Điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 11


văn hóa địa phương; có quy định và chế tài xử lý vi phạm gây ảnh hưởng đến môi trường, dân cư, điểm đến du lich.

3.3.2.5. Đổi mới xúc tiến, quảng bá du lịch


Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu với tầm nhìn lâu dài có sự tham gia của các hiệp hội và doanh nghiệp du lịch. Với sự phát triển về xu hướng và yêu cầu tất yếu ứng dụng tiến bộ CNTT, sử dụng e-marketing, e-commerce trong xúc tiến quảng bá và kinh doanh sản phẩm, dịch vụ, ngành Du lịch trở nên phổ biến. Với đặc trưng của mình là đáp ứng nhu cầu về việc trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ du lịch độc đáo, đặc thù, du lịch cần tiếp cận, ứng dụng e-marketing, e-commerce trong hoạt động xúc tiến và kinh doanh du lịch hơn bất kỳ ngành nghề nào bởi những khả năng vượt trội mà ứng dụng công nghệ thông tin mang lại.

Hiện nay xu hướng du lịch là du lịch tự do, nơi mà du khách ít khi sử dụng các tour mà thay vào đó là tự thiết kế tour cho riêng mình với các sản phẩm riêng lẻ. Nắm bắt xu hướng này, các doanh nghiệp lữ hành cần nhanh chóng đưa ra các hình thức kinh doanh phù hợp để khách hàng lựa chọn [24, p.141]. Tuy nhiên, cần có một hành lang pháp lý chặt chẽ và hiệu quả trong việc đảm bảo an toàn cho các giao dịch thương mại trên nền internet.

3.3.2.6. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ


Sử dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào công tác quản lý và hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành để nâng cao hiệu quả và chất lượng ngành: nghiên cứu phương pháp thống kê du lịch, mô hình quản lý điểm đến. Áp dụng công nghệ vào các biện pháp quản lý dịch vụ lữ hành và dịch vụ liên quan, quản lý phí dịch vụ phục vụ du khách; Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động lữ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

hành. Trong bối cảnh các hoạt động lữ hành được xúc tiến phát triển trên nền tảng thương mại điện tử và hòa nhập nhanh chóng với tiến bộ khoa toàn cầu, cần tận dụng tối đa lợi thế của mạng Internet và các tiến bộ công nghệ trong việc xây dựng và triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ. Ví dụ như đăng tải thông tin về điều kiện kinh doanh, hướng dẫn, hỗ trợ làm thủ tục đăng ký kinh doanh và xin giấy phép trực tuyến hay liên kết thông tin giữa các cơ quan chức năng để tiết kiệm thời gian, chi phí và , thống kê hoạt động kinh doanh lữ hành. Thực tế, những quốc gia có thứ hạng môi trường kinh doanh dẫn đầu đều là những quốc gia có quy định pháp luật về trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh rất đơn giản với mô hình đăng ký kinh doanh hiện nay chủ yếu áp dụng qua mạng.

Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng với thực tế với số lượng doanh nghiệp lớn như hiện nay, việc chuyển sang quản lý nhà nước theo hình thức hậu kiểm không có nghĩa là phải kiểm soát hàng triệu doanh nghiệp này và cũng không thể kiểm soát hết được. Vì vậy, giải pháp đặt ra là ứng dụng CNTT để kết nối liên thông các cơ quan quản lý, các cơ quan quản lý nhà nước có thể sử dụng dữ liệu của nhau để kiểm tra mức độ tuân thủ các quy định pháp luật của doanh nghiệp [9].

Điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 11

3.3.2.7. Yêu cầu bắt buộc thực hiện công khai các thông tin doanh nghiệp.


Các thông tin của doanh nghiệp bao gồm quy định bắt buộc về cơ sở vật chất, biển tên, địa chỉ, mã số đăng ký kinh doanh, email, website… Trước tình trạng số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng và khó khăn trong việc kiểm soát, cần thắt chặt kiểm soát các điều kiện ngay từ quy định thành


lập và ưu tiên bảo vệ khách du lịch, tránh lựa chọn phải công ty lừa đảo và không có thông tin niêm yết.

3.3.3. Phát huy vai trò giám sát của các tổ chức, hiệp hội và người dân


3.3.3.1. Hoàn thiện cơ chế hoạt động, nâng cao vai trò của Hiệp hội ngành nghề.

Khi tham gia vào sân chơi chung khi gia nhập WTO, ký kết các hiệp định đa phương, song phương…Việt Nam phải đi đúng quy luật kinh tế thị trường. Trong tình hình đó nhiều cơ chế, nhiều thủ tục hành chính, nhiều nhận thức cũ chắc chắn phải thay đổi. Đặc biệt sự tác động của các cơ quan nhà nước trong hoạt động kinh tế cũng thay đổi cơ bản. Sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp sẽ tăng lên. Để có thể đứng vững trên thị trường đầy cạnh tranh, các doanh nghiệp phải có sự liên kết, hỗ trợ nhau thông qua các cơ chế hợp tác của các Hội, hiệp hội ngành nghề. Thực tế đó đòi hỏi các hiệp hội ngành nghề của Việt Nam nói chung cần hoàn thiện mô hình tổ chức Hiệp hội theo hướng gọn nhẹ, thiết thực và tránh chồng chéo trong hoạt động.

Tăng cường vai trò của các hiệp hội, câu lạc bộ doanh nghiệp trên địa bàn trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền việc thực thi pháp luật. Kiểm tra, giám sát và có cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật, không để các tổ chức, cá nhân nước ngoài lợi dụng, trục lợi bất chính.

3.3.3.2. Khuyến khích sự tham gia của người dân


Các cơ quan thông tin đại chúng cần đẩy mạnh hoạt động truyền thông, tạo đột phá trong việc nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch. Chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục, phát động sự tham gia của cộng đồng dân cư trong việc đấu tranh, phòng ngừa các hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường du lịch. Các địa phương trọng điểm du lịch tăng cường


việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, vận động nhân dân tự giác và tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, thực hiện phép ứng xử văn hóa trong mọi hoạt động du lịch.

Khuyến khích tổ chức và cá nhân phát hiện, cung cấp thông tin liên quan đến hướng dẫn viên nước ngoài hoạt động trái phép, có hành vi xuyên tạc lịch sử, văn hóa của dân tộc cho các cơ quan chức năng để kịp thời xử lý.


Kết luận Chương 3


Trong chương 3, luận văn đã phân tích thực tiễn phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và các điều kiện nổi lên những động lực mới. Có thể nói, Luật Du lịch năm 2017 đã tạo ra một luồng gió mới cho sự phát triển du lịch Việt Nam. Hành lang pháp lý do Luật Du lịch năm 2017 mở ra cho ngành Du lịch đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động công bằng và thống nhất hơn. Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội mới mở ra trong bối cảnh thế giới có sự phát triển rất mạnh về du lịch và các ngành kinh tế nói chung, ngành du lịch Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thị trường thế giới nhiều biến động trong khi năng lực cạnh tranh của ngành du lịch còn yếu; quy hoạch phát triển du lịch bị tác động mạnh bởi các quy hoạch chuyên ngành; tài nguyên và môi trường du lịch có nguy cơ bị xâm hại và suy thoái nhanh; kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ; sản phẩm, dịch vụ du lịch chưa đặc sắc, trùng lặp và thiếu quy chuẩn; thiếu nguồn nhân lực chuyên nghiệp... Việc hoàn thiện khung pháp lý về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành là vô cùng cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Cần đảm bảo phát triển du lịch nói chung và dịch vụ lữ hành nói riêng theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm; chú trọng phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả thực tế, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.


KẾT LUẬN


Qua nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành ở Việt Nam, có thể rút ra một số kết luận như sau:

1. Kinh doanh dịch vụ lữ hành là ngành nghề kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khách hàng – người đi du lịch, mà việc can thiệp của nhà nước để khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường các biện pháp cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro cho khách hàng là cần thiêt. Việc xếp ngành nghề này vào loại ngành nghề kinh doanh có điều kiện là hợp lý. Đây là cách tiếp cận nhất quán kể từ khi Việt Nam chính thức ban hành khung pháp luật về lĩnh vực này, bao gồm cả Pháp lệnh du lịch năm 1999, Luật Du lịch năm 2005 và Luật Du lịch năm 2017.

2. Tuy nhiên, qua thời gian, quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành có những thay đổi nhất định cho phù hợp với yêu cầu và điều kiện phát triển kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ, bảo đảm tốt hơn sự cân bằng giữa quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và yêu cầu bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của du khách và trật tự xã hội. Điều đó thể hiện rõ nét trong các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành trong Luật Du lịch năm 2017.

3. Việc thực hiện các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành và các quy định có liên quan đã góp phần định hình nên một ngành du lịch nhiều sức sống như hiện nay.

4. Tuy nhiên, thực tiễn thực thi các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành vẫn cho thấy còn những điểm chưa hoàn thiện cả trong quy định của pháp luật và khâu tổ chức thực thi.


5. Trong thời gian tới, để bảo đảm cho lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lữ hành phát triển bền vững hơn nữa, các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành cần tiếp tục được quan tâm hoàn thiện. Thêm vào đó, việc tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực thi các quy định này, bảo đảm sự chấp hành nghiêm các điều kiện kinh doanh luật định là rất cần thiết.


TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT


1. Nguyễn Việt Anh (2014), Kinh nghiệm quốc tế trong việc quy định ghi ngành, nghề kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, được truy lục từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/NewsandUpdates; cập nhật ngày 15/07/2014.

2. Lê Công Bằng (2014), Pháp luật về kinh doanh lữ hành, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.

3. GS.TS Nguyễn Văn Đính; TS. Trần Thị Minh Hòa (2006), Giáo trình kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

4. H.Hải, Doanh thu từ dịch vụ du lịch năm 2016 đạt 400.700 tỷ đồng, được truy lục từ Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội: http://hanoi.gov.vn/huong_toi_dai_hoi_dang/-

/hn/FJNMlsYREDd4/3/2783736/3/doanh-thu-tu-dich-vu-du-lich-nam- 2016-at-400700-ty-

ong.html;jsessionid=n3M6oMhm+f3I6U2+mVqvLbyX.app2; cập nhật ngày 01/01/2017.

5. Phan Đức Hiếu (2017), Xóa bỏ rào cản pháp lý của quy định về kinh doanh có điều kiện đối với sự phát triển doanh nghiệp, Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, Hà Nội.

6. Trần Thị Minh Hòa (2013), Hoàn thiện mối quan hệ giữa các bên liên quan nhằm phát triển hoạt động du lịch tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, (số 3), tr.20.

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 26/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí