm kỳ khóa XI của UBKH-CN-MT (2002-2007).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

105. Đào Trí Úc (2001), “Về nhu cầu, mức độ sửa đổi Hiến pháp 1992 và quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền”, Cộng sản, (20), tr. 31-34.

106. Đào Trí Úc-Võ Khánh Vinh (đồng chủ biên) (2003), Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, Nxb. Công an nhân dân.

Hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 24

107. Đào Trí Úc (Chủ biên) (2007), Đánh giá kết quả của cải cách hành chính và các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính ở nước ta (sách chuyên khảo), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.

108. Văn phòng Quốc hội (2000), Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946-1960, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội


109. Văn phòng Quốc hội và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (2005): Thiết chế Nghị viện-Những khái niệm cơ bản, Chương trình Dự án VIE/02/007 “Tăng cường năng lực các cơ quan dân cử ở Việt Nam”, Hà Nội.

110. Văn phòng Quốc hội (2006), Thường thức về hoạt động giám sát của Quốc hội, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.

111. Văn phòng Quốc hội (2006), Quốc hội Việt Nam 60 năm hình thành và phát triển (Kỷ yếu hội thảo), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

112. Văn phòng Quốc hội (Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử) (Chủ biên) (2006), Cơ quan lập pháp và hoạt động giám sát, (lưu hành nội bộ), Hà Nội.

113. Văn phòng Quốc hội (Trung tâm thông tin, thư viện và nghiên cứu khoa học) (2007), Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quốc hội Nhật Bản, (Tài liệu tham khảo), Hà Nội.

114. Văn phòng Quốc hội (Trung tâm thông tin, thư viện và nghiên cứu khoa học), Viện Friedrich-Ebert tại Việt Nam (2008), Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền Cộng hòa Liên bang Đức, (sách tham khảo), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

115. Văn phòng Quốc hội và Viện Friedrich-Ebert tại Việt Nam (2008), Chức năng đại diện của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền, Nxb. Công an nhân dân.

116. Văn phòng Quốc hội (2013), Bản tổng hợp thảo luận tại Hội trường phiên họp buổi sáng ngày 22/11/2013, kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII về tình hình triển khai thi hành (trong đó có việc ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành) các luật, nghị quyết đã được Quốc hội khóa XIII thông qua.

117. Văn phòng Quốc hội (2014), Bản Tổng hợp thảo luận tại Hội trường phiên họp buổi chiều ngày 09/6/2014, kỳ họp thứ 7 QH khóa XIII.

118. Lê Thanh Vân (2003), Cơ sở lý luận của việc đổi mới cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội ở Việt Nam hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sỹ Luật học.

119. Trần Ngọc Vinh (2013), “Việc thực hiện các kiến nghị, nghị quyết sau giám sát: thực trạng và giải pháp”, Kỷ yếu Hội nghị Tổng kết hoạt động giám sát của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội theo Luật HĐGSQH 2003, do UBTVQH tổ chức trong các ngày 08-09/8/2013, Đà Nẵng, tr. 1-8.

120. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội.


II. Tài liệu Tiếng Anh

121. Christopher J.Deering and Steven S.Smith (2007), Committees in Congress, Third Edition, CQ Press, A Division of Congressional Quarterly Inc. Washington, D.C.

122. Collins Cobuild (2003), Advanced Learner’s English Dictionary, HarperCollins Publishers, fourth edition.

123. Hironori Yamamoto (2007), Tools for parliamentary oversight – A comparative study of 88 national parliaments, Published by Inter-Parliamentary Union, Printed by PLC Presses Centrales SA, Renens, Switzerland.

124. Inter-Parliamentary Union (1986), Parliaments of the World, A Comparative Reference Compendium, Volume 2, Facts on File Publications.

125. I.C. Harris (Editor) (2005), House of Representatives Practice, Fifth Edition, Department of the House of Representatives of Australia, Canberra.

126. Riccardo Pelizzo and Frederich Stapenhurst (2012), Parliamentary Oversight Tools: A comparative analysis, First published in 2012 by Routledge.

127. Richard Whitaker (2011), The European parliament’s Committees, First published 2011, by Routledge (Taylor & Francis Group), Printed and bound in Great Britain by the MPG Books Group.

128. Walter. J. Oleszek (2014), Congressional Procedures and the Policy Process,

9th Editon, CQ Presss.

