Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần May Thăng Long - 2


Quần áo sơ mi nam, nữ, bộ comple. Bộ đồng phục người lớn, trẻ em.

Áo Jacket các loại.

Công ty cũng đang xâm nhập và khai thác mặt hàng đồng phục học

sinh và đồng phục công sở thông qua triển lãm và biểu diễn thời trang.

Ngoài ra, Công ty còn nhận gia công sản phẩm cho Công ty may 8-3 và các công ty khác.


2.3 Thị trường

Lúc đầu, khi mới thành lập thị trường của công ty may Thăng Long chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa (các nước Đông Âu, Liên Xô). Nhưng theo thời gian, cùng với sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên, thị trường của Công ty ngày càng được mở rộng ra các nước khác như: Pháp, Đức, Hà Lan, Thuỵ Điển. Trong những năm 1990 - 1992, với sự sụp đổ của hàng loạt nước xã hội chủ nghĩa, thị trường của công ty gần như "mất trắng". Trước tình hình đó, Công ty đã đẩy mạnh tiếp thị, tìm kiếm thị trường mới, tập trung hơn vào những nước có tiềm năng kinh tế mạnh như Tây Âu, Nhật Bản và chú ý hơn nữa đến thị trường nội địa. Chính vì vậy, Công ty đã mở thêm được nhiều thị trường mới và quan hệ hợp tác với nhiều Công ty nước ngoài có tên tuổi như: Công ty Kowa, Marubeny (Nhật Bản); Rarstab (Pháp); Valeay, Tech (Đài Loan); Mangharms (Hồng Kông); Texline (Singapore); Takarabuve (Nhật); Senhan (Hàn Quốc) và Seidentichker (Đức). Công ty may Thăng Long cũng là một đơn vị đầu tiên của ngành may mặc Việt Nam đã xuất khẩu được sang thị trường Mỹ.

Hiện nay, Công ty đã có quan hệ với hơn 40 nước trên thế giới, trong đó có những thị trường mạnh đầy tiềm năng: EU, Nhật Bản, Mỹ. Thị trường xuất khẩu chủ yếu và thường xuyên của Công ty bao gồm: Mỹ, Đông Âu, EU, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Châu Phi, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.


Công ty may Thăng Long luôn xác định vấn đề giữ vững thị trường là vấn đề sống còn, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Công ty. Vì vậy, hiện nay công ty đã đề ra và đang thực hiện một chiến lược phát triển thị trường như sau:

- Đối với thị trường gia công: Công ty tiếp tục duy trì và giữ vững những khách hàng truyền thống như EU, Nhật, Mỹ và phát triển sang các thị trường mới như Châu á, châu Mỹ Latin nhằm xây dựng một hệ thống khách hàng đảm bảo lợi ích của cả hai bên.

- Đối với thị trường xuất khẩu: Công ty đặc biệt chú trọng đến thị trường FOB vì đây là con đường phát triển lâu dài của Công ty. Công ty đang xây dựng hệ thống sáng tác mẫu mốt để chào hàng, xây dựng mạng lưới nhà thầu phụ, nắm bắt thông tin giá cả; gắn việc sản xuất sản phẩm may với sản phẩm dệt và sản xuất kinh doanh nguyên phụ liệu để thúc đẩy sự phát triển của Công ty.

- Đối với thị trường nội địa: Phát triển thị trường nội địa và tăng tỷ trọng nội địa hoá trong các đơn hàng xuất khẩu cũng là vấn đề được Công ty quan tâm. Chính vì vậy, công ty may Thăng Long đã thành lập nhiều trung tâm kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá, mở rộng hệ thống bán buôn, bán lẻ tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố, địa phương trong cả nước. Công ty đã đa dạng hoá các hình thức tìm kiếm khách hàng: Tiếp khách hàng tại công ty, chào hàng giao dịch qua Internet, tham gia các triển lãm trong nước và quốc tế, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, biểu diễn thời trang, mở văn phòng đại diện ở nhiều nước khác nhau.

Với chiến lược phát triển thị trường như trên, công ty may Thăng Long đã và đang mở rộng được mối quan hệ hợp tác với nhiều nước khác nhau trên thế giới.

2.4 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một yếu tố mang tính quyết định trong quá trình sản xuất nhất là đối với các công ty trong lĩnh vực dệt may. Đồng thời, nó cũng là một trong những động lực quan trọng đảm bảo cho công ty không ngừng phát


triển và đứng vững trên thị trường. Công ty may Thăng Long hiện nay có một đội ngũ nguồn nhân lực mạnh và có chất lượng cao. Đây cũng chính là một trong những nhân tố giúp Công ty ngày càng lớn mạnh.

Do đặc thù của công việc đòi hỏi sự khéo tay, cẩn thận, không cần nhiều đến lao động cơ bắp nên lao động nữ trong Công ty chiếm số lượng lớn hơn lao động nam. Năm 2004, lao động nữ chiếm 88.48%, lao động nam chiếm 11.52%.

Trình độ của nguồn nhân lực của công ty là rất cao. Năm 2004, số lao động có trình độ đại học, trên đại học chiếm 3.76% tổng số lao động với số lượng người là 112 người; tuy có giảm so với 2 năm trước nhưng tốc độ giảm nhẹ và không đáng kể. Trong khi đó, số công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông tương đối ổn định, chỉ tăng lên với tốc độ nhỏ.

Thu nhập bình quân của nhân viên trong Công ty cũng từng bước được nâng cao. Thu nhập bình quân của nhân viên trong Công ty năm 2002 tăng 10% so với năm 2003, năm 2004 tăng 11.81% so với năm 2003.


Chỉ tiêu

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Thu nhập bình quân

(người/tháng)

1.000.000

1.100.000

1.300.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần May Thăng Long - 2

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán Công ty may Thăng Long)

Các chính sách phúc lợi, đãi ngộ và đào tạo người lao động được thực hiện theo đúng pháp luật và điều lệ của Công ty. Người lao động được ký hợp đồng lao động theo điều 27 Bộ luật lao động và thông tư 21/LĐTBXH ngày 12/10/1996 của Bộ Lao động thương binh xã hội. Trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo điều 10 Nghị định 198/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ.

Công ty luôn quan tâm đến việc đào tạo cán bộ, nâng cao tay nghề cho người lao động. Hiện nay, công ty may Thăng Long đang khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên học đại học, cao đẳng và công nhân kỹ thuật nâng cao tay nghề. Đồng thời, theo phương án cổ phần hoá, trong hơn 23 tỷ


đồng vốn điều lệ, tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ là 51%, tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong Công ty là 49%. Điều này, sẽ giúp phát huy quyền làm chủ của người lao động và khuyến khích họ nâng cao năng suất làm việc.


3. Vốn, tài sản của công ty:

BẢNG 1:

TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM

(2002-2004)

Đơn vị tính: VNĐ


Chỉ tiêu

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

So sánh (%)

03/02

04/03

A/ Tài sản






1. TSLĐ và ĐTNH

42.147.873.780

57.674.477.909

63.341.713.645

36,84

9,83

- Tiền

1.486.335.651

250.049.377

952.199.374

-83,18

280,80

- Các khoản phải thu

20.731.031.793

25.952.339.991

24.354.375.006

25,19

-6,16

- Hàng tồn kho

18.563.497.881

30.276.324.204

36.754.739.206

63,10

21,40

- TSLĐ khác

1.367.008.455

1.195.764.337

1.280.400.059

-12,53

7,08

2. TSCĐ và ĐTDH

34.122.501.357

49.508.246.859

56.236.641.729

45,09

13,59

- Nguyên giá TSCĐ

64.616.468.229

85.492.806.820

91.023.741.921

32,31

6,47

- Giá trị hao mòn luỹ kế

32.039.585.520

38.378.230.689

46.794.659.449

19,78

21,93

- Chi phí XDCBDD

1.545.618.648

2.393.670.737

11.007.559.257

54,87

359,86

Tổng tài sản

76.270.375.137

107.182.724.768

119.578.355.374

40,53

11,56

B/ Nguồn vốn






1. Nợ phải trả

58.609.755.776

89.014.041.892

98.543.501.855

51,88

10,71

- Nợ ngắn hạn

44.324.020.573

56.970.374.020

64.053.276.205

28,53

12,43

- Nợ dài hạn

14.285.735.203

32.043.667.872

34.490.225.650

124,31

7,64

2. Nguồn vốn chủ sở hữu

17.660.619.361

18.168.682.877

21.034.853.519

2,88

15,78

- Nguồn vốn, quỹ

17.769.449.050

18.385.925.758

21.347.397.240

3,47

16,11


- Nguồn kinh phí, quỹ

khác

-108.829.689

-217.242.882

-312.543.721

99,62

43,87

Tổng nguồn vốn

76.270.375.137

107.182.724.768

119.578.355.374

40,53

11,56

Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty may Thăng Long

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán (bảng 1), ta thấy tổng tài sản của Công ty năm 2003 tăng so với năm 2002 là 30.912.349.631 VNĐ tương ứng với 40,53% (trong đó, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 26,84%; tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng 45,09%); năm 2004 tăng so với năm 2003 là 12.395.630.606 VNĐ tương ứng với 11,56% (trong đó, TSLĐ và ĐTNH tăng 9,83% còn TSCĐ và ĐTDH tăng 13,59%). Điều đó chứng tỏ quy mô tài sản của Công ty tăng nhưng tốc độ tăng giảm đi. Đó là do môi trường kinh doanh ngày càng mang tính cạnh tranh cao.

Mặt khác, ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu năm 2003 tăng so với năm 2002 là 508.063.516 VNĐ tương ứng với 2,88%; năm 2004 tăng so với năm 2003 là 2.866.170.642 VNĐ tương ứng với 15,78%. Như vậy, quy mô nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng. Tuy nhiên, ta có thể thấy tốc độ tăng quy mô nguồn vốn chủ sở hữu qua 3 năm 2002 - 2004 luôn nhỏ hơn tốc độ tăng quy mô tài sản. Từ đó, có thể thấy hầu như các tài sản của Công ty đều được tăng lên từ nguồn vốn đi vay. Năm 2003 so với năm 2002 nợ phải trả tăng 51,88% (trong đó, nợ ngắn hạn tăng 28,53%; nợ dài hạn tăng 124,31%). Năm 2004 nợ phải trả tăng so với năm 2003 là 10,71% (trong đó, nợ ngắn hạn tăng 12,43%; nợ dài hạn tăng 7,64%); nhưng có xu hướng giảm nhanh chóng xuống qua các năm. Đặc biệt là tốc độ tăng của nợ dài hạn qua 3 năm đã giảm xuống nhanh. Đây là một cải thiện trong tình hình tài chính của Công ty.


4. Kết quả kinh doanh trong một số năm gần đây:

BẢNG 2:

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM

(2002 - 2004)

Đơn vị tính: VNĐ


Chỉ tiêu

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Chênh lệch (%)

03/02

04/03

Tổng doanh thu

102.651.784.615

116.328.197.522

128.539.949.338

13,32

10,50

Doanh thu hàng xuất khẩu

81.014.797.792

95.837.890.380

107.229.336.991

18,30

11,89

Các khoản giảm trừ

0

0

0



1. Doanh thu thuần

102.651.784.915

116.328.197.522

128.539.949.338

13,32

10,50

2. Giá vốn hàng bán

84.217.617.103

97.585.612.128

104.674.964.742

15,87

7,26

3. Lợi nhuận gộp

18.217.617.103

18.742.585.394

23.864.984.596

1,67

27,33

4. Lợi nhuận thuần từ HĐ

SXKD

5.031.840.265

5.521.114.853

7.771.577.014

9,72

40,76

5. Lợi nhuận từ HĐ tài chính

-3.973.375.279

-4.115.033.450

-6.175.473.213

3,57

50,07

6. Lợi nhuận khác

73.890.441

-10.623.640

25.000.000

-114,38

335,32

7. Tổng lợi nhuận trước thuế

1.132.355.427

1.395.457.763

1.621.103.801

23,23

16,17

8. Lợi nhuận sau thuế

770.001.690

948.911.279

1.102.350.585

23,23

16,17

Các chỉ tiêu phân tích (%)






1. Giá vốn / Doanh thu

82,04

83,89

81,43

-

-

2. LN gộp / Doanh thu

17,96

16,11

18,57

-

-

3. LN trước thuế / Doanh thu

1,10

1,20

1,26

-

-

4. LN sau thuế / Doanh thu

0,75

0,81

0,86

-

-

5. DT hàng xuất khẩu /

Doanh thu (%)

78,92

82,39

83,42

-

-


Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty may Thăng Long

Căn cứ vào bảng 2, ta có thể thấy tổng doanh thu của Công ty năm 2003 tăng so với năm 2002 là 13.676.412.907 VNĐ tương ứng với 13,32%; năm 2004 tăng so với năm 2003 là 12.211.751.816 VNĐ tương ứng với 10,5%. Như vậy, tổng doanh thu của Công ty có xu hướng tăng qua 3 năm 2002 - 2004, tuy nhiên tốc độ tăng có xu hướng giảm dần. Trong tổng doanh thu của Công ty may Thăng Long thì doanh thu hàng xuất khẩu luôn chiếm


một phần rất lớn. Năm 2002 doanh thu hàng xuất khẩu chiếm 78,92% tổng doanh thu toàn Công ty; năm 2003 chiếm 82,39%; năm 2004 chiếm 83,42%. Đó là do Công ty may Thăng Long là một công ty chủ yếu thực hiện gia công hoặc sản xuất theo các đơn đặt hàng để xuất khẩu. Thị trường trong nước của Công ty còn chưa phát triển, mặc dù trong những năm gần đây, Công ty đã quan tâm hơn đến thị trường nội địa nhưng doanh thu thu được từ thị trường này còn chưa cao so với tổng doanh thu của Công ty.

Giá vốn hàng bán năm 2003 tăng so với năm 2002 là 15,87%; như vậy, tốc độ tăng giá vốn trong 2 năm này đã cao hơn tốc độ tăng doanh thu (12,32%). Điều đó, chứng tỏ Công ty chưa tiết kiệm được chi phí sản xuất để hạ giá thành. Nhưng giá vốn hàng bán năm 2004 so với năm 2003 chỉ tăng 7,26% trong khi tốc độ tăng doanh thu trong 2 năm này là 10,5%. Như vậy, qua 2 năm 2003 - 2004, Công ty đã thực hiện được việc tiết kiệm chi phí sản xuất, từ đó Công ty có thể hạ giá thành sản phẩm và tăng doanh thu trong những năm tới.

Chỉ tiêu lợi nhuận gộp của Công ty đã ngày càng tăng lên với một tốc độ tăng rất nhanh. Năm 2003, lợi nhuận gộp của Công ty là 18.742.585.394 VNĐ, tăng1,67% so với năm 2002. Nhưng đến năm 2004, lợi nhuận gộp của Công ty đã là 23.864.984.596 và tăng 27,33% so với năm 2003. Đó là do Công ty đã tiết kiệm được chi phí sản xuất (giá vốn hàng bán năm 2004 so với năm 2003 tăng với tốc độ chậm). Đây có thể coi là một trong những thành công của Công ty.

Ta cũng có thể thấy các chỉ tiêu LN gộp / Doanh thu, LN trước thuế / Doanh thu hay LN sau thuế / Doanh thu đều có xu hướng tăng lên. Tuy chỉ tiêu LN gộp / Doanh thu năm 2003 có giảm một phần nhỏ so với năm 2002 (năm 2003 là 16,11%; năm 2002 là 17,96%) nhưng đến năm 2004 chỉ tiêu này đã tăng lên đến 18,57% và vượt qua năm 2002. Tuy nhiên, để có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh và đưa Công ty phát triển nhanh chóng, ban giám đốc cần tìm các biện pháp để tiếp tục tăng chỉ tiêu LN sau thuế / Doanh thu.


Tóm lại, qua bảng phân tích kết quả kinh doanh của Công ty may Thăng Long qua 3 năm 2002 - 2004, ta có thể thấy công ty đang có những bước phát triển vững chắc. Một trong những thành công lớn của Công ty, đó là mở rộng được thị trường xuất khẩu, tiết kiệm chi phí sản xuất. Đây cũng là những nhân tố tích cực mà Công ty cần phải phát huy hơn.

II/ Đặc điểm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh:

1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:

Công ty may Thăng Long có hình thức hoạt động là: sản xuất - kinh doanh - xuất nhập khẩu với các loại sản phẩm chủ yếu như quần áo bò, quần áo sơ mi, bò dài, áo sơ mi cao cấp, áo jacket, áo khoác các loại, quần áo trẻ em các loại... Đặc điểm, Công ty chủ yếu là gia công các mặt hàng may mặc theo đơn đặt hàng nên quá trình sản xuất thường mang tính hàng loạt, số lượng sản phẩm lớn, chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ, sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến phức tạp kiểu liên tục theo một trình tự nhất định là từ cắt - may - là - đóng gói - đóng hòm - nhập kho.

Công ty may Thăng Long là công ty sản xuất, đối tượng là vải được cắt may thành nhiều mặt hàng khác nhau, kỹ thuật sản xuất các cỡ vải của mỗi chủng loại mặt hàng có mức độ phức tạp khác nhau, nó phụ thuộc vào số lượng chi tiết của mặt hàng đó.

May May thân May tay

..........

Ghép thành thành phẩm

Cắt Trải vải Đặt mẫu Cắt phá Cắt gọt Đánh số Đồng bộ

Thêu

Tẩy MÀI

Đóng gói

kiểm tra

Vật liệu phụ

Bao bì

đóng kiện

NVL

( vải )

Nhập kho

Ta có thể khái quát quy trình công nghệ này theo sơ đồ sau:

Xem tất cả 85 trang.

Ngày đăng: 31/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí