Hạch Toán Sửa Chữa Và Nâng Cấp Tài Sản Cố Định


TK Tiền, Nợ phải trả, Vốn cổ phần


TK NVL, TSCĐ...


Giá trị tài sản từ

mua lại DN

Tỉng chi phÝ mua

lại DN

TK Lỵi thÕ kinh doanh

Lỵi thÕ kinh doanh

Sơ đồ 1.3: Hạch toán lợi thế kinh doanh khi mua lại DN


Khi chi phí mua DN nhỏ hơn phần mà DN sở hữu trong giá trị tương đương của các tài sản và công nợ xác định được mua tại ngày trao đổi thì giá trị bất lợi kinh doanh có thể được hạch toán theo 2 phương pháp [16, tr.426-428]. Theo phương pháp hạch toán tiêu chuẩn thì giá trị tương đương của các tài sản phi tiền tệ được ghi giảm tương ứng cho tới khi không còn chênh lệch. Nếu không thể loại bỏ hoàn toàn chênh lệch bằng cách ghi giảm giá trị tương đương của các tài sản phi tiền tệ thì phần chênh lệch còn lại được hạch toán như thu nhập để lại. Theo phương pháp thay thế được chấp nhận thì khoản chênh lệch do chi phí mua DN nhỏ hơn phần mà DN sở hữu trong giá trị tương đương của các tài sản và công nợ xác định được mua tại ngày trao đổi được phản ánh là bất lợi kinh doanh và hạch toán là thu nhập để lại. Khoản chênh lệch này được phân bổ vào thu nhập trong 5 năm, trừ khi có lý do xác

đáng để phân bổ trong một khoảng thời gian dài hơn, nhưng không quá 20 năm kể từ ngày mua DN.


Giá trị tài sản từ mua lại DN

TK Tiền, Nợ phải trả, Vốn cổ phần

TK NVL, TSCĐ, TP



Tổng chi phí mua lại DN


TK Thu nhập để lại



BÊt lỵi kinh doanh


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định nhằm tăng cường quản lý tài sản cố định trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam - 6


Sơ đồ 1.4: Hạch toán bất lợi kinh doanh khi mua lại DN theo phương pháp thay thế được chấp nhận

Đối với TSCĐ hình thành qua hoạt động đầu tư XDCB, do quá trình XDCB

được thực hiện trong thời gian tương đối dài nên kế toán phản ánh các chi phí XDCB phát sinh trên một TK trung gian là TK XDCB dở dang (cả phương thức tự làm và thuê ngoài). Khi công trình hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng, căn cứ giá quyết toán của công trình để ghi tăng nguyên giá.

TK TiÒn, NVL,

Phải trả người bán...


TK XDCB dở dang TK TSCĐ


Tập hợp chi phí XDCB

phát sinh

Ghi tăng TSCĐ khi công

trình hoàn thành

Sơ đồ 1.5: Hạch toán TSCĐ tăng do XDCB


Đối với TSCĐ tăng do nhận vốn góp của thành viên, tổ chức khác thì căn cứ vào giá thỏa thuận ghi trên biên bản đánh giá và biên bản giao nhận để ghi tăng nguyên giá. Trong trường hợp các bên nhận và góp vốn không thống nhất được giá trị tài sản thì có thể thuê bên thứ ba (tổ chức thẩm định giá) xác định giá trị của tài sản. Chi phí thẩm định giá tùy vào thỏa thuận trên hợp đồng có thể ghi tăng nguyên giá TSCĐ.

TK Nguồn vốn kinh doanh TK TSCĐ



Ghi tăng TSCĐ và tăng vốn theo giá thỏa thuận hoặc giá thẩm định


Sơ đồ 1.6: Hạch toán TSCĐ tăng do nhận vốn góp


Trường hợp thuê tài sản của tổ chức, cá nhân khác để phục vụ hoạt động SXKD của DN thì căn cứ vào hợp đồng thuê để xác định tài sản thuê là thuê hoạt

động hay thuê tài chính. Nếu không có sự chuyển giao phần lớn lợi ích và rủi ro gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê thì kế toán không ghi tăng giá trị tài sản trên báo


cáo tài chính của DN. Ngược lại, kế toán ghi tăng giá trị tài sản và tăng công nợ phải trả trên báo cáo tài chính, tùy vào điều khoản thỏa thuận trên hợp đồng thuê, định kỳ kế toán ghi nhận việc thanh toán tiền cho bên cho thuê.


Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính

TK Nợ dài hạn TK TSCĐ



Số tiền thuê gốc còn phải trả




TK Nợ dài hạn đến hạn trả


Số tiền thuê gốc phải trả kỳ này


Sơ đồ 1.7: Hạch toán TSCĐ tăng do thuê tài chính


TSCĐ trong DN có thể giảm do các nguyên nhân chủ yếu như: thanh lý, nhượng bán, góp vốn và thiếu, mất. Trong các nghiệp vụ giảm TSCĐ, vấn đề quan trọng đối với kế toán là xác định giá trị hao mòn lũy kế tính đến thời điểm giảm TSCĐ và xử lý về mặt tài chính cũng như kế toán phần GTCL của TSCĐ.

Đối với trường hợp thanh lý, nhượng bán TSCĐ, trên cơ sở nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ kế toán ghi giảm TSCĐ. Căn cứ vào kết quả thanh lý, nhượng bán và các chứng từ có liên quan, kế toán ghi nhận thu nhập và chi phí thanh lý, nhượng bán. Kết quả thanh lý, nhượng bán là chênh lệch giữa thu nhập từ thanh lý, nhượng bán với chi phí thanh lý, nhượng bán và GTCL của TSCĐ được thanh lý,

nhượng bán.

TK TSCĐ

TK Hao mòn lũy kế


Giá trị hao mòn

của TSCĐ

Nguyên giá TSCĐ

TK Chi phí thanh lý, nhượng bán

GTCL của TSCĐ


Sơ đồ 1.8: Hạch toán TSCĐ giảm do thanh lý, nhượng bán


Đối với trường hợp góp vốn vào đơn vị khác bằng TSCĐ thì căn cứ vào GTCL của TSCĐ dùng để góp vốn và giá thỏa thuận giữa DN với đối tác để ghi tăng tài sản của DN tại bên nhận vốn góp và ghi giảm tài sản tại DN theo GTCL Chênh lệch giữa giá trị vốn góp theo thỏa thuận và GTCL của TSCĐ được ghi nhận là thu nhập hay chi phí của DN.

Đối với TSCĐ thiếu, mất phát hiện khi kiểm kê, căn cứ vào nguyên giá TSCĐ và giá trị hao mòn lũy kế tính đến thời điểm kiểm kê kế toán ghi giảm TSCĐ và xử lý phần GTCL của TSCĐ thiếu, mất. Giá trị của TSCĐ thiếu mất tùy vào quy định của chế độ tài chính và quy chế nội bộ DN mà có thể yêu cầu bộ phận quản lý, sử dụng bồi thường; tính vào chi phí hoặc ghi giảm vốn của DN.

TK TSCĐ

TK Góp vốn đầu tư


GTCL của TSCĐ

Giá thỏa thuận

TK L'i do gãp vèn

TK Lỗ do góp vốn

Giá thỏa thuận >

GTCL

Giá thỏa thuận <

GTCL


Sơ đồ 1.9: Hạch toán TSCĐ giảm do góp vốn vào đơn vị khác


TK TSCĐ

TK Hao mòn lũy kế


Giá trị hao mòn

của TSCĐ

Nguyên giá TSCĐ

TK Lương phải trả, Chi phí...

Xư lý GTCL

Sơ đồ 1.10: Hạch toán TSCĐ thiếu, mất phát hiện khi kiểm kê


Đối với TSCĐ thuê mà có sự chuyển giao phần lớn lợi ích và rủi ro gắn liền với quyền sở hữu tài sản thì việc ghi sổ còn tùy vào việc DN có nhận tài sản thuê khi kết thúc hợp đồng thuê hay không. Nếu DN nhận quyền sở hữu tài sản thì kế toán chuyển nguyên giá và giá trị hao mòn của tài sản thuê thành nguyên giá và giá trị hao mòn của TSCĐ thuộc quyền sở hữu. Nếu DN trả lại tài sản thuê cho bên cho thuê thì kế toán ghi giảm nguyên giá và giá trị hao mòn của tài sản thuê, phần GTCL của tài sản thuê tùy vào quy mô có thể ghi nhận trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi

phÝ SXKD cđa DN.