129. William McKay and Charles W.Johnson (2012), Parliament and Congress: Representation and Scrutiny in the Twenty-First Century, Oxford University Press, First published in paperback 2012.


II. Tài liệu Trang Web

130. Hồ Ngọc Đức, Từ điển Tiếng Việt, http://www.informatik.uni-leipzig.de/~ duc/Dict/, truy cập ngày 20/3/2014.

131. Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU132), Tuyên bố Hà Nội, http://ipu132vietnam.vn/tin-tuc/Pages/dai-hoi-dong- ipu.aspx?ItemID=1247, truy cập ngày 14/4/2015.

132. Trần Văn Hằng (2014), Quốc hội dự kiến tăng đại biểu chuyên trách, (Nguyễn Hưng ghi), http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/quoc-hoi-du-kien-tang-dai-bieu- chuyen-trach-2939513.html, truy cập ngày 28/3/2014.


133. Bùi Mạnh Hùng (2014), Đặt việc làm luật lên hàng đầu - bước quan trọng triển khai thi hành Hiến pháp mới, (Nguyễn Giang ghi), http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=76&NewsId=320200, truy cập ngày 04/7/2014.

134. Inter-Parliamentary Union (2011), The Impact of political party control over the exercise of the parliamentary mandate, http://www.ipu.org/conf- e/129/control-study.pdf, truy cập ngày 3/6/2014.

135. Trần Du Lịch (2014), Làm đại biểu không phải để thăng quan, (Nguyễn Minh Tuấn ghi), http://www.tienphong.vn/xa-hoi/lam-dai-bieu-khong-phai-de- thang-quan-72138.tpo, truy cập ngày 23/6/2014.

136. Hoàng Mạnh (2015), Chính phủ thống nhất kiến nghị Quốc hội sửa Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, http://dantri.com.vn/viec-lam/chinh-phu- thong-nhat-kien-nghi-quoc-hoi-sua-dieu-60-luat-bhxh-nam-2014- 1053750.htm, truy cập ngày 02/4/2015.

137. National Council of the Slovak Republic (1996), Act of the National Council of the Slovak Republic on rules of procedure, http://www.nrsr.sk/web/Static/en- US/NRSR/Dokumenty/rules_of_procedure.pdf, truy cập ngày 26/3/2015.

138. K’sor Phước (2014), Nếu không giám sát thì coi như ta chỉ viết văn thôi, (Bùi Hoàng Tám ghi), http://dantri.com.vn/blog/neu-khong-giam-sat-thi-coi-nhu-ta- chi-viet-van-thoi-1398555978.htm, truy cập ngày 21/4/2014.

139. Riccardo Pelizzo and Rick Stpenhurs (2004), Tools for Legislative Oversight: An Empirical Investigation, (World Bank Policy Research Working Paper), http://siteresources.worldbank.org/PSGLP/Resources/ToolsforLegislativeOver sight.pdf, truy cập ngày 08/3/2016.

140. Nguyễn Phúc Thanh (2014), Hoạt động giám sát của Quốc hội: Lực lượng phải đủ mạnh và không nể nang, (Lê Kiên ghi), http://www.phapluattp.vn/Hoat- dong-giam-sat-cua-Quoc-hoi-Luc-luong-phai-du-manh-va-khong-ne- nang/2523010.epi, truy cập ngày 12/3/2014.

141. Bảo Thắng (2015), Có hiện tượng “lobby” chính sách, http://www.tienphong.vn/xa-hoi/co-hien-tuong-lobby-chinh-sach-816565.tpo, truy cập ngày 29/01/2015.


142. Uỷ ban pháp luật (2012), Biên bản tập hợp phát biểu tại phiên giải trình của Ủy ban pháp luật về vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ, thực trạng và giải pháp, http://www.na.gov.vn/tailieukyhop/2012/UBPL/24-4/Bienban_C2442012.doc, truy cập ngày 25/5/2013.

143. UN Secretary-General (2004), The rule of law and transtional justice in conflict and post-conflict societies, http://www.unrol.org/files/S_2011_634EN.pdf, truy cập ngày 25/5/2014.

144. United Nation Development Program (UNDP), Legislative Committee System, http://mirror.undp.org/magnet/Docs/parliaments/LegislativeCommitteeSystem. htm, truy cập ngày 16/5/2014.

145. Trần Văn (2015), Ngăn ngừa lợi ích nhóm: khó, nhưng không thể không làm, (Nguyên Lê ghi), http://vneconomy.vn/thoi-su/ngan-ngua-loi-ich-nhom-kho- nhung-khong-the-khong-lam-2015040109557518.htm, truy cập ngày 02/04/2015.

146. World Bank Institute (Parliamentary Strengthening program), Parliamentary Committees, http://www.parliamentarystrengthening.org/committeesmodule/pdf/PARLIAM ENTARY_COMMITTEES.pdf, truy cập ngày 03/6/2014.


PHỤ LỤC


Phụ lục 1: Hoạt động của HĐDT, các Ủy ban trong các giai đoạn phát triển của Quốc hội và thực trạng pháp luật về hoạt động của HĐDT,

các Ủy ban của Quốc hội hiện nay 184

Phụ lục 2: Báo cáo thẩm tra của Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường Quốc hội khóa XI và việc có phụ lục kèm theo phản ánh ý kiến thành viên cơ quan chủ trì thẩm tra về từng điều khoản cụ thể

của dự thảo văn bản 214

Phụ lục 3: Mức độ phân bổ thời gian họp để thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết được phân công chủ trì thẩm tra của các

Ủy ban trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, XIII. 215

Phụ lục 4: Chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội khóa XIII (bao gồm cả chất

vấn gửi tới trước và chất vấn trực tiếp). 218

Phụ lục 5: Số lượng và chế độ hoạt động của thành viên HĐDT, các Ủy ban

của Quốc hội trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, XIII 219

Phụ lục 6: Kiến nghị về nội dung chất vấn, đối tượng chất vấn và quy trình

chất vấn của HĐDT, các Ủy ban của Quốc hội. 220


PHỤ LỤC 1

HOẠT ĐỘNG CỦA HĐDT, CÁC ỦY BAN TRONG CÁC GIAI ĐOẠN

PHÁT TRIỂN CỦA QH VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐDT, CÁC ỦY BAN CỦA QH HIỆN NAY


I. HOẠT ĐỘNG CỦA HĐDT, CÁC ỦY BAN QUA CÁC GIAI ĐOẠN

1.1. Giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1959

Bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta - Hiến pháp năm 1946 không quy định việc thành lập HĐDT, các Ủy ban của Nghị viện hoặc một cơ quan chuyên môn tương tự của nghị viện. Trong giai đoạn này, Luật TCQH cũng chưa được ban hành. Về mặt pháp lý và thực tiễn, trong tổ chức và hoạt động của QH nước ta, chưa có sự tồn tại và vận hành của hệ thống các Ủy ban như ở QH (Nghị viện) các nước. Điều này được lý giải bởi hoàn cảnh thực tế lúc đó, trong điều kiện chính quyền cách mạng vừa mới được thành lập, đất nước ta đứng trước những khó khăn và thử thách khắc nghiệt, thù trong giặc ngoài, trong điều kiện vừa kháng chiến vừa kiến quốc, hoạt động bộ máy nhà nước ta, trong đó có QH phải dồn toàn lực cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.

Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ QH khóa I từ 1946-1960 (Hiến pháp 1946 gọi là Nghị viện nhân dân), đã xuất hiện các tiểu ban (tiểu ban lâm thời do QH lập ra và Tiểu ban của Ban thường trực QH). Trên thực tế, để xem xét, thông qua các dự án luật, sắc luật do Chính phủ trình, QH đã thành lập các tiểu ban xem xét các dự án luật, sắc luật đó. Các tiểu ban này do QH lập ra và sau khi hoàn thành nhiệm vụ thẩm tra các dự án luật thì tự giải thể [93, tr.12-13].

Trong nhiệm kỳ QH khóa I, một số tiểu ban đã được thành lập, cụ thể là: (1) Tiểu ban lao động (được QH thành lập tại kỳ họp thứ 2 (từ ngày 28/10 đến 9/11/1946), để giúp QH xem xét, thông qua dự án Luật lao động). (2) Tiểu ban nghiên cứu ba vấn đề Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy (được QH thành lập tại kỳ họp thứ 5 (từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 9 năm 1955), để giúp QH xem xét báo cáo của Chính phủ trình QH về vấn đề này [108, tr.311]. (3) Tiểu ban dự luật (được QH thành lập tại kỳ họp thứ 6 (từ 29/12/1956 đến ngày 25/1/1957), để giúp QH xem xét 4 dự án: dự án Luật quy định quyền lập hội, Luật quy định quyền hội họp, Luật bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân; đồng thời, xem xét dự án sắc luật số 282/SL ngày 14/12/1956 về chế độ báo chí.

(4) Tiểu ban nghiên cứu các sắc luật và Tiểu ban nghiên cứu dự án luật công đoàn (hai tiểu ban này được QH thành lập tại kỳ họp thứ 7 (từ ngày 10 đến ngày


19/9/1957), để nghiên cứu, tham mưu cho QH xem xét thông qua các dự án sắc luật do Chính phủ chuẩn bị và dự án Luật công đoàn. (5) Tiểu ban nghiên cứu các dự án luật (được QH thành lập tại kỳ họp thứ 8 (từ ngày 16 đến ngày 29/4/1958), để giúp QH xem xét, thông qua các dự án luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật quy định chế độ phục vụ của sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Trên thực tế, đây là các tiểu ban lâm thời do QH lập ra trong kỳ họp để dự thảo Hiến pháp, thẩm tra các dự án luật và dự án sắc luật, các tiểu ban này tự giải thể sau khi nhiệm vụ hoàn thành [93, tr.11-13]. Bên cạnh các Tiểu ban mang tính chất lâm thời do QH thành lập, trong thời gian này, Ban Thường trực QH đã thành lập các tiểu ban chuyên môn để phục vụ cho hoạt động của Ban Thường trực. Đáng lưu ý là Ban pháp chế gồm 8 người; Ban tài chính kinh tế gồm 6 người và Ban Kiến nghị gồm 4 người (03 tiểu ban này được Ban thường trực thành lập ngày 11 tháng 11 năm 1946) [108, tr.112].

Kể từ kỳ họp thứ sáu của QH (từ ngày 29/12/1956 đến ngày 25/1/1957, hoạt động giám sát việc thi hành pháp luật và tổ chức của Ban thường trực QH được tăng cường hơn. Việc cho ý kiến về các sắc luật của Chính phủ trở thành một công việc thường xuyên của Ban Thường trực QH. Hầu hết các quyết định quan trọng, các chính sách trong giai đoạn 1946 đến 1960 đều có sự phê chuẩn của QH, hoặc ý kiến tham vấn của Ban Thường trực QH cho Chính phủ trước khi thi hành. Ban Thường trực QH đã quyết định tăng thêm số lượng các uỷ viên chuyên trách, tăng cường các bộ phận giúp việc về hành chính và nghiên cứu của Ban Thường trực. Ba tiểu ban của Ban thường trực QH đã được thành lập (mỗi tiểu ban đều có Uỷ viên thường trực phụ trách và một số cán bộ giúp việc), gồm có: (1) Tiểu ban luật pháp (thay cho Tiểu ban pháp chế) phụ trách nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến pháp luật, tham mưu cho Ban Thường trực QH biểu quyết các dự án sắc luật, trao đổi với các cơ quan pháp chế của Chính phủ để có sự thống nhất ý kiến trước khi đưa ra Ban Thường trực QH thảo luận và biểu quyết; thường xuyên theo dõi và nghiên cứu các sắc lệnh, nghị định của Chính phủ để có những kiến nghị kịp thời với Ban Thường trực QH nhằm bảo đảm cho nội dung của các văn bản này không trái với các đạo luật hiện hành. (2) Tiểu ban tuyển cử bổ sung phụ trách nghiên cứu việc chuẩn bị thực hiện nghị quyết tuyển cử bổ sung để bầu một số đại biểu thay thế cho số đại biểu đã khuyết. (3) Tiểu ban dân nguyện phụ trách việc nghiên cứu các đơn từ nguyện vọng, các ý kiến của nhân dân đề đạt lên QH [108, tr.177].

Mặc dù hoạt động của các tiểu ban thời gian này mang tính chất khá sơ khai, song đã có những nét chấm phá mang dáng dấp hoạt động của các Ủy ban thông qua việc thực hiện một số nhiệm vụ trong hoạt động lập pháp, giám sát văn bản và dân nguyện. Cơ cấu tổ chức của QH trong thời gian đầu khi chính quyền cách mạng vừa

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí