KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH GIÁ TẠI CÔNG TY CPDL NỮ HOÀNG
Chương I: Một số khái niệm về lữ hành, kinh doanh lữ hành, marketing và marketing du lịch
1.1. Lữ hành và kinh doanh lữ hành
1.2. Khái niệm và hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành
1.2.1. Khái niệm về doanh nghiệp lữ hành
1.2.2. Hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành 1.2.2.1.Chương trình du lịch
1.2.2.2. Dịch vụ trung gian 1.2.2.3.Các sản phẩm khác
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện chính sách giá tại công ty CPDL Nữ Hoàng - 2
- Chiến Lược Định Vị Và Các Biến Số Khác Của Marketing –Mix
- Các Chính Sách Marketing Khác Hỗ Trợ Chính Sách Giá
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
1.3. Marketing và marketing du lịch
2. Nội dung chính sách giá trong kinh doanh lữ hành 2.1.Những vấn đề chung về giá
2.2. Chính sách giá
2.3. Nội dung chính sách giá trong kinh doanh lữ hành
2.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng định giá
2.3.1.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
2.3.1.1.1. Các mục tiêu định giá của công ty
2.3.1.1.2. Chiến lược định vị và các biến số khác của marketing –mix
2.3.1.1.3. Xác định chi phí
2.3.1.1.4. Các nhân tố khác
2.3.1.2. Những nhân tố bên ngoài
2.3.1.2.1. Đặc điểm của thị trường và cầu
2.3.1.2.2. Cạnh tranh
2.3.1.2.3. Các yếu tố bên ngoài khác
2.2. Xác định mục tiêu định giá 2.3.Xác định phương pháp định giá
2.3.2.1.Phương pháp định giá dựa vào chi phí
2.3.2.2. Phương pháp định giá theo lợi nhuận mục tiêu và phương pháp hòa vốn
2.3.2.3. Định giá theo giá trị cảm nhận của khách hàng
2.3.2.4. Định theo giá trị hiện hành 2.4.Xác định giá cuối cùng
2.5. Quyết định điều chỉnh giá 2.3.4.1.Định giá theo nguyên tắc địa lý 2.3.4.2.Chiết khấu giá và bớt giá 2.3.4.2.Chiết khấu giá và bớt giá
2.3.4.3. Định giá khuyến mại
2.3.4.4. Định giá phân biệt
3. Các chính sách marketing khác hỗ trợ cho việc định giá
3.1. Chính sách sản phẩm
3.2. Chính sách phân phối
3.3. Chính sách xúc tiến
3.4. Chính sách con người
Chương II: Thực trạng kinh doanh và chính sách giá tại công ty cổ phần du lịch Nữ Hoàng
1.Giới thiệu chung về công ty cổ phần du lịch Nữ Hoàng
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.2.Chức năng và nhiệm vụ
1.3. Lĩnh vực kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
1.4. Kết quả kinh doanh
2. Thực trạng chính sách giá tại công ty cổ phần du lịch Nữ Hoàng 2.1.Các nhân tố tố ảnh huởng đến việc định giá
2.1.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 2.1.1.1.Mục tiêu định giá của công ty
2.1.1.2. Chiến lược định vị 2.1.1.3.Về chi phí 2.1.1.4.Các nhân tố khác
2.1.1.5.Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
2.1.1.5.1. Đặc điểm thị trường và cầu 2.1.1.5.2.Cạnh tranh
2.1.1.5.3. Các yếu tố bên ngoài khác 2.2.Phương pháp định giá
2.3.Xác định giá bán cuối cùng 2.4.Quyết định điều chỉnh giá
2.5.Chính sách marketing hỗ trợ cho việc định giá 2.5.1.Chính sách sản phẩm
2.5.2. Chính sách phân phối 2.5.3.Chính sách xúc tiến 2.5.4.Chính sách con nguời
3. Những đánh giá về chính sách giá của công ty
3.1. Những thành công
3.2. Những hạn chế.
3.3. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
3.3.1. Nguyên nhân
3.3.2. Bài học kinh nghiệm
Chương III :Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách giá
1. Xu hướng của quan điểm đề xuất
1.1. Xu hướng của thị trường Hải Dương
1.2. Phương hướng của hoạt động kinh doanh
1.3. Những quan điểm đề xuất
2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách giá của công ty
2.1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường
2.2. Hoàn thiện mục tiêu định giá
2.3. Hoàn thiện phương pháp định giá
2.4. Hoàn thiện giá cuối cùng 2.5.Hoàn thiện việc điều chỉnh giá
2.6. Hoàn thiện chính sách Mar - mix hỗ trợ chính sách giá
3. Kiến nghị với cơ quan nhà nước và cơ quan hữu quan
1.Lý do chọn đề tài
PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay du lịch là một nghành kinh tế đóng vai trò quan trọng và ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế quốc dân. Du lịch không những là sự giao lưu giữa quốc gia này với quốc gia khác, giữa nền văn hóa này với nền văn hóa khác mà nó còn là cầu nối đi tới hòa bình. Du lịch làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn.
Khi nhắc tới du lịch ta không thể không nhắc đến kinh doanh lữ hành và kinh doanh khách sạn. Đây là loại hình kinh doanh không thể thiếu trong những yếu tố giúp nghành du lịch phát triển không ngừng. Do vậy khi du lịch phát triển thì kinh doanh lữ hành và kinh doanh khách sạn cũng phát triển, nhưng để du lịch phát triển tốt ngoại trừ có một nền kinh tế ổn định, một nền văn hoá phong phú đặc sắc ra, điều quan trọng không kém đó là các phương pháp tổ chức quản lý, các chính sách kinh doanh, trong đó có chính sách giá. Vậy chính sách giá được sử dụng như thế nào?
Trên thị trường hiện nay, giá đã dần nhường chỗ cho chất lượng song nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh. Đặc biệt trong môi trường kinh doanh hiện nay thì giá cả còn là một trong những công cụ đắc lực có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu khách hàng, do đó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Giá cả một mặt là yếu tố chiến lược chủ chốt của marketing mix. Vì nó có ảnh hưởng đến sự chấp nhận của khách hàng về chất lượng sản phẩm do đó đóng vai trò quan trọng đối với vị thế của sản phẩm. Đồng thời giá là một yếu tố chiến thuật chủ yếu, vì nó có thể thay đổi nhanh hơn bất kỳ một yếu tố nào khác của marketing-mix và đặc tính này góp phần tăng giá chiến thuật của nó.
Ở nước ta hiện nay khi mà thu nhập của người dân chưa cao thì giá và chính sách giá vẫn còn rất quan trọng đặc biệt trong nhu cầu đi du lịch. Nhu cầu và mong muốn đi du lịch của người dân có thực hiện được hay không hay nói
cách khác nó có trở thành cần hay không điều này phụ thuộc vaò khả năng thanh toán, do đó vấn đề mà người ta cần xem xét đó là giá cả.
Việc định giá sản phẩm dịch vụ là vấn đề cực kỳ quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm, ảnh hưởng đến lợi nhuận và do đó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì thế trong quá trình kinh doanh không thể định giá một cách chủ quan tuỳ tiện và càng không thể xuất phát từ lòng mong muốn được, mà vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để xây dựng và hoàn thiện chính sách giá một cách hợp lý nhằm mục tiêu thoả mãn nhu cầu khách hàng và thu được lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp.
Xuất phát từ các vấn đề trên em đã thấy rõ được vị trí vai trò và tầm quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách giá đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp du lịch. Vì vậy qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần du lịch Nữ Hoàng, với sự góp ý hướng dẫn của các thầy cô giáo, cùng với mong muốn nâng cao nhận thức của mình, vì vậy em chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện chính sách giá tại công cổ phần du lịch Nữ Hoàng ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2.Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra các giải pháp hoàn thiện chính sách giá tại công ty Du lịch Nữ Hoàng trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận chính sách giá và thực trạng áp dụng các chính sách giá tại công ty.
Từ mục tiêu trên đề tài có 3 nhiệm vụ cơ bản sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về chính sách giá trong doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
- Phân tích thực trạng chính sách giá từ đó rút ra những đánh giá từ đó rút ra những đánh giá nhận xét về chính sách giá tại công ty CPDL Nữ Hoàng.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách giá của công ty Nữ Hoàng
3.Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của em được thực hiện tại công ty cổ phần du lịch Nữ Hoàng trong năm 2008 -2009
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài khoá luận này em đã sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp thu thập tài liệu
Phương pháp phân tích, lý luận. Phương pháp xử lí số liệu Phương pháp điều tra thực địa.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu luận thì trong luận văn kết cấu còn có 3 phần đó là: Chương I:Một số lý luận cơ bản về chính sách giá trong doanh nghiệp lữ
hành.
Chương II: Thực trạng và hoạt động kinh doanh chính sách giá của công
ty CPDL Nữ Hoàng.
Chương III: Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện chính sách giá của công ty cổ phần du lịch Nữ Hoàng.
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận chung về maketing du lịch và chính sách giá trong kinh doanh lữ hành
1.Một số khái niệm cơ bản về lữ hành. kinh doanh lữ hành, maketing và, maketing du lịch
1.1. Lữ hành và kinh doanh lữ hành
Lữ hành là hoạt động có lịch sử phát triến lâu dài, có thể nói có rất nhiều quan điểm khác nhau về lữ hành và rất khó phân định được chúng. Có 2 cách tiếp cận về lữ hành và du lịch.
Cách hiểu thứ nhất: Hiểu theo nghĩa rộng thì lữ hành ( travel) bao gồm tất cả các hoạt động di chuyển của con người, cũng như hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó. Với một phạm vi đề cập rộng như vậy thì trong hoạt động du lịch bao gồm yếu tố lữ hành. Nhưng không phải tất cả các hoạt động lữ hành là hoạt động du lịch. Tại các nước phát triển, đặc biệt là tại các nước Bắc Mỹ thì thuật ngữ lữ hành và du lịch được hiểu một cách tương tự như “ du lịch”. Vì vậy, người ta có thể sử dụng thuật ngữ “lữ hành du lịch” để ám chỉ các hoạt động có liên quan tới chuyến đi với mục đích du lịch.
Tiếp cận theo nghĩa rộng : Kinh doanh lữ hành được hiểu là doanh nghiệp đầu tư để thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc trong quá trình tạo ra và chuyển giao sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch với mục đích hưởng hoa hồng hay lợi nhuận. Kinh doanh lữ hành có thể là kinh doanh một hoặc nhiều hơn hay tất cả các dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn nhu cầu thiết yếu, đặc trưng và các nhu cầu khác của khách du lịch.
Cách hiểu thứ hai: hiểu lữ hành theo nghĩa hẹp. Để phân biệt hoạt động kinh doanh lữ hành với các hoạt động khác như khách sạn, nhà hàng vui chơi giải trí, người ta giới hạn hoạt động kinh doanh lữ hành chỉ bao gồm những hoạt động tổ chức các chương trình du lịch. Điểm xuất phát của các giới hạn nói trên là các công ty lữ hành thường chú trọng tới việc kinh doanh trong chương trình du lịch. Tiêu biểu cho cách hiểu này là định nghĩa về luật du lịch Việt Nam
“ Lữ hành là việc xây dựng, bán, thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch”. “ Kinh doanh lữ hành bao gồm kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế. Kinh doanh lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách nội địa và phải có đủ ba điều kiện. Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch giành cho khách du lịch quốc tế và phải có đủ năm điều kiện”.
Như vậy kinh doanh lữ hành ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa hẹp và được xác định một cách rõ ràng sản phẩm của kinh doanh lữ hành là chương trình du lịch. Ngoài ra, trong luật du lịch còn quy định rõ về kinh doanh đại lý lữ hành: Kinh doanh đại lý lữ hành là một tổ chức, cá nhân bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng, tổ chức cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành không được tổ chức chương trình du lịch.
1.2. Khái niệm và hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành
A) Khái niệm về doanh nghiệp lữ hành
“ Doanh nghiệp lữ hành là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện chương trình cho khách du lịch”. Ngoài ra doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các cầu du lịch của khách du lịch từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.
Theo luật du lịch Việt Nam 2005 doanh nghiệp lữ hành phân chia thành 2
loại:
Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế.
1.2.1 Hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành
1.2.1.1 Chương trình du lịch