TK TSCĐ


Nguyên giá TSCĐ thuê

TK Hao mòn lũy kế


Giá trị hao mòn của TSCĐ thuê


TK Chi phÝ SXKD


GTCL TSCĐ thuê


Sơ đồ 1.11: Hạch toán TSCĐ giảm do trả lại cho bên cho thuê


1.2.3.2. Hạch toán khấu hao tài sản cố định


Lý do của việc phải khấu hao TSCĐ là do thời gian sử dụng của TSCĐ có hạn. Để hạch toán khấu hao TSCĐ, DN cần phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng, lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp cho từng loại, nhóm TSCĐ, xác định thời gian sử dụng dự kiến của từng loại TSCĐ và xây dựng tiêu thức phân bổ chi phí khấu hao trong trường hợp TSCĐ phục vụ nhiều đối tượng (bộ phận, công việc, sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng).

Đối với TSCĐ thuộc quyền sở hữu, thời gian sử dụng dự kiến để tính khấu hao được xác định trên cơ sở quy định của chế độ tài chính; mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ; khả năng sử dụng TSCĐ; khả năng tài chính và chiến lược phát triển của DN. Đối với TSCĐ thuê tài chính, việc xác định thời gian sử dụng dự kiến của TSCĐ tùy thuộc vào việc DN có nhận quyền sở hữu tài sản thuê khi kết thúc hợp đồng thuê hay không. Nếu hợp đồng thuê xác định không có sự chuyển giao quyền sở hữu và


thời gian thuê theo hợp đồng dài hơn thời gian sử dụng tối thiểu của TSCĐ thì TSCĐ thuê được tính khấu hao như TSCĐ thuộc quyền sở hữu, ngược lại TSCĐ thuê được tính khấu hao theo thời gian của hợp đồng. Trường hợp hợp đồng thuê xác định khi kết thúc thời hạn thuê, quyền sở hữu tài sản thuê thuộc về bên đi thuê thì tài sản thuê

được tính khấu hao như TSCĐ thuộc quyền sở hữu mà không phụ thuộc vào thời gian thuê theo hợp đồng.

Tùy vào kỳ kế toán DN lựa chọn mà định kỳ kế toán xác định khấu hao của từng TSCĐ và khấu hao của toàn bộ TSCĐ. Trên cơ sở mục đích sử dụng TSCĐ và tiêu thức phân bổ khấu hao TSCĐ đ' lựa chọn, kế toán tiến hành phân bổ và ghi nhận chi phí khấu hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ được hạch toán theo nguyên tắc TSCĐ sử dụng ở bộ phận nào thì ghi nhận khấu hao vào chi phí của bộ phận đó,

đồng thời với việc ghi nhận chi phí khấu hao, kế toán ghi tăng giá trị hao mòn của TSCĐ.

TK Hao mòn lũy kế TSCĐ TK Chi phí SXKD


Ghi nhận khấu hao TSCĐ vào chi phí SXKD

Sơ đồ 1.12: Hạch toán khấu hao TSCĐ


Về nguyên tắc, phương pháp khấu hao đ' lựa chọn phải được thực hiện thống nhất trong suốt quá trình sử dụng một loại TSCĐ cụ thể, đây chính là biểu hiện của nguyên tắc kế toán nhất quán trong hạch toán TSCĐ. Tuy nhiên, khi có sự thay đổi

đáng kể trong cách thức sử dụng tài sản để mang lại lợi ích cho DN thì DN có thể thay đổi phương pháp tính khấu hao và kế toán phải điều chỉnh chi phí khấu hao cho năm tài chính hiện hành và các năm sau năm điều chỉnh.

1.2.3.3. Hạch toán sửa chữa và nâng cấp tài sản cố định


Trong quá trình tham gia vào hoạt động SXKD, TSCĐ khó tránh khỏi những hư hỏng, trục trặc, lạc hậu về mặt kỹ thuật. Để hoạt động SXKD không bị gián đoạn,

đòi hỏi DN phải khắc phục những sự cố hỏng hóc này. Việc xử lý về mặt tài chính


và hạch toán chi phí sửa chữa còn tùy vào mức độ hư hỏng của TSCĐ và lợi ích kinh tế thu được từ việc sử dụng TSCĐ sau sửa chữa.

Căn cứ vào tính chất và quy mô sửa chữa, sửa chữa TSCĐ bao gồm ba loại là sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn và sửa chữa nâng cấp TSCĐ. Còn căn cứ vào kết quả sử dụng TSCĐ sau sửa chữa, sửa chữa TSCĐ bao gồm sửa chữa làm tăng hiệu quả kinh tế sử dụng tài sản và sửa chữa không ảnh hưởng đến tính hiệu quả kinh tế sử dụng tài sản. Các loại sửa chữa TSCĐ này được nhận biết một cách rõ ràng trong một DN cụ thể. Sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn là công việc nhằm duy trì hoặc khôi phục khả năng mang lại lợi ích kinh tế của TSCĐ theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu, có thể được tiến hành theo phương thức tự làm hoặc thuê ngoài và tùy vào quy mô chi phí sửa chữa mà có thể được ghi nhận vào chi phí SXKD một hoặc nhiều kỳ.

TK NVL, Tiền, Phải trả người bán, Lương phải trả...


TK Chi phÝ SXKD


Ghi nhận chi phí

sửa chữa 1 kỳ

Chi phí sửa chữa

TSCĐ phát sinh

TK Chi phí trả trước, Chi phí phải

Phân bổ, trích trước

chi phí sửa chữa

trả


Sơ đồ 1.13: Hạch toán sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn TSCĐ


Sửa chữa nâng cấp TSCĐ là công việc đầu tư bổ sung cho TSCĐ nhằm đạt

được một trong các mục đích như kéo dài thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ; tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ từ việc sử dụng tài sản sau nâng cấp; hiện đại hóa tính năng của TSCĐ hoặc giảm chi phí hoạt động cho TSCĐ. Kết quả sửa chữa nâng cấp TSCĐ nếu làm tăng tính hiệu quả kinh tế sử dụng TSCĐ thì chi phí sửa chữa nâng cấp được ghi tăng nguyên giá TSCĐ; nếu kết quả sửa chữa nâng cấp TSCĐ làm kéo dài thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ thì chi phí sửa chữa nâng cấp được ghi giảm giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ. Chính vì sửa chữa nâng cấp TSCĐ hoặc ảnh


hưởng đến giá trị phải khấu hao hoặc ảnh hưởng đến thời gian sử dụng dự kiến của TSCĐ sau sửa chữa nên kế toán phải tính lại mức khấu hao của TSCĐ sau sửa chữa

để ghi nhận vào chi phí SXKD của kỳ hoàn thành và đưa TSCĐ nâng cấp vào sử dụng.


TK Tiền, NVL, Phải trả người bán...


TK Chi phí sửa chữa


TK TSCĐ


Tập hợp chi phí

sửa chữa nâng cấp

Quyết

toán chi phí sửa chữa nâng cấp

Ghi tăng nguyên

giá TSCĐ

TK Hao mòn lũy kế

Ghi giảm hao

mòn lũy kế


Sơ đồ 1.14: Hạch toán nâng cấp TSCĐ


1.2.4. Hạch toán tài sản cố định trên phương diện kế toán quản trị


Mục đích của kế toán quản trị là thu thập, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị và phục vụ nội bộ DN. Trong một DN, TSCĐ là cơ sở vật chất chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn, do đó việc quản lý và sử dụng tốt TSCĐ sẽ ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh của DN. Kế toán quản trị TSCĐ nhằm cung cấp thông tin chi tiết về tình hình hiện có và tình trạng trang bị, sử dụng TSCĐ, từ

đó cho phép nhà quản lý xây dựng các kế hoạch, quyết định trong tương lai. Để thực hiện tốt kế toán quản trị TSCĐ đòi hỏi phải nắm vững đặc điểm hoạt động SXKD và

đặc điểm TSCĐ của DN. Kế toán quản trị TSCĐ trong DN cần xử lý, cung cấp các thông tin phục vụ cho việc ra quyết định quản trị DN gắn với các khâu: Trước đầu tư, Trong quá trình sử dụng và Sau sử dụng TSCĐ.

Trong giai đoạn trước đầu tư, nhiệm vụ của kế toán là tham mưu cho quản lý

để quyết định phương thức, hình thức, thời gian đầu tư TSCĐ phù hợp với năng lực

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí