của TSCĐ sau nâng cấp. Trong trường hợp này, hạch toán kế toán được thực hiện như sau:
- Bút toán 1: Phản ánh các chi phí phát sinh trong quá trình nâng cấp. Nợ TK 2413: Sửa chữa lớn TSCĐ (Chi phí nâng cấp phát sinh)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có TK 111, 112, 141, 152, 153, 214, 331, 334, ...: Các tài khoản thanh
toán liên quan
- Bút toán 2: Ghi giảm giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ theo tổng chi phí sửa chữa nâng cấp thực tế khi công việc nâng cấp hoàn thành.
Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ
Có TK 2413: Sửa chữa lớn TSCĐ
* Hoàn thiện hạch toán cho thuê hoạt động tài sản trong DNXD: Đặc
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định nhằm tăng cường quản lý tài sản cố định trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam - 15
- Hoàn Thiện Hạch Toán Tài Sản Cố Định Trong Các Doanh Nghiệp Xây Dựng Trên Phương Diện Kế Toán Tài Chính
- Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định nhằm tăng cường quản lý tài sản cố định trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam - 17
- Hoàn Thiện Hạch Toán Tài Sản Cố Định Trong Các Doanh Nghiệp Xây Dựng Trên Phương Diện Kế Toán Quản Trị
- Hoàn Thiện Quản Lý Tài Sản Cố Định Trong Các Doanh Nghiệp Xây Dựng
- Các Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Tài Sản Cố Định Trong Các Doanh Nghiệp Xây Dựng
Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.
điểm hoạt động SXKD của các DNXD cũng thể hiện tính mùa vụ và phụ thuộc vào khối lượng công việc (Hợp đồng xây dựng) khai thác được. Thời điểm khối lượng công việc ít, để tránh l'ng phí nguồn lực kinh tế, DNXD có thể và nên kinh doanh cho thuê hoạt động tài sản nhằm trang trải chi phí và thực hiện có l'i. Thực tế cho thấy, cho thuê hoạt động tài sản là một nghiệp vụ mang tính phổ biến trong các DN nói chung, DNXD nói riêng. Chính vì vậy, việc hạch toán doanh thu, chi phí phát sinh trong quá trình cho thuê hoạt động tài sản trong DN, DNXD cần phải được đặt ra. Trên cơ sở quy định hiện hành của Chế độ kế toán DN (Chi phí cho thuê phát sinh được ghi nhận trên TK Chi phí sản xuất chung 627, doanh thu cho thuê phát sinh được phản ánh trên TK Doanh thu cung cấp dịch vụ 5113) và thực tế thực hiện ở các DNXD trong hạch toán cho thuê hoạt động tài sản, tác giả Luận án đề xuất việc hoàn thiện hạch toán cho thuê hoạt động tài sản trong DNXD theo hướng sau:
Bổ sung các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán hiện hành để phản
ánh nghiệp vụ cho thuê hoạt động tài sản. Cụ thể, bổ sung TK 624 - Chi phí cho thuê hoạt động và TK 514 - Doanh thu cho thuê hoạt động. Khi đó, thông tin về chi phí, doanh thu và kết quả cho thuê tài sản sẽ được phản ánh rõ ràng hơn, tách biệt hoạt
động cho thuê tài sản với các hoạt động SXKD khác trong DN. Phương pháp hạch
toán cho thuê hoạt động tài sản trong DN nói chung, DNXD nói riêng được thực hiện như sau:
- Phản ánh các chi phí phát sinh trong quá trình cho thuê hoạt động tài sản, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 624: Chi phí cho thuê hoạt động
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có TK 111, 112, 141, 142, 152, 153, 214, 242, 311, 331, 334: Các tài
khoản thanh toán liên quan
- Phản ánh doanh thu cho thuê theo hợp đồng cho thuê và hóa đơn GTGT phát hành cho khách hàng:
Nợ TK 111, 112, 131: Các tài khoản thanh toán (Tổng giá thanh toán)
Có TK 514: Doanh thu cho thuê hoạt động (Giá không thuế GTGT) Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
- Nếu nhận trước tiền cho thuê cho cả thời gian của hợp đồng cho thuê thì căn cứ vào hợp đồng, hóa đơn GTGT và chứng từ thanh toán, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: Các tài khoản thanh toán (Tổng giá thanh toán) Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
- Căn cứ vào thời gian cho thuê và độ dài kỳ kế toán của DN, định kỳ kế toán ghi nhận doanh thu cho thuê:
Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện Có TK 514: Doanh thu cho thuê
- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí cho thuê hoạt động tài sản: Nợ TK 154: Chi phí SXKD dở dang (Chi tiết hoạt động cho thuê)
Có TK 624: Chi phí cho thuê hoạt động
- Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu cho thuê hoạt động tài sản: Nợ TK 514: Doanh thu cho thuê hoạt động
Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
* Hoàn thiện hạch toán thanh lý máy móc, thiết bị thi công chuyên dùng cho một hợp đồng xây dựng: Máy móc, thiết bị thi công chuyên dùng cho một hợp
đồng xây dựng bao gồm những loại máy móc, thiết bị chuyên ngành mang tính đặc chủng sử dụng riêng cho một công trình hoặc hợp đồng xây dựng. Về mặt tài chính, giá trị máy móc, thiết bị chuyên dùng sẽ được khấu hao hết giá trị cho công trình, hợp đồng xây dựng và khi thi công xong công trình, hoàn thành hợp đồng xây dựng thì máy móc, thiết bị chuyên dùng sẽ được thanh lý. Chế độ kế toán DN ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định khi thanh lý máy móc, thiết bị chuyên dùng cho một hợp đồng xây dựng thì thu nhập từ thanh lý được ghi giảm chi phí SXKD trên TK Chi phí SXKD dở dang 154, chi phí thanh lý được ghi tăng chi phí SXKD trên TK Chi phí SXKD dở dang 154. Quy định như vậy là rõ ràng và quán triệt nguyên tắc phù hợp trong kế toán. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thanh lý máy móc, thiết bị chuyên dùng thường không thể thực hiện ngay khi kết thúc, bàn giao và quyết toán công trình nên việc hạch toán điều chỉnh giá thành công trình không mang tính khả thi; mặt khác do đặc
điểm của hoạt động kinh doanh xây lắp là sản phẩm mang tính đơn chiếc, giá vốn công trình bàn giao cũng chính là giá thành công trình nên việc ghi giảm chi phí, giá thành, giá vốn và tăng thu nhập về bản chất là như nhau. Chính vì vậy, Luận án đề xuất hạch toán thanh lý máy móc, thiết bị chuyên dùng cho một hợp đồng xây dựng nên thực hiện như sau:
- Bút toán 1: Xóa sổ máy móc, thiết bị thi công chuyên dùng cho một hợp
đồng xây dựng đ' được thanh lý.
Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ Có TK 211: TSCĐHH
- Bút toán 2: Phản ánh chi phí thanh lý máy móc, thiết bị chuyên dùng. Nợ TK 811: Chi phí khác
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: TK thanh toán liên quan
- Bút toán 3: Phản ánh thu nhập thanh lý máy móc, thiết bị chuyên dùng. Nợ TK 111, 112, 131: Các TK thanh toán liên quan
Có TK 711: Thu nhập khác
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp
* Hoàn thiện việc xác định và hạch toán giá trị lợi thế kinh doanh khi tổ chức lại DN nói chung, cổ phần hóa công ty nhà nước nói riêng: Việc cổ phần hóa DN nhà nước, chuyển các công ty nhà nước sang công ty cổ phần là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Việc cổ phần hóa các công ty nhà nước nhằm chuyển các công ty nhà nước mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn sang các loại hình DN đa sở hữu, huy động vốn của mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý, tăng hiệu quả kinh doanh cho DN, giảm gánh nặng đối với ngân sách nhà nước và nâng cao hiệu quả kinh tế - x' hội của nền kinh tế. Trong việc cổ phần hóa công ty nhà nước, việc xác định giá trị DN (định giá DN) là một công việc quan trọng và phức tạp, có ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của Nhà nước, DN, nhà đầu tư và người lao động trong DN. Định giá DN là việc xác định giá trị toàn bộ tài sản hiện có của DN được cổ phần hóa tính đến thời điểm chuyển đổi, kể cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Trong số tài sản tham gia vào quá trình định giá DN có giá trị lợi thế kinh doanh. Theo quy định tại điều 31, Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về việc chuyển DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, lợi thế kinh doanh của DN gồm: vị trí địa lý, giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển. Theo quy định của Thông tư 146/2007/TT-BTC ngày 6/12/2007 hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về tài chính khi thực hiện chuyển DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ, giá trị lợi thế kinh doanh của DN tính vào giá trị DN cổ phần hóa được xác định theo hai phương pháp: phương pháp xác định theo tỷ suất lợi nhuận và l'i suất trái phiếu Chính phủ, phương pháp xác định trên cơ sở lợi thế về vị trí địa lý và giá trị thương hiệu. Giá trị lợi thế kinh doanh tính vào giá trị DN là giá trị cao hơn khi so sánh kết quả của hai phương pháp này.
Giá trị lợi thế kinh doanh theo tỷ suất lợi nhuận và l'i suất trái phiếu Chính phủ được xác định theo công thức 3.3 và 3.4. Giá trị lợi thế kinh doanh trên cơ sở về vị trí địa lý và giá trị thương hiệu được xác định theo công thức 3.5:
Giá trị lợi thế kinh doanh
Giá trị vốn nhà nước theo sổ kế
=x
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình
L'i suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm do Bộ Tài chính
-
(3.3)
cđa DN
toán tại thời
điểm định giá DN
quân 3 năm trước
thời điểm định
giá DN
công bố tại thời điểm
gần nhất với thời điểm
định giỏ DN
Trong đó:
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trờn vốn nhà nước bỡnh quõn 3 năm trước thời
điểm định giá DN
Lợi nhuận sau thuế bình quân 3 năm liền kề trước thời điểm định giỏ DN
= x 100
Vốn nhà nước theo sổ kế toán bình quân 3 năm liền trước thời điểm
định giỏ DN
(3.4)
Giá trị lợi thế kinh doanh cđa DN
Giá trị lợi thế
= +
vị trí địa lý
Giá trị thương hiệu
(3.5)
Giá trị lợi thế địa lý không phụ thuộc vào ngành nghề và kết quả kinh doanh
được xác định dựa trên giá trị lợi thế địa lý của lô đất thuộc loại đất đô thị. Giá trị lợi thế địa lý của lô đất là hiệu số giữa giá đất được xác định sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường (theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất) với giá do đy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định và công bố vào ngày 1/1 của năm thực hiện định giỏ DN. Giá trị thương hiệu được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế (chi phí quảng cáo; chi phí tuyên truyền trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, công ty; chi phí xây dựng trang web...) mà DN đ' chi cho việc sáng chế, xây dựng và bảo vệ nh'n mác, tên thương mại của DN trong 10 năm trước thời điểm định giỏ DN hoặc kể từ ngày thành lập đối với DN có thời gian hoạt động ít hơn 10 năm.
Quy định trên đ' tạo sự thống nhất và thuận lợi cho các công ty nhà nước trong việc xác định giá trị lợi thế kinh doanh tính vào giá trị DN cổ phần hóa. Tuy nhiên, công thức xác định giá trị lợi thế kinh doanh của DN ở trên còn có những
điểm chưa hợp lý, cụ thể như sau:
- Giá trị lợi thế kinh doanh bao gồm: giá trị vị trí địa lý, giá trị thương hiệu và tiềm năng phát triển của DN, trong khi công thức xác định giá trị lợi thế kinh doanh theo tỷ suất lợi nhuận và l'i suất trái phiếu Chính phủ dựa vào giá trị phần vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm định giá DN là không đầy đủ vì vốn nhà nước không phản ánh một cách bao quát và toàn diện các yếu tố cấu thành nên giá trị lợi thế kinh doanh của DN.
- Trong trường hợp những năm gần với thời điểm cổ phần hóa mà công ty nhà nước kinh doanh thua lỗ (DN cổ phần hóa vẫn còn vốn nhà nước) thì công ty nhà nước không đạt được tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước là một con số dương, điều này làm cho công thức xác định giá trị lợi thế kinh doanh của DN không còn có ý nghĩa.
- Vốn nhà nước đầu tư vào công ty nhà nước vì mục tiêu kinh tế - x' hội, trong đó mục tiêu sinh lời đóng vai trò quan trọng, còn trái phiếu dài hạn Chính phủ phát hành chủ yếu để đáp ứng nhu cầu vốn cho việc cung cấp hàng hóa công cộng có tính chất phi lợi nhuận như: đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho nền kinh tế, phát triển giáo dục, thủy lợi, y tế... Chính vì vậy, việc xác định giá trị lợi thế kinh doanh của DN khi cổ phần hóa công ty nhà nước dựa trên l'i suất trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm gần thời điểm định giá DN nhất là không hợp lý.
- Xác định giá trị lợi thế địa lý của lô đất để xác định giá trị lợi thế kinh doanh của DN trên cơ sở về vị trí địa lý và giá trị thương hiệu sẽ không khả thi trong trường hợp công ty nhà nước đóng trụ sở tại các địa bàn mà đất không thuộc đất đô thị, khó xác định giá chuyển nhượng thực tế của lô đất trên thị trường.
Lợi thế kinh doanh cần được xác định không những trong trường hợp cổ phần hóa công ty nhà nước mà còn liên quan đến các trường hợp tổ chức lại DN khác như: chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình và mua lại DN. Chính vì vậy,
việc nhận biết lợi thế kinh doanh và xác định giá trị lợi thế kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường.
Theo các tác giả Meigs & Meigs, Bettner, Whittington [49, tr.528-529] thì Lợi thế kinh doanh, nếu không xét theo nghĩa kế toán, được hiểu một cách phổ biến nhất là lợi ích thu được từ danh tiếng có triển vọng của DN đối với khách hàng. Trên khía cạnh kế toán, lợi thế kinh doanh là giá trị hiện tại của khoản thu nhập trong tương lai vượt quá mức lợi tức thông thường của giá trị tài sản thuần có thể xác định
được. Thu nhập trên mức trung bình có thể phát sinh không những từ các mối quan hệ với khách hàng mà còn từ các yếu tố khác như: quản lý tốt, năng lực sản xuất và sự sạnh tranh yếu kém. Giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai là số tiền mà nhà đầu tư sẵn sàng trả ở hiện tại để có quyền nhận những khoản tiền trong tương lai. Giá trị tài sản thuần là số vốn chủ sở hữu trong kinh doanh của DN, được xác định bằng hiệu số giữa tài sản với nợ phải trả. Lợi thế kinh doanh không phải là một tài sản có thể nhận biết được. Khả năng của một DN trong việc tạo ra thu nhập trên mức trung bình là bằng chứng cho sự tồn tại của lợi thế kinh doanh. Do đó, giá trị tài sản thuần có thể xác định được là số còn lại của tổng tài sản, ngoại trừ lợi thế kinh doanh, sau khi trừ nợ phải trả.
Trong việc xác định giá trị lợi thế kinh doanh, thu nhập trên mức trung bình trong quá khứ là yếu tố đóng vai trò quan trọng. Đánh giá về lợi thế kinh doanh của các nhà đầu tư sẽ thay đổi theo dự đoán của họ về khả năng sinh l'i của DN trong tương lai. Việc xác định giá trị hợp lý của lợi thế kinh doanh đối với một DN đang hoạt động là một công việc khó khăn và mang tính chủ quan. Hai phương pháp sau có thể được sử dụng để xác định giá trị lợi thế kinh doanh.
- Phương pháp 1: Xác định giá trị lợi thế kinh doanh theo phương pháp hệ số giá cả so với thu nhập của cổ phiếu. Phương pháp này xác định toàn bộ giá trị DN, sau đó trừ (-) giá thị trường hiện tại của tài sản thuần có thể xác định được của DN. Giá trị DN thông thường được xác định thông qua hệ số giá cả so với thu nhập của cổ phiếu của công ty (P/E). Hệ số giá cả so với thu nhập của cổ phiếu phản ánh mối quan hệ hiện tại giữa giá thị trường của cổ phiếu và lợi nhuận của DN. Giá trị DN
được xác định bằng tích số giữa Hệ số P/E và lợi nhuận thuần bình quân của một số
năm (thường là 5 năm). Các công thức liên quan đến xác định giá trị lợi thế kinh doanh theo phương pháp này như sau:
Giá trị
lỵi thÕ kinh doanh
Giá trị
Giá trị
= -
DN
Hệ số giá cả so với
Giá trị hiện tại của tài sản
Lợi nhuận thuần
(3.6)
(3.7)
=
DN thu nhập của cổ phiếu
x bình quân của DN
Hệ số giả cả so với thu nhập của cổ phiếu
Lợi nhuận một = cổ phiếu (EPS)
Giá thị trường của cổ phiếu
=
Lợi nhuận một cổ phiếu Lợi nhuận sau thuế của DN
(3.8)
(3.9)
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành bình quân trong kỳ
Trong trường hợp cổ phần hóa công ty nhà nước, giá thị trường của cổ phiếu có thể được xác định dựa trên kết quả đấu giá cổ phiếu hoặc giá thị trường của cổ phiếu của công ty nhà nước đ' cổ phần hóa hoạt động trong cùng lĩnh vực có quy mô tương đương với DN.
- Phương pháp 2: Phương pháp vốn hóa. Phương pháp này xác định giá trị lợi thế kinh doanh của DN bằng cách vốn hóa thu nhập vượt trội ở tỷ lệ lợi tức thông thường. Vốn hóa lợi nhuận được hiểu là chia lợi nhuận cho tỷ lệ lợi tức mà nhà đầu tư mong muốn. Kết quả của thương số này phản ánh số vốn tối đa cần đầu tư để thu
được số lợi nhuận với tỷ lệ lợi tức đó. Phương pháp này có mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tỷ lệ lợi tức sử dụng trong vốn hóa và giá trị của lợi thế kinh doanh.
Thu nhập vượt trội hàng năm
Giá trị
lỵi thÕ kinh doanh
=
Tỷ lệ lợi tức mong muốn
(3.10)
Phương pháp vốn hóa có hạn chế là không tạo ra sự dự phòng cho việc thu hồi vốn đầu tư. Phương pháp này hàm ý một điều là các năm trong tương lai sẽ tạo