giành được hợp đồng trong đấu thầu coi như việc bán hàng được thoả thuận xong, loại trừ yếu tố về tiêu cực thì đấu thầu là hoạt động bán hàng văn minh, nó không chỉ áp dụng cho ngành xây dựng mà còn có thể áp dụng cho các ngành khác. Hiện nay, việc xây dựng hệ thống luật pháp để phục vụ cho việc đấu thầu còn đang hoàn chỉnh để tiến gần đến thể thức đấu thầu quốc tế. Tuy nhiên căn cứ theo một số cách thức thực hiện chấm thầu các cách đấu thâu quốc tế, giá thầu xây dựng được xây dựng như sau:
Hình 9. Giá thầu xây dựng
Trên đồ thị, trục tung biểu thị giá, trục hoành biểu thị kết quả thắng thầu. Theo thông lệ đấu thầu, bên giao thầu cũng có các tính toán sơ bộ giá ban đầu (gọi là giá chuẩn do chủ đầu tư được công ty tư vấn đưa ra gọi là giá P1) với các yêu cầu về chất lượng và tiến độ công trình. Giá này được giữ bí mật trong quá trình giao thầu. Muốn nhận được công trình thì Công ty phải đưa ra mức giá nhận thầu thấp nhất mà khả năng mình có thể chấp nhận được bằng cách cân đối với chất lượng sản phẩm sẽ tạo ra. Vì vậy, Công ty phải xem xét kỹ các điều kiện, yếu tố ràng buộc của hợp đồng, các định mức tiêu chuẩn và quy trình quy phạm được quy định trong “điều kiện sách”. Điều này sẽ giúp Công ty đưa ra mức giá gần với mức chuẩn mà chủ đầu tư và tư vấn đưa ra.
2.3. Hoàn thiện chính sách phân phối.
Để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, gây uy tín với khách hàng, Công ty phải không ngừng mở rộng mạng lưới
bán hàng thông qua việc đa dạng hoá kênh tiêu thụ đồng thời mở rộng hơn nữa mạng lưới kinh doanh theo chiều sâu theo từng khách hàng, từng công trình.
Công ty cung cấp hàng hoá, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị đến tận nơi công trình. Ngoài ra công ty cần loại bỏ những mầm mống của tiêu cực tham nhũng trong hệ thống phân phối. Từ đó nâng cao uy tín của Công ty đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và chất lượng sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm!
- Chính Sách Giá Trong Chiến Lược Marketing Của Công Ty Xây Dựng Công Nghiệp Hà Nội.
- Vận Dụng Phương Pháp Định Giá Theo Mức Dự Toán Mức Giá Chấp Nhận Được Của Khách Hàng.
- Hoàn thiện chiến lược Marketing của công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội giai đoạn 2007-2015 - 10
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
2.4. Tăng cường quảng cáo hợp lý trong xây dựng.
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin nhằm thuyết phục khách hàng mua và sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình. Song trong xây dựng, quảng cáo không chỉ đơn thuần là như vậy mà quảng cáo trong xây dựng ngoài một số nội dung như:
- Quảng cáo bằng các hình thức phương tiện thông tin đại chúng, đài báo ,ti vi…
- Quảng cáo bằng panô, áp phích
- Quảng cáo bằng hội chợ, trưng bày hàng
- Quảng cáo bằng catalogue, giới thiệu trong các kỳ họp hoặc các cuộc tiếp xúc…
Quảng cáo trong xây dựng còn có một số điểm cần chú ý. Những điểm này xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm xây dựng và khách hàng xây dựng. Khách hàng xây dựng có một số đặc điểm sau:
- Khách hàng của Công ty là những người chủ lớn, dù ở hình thức nào, nguồn sở hữu nào thì đó là những người phải có khối lượng tiền lớn hoặc những người chủ nhiều tiền.
- Ý định đầu tư để có một sản phẩm xây dựng không phải là nhât thời mà phải là một quá trình. Có khi ý đồ đó đã có từ lâu hoặc phải đợi thời cơ chín muồi, nó không như khi khách hàng mua một vật dụng khác có giá trị nhỏ, ít tiền mà cũng không thể là ý nghĩ bất chợt đến rồi đi nên quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng ít làm họ chú ý và không thể làm nổi bật lên hay tắt đi ý nghĩ tốt hoặc không tốt với một công ty xây dựng nào đó.
- Khách hàng mua sản phẩm xây dựng có nhiều loại người khác nhau, nhiều giới và trình độ hiểu biết khác nhau, cách trả tiền, nguồn tiền khác nhau và ý thích cũng khác nhau. Chính vì vậy muốn quảng cáo để có nhiều khách hàng thì Công ty phải đi sâu thêm một số vấn đề sau:
Thứ nhất: Chất lượng của sản phẩm xây dựng không thể thấy ngay được nên phải qua thời gian dài mới thấy bộc lộ. Chính vì vậy những sản phẩm đã làm là sự quảng cáo tốt nhất.
Thứ hai: Vì vấn đề chất lượng không thể thấy được nên quá trình sản xuất sản phẩm là vấn đề quảng cáo. Vì vậy, trong quá trình làm cần phải:
- Bố trí mặt bằng, tổ chức thi công hợp lý, sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.
- Làm việc ngăn nắp, quần áo, dày giép, mũ … gọn gàng.
- Chú ý an toàn lao động.
Thứ ba: Quảng cáo ở việc tiếp xúc với khách hàng, người làm việc phải tự tin gây yếu tố tâm lý yên tâm, vui vẻ thoải mái và tin tưởng, có trình độ am hiểu về mọi khía cạnh liên quan đến sản phẩm.
Thứ tư: Quảng cáo trong các hồ sơ dự thầu hoặc đấu thầu, hồ sơ tốt bao gồm giá cả hợp lý, các giải pháp kỹ thuật tốt, biện pháp thi công phù hợp với hoàn cảnh và bối cảnh của công trường.
Thứ năm: Văn phòng làm việc của Công ty cũng giống như văn phòng của các công ty khác, yếu tố vị trí địa lý là quan trọng. Song việc quan trọng hơn là công trình mà Công ty mở văn phòng phải là yếu tố gợi cảm, có tính đặc trưng của nghề nghiệp nếu chưa đủ điều kiện để sang trọng thì nó cũng phải có đặc trưng “rất xây dựng”.
Thứ sáu: Các máy móc thiết bị, hệ thống công cụ phục vụ sản xuất phải ngăn nắp, gọn gàng gây yếu tố tâm lý khi khách hàng đòi đi tham quan bởi lẽ đương nhiên là khách hàng của Công ty bao giờ cũng xem xét và đánh giá rất kỹ càng ở công trường.
III. Những giải pháp hỗ trợ.
1. Đối với Công ty.
1.1. Bám sát thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường và sự hội nhập kinh tế quốc tếa ngày càng sâu rộng như hiện nay, để tồn tại và phát triển thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải bám sát thị trường. Đặc biệt thị trường xây dựng của Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, vì vậy Công ty phải nắm bắt đầy đủ các thông tin về thị trường, những yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng của các công trình. Chỉ khi đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn của thị trường xây dựng thì Công ty mới đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.
1.2. Hoàn thiện công tác quản trị doanh nghiệp.
Công tác quản lý là nhân tố quyết định đến hiệu quản sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các biện pháp trên có phát huy được tác dụng hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ quản lý của ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên trong Công ty. Để các hoạt động kinh doanh được thực hiện thông suốt thì sự hợp tác giữa các thành viên các phòng ban chức năng là rất quan trọng. VÌ vậy cần phải có sự liên kết chặt chẽ để theo dõi, kiểm tra các định mức về kinh tế kỹ thuật…
Bộ máy quản lý Công ty phải phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật, quy mô kinh doanh, công tác tổ chức nhân sự.
1.3. Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực.
Chất lượng sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào công nghệ mà còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kỹ thuật và người lao động. Để sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả thì Công ty có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Hình thành cơ cấu tổ chức lao động tối ưu của các bộ phận kinh doanh, quản lý đồng thời bố trí nhân lực vào các khâu, công đoạn, bộ phận một cách hợp lý.
- Đảm bảo yếu tố vật chất cho người lao động bằng cách tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người lao động và có những biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động.
- Tăng cường khuyến khích vật chất cho người lao động.
- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo trình độ cho cán bộ công nhân viên để nâng cao tay nghề của đội ngũ lao động…
1.4. Thành lập phòng marketing chức năng.
Hiện nay mọi hoạt động marketing của Công ty hầu hết do phòng Kế hoạch tổng hợp đảm nhận nên việc hoạch định và thực hiện các chiến lược marketing chưa thực sự khoa học và có bài bản do đó không mang lại hiệu quả tối ưu. Trong tương lai, mức độ cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng gay gắt vì vậy Công ty cần phải có kế hoạch thiết lập một phòng marketing chuyên trách. Chỉ có như vậy hoạt động marketing của Công ty mới đạt hiệu quả cao nhất, phát huy được sức mạnh trong cạnh tranh.
1.5. Tạo vốn cho sản xuất và nâng cao năng lực.
Vốn là yếu tố rất quan trọng để Công ty đầu tư trang thiết bị, công nghệ tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong thời gian tới Công ty cần tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài thông qua liên doanh, liên kết thầu xây dựng. Đồng thời Công ty cũng phải tập trung thu nợ và giải quyết nợ tồn đọng. Ngoài ra Công ty còn có thể huy động vốn của chính các thành viên trong Công ty. Khi giải quyết được vấn đề vốn thì Công ty mới có điều kiện để nâng cao năng lực xây lắp.
1.6. Nghiêm chỉnh chấp hành mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước.
Công ty phải nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của Nhà Nước về hoạt động đấu thầu xây lắp, về định hướng phát triển ngành và các chính sách kinh tế vĩ mô khác của Nhà nước.
2. Đối với Nhà nước.
Trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và quá trình phát triển của doanh nghiệp nói riêng thì Nhà nươc đóng một vai trò rất quan trọng. Vì vậy Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp lý để làm sao vừa chặt chẽ nhưng vấn thông thoáng tạo điều kiện cho ngành xây dựng công nghiệp Việt Nam có thể hội nhập với ngành xây dựng của thế giới. Ngoài ra Nhà nước cũng cần có các chính sách ưu đãi vay vốn cho các doanh nghiệp xây dựng vì đây là ngành cần rất nhiều vốn để phát triển.
KẾT LUẬN
Trong tình hình vốn đầu tư xây dựng ngày càng tăng, thị trường xây dựng ngày càng cạnh tranh gay gắt, việc nghiên cứu chiến lược marketing trong xây dựng là hết sức cần thiết. Trong thực tế, marketing xây dựng còn ít được quan tâm cả về phương diện lý luận và thực hành. Marketing là một trong những công cụ cạnh tranh quan trọng và có hiệu quả nhất trong điều kiện kinh tế thị trường. Vì vậy, nghiên cứu vận dụng và phát triển marketing trong xây dựng là một đòi hỏi cấp thiết.
Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu thể hiện ở chỗ đề tài đã biết vận dụng lý thuyết chung của marketing và dựa vào các đặc điểm của thị trường xây dựng, các đặc điểm của sản xuất xây dựng để phát triển một số vấn đề về lý luận trong marketing xây dựng có cơ sở khoa học. Do đó đã góp phần làm giàu thêm cho kho tàng lý luận marketing xây dựng và làm cơ sở cho việc vận dụng marketing vào thực tiễn sản xuất kinh doanh xây dựng.
Khóa luận đã lược khảo một cách khái quát lý thuyết marketing, làm cơ sở lý luận chung cho đề tài nghiên cứu, đồng thời đã đánh giá tình hình phát triển của chiến lược marketing của Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Khóa luận cũng tổng kết những kết quả và tồn tại của việc nghiên cứu và vận dụng các chiến lược marketing trong thực tế của Công ty, từ đó rút ra những vấn đề cần hoàn thiện và phát triển. Trên cơ sở những phân tích của luận văn, em hy vọng sẽ đóng góp cho việc hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội trong giai đoạn 2007-2015.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1. Xây dựng chiến lược và xây dựng marketing 11
Hình 2. Các chiến lược phát triển của doanh nghiệp 14
Hình 3. Marketing mix trong doanh nghiệp 26
Hình 4. Sơ đồ cơ cấu Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội 34
Hình 5: Những lực lượng cơ bản của môi trường vi mô của Công ty 38
Hình 6: Cơ cấu mục tiêu chiến lược Marketing của Công ty 50
Hình 7.Quy trình hình thành giá và quyết định giá dự thầu 60
Hình 8.Bảng kế hoạch phát triển trong những năm tới 70
Hình 9. Giá thầu xây dựng 76