Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 1


LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình làm NCS K25 tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của Khoa Khoa học quản lý, Viện Sau đại học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cơ quan Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng, quý thầy, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, hướng dẫn nội dung và cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết. Mà đặc biệt là sự quan tâm của Thầy PGS.TS Phan Kim Chiến và Thầy GS.TS Đàm Văn Nhuệ đã tận tình hướng dẫn để giúp cho tôi hoàn thành được Luận án Tiến sĩ kinh tế này.

Cho phép tôi được gửi đến quý Trường, Khoa, Viện, quý Cơ quan, quý Thầy - Cô, các đồng nghiệp, bạn bè cùng gia đình lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất.

Kính


Nguyễn Tấn Vinh


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là tác phẩm nghiên cứu độc lập của tôi, mọi tài liệu sử dụng đều có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng.

Người cam đoan


Nguyễn Tấn Vinh


MỤC LỤC


Phụ bìa

Lời cảm ơn 2

Lời cam đoan 3

Mục lục 4

Danh mục các chữ viết tắt 5

Danh mục các bảng,sơ đồ, hình vẽ 6

PHẦN MỞ ĐẦU 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH 14

1.1. Du lịch, thị trường du lịch và phát triển du lịch 14

1.1.1. Du lịch và các đặc trưng của hoạt động du lịch 14

1.1.2. Thị trường du lịch 18

1.1.3. Phát triển du lịch, các xu hướng phát triển du lịch 23

1.2. Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn cấp tỉnh 26

1.2.1. Khái quát về cơ sở lý thuyết của quản lý nhà nước về kinh tế 26

1.2.2. Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn cấp tỉnh 28

1.3. kinh nghiệm quản lý Nhà nước về du lịch của một số địa phương trong nước 51

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch trên một số lĩnh vực của một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 51

1.3.2. Bài học đối với QLNN về du lịch tỉnh Lâm Đồng 60

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2001 - 2007 64

2.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng có ảnh hưởng đến phát triển du lịch và quản lý nhà nước đối với ngành du lịch 64

2.1.1. Những yếu tố về môi trường tự nhiên - văn hóa - xã hội tỉnh Lâm Đồng64

2.1.2. Khái quát về kinh tế - xã hội của Lâm Đồng giai đoạn 2001 - 2007 70

2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và kinh tế - xã hội ... 73

2.2. Thực trạng Quản Lý Nhà Nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2001 - 2007 75

2.2.1. Thực trạng quản lý nhà nước về định hướng phát triển du lịch thời kỳ 2000 - 2007 80

2.2.2. Tạo lập môi trường pháp luật thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch địa phương 86

2.2.3. Tổ chức chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch 96

2.3. Đánh giá chung thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 118

2.3.1. Về những kết quả đạt được trong công tác QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 118

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế của QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua 119

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua 122

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG 125

3.1. Dự báo phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 125

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 125

3.1.2. Dự báo phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 130

3.2. Phương hướng hoàn thiện Quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới 138

3.2.1. Quan tâm xây dựng chiến lược thị trường cho phát triển du lịch của Lâm Đồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 138

3.2.2. Hướng hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển du lịch 153

3.2.3. Tổ chức điều hành và kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch 161

3.3. Biện pháp bảo đảm thực hiện phương hướng hoàn thiện Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Lâm Đồng 171

3.3.1. Chuẩn bị nguồn nhân lực cho phát triển du lịch 171

3.3.2. Khai thác nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch 175

3.3.3. Cải cách thủ tục hành chính để phát triển du lịch 179

3.3.4. Xã hội hóa một số lĩnh vực trong hoạt động du lịch 180

3.4. Kiến nghị với chính phủ và các bộ, ngành 181

KẾT LUẬN ..............................................................................................................

Danh mục công trình của tác giả 187

Danh mục tài liệu tham khảo 188

Danh mục phụ lục


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


AFTA Khu vực mậu dịch tự do Asean (ASEAN Free Trade Area)

APEC Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (Asia Pacific Economic Cooperation)

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (Association of Southeast Asian Nations)

DNNN Doanh nghiệp nhà nước ĐBDTTS Đồng bào dân tộc thiểu số

GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestric Product) HĐND Hội đồng nhân dân

KT-XH Kinh tế - xã hội

MICE Du lịch sự kiện (Meetings Incentives Conventions Exhibitions)

PATA Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (Pacific Asia Travel Association)

QLNN Quản lý nhà nước UBND y ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa

UNWTO Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourism Organization) WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)


DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ - HÌNH


Bảng 2.1

Dân số-Lao động tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2001 - 2007

68

Bảng 2.2

Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế thời kỳ 2001 - 2007

69

Bảng 2.3

Giá trị GDP các ngành kinh tế của tỉnh Lâm Đồng

76

Bảng 2.4

Số lượng khách du lịch đến Lâm Đồng thời kỳ 2000 - 2007

77

Bảng 2.5

Chênh lệch giữa dự báo và thực tế khách du lịch đến Lâm Đồng

77


thời kỳ 2000 - 2007


Bảng 2.6

Doanh thu ngành du lịch Lâm Đồng thời kỳ 2000 - 2007

79

Bảng 2.7

So sánh doanh thu thực tế phát triển với dự báo quy hoạch

79

Bảng 2.8

Cơ cấu đầu tư vào các ngành kinh tế

87

Bảng 2.9

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và đóng góp ngân sách của

90


ngành du lịch


Bảng 2.10

Nguồn lao động du lịch tỉnh Lâm Đồng

108

Bảng 3.1

Dự báo tăng trưởng và cơ cấu kinh kinh tế cả nước và vùng Tây

124


Nguyên đến năm 2020


Bảng 3.2

Dự báo một số chỉ tiêu phát triển du lịch đến 2020

132

Hình 1.1

Sơ đồ khái quát các hoạt động phát triển kinh tế địa phương

34

Hình 2.1

Thực tế phát triển khách du lịch giai đoạn 2001 - 2007

77

Hình 2.2

Dự báo khách du lịch theo quy hoạch tổng thể 1996 - 2010

78

Hình 3.1

Sơ đồ ma trận BCG

141

Hình 3.2

Sơ đồ các hướng chiến lược có thể lưa chọn cho danh mục sản

142


phẩm du lịch


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 1


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đang ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân. Đồng thời trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế; ngành du lịch cũng đứng trước những thách thức to lớn, đòi hỏi phải có sự đổi mới, hoàn thiện quản lý nhà nước (QLNN) đối với ngành này để ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn”.

Lâm Đồng là một tỉnh cao nguyên miền núi thuộc khu vực Tây Nguyên và giáp với tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Phước thuộc vùng kinh tế miền Đông Nam Bộ có lợi thế về khí hậu, tài nguyên và có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch, nhất là các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng núi và tham quan thắng cảnh. Từ Đại hội Đảng bộ tỉnh năm 1996 đến nay, tỉnh Lâm Đồng luôn xác định ngành du lịch là ngành kinh tế động lực của tỉnh và thực tiễn trong những năm qua, ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng đạt được nhịp độ tăng trưởng khá, góp phần làm cho tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh ngày càng tăng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh ngày càng rõ nét. Song cũng như các ngành kinh tế khác, ngành du lịch Lâm Đồng vẫn là một ngành chậm phát triển; chưa thực sự khai thác tiềm năng lợi thế so sánh vốn có của địa phương; bởi một mặt chưa đủ điều kiện để khai thác, mặt khác quan trọng hơn là QLNN đối với ngành du lịch còn có những bất cập, chưa thực sự tạo được môi trường kinh tế, pháp luật, xã hội thuận lợi để phát triển du lịch. Sự hạn chế, kém năng động của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh, là hệ quả hay là sản phẩm tất yếu của quá trình QLNN về quy hoạch và thực hiện quy hoạch ngành, về quan điểm định hướng phát triển, về tư duy và cơ chế, chính sách phát triển ngành, về đầu tư và thu hút đầu tư của tỉnh. Từ nhiều năm trước đây, Nhà nước đã xác định Đà Lạt là một trong những trung tâm du lịch lớn của quốc gia; với điều kiện đặc thù của mình về khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường và những


ưu đãi khác do thiên nhiên ban tặng cho Đà Lạt nói riêng và Lâm Đồng nói chung, nhưng hiện nay ngành du lịch vẫn chưa thực sự phát huy được lợi thế này, thể hiện trên một số mặt chủ yếu như: lượng du khách đến với Đà Lạt chưa nhiều, số ngày lưu trú bình quân và công suất buồng phòng còn thấp, mức tiêu dùng của khách khi đến Đà Lạt còn ở mức rất khiêm tốn, đóng góp của ngành du lịch cho ngân sách địa phương chưa nhiều, chưa giải quyết được nhiều việc làm cho nhân dân, cơ cấu của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh còn thấp. Nếu tình hình này kéo dài thì ngành du lịch khó có thể trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh. Do vậy, việc nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống để tìm ra những giải pháp QLNN nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng, để ngành này thực sự trở thành ngành kinh tế động lực trong tương lai gần, đồng thời góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH) của tỉnh là yêu cầu và nhiệm vụ cấp thiết. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài: "Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng" để nghiên cứu là cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

2. Tổng quan nghiên cứu


Để thực hiện đề tài luận án này, tác giả đã nghiên cứu một số nội dung về quản lý nhà nước về kinh tế nói chung, quản lý và kinh doanh du lịch, các tài liệu có liên quan đến ngành du lịch của các tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này. Những tài liệu chủ yếu mà tác giả đã nghiên cứu đó là:

- Các công trình chủ yếu: Giáo trình Kinh tế Du lịch của tác giả Nguyễn Văn Đính - Trần Thị Minh Hòa, năm 2004, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội; Kinh tế Du lịch của tác giả Nguyễn Hồng Giáp, năm 2002, Nhà xuất bản Trẻ; Du lịch và Kinh doanh du lịch của tác giả Trần Nhạn, năm 1996, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin Hà Nội; Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, năm 2001 của tác giả Đỗ Hoàn Toàn - Mai Văn Bưu, Nhà xuất bản Giáo dục; Kinh tế học du lịch, năm 1993 của tác giả Robert Lanqeue, do Phạm Ngọc Uyển và Bùi Ngọc Chưởng dịch, Nhà xuất bản Thế giới; Tổ chức phục vụ các dịch vụ du lịch, năm 2001 của tác giả Trần Văn Mậu, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội; Kinh tế du lịch và Du lịch học, năm

Xem tất cả 218 trang.

Ngày đăng: 26/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